365 LỜi khuyên sức khoẻ


Những loại thuốc cần mang theo



tải về 1.79 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.79 Mb.
#1496
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

286. Những loại thuốc cần mang theo

Bảng các loại thuốc dưới đây sẽ giúp các bạn khỏi suy nghĩ nhiều để xem nên mang theo những thứ thuốc gì. Nên mang theo:

- Rượu xoa bóp.

- Hydrogen peroxyt (nước sát trùng oxy già).

- Kem hoặc ống phun thuốc diệt vi khuẩn.

- Băng keo

- Bông gạc và băng

- Thuốc cảm hoặc chống đau nhức như: aspirin, acetaminnophen hoặc ibuprofen.

- Thuốc chống axít chua

- Thuốc ho

- Thuốc đau bụng, ỉa chảy

- Nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Nếu bạn đi máy bay, nên tránh mang theo các thuốc có chứa khí ép để phun thuốc vì trên máy bay, ống thuốc có thể bị nổ do sự khác nhau giữa áp suất ống thuốc và áp suất trong máy bay.

Bạn cũng nên nhớ mang theo mình tấm thẻ bảo hiểm, với tên, địa chỉ và số điện thoại của người bác sĩ vẫn thường săn sóc sức khỏe CỦA BẠN Ở NHÀ.



287. Vấn dề bảo hiểm

Khi bạn đi du lịch ra ngoài nước, không chắc hãng bảo hiểm của bạn có chi phí cho bạn về các khoản tiền y tế, thuốc thang hay không. Bởi vậy, nên:

- Hỏi công ty bảo hiểm xem bạn có được hưởng chi phí bảo HIỂM TRONG THỜI GIAN DU LỊCH Ở nơi bạn tới hay không.

- Nếu không, bạn phải mua một thẻ bảo hiểm cho thời gian bạn đi du lịch tới nơi đó.

- Nếu thấy cần thiết, bạn có thể mua cả loại thẻ đảm bảo cho bạn có phương tiện về nhà - trường hợp bạn gặp khó khăn, bất trắc dọc đường.

- Nên hỏi kỹ thề lệ hưởng tiền bảo hiểm vì có một số công ty không chịu chi trong trường hợp bạn có bệnh kinh niên, gặp tai nạn vì chơi thể thao, hoặc bạn có bầu từ tháng thứ 3 trở lại.



288. Tránh stress khi du lịch

Mặc dù bạn vẫn mơ tưởng chuyến du lịch có nhiều ánh nắng mặt trời và những điều thú vị khác, bạn vẫn có thể gặp nhiều vấn đề làm mình bị căng thẳng thần kinh, nếu bạn không biết chuẩn bị trước cho mình về tư tưởng và vật chất. Thí dụ, đi du lịch có nghĩa là bạn sẽ bước vào những ngày phải thay đổi những thói quen về nếp sống, cách ăn uống, ngủ và cả thời tiết nữa. Bởi vậy, bạn nên:

- Trước khi đi, nên dự kiến chương trình hoạt động hàng NGÀY CỦA MÌNH Ở NƠI DU lịch.

- Xếp quần áo, đồ mang theo xong trước lúc đi 1 ngày. Chuẩn bị xong, nên để thời gian còn lại để thư giãn tinh thần bằng cách đọc sách, tắm hoặc nghe nhạc.

- Dành thời gian rộng rãi cho việc đi ra bến xe hoặc tới sân bay.

- Khi tới nơi du lịch rồi, đừng bỏ nhiều thời gian quá cho việc mua sắm, ngắm cảnh, thể thao hoặc tham dự các cuộc vui. Nên giữ mình thật điều độ.

- Không ăn no quá, nhất là về buổi tối.

- Nên ngủ nhiều. Nếu không thế ngày về bạn khó có thể khỏe và sung sức hơn ngày đi.

- Nên tập luyện đều hàng ngày.

- Nên về nhà một ngày trước khi phải đi làm để có thời gian hoà nhập với cuộc sống cũ.



289. Sự mệt mỏi đặc biệt khi đi xa bằng máy bay

Máy bay có thể đưa bạn tới mọi phương trời trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy mà cơ thể của bạn dễ bị mệt mỏi vì sự thay đổi về khoảng cách thời gian trong việc ăn và ngủ. Do đó bạn có thể cảm thấy mình bị mệt, mất nề nếp sinh hoạt, đầy bụng, nhức đầu, mất ngủ. Người ta gọi chung những triệu chứng đó là "chứng rối loạn vì đi máy bay". Ði du lịch từ Ðông sang Tây mệt hơn là từ Tây sang Ðông. Còn du lịch từ Bắc tới Nam thường không có điều gì lạ vì cùng trong một múi giờ.

Ðể đỡ bị "rối loạn vì đi máy bay", bạn nên:

- Ðổi giờ đi ngủ trước khi đi. Nếu bạn đi về phía Ðông, nên đi ngủ sớm hơn mọi khi 1 giờ. Nếu bạn đi về phía Tây, đi ngủ chậm hơn mọi khi 1 giờ.

- ĂN THEO chế độ được chỉ dẫn bởi Phòng thí nghiệm Argonne, Illinois như sau:

+ Trước khi đi 3 ngày, ăn nhiều prôtêin như thịt gà, phó-mát trong các bữa sáng; nhiều rau, bột buổi chiều. Hôm sau, ăn thức ăn nhẹ, súp, trái cây, thịt nướng. Ngày thứ ba, ăn theo chế độ ngày thứ nhất.

+ Từ 3 giờ tới 5 giờ chiều, hết sức tránh hoặc hạn chế việc uống trà và cà phê.

+ Nếu bạn đi về phía Tây, hôm đi nên nhịn tới buổi trưa. Buồi sáng sớm, có thể uống cà phê.

+ Nếu bạn đi về phía Ðông, cả ngày hôm đi không nên ăn gì cả. Nếu cần, uống cà phê trong khoảng 6-11 giờ chiều.

+ Khi tới nơi, ăn điểm tâm các món nhiều prôtêin và chất tươi như rau và trái cây.

- Trong khi bay, tránh uống thuốc ngủ, rượu, cà phê. Nên uống nhiều nước và nước trái cây, để tránh trạng thái cơ thể bị thiếu nước vì không khí trên máy bay rất khô.

- Khi tới nơi, nên ra ngoài trời một thời gian.

- Chờ tới buổi tối - giờ địa phương - hãy đi ngủ.



290. Chống mỏi mệt khi bay

Phải ngồi yên trên chiếc ghế chật hàng giờ cơ thể làm bạn bị chuột rút, đau cơ bắp ở- người và chân, cảm thấy mệt mỏi. Ðể giảm bớt những sự khó chịu đó bạn có thể làm như sau:

- Duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi lại trở lại vị trí bình thường. Làm nhiều lần, chú ý, sao cho các bắp thịt. Làm nhiều lần, chú ý sao cho các bắp thịt làm việc tại các khu vực gan bàn chân, đùi, mông, vai, cổ, cánh tay, bàn tay.

- Lắc cổ sang 2 bên rồi quay tròn từ từ. Làm 4 lần rồi đổi chiều.

- Nhún 2 vai rồi quay tròn.

- Giơ cao tay lên trần. Tay trái rồi tay phải.

ĐỂ SỰ HƯU THÔNG MÁU Ở chân tăng lên, nên:

- Cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần.

- Ðứng lên, và nếu có thể, cứ 2 giờ lại dời chỗ để đi một quãng. Tập thở chậm và sâu. Lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời. Bởi vậy, việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu. Như vậy, bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu.

291. Nhũng người có bệnh, đi máy bay nên chú ý

Có bệnh tật đặc biệt cũng vẫn có thể đi máy bay. Ðể được phục vụ đặc biệt, bạn nên:

- Nếu bạn có chân tay giả hoặc phải đeo máy trợ tim, đi xe lăn, bạn nên mang phiếu sức khỏe lại cho bác sĩ hoặc phòng y tế chứng nhận. Sau đó, đưa vào máy ghi nhận ở sân bay, trước chuyến đi.

- Nếu bạn muốn ăn chế độ đặc biệt, báo cho người bán vé hoặc người phụ trách chuyến bay, 24 giờ trước khi bay. Nhiều hãng máy bay có phục vụ các món ăn ít mặn, ít cholesterol đặc biệt cho những người có bệnh tiểu đường và các món ăn khác.

- Nếu bạn cần ngồi xe lăn, báo cho hãng máy bay 48 giờ trước trước chuyến bay.

- Nếu bạn cần mang theo chó dẫn đường và giúp đỡ, cũng báo cho hãng máy bay trước chuyến bay.



292. Chống ù tai khi bay

Khi đi máy bay, tai bạn có thể bị ù, nhất là khi máy bay bắt đầu rời sân băng, hoặc đang hạ cánh. Chứng ù tai này do phần tai giữa rất nhạy cảm với hiện tượng thay đổi khí áp khi máy bay thay đổi độ cao. Bạn có thể thấy khó chịu hoặc cảm thấy tai đau, nhất là nếu bạn đang đau đầu. Nên nhớ chứng ù tai có thể gây viêm tai.

Lẽ dĩ nhiên, không chỉ chứng ù tai mà bạn không dám đi máy bay. Nhưng nếu bạn bị đau đầu, viêm tai, viêm xoang thì cũng nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ, hoặc hoãn chuyến đi lại đợi cho bệnh mình thuyên giảm.

Nếu bạn cần phải đi ngay không trì hoãn được, thì nên theo những biện pháp sau:

- Luôn nuốt nước bọt, ngáp hoặc tự bịt 2 lỗ mũi rồi ngậm miệng thở ra. Làm như vậy, bạn sẽ làm cân bằng được phần nào áp suất bên trong tai với áp suất bên ngoài. (Nếu bạn đang bị viêm tai, thì không nên dùng biện pháp này).

- Nếu bạn đang bị ngạt mũi, nên dùng thuốc phun hoặc uống thuốc để mũi được thông.

Các cháu nhỏ, khi đi máy bay cũng có thể bị ù tai. Ðể các cháu đỡ ù tai, nên:

- Khì máy bay cất cánh hay hạ cánh nên cho các cháu mút kẹo hay núm bằng chất dẻo.

- Hỏi bác sĩ về việc cho cháu uống một viên thuốc chống dị ứng (antihistamin), trước khi máy bay cất cánh hay hạ cánh 1 giờ.

293. Chứng khó chịu khi đi tàu xe

Nhiều người khi di chuyển bằng tàu, xe thường bị mệt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn mửa, mặt tái đi, chân tay đổ mồ hôi. Các chuyên gia nghiên cứu hiện tượng này cho rằng đó là kết quả của việc mắt và tai nhận được những thông tin trái ngược nhau. Trong khi tai trong - bộ phận đảm nhiệm duy trì sự thăng bằng của cơ thể - nhận được thông tin từ não rằng cơ thể đang di chuyển về một hướng (thí dụ sang trái) thì mắt lại nhận được thông tin ngược lại (thí dụ sang phải). Bởi vậy, nếu chúng ta nhắm mắt lại cảm giác khó chịu này sẽ giảm đi.

Sau đây là một số biện pháp làm giảm sự khó chịu khi

ĐI TÀU - THUYỀN (say sóng):

- Nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng, ngoài trời

- Nếu phải di chuyển qua đêm, trong thời gian lâu, nên chọn CHỖ HOẶC CA BIN Ở GIỮA THÂN TÀU, THUYỀN, VÌ CHỖ ÐÓ ÍT BỊ CHÒNG CHÀNH NHẤT.

TR? MáY BAY:

- Nên chọn chỗ ngồi trên cánh. Tránh ngồi ở PHẦN ÐUÔI VÌ ÐÓ LÀ CHỖ HAY LÊN - xuống nhất.

- MỞ BỘ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.

TR? Bộ (ô tô, xe lửa...):

- Nhìn phong cảnh đằng trước mặt, không nên nhìn sang 2 bên.

- Ngồi cạnh cửa, mở cửa kính để có gió, trừ những nơi KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM.

- Nếu bạn đi du lịch bằng xe hơi, hãy gắng lái xe hơn là ngồi bên. Người lái xe ít khi bị "say xe".

Ngoài ra, các bạn nên:

- Trước khi đi, nên nghỉ ngơi dưỡng sức cho khỏe. Người mệt mỏi dễ bị say tàu, xe.

- Không uống rượu trước và trong khi đi. Không nên làm gì khiến mình mệt mỏi, tối hôm trước.

- Uống thuốc chống say sóng (loại Dramaminne), 30 phút trước khi đi.

- Nếu bạn thấy Dramamine không có hiệu quả đối với 'bạn, nên hỏi bác sĩ để dùng thuốc có scopolamine. Thuốc này có tác dụng gây ổn định cho phần tai trong của bạn.

Tránh đọc sánh hoặc nhìn chăm chú vào một vật gì. Nếu bạn đi tàu - thuyền, hãy tìm chỗ có thể nằm ngửa và nhắm mắt lại.

Nếu có người nào trên tàu, xe bị say, hãy tránh xa hoặc không nhìn vào người đó. Nếu không, bạn cũng bị "lây say".

CÓ NGƯỜI cho rằng nhấm gừng, hoặc bấm vào giữa cổ tay - phần nối lòng bàn tay với cổ tay - cũng tránh được chứng say tàu xe.

Trong khi đi tàu xe, nên:

- Thở chậm và sâu

- Tránh hút thuốc hoặc ngồi nơi có mùi. Nên chọn chỗ thoáng.

- Ðế làm cho thần kinh được thư giãn, cố thả lỏng tất cả các cơ bắp. Hãy tưởng tượng như mình là một cô gái mềm mại đang ngồi trước một cảnh quang thật êm đềm.

Ðể dạ dầy không dư chất lỏng, nên ăn một vài miếng bánh khô.



294. ĂN UỐNG nơi du lịch

MỘT SỐ NGƯỜI đi du lịch chỉ chú ý sao cho tinh thần được thoải mái mà không chú ý đúng mức tới cái bụng. Kết quả là một phần ba trong số họ lúc trở về mang đủ các thứ bệnh: đau đầu, ỉa chảy, chuột rút, mệt mỏi và đôi khi cả nôn ói và sốt. Nguyên nhân mang lại những bệnh tật này là thức ăn và nước uống ở NƠI DU LỊCH. VẬY, PHẢI LÀM THẾ NÀO?

- Nếu bạn đi ra nước ngoài, phải hỏi ngay cơ quan du lịch của nước bạn định tới rằng, nước uống nơi đó có thích hợp với bạn hay không? Nhiều khi, nước uống nơi đó có tác hại gì với dân ở ÐỊA PHƯƠNG, VÌ HỌ ÐÃ QUEN RỒI NHƯNG lại gây ra chứng nôn ói và ỉa chảy đối với người ngoại quốc.

- NẾU BẠN NGHI NƯỚC Ở NƠI MÌNH TỚI Ở KHÔNG thích hợp với mình, hãy uống, chải răng súc miệng bằng nước đóng chai THƯỜNG BÁN Ở CÁC CỬA HÀNG. Khi làm nước đá trong tủ lạnh, rửa trái cây, rau hoặc lấy thức ăn cũng phải dùng loại nước đóng chai.

- Nên mang theo dụng cụ đun nước sôi bằng cách nhúng trực tiếp vào nước (loại ruồi gà điện). Nước để uống phải được đun sồi 10 phút, rồi để nguội.

- Nếu không có điều kiện đun, nên dùng các viên thuốc lọc NHƯ HALAZONE HOẶC POTABLE A QUA CÓ BÁN Ở HIỆU THUỐC VÀ CÁC cửa hàng dành cho thể thao.

- KHI UỐNG Ở CỬA hàng, không nên uống với nước đá.

- Không ăn rau sống, và trái cây cả vỏ. Loại trái cây bóc vỏ nên tự bóc vỏ lấy.

- Không ăn các loại thịt chưa nấu thật chín, nhất là các loại hải sản vì dễ bị viêm gan.

- Không ăn các thức ăn sẵn, vì phần lớn đã để lâu, không được che đậy khiến các loại vi trùng dễ phát triển.

- Tránh ăn sữa và pho mát làm tại địa phương vì thường không được khử trùng tốt.

- Nếu việc lựa chọn thức ăn làm bạn phải kiêng khem nhiều quá, nếu uống thêm các loại vitamin và viên thuốc có thành phần kim loại cần thiết cho cơ thể hàng ngày, để bổ sung.

Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc ngừa bệnh loại Pepto - Bismol. Bạn nên uống liên tục thuốc này mỗi ngày 2 viên từ ngày đi tới ngày về, trừ trường hợp bạn phản ứng với aspirin và đi lâu quá 2 tuần.

295. Phương pháp trị bệnh tiêu chảy trên dùng du lịch

Nếu bạn đã bị kiêng khem đủ thứ mà vẫn bị tiêu chảy nên:

- Uống nhiều nước đóng chai, không có chất cà phê, nước ngọt hoặc nước trái cây để chống hiện tượng cơ thể thiếu nước.

- Ðể cơ thể không thiếu các nguyên tố kim loại, nên uống Gatorade hoặc Gastrolyte, Pediolyte. Nếu không có, thay mỗi ngày bằng 8 ly nước trái cây pha thêm mật ong,

đường và ít muối. Uống xen kẽ thêm 8 ly nước lọc pha 1/4 thìa cà phê thuốc tiêu (sođa).

- Tránh không ăn các thức ăn đặc cho tới khi hết tiêu chảy.

- Không ăn sữa và các sản phẩm của sữa, thức ăn nhiều chất xơ, thức ăn có mỡ cho tới khi khỏi ỉa chảy được 2 ngày.

- Cứ 30 phút lại uống 2 viên Pepto - Bismol. Nếu bạn bị sốt hoặc có chứng tắc mạch, thì không nên dùng thuốc này. Hỏi ý kiến bác sĩ.

- Không nên dùng các thuốc Enterovioform và Mesafoem là những THUỐC CƠ QUAN THỰC PHẨM VÀ Ma tuý Mỹ đã có kết luận là không nên dùng, nhưng nhiều nước khác vẫn

dùng.


- Nếu bạn thấy có máu trong phân, đã bị ỉa chảy liền 3 ngày, ỉa chảy kèm với sốt, nên đi khám bác sĩ để uống thuốc kháng sinh.

296. Chứng đau nhức chân

Ði mua sắm, ngắm cảnh cả ngày có thể làm cho chân bạn nhức, mỏi. Sau đâu là cách chữa:

- Tháo giầy và tất ra. Lấy một vật cứng (đầu bút có gắn miếng tầy), ấn vào dưới các ngón chân.

- Quay bàn chân vòng tròn theo hai phía.

- Hướng ngón chân lên trần nhà rồi xuống đất.

- Ðứng kiễng người trên ngón chân, mỗi lần đếm tới 25.

- Nếu bạn bị chứng chai chân và lại dự đính đi bộ nhiều, nên tới bác sĩ để làm mỏng hoặc cắt lớp chai đi.

- Hãy mang theo nhũng đôi giầy mà ban đã đi quen chân.

- Tránh dùng giầy mới, giầy cao gót khi phải đi bộ xa. Giầy nhẹ và gót bẹt là thích hợp.

- Nên mang 2 đôi giầy để thay đổi.

- Nên đi tất (vớ) bằng sợi bông. Tránh dùng tất nilông hoặc đi giầy không tất.

- Nếu bạn thấy đau khớp chân và bàn chân, nên thay giầy bằng dép. Trên đường xa, nam hay nữ đi dép nhẹ đều tốt

Nếu những biện pháp trên chưa đủ, nên:

- Ngâm chân vào nước lạnh pha muối.

- Rửa chân và lau khô hàng ngày. Sau đó, rắc phấn rôm.

- Xoa bóp nhẹ bàn chân băng cồn xoa bóp. Nắn các ngón chân và xoa các chỗ khớp và cơ bắp. Làm như vậy cũng khỏi chứng chuột rút.

- Không nên chích các chỗ bị phổng rộp. Dùng bông - gạc độn giữa chúng với lớp da giầy, dép.

297. Người cao tuổi đi du lịch cần chú ý

NHIỀU NGƯỜI ÐI DU LỊCH Ở tuổi 50, 60, 70. Lẽ dĩ nhiên, ở độ tuổi này, có nhiều vấn đề về sức khoẻ cần phải chú ý tới. Ðể giảm bớt những điều bất thường có thể xảy ra, nên:

- Trước khi mua vé xe hoặc máy bay, nên hỏi kỹ về cuộc hành trình để xem có thích hợp với tuổi của mình hoặc tuổi người bạn đồng hành với mình hay không.

- Nên khám sức khoẻ và răng. Nếu có vấn đề gì về sức khoẻ cần phải thuốc thang, điều trị cho khỏi, trước ngày lên đường.

- Nếu bạn có bệnh cần phải tiếp tục điều trị, nên mang giấy khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh đi theo, để bác sĩ nơi bạn đến mau chóng nắm được tình trạng bệnh của bạn, khi bạn cần được chăm sóc.

- Cố dành thời gian để ngủ đẫy giấc trước khi đi du lịch và trong khi du lịch. Mệt mỏi vì thiếu ngủ dề dẫn tới đau ốm.

- Phải tự theo dõi sức khoẻ của mình và dành thời gian để nghỉ 1-2 lần trong ngày.

298. Các bà có thai (bầu), đi du lịch

Nhiều bà mang thai cũng đi du lịch. Các bà nên:

- Hỏi qua ý kiến của bác sĩ để biết có đi được hay không. Có thai từ tháng 4 tới tháng 6 là tương đối an toàn nhất, so với các tháng khác.

- Nếu bạn đi máy bay hay xe lửa, hãy yêu cầu nhân viên cung cấp cho bạn loại ghế tựa đặc biệt trong phòng ngồi và cả trong phòng vệ sinh.

- Trong khi du lịch, không nên làm gì tới mức mệt mỏi.

- Nếu bạn bị say tàu-xe, nên ngồi chỗ thoáng và ăn bánh có thuốc tiêu (sô đa). Không nên uống các loại thuốc chống say.

- Nếu bạn đi xe hơi, nên đeo đai an toàn. Chú ý thắt đai SAO CHO CHẶT Ở NGỰC VÀ HÔNG, nhưng không được bó vào bụng.



299. Du lịch mang theo trẻ

ÐI du lịch mang theo trẻ nhỏ có nhiều điều vất vả, vì bạn phải luôn luôn cho chúng khỏi mệt, khỏi quấy, khỏi đói khỏi bệnh và khỏi lạc. Sau đây là một số ý kiến để giúp bạn trong trường hợp này:

- Phải chắc chắn các cháu nhỏ đi theo có sức chịu đựng, thích hợp với các cuộc hành trình.

- Nếu cuộc du lịch chia làm nhiều chặng đường, phải thu xếp thời gian để trước mỗi lần lên đường, trẻ được ngủ một giấc đẫy giấc.

- Nên đeo cho mỗi cháu một biển nhỏ ghi tên của cháu, tên VÀ ÐỊA CHỈ CỦA BỐ MẸ, ÐỊA CHỈ Ở nhà và địa chỉ nơi sắp tới. Trước khi ra sân ga máy bay, nên cài vào túi các cháu tên hãng máy bay, số giờ và chuyến bay cháu sẽ đi cùng người lớn, để đề phòng cháu bị lạc.

- Nên mang theo các thuốc cho trẻ em như thuốc đau đầu say tàu-xe, cảm lạnh, giải độc (đề phòng ăn phải của độc) và thuốc có kim loại như Pedalyte để thay thế lượng kim loại bị mất khi nôn ói hoặc đi tiêu chảy.

- Mặc cho các cháu đủ quần, áo và giầy.

- Nếu đi xe hơi, cứ 2 giờ lại ngưng xe một lần. Dẫn các cháu xuống đi bộ một lát. Trên máy bay hay xe lứa, cũng cho các cháu đi lại loanh quanh chỗ ngồi ít nhất 2 giờ 1 lần.

- Nếu các cháu cũng bị say tàu xe, săn sóc cho các cháu như bài 293 đã chỉ dẫn. Các cháu từ 2-12 tuổi hay bị say hơn các cháu ở LỨA TUỔI KHÁC.

- Nếu cháu phải đi một mình, hãy gửi cháu cho một nhân viên trên xe lửa hay của hãng máy bay. Nhờ họ trông nom cháu kỹ càng lúc lên, xuống tàu xe.

- Không nên cho các cháu ăn quà dọc đường. Bộ MÁY TIÊU HOÁ CỦA CÁC CHÁU DỄ NHIỄM bệnh hơn người lớn.

- Luôn nhắc nhở các cháu phải tự giữ gìn trong việc ăn và UỐNG.



300. Tìm bác sĩ và nơi cấp cứu ở đâu?

DÙ BẠN ÐÃ chuẩn bị kỹ cho đến đâu, cũng không tránh hết được những tai nạn nhỏ hoặc ốm đau. Nếu biết sớm được nơi chữa trị, sẽ giảm được hậu quả rất nhiều.

Có những bác sĩ hoặc tổ chức riêng của Công ty du lịch đặt Ở MỘT SỐ NƯỚC, MÀ BẠN NÊN biết như:

- Hiệp hội y tế quốc tế ngành du lịch (IAMAT), trụ sở liên LẠC 417 CENTER STREET, LEWISTON NY 14092 (716) 753.4883.

- Y TẾ LIÊN quốc gia Intermedic: 777 Third Avene New York, 10017 (212) 486.8974

- Trung tâm cấp cứu hải ngoại 1425 K. Street NW, Washington D.C 20005 (202) 647.5225.

- Ðại sứ quán các nước Mỹ, Anh, Canada tại các nước bạn tới.

- Hội chữ thập đỏ quốc tế nơi bạn tới.

Ngoài ra, bạn nên tìm trong cuốn danh bạ điện thoại nơi bạn tới, địa chỉ của các bác sĩ chuyên khoa thận, tiểu đường, tim mạch v.v... HOẶC CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ Ở các nơi này chuyên về các bệnh đặc biệt trên. Dù ở ÐÂU, NẾU BẠN PHẢI GẶP NHỮNG TRƯỜNG hợp như sau, phải nhờ người đưa ngay tới bác si:

- Sốt quá 2 ngày trên nhiệt độ 38,8oC.

- Nôn ói nhiều và đi tiêu chảy.

- Ðau ngực và vùng bụng.

- Khó thở, ngất, kiệt sức.

- Nói líu lưỡi, không ra hơi.

- Chóng mặt, mất phương hướng.

CHƯƠNG 14: BIẾT CÁCH ÐỀ PHÒNG SẼ GIỮ ÐƯỢC AN TOÀN

Mỗi năm có 50.000 người Mỹ chết vì tai nạn xe cộ. Ngay dưới mái ấm gia đình, cứ tưởng là nơi tuyệt đối an toàn mà cũng có 3 triệu trường hợp bị thương và 20.000 chết vì tai nạn. Ðấy là chưa nói tới những vụ cháy nhà máy, cướp đường, mất trộm, nếu kể ra hết thì bức tranh của xã hội Mỹ quả là xám xịt!

SỐ TAI NẠN v?kh?g may ? hơn do những vụ cẩu thả, thiếu sự t?h to?, đề ph?g.

Nhà văn Mark Twain nói: "Phải mất thời giờ để đề phòng 100 lần, còn hơn chết một lần!"

Chương này nói với các bạn về vấn đề "Cẩn tắc vô ưu". Việc gì cũng vậy, có đề phòng vẫn hơn. Nhiều khi chỉ mất thời gian chừng một phút nhưng lại tránh được những rủi ro làm chúng ta phải gánh hậu quả cả tháng, cả năm hoặc có khi, cả một cuộc đời!

301. 20 vật dụng dễ gây tai nạn

BẠN ÐỪNG TƯỞNG Ở trong nhà, chỉ có con dao sắc là vật nguy hiểm nhất, dễ gây tai nạn nhất. Hàng năm, có từ 20.000 tới 30.000 các cháu nhỏ phải đưa vào bệnh viện vì ngã từ trên... giường xuống đất!

THEO ÐỐNG HỒ SƠ Ở các bệnh viện, thì những vật dụng, hoạt động, trò chơi... sau đây, đều có thể là những nguyên nhân của các vụ tai nạn:

- Giầy trượt

- Xe đạp

- Bóng chày

- Bóng đá

- Bóng rổ

- Cầu thang

- Ghế


- Bàn

- Cửa sổ


- Giường

- Ðu


- Xà nhà

- Dao


- Chai lọ

- Ly, cốc

- Bục gỗ

- Bơi lội

- Kiếng (kính)

- Thang


- Hàng rào.

302. Ðừng tưởng ở nhà là an toàn

Nhiều tai nạn xảy ra ngay trong gia đình. Bởi vậy, các bạn ÐỪNG NÊN CHỦ QUAN, NGHĨ RẰNG Ở nhà là chắc rồi. Nhìn qua, tưởng như mọi nơi chốn trong nhà đều đâu vào đấy, nhưng nhìn lại một lần nữa đã thấy nhiều chỗ có thể làm người ta vướng, bước hụt ngã, gây đổ vỡ v.v... Bản kê dưới đây sẽ để các bạn thấy những điều gì không may có thể xảy ra:

ở PhòNG BếP

- Những đồ tẩy rửa và những hóa chất nguy hiểm đối với trẻ con.

- Dao, kéo, đồ đập đá và những vật dụng sắc bén cần để RIÊNG BIỆT VỚI CÁC VẬN DỤNG KHÁC, Ở nơi mà trẻ con không với tới được.

- Khăn lau, màn cửa và những đồ dễ cháy phải để xa nguồn lửa.

- Quạt máy, quạt thông gió cần giữ sạch và đảm bảo chạy tốt.

- Những dây điện phải xa cống, nơi có nước và ngoài tầm tay, không được vướng vào người khi di chuyển.

- Dây điện phải thích hợp với vật dụng, không được dùng quá tải.

- Chỗ thềm cao phải đặt thêm bậc lên.

- Sàn bằng chất dẻo (nhựa) phải lau rửa bằng chất không gây trơn.

- Trên những lô thoát nước phải đậy bằng vật cứng, không trơn.

- ĐÈN BẾP PHẢI SÁNG RÕ.

TRONG PHONG NGỦ

- Các đường dây điện phải mắc gọn gàng, cao, không vướng trên đường đi.

- Ðường dây điện phải đảm bảo không bị quá tải.

- Những loạt chăn màn điện, chỉ cắm điện khi sử dụng, không cắm thường xuyên.

- Thảm trải phải sát với sàn, không có chỗ mấp mô.

- Ðèn đêm nên để giữa giường ngủ và buồng tắm hoặc hành lang.

- ĐIỆN THOẠI ÐỂ Ở chỗ tiện với tay tới.

- Gạt tàn thuốc lá, đồ dùng bằng kim loại, máy sấy tóc, phải để xa giường, màn cửa và những vận dụng dễ cháy khác.

- Máy phát hiện khói nên mắc gần cửa phòng.

TRONG PHòNG TắM

- Không được để sàn trơn.

- Khăn bông hoặc vận dụng cọ lưng phải để gần chậu tắm hay vòi hoa sen.

- Trên thùng tắm hoặc chỗ vòi hoa sen nên có chỗ nắm tay.

- Máy sấy tóc, máy cạo râu và các đồ dùng bằng điện phải ÐỂ Ở NƠI KHÔ VÀ KHÔNG được nhúng vào nước, khi dùng.

- CÔNG TẮC ÐÈN NÊN ÐẶT Ở CỬA VÀO.

HàNH LANG Và CầU THANG

- Hành lang và cầu thang phải có đèn sáng ở MỖI ÐẦU.

- NẾU ÐẶT ÐÈN MỜ Ở cầu thang, thì đoạn giữa phải dùng vật liệu phát quang.

- Cầu thang phái có tay vịn chắc chắc.

- Thảm lót cầu thang phải thẳng, không có chỗ nhăn hoặc nếp.

- Ðường đi lên xuống cầu thang không được để có vật gì vướng những đồ chơi trẻ con, sách, giầy dép v.v...

- KHI CÓ TRẺ Ở nhà, lối đi lên cầu thang phải đóng lại.

HầM NHà Và GA - RA

- Những dụng cụ lau dọn, tẩy rửa, làm vệ sinh của mỗi nơi phải để riêng, tránh lẫn lộn.

- Nhũng đồ hoá chất tẩy rửa phải cất kín vào thùng có khoá kỹ để trẻ nhỏ không tiếp xúc được. Hầm nhà kín đáo là nơi trẻ nhỏ thích chơi và tò mò.

- Xăng dầu và chất dễ cháy phải để vào thùng kín, xa ổ ÐIỆN VÀ NHỮNG NƠI DỄ BẮT LỬA (NẾU CÓ ÐIỀU KIỆN, NÊN ÐỂ Ở NGOÀI sân).

- Mua một bộ thử nghiệm khí Radon. Radon là một chất khí không màu, mùi, có hại cho sức khoẻ. Nếu nhà bạn có chất khí này và không có chỗ thoát cho khí, thì cần phải có người chuyên môn tới để làm thông KHÍ.

CHUNG QUANH NHà

- Cổng và các lối đi phải giữ sạch và không để tuyết bám trong mùa đông.

- Các tấm bình phong đặt trước của số phải cài chặt, nhất là khi có trẻ con ở nhà.

Nên dự kiến việc cứu chữa ứng phó cho mỗi trường hợp rủi ro có thể xảy ra, càng nhanh càng tốt.




tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương