500 BÀi toán chọn lọc lớP 5 Bài 1 : Số có 1995 chữ số 7 khi chia cho 15 thì phần thập phân của thương là bao nhiêu?



tải về 0.5 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.5 Mb.
#21256
1   2   3   4   5   6   7

Nhận xét : Số học sinh không đổi nên số bàn và số học sinh xếp ở mỗi bàn là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Số bàn cần có để xếp 4 bạn 1 bàn nhiều hơn số bàn cần có để xếp 5 bạn 1 bàn là : 1 + 1 = 2 (bàn)

Ở đây tỉ số giữa số bạn xếp ở một bàn 4 bạn và một bàn 5 bạn là. Do đó tỉ số giữa số bàn khi xếp một bàn 4 bạn và một bàn 5 bạn là .


Vậy ta có sơ đồ :

Số bàn cần đủ để xếp 4 bạn một bàn là : 2 : (5 - 4) x 5 = 10 (bàn)


Số bàn lớp 4A là : 10 - 1 = 9 (bàn)
Số học sinh lớp 4A là : 4 x 9 + 4 = 40 (học sinh) Đáp số : 9 bàn ; 40 học sinh.

Bài 161: “Bạn Yến có một bó hoa hồng đem tặng các bạn cùng lớp. Lần đầu Yến tặng một nửa số bông hồng và thêm 1 bông. Lần thứ hai Yến tặng một nửa số bông hồng còn lại và thêm 2 bông. Lần thứ ba Yến tặng một nửa số bông hồng còn lại và thêm 3 bông. Cuối cùng Yến còn lại 1 bông hồng dành cho mình. Hỏi Yến đã tặng bao nhiêu bông hồng ?”

Bài giải


*Cách 1 : Ta có sơ đồ về số các bông hồng :

Số bông hồng còn lại sau khi Yến tặng lần thứ hai là : (1 + 3) x 2 = 8 (bông)

Số bông hồng còn lại sau khi Yến tặng lần thứ nhất là : ( 8 + 2) x 2 = 20 (bông)

Số bông hồng lúc đầu Yến có là : (20 + 1) x 2 = 42 (bông)

Số bông hồng Yến đã tặng các bạn là : 42 - 1 = 41 (bông)

Đáp số : 41 bông hồng.

*Cách 2 :

Gọi số bông hồng lúc đầu Yến có là a.

Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho bạn lần thứ nhất là : a : 2 - 1 (bông hồng)

Số bông hồng còn lại sau Yến cho bạn lần thứ hai là : (a : 2 - 1) : 2 - 2 (bông hồng)

Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho bạn lần thứ ba là : ((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 - 3 (bông hồng)

Theo đề bài ta có :

((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 - 3 = 1 (bông hồng)

((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 = 1 + 3 (bông hồng)

((a : 2 - 1) : 2 - 2) : 2 = 4 (bông hồng)

(a : 2 - 1) : 2 - 2 = 4 x 2 (bông hồng)

(a : 2 - 1) : 2 - 2 = 8 (bông hồng)

(a : 2 - 1) : 2 = 8 + 2 (bông hồng)

(a : 2 - 1) : 2 = 10 (bông hồng)

a : 2 - 1 = 10 x 2 (bông hồng)

a : 2 - 1 = 20 (bông hồng)

a : 2 = 20 + 1 (bông hồng)

a : 2 = 21 (bông hồng)

a = 21 x 2 (bông hồng)

a = 42 (bông hồng)

Số bông hồng mà Yến đã tặng các bạn là : 42 - 1 = 41 (bông hồng)

Đáp số : 41 bông hồng.

*Cách 3 :

Biểu thị : A là số bông hồng lúc đầu Yến có.

B là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ nhất.

C là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai.

Ta có lưu đồ sau :



Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho lần thứ 2 là : (1 + 3) x 2 = 8 (bông hồng)

Số bông hồng còn lại sau khi Yến cho lần thứ nhất là :

(8 + 2) x 2 = 20 (bông hồng)

Số bông hồng lúc đầu Yến có là : (20 + 1) x 2 = 42 (bông hồng)

Số bông hồng Yến tặng các bạn là : 42 - 1 = 41 (bông hồng)

Đáp số : 41 bông hồng.

Nhận xét : Cách giải 1 là cách giải thông thường mà học sinh tiểu học lựa chọn để giải. Mục đích của việc vẽ sơ đồ nhằm giúp học sinh dễ dàng nhìn thấy các mối liên hệ trong bài toán. Tuy nhiên, đối với các em học sinh khá giỏi thì việc vẽ sơ đồ là không cần thiết khi các em đã thành thạo.

Đối với cách giải 2, nhiều người cho rằng, khi giải bằng cách này là không vừa sức đối với học sinh tiểu học. Điều đó không đúng, vì thực ra học sinh chỉ cần vận dụng các kiến thức cơ bản đã học trong chương trình tiểu học là tìm thành phần chưa biết của phép tính và căn cứ vào dữ kiện đã cho để đưa ra lời giải. Ví dụ ở bước 1, học sinh thực hiện tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu, bước 2 học sinh thực hiện tìm số bị chia khi biết thương và số chia v.v...

Ở cách giải 3, chúng ta thấy khi cho đi một nửa số bông hồng Yến có thì còn lại một nửa số bông hồng. Sau đó lại cho thêm 1 bông hồng nữa, nghĩa là số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ nhất là một nửa số bông hồng lúc đầu bớt đi 1 bông. Tương tự như vậy số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai chính là một nửa số bông hồng sau khi cho lần thứ nhất rồi bớt đi 2 bông. 1 bông hồng dành cho Yến chính là 1 nửa số bông hồng còn lại sau khi cho lần thứ hai bớt đi 3 bông. Tới đây, muốn tìm C ta lấy (1 + 3) x 2. Tương tự, ta tìm được số bông hồng lúc đầu Yến có (A).

Bài 162: Hãy cho biết 2/7 của 75 là bao nhiêu?
Giải :Ta có sơ đồ:

2/5 của 75 là : 75 : 5 x 2 = 30 hay 75 x 2/5 = 30.



Bài 163 : Tìm 3/4 của 5/6
Giải : Ta có sơ đồ :

3/4 của 5/6 là : 5/6 : 4 x 3 = 5/8 hay 5/6 x 3/4 = 5/8.



Bài 164 : Biết 2/3 của một số là 20. Hãy tìm số đó.
Giải : Ta có sơ đồ :

Số cần tìm là : 20 : 2 x 3 = 30 hay 20 : 2/3 = 30.


Bài 165: Biết 8/9 của một số là 2/3. Tìm số đó.
Giải : Ta có sơ đồ :

Số cần tìm là : 2/3 : 8 x 9 = 3/4 hay 2/3 : 8/9 = 3/4.


Bài 166 : Có tất cả 720 kg gạo gồm 3 loại : 1/6 số gạo là gạo thơm, 3/8 số gạo là gạo nếp, còn lại là gạo tẻ. Tính số kg gạo mỗi loại.
Giải :

1/6 số gạo là gạo thơm, nên khối lượng gạo thơm là :720 x 1/6 = 120 (kg)


3/8 số gạo là gạo nếp, nên khối lượng gạo nếp là : 720 x 3/8 = 270 (kg)

Khối lượng gạo tẻ là : 720 - (120 + 270) = 330 (kg).

Đáp số : 120 kg, 270 kg, 330 kg

Bài 167 : Một người bán cam,buổi sáng bán được 3/5 số cam mang đi, buổi chiều bán thêm được 52 quả và số cam còn lại đúng bằng 1/8 số cam đã bán. Tính số quả cam mà người đó đã mang đi bán.

Giải :

Số cam còn lại bằng 1/8 số cam đã bán, hay đúng bằng 1/9 số cam mà người đó mang đi bán. Số cam buổi chiều người đó bán chính là 1 - (3/5 + 1/9) = 13/45 số cam mang đi.

Số cam buổi chiều người đó bán là 52 quả nên số cam người đó mang đi chợ là :

52 : 13/45 = 180 (quả).



Bài 168 : Ba người chia nhau một số tiền. Người thứ nhất (NT1) lấy 1/4 số tiền rồi bớt lại 50000 đồng, người thứ hai (NT2) lấy 3/5 số tiền còn lại rồi bớt lại 40000 đồng. Người thứ ba lấy 240000 đồng thì vừa hết. Số tiền được đem chia là bao nhiêu ?

Giải : Ta có sơ đồ sau :

2/5 số tiền còn lại sau khi người thứ nhất lấy là :


240000 - 40000 = 200000 (đồng)
Số tiền còn lại sau khi người thứ nhất lấy là : 200000 : 2/5 = 500000 (đồng).
3/4 tổng số tiền là : 500000 - 50000 = 450000 (đồng)
Tổng số tiền là :
450000 : 3/4 = 600000(đồng)
Đáp số : 600000 đồng

(Còn nữa)




THƯ VIỆN SEN VÀNG

Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương