22  leâ LÖÏu tieåu thuyeát  23



tải về 2.23 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích2.23 Mb.
#32030
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22


22  LEÂ LÖÏU Tieåu thuyeát 23










MỞ RỪNG(*)
Ch­¬ng I
1

Tháng Tám. Đang mưa rừng, mưa li bì như một người lên cơn sốt, mưa dai dẳng tràn ngập một cảm giác đất rừng này toàn nước. Trông những cây lim uy nghi, cây bông tàu rắn trắng những tưởng vục cái mũ sắt vào đấy là đầy mũ nước. Tiếng bom, tiếng máy bay bị dìm dưới nước, còn tiếng hai con chim "anh em" tan loãng mà suốt đêm gọi nhau vẫn tha thiết: "Đắp tát!" - “Ta đi” - “Ta đi”… Nhưng vẫn một trời nước mung lung và hàng trăm đêm đôi chim nọ còn kiên nhẫn tìm nhau đi “Đắp tát”.

Năm ngoái thượng tá Nguyễn Quang Văn thức trọn một đêm mưa, sáng ra ông bảo: "Mùa này, cái bào thai sẽ đẻ ra các dũng sĩ mùa khô đấy các cậu ạ".

Mùa mưa năm nay ông rời Bộ Tư lệnh mặt trận xuống binh trạm 120 trực tiếp làm chính uỷ. Ông ra đi từ rừng, vòng xuống đồng bằng để lại vào rừng. Đứng ở đồng bằng nhìn về rừng, nơi sẽ đến, mãi xa trong mây mù phía bên kia biên giới. Hai chiến sĩ cùng đi với ông: cậu Vũ lái xe, còn cần vụ tên là Chí Thú. Đã ba đêm rồi chiếc xe con mở cửa ở phía sau vẫn chưa qua được phà Rồng. Cũng như mọi chiều, hôm nay ba "cha con" ba khuôn mặt cùng ngóng đợi những nỗi phỏng đoán vu vơ như một ý nghĩ hình như khác nhau nên cả ba đều lặng lẽ từ nơi giấu xe ra bến. Hết đoạn đường nhựa, ba người toẽ ra như kiểu dàn đội hình, mặt quay về núi, cả ba đều lầm lẫm đi xuống lợi nước.

Vòm trời nung sủi ùng ục những thỏi kim loại trắng loa loá, nhọn hoắt chao lạng. Tiếng nổ của bom, tiếng đất vỡ ra, tiếng những cột nước đổ, rất ít phút mảng trời xanh và nước cũng xanh được liền lại mà chỗ ba người đứng lặng quá, lặng lẽ khiến tiếng thở dài của Thú "con người nhiều lo toan" đứng cách hai, ba mét chính uỷ cũng nghe thấy. Ông ngẩng mặt, tránh cái nhìn làm cậu ta lúng túng, khuôn mặt đăm đăm của ông như áp lại với núi. Ở mãi xa kia chỉ thấy trắng mù. Đỉnh Phù Lã, đỉnh Cô Hà cao vọt đến tận trời đều bị nước ngầm Ông Thao dâng lên làm ngập hay sao mà chỉ toàn thấy nước. Cả khối nước mòng mọng phía ấy như đã đổ ra quanh người khiến khuôn mặt tròn của ông se lại và đôi mắt hơi khép mờ mờ. Khuất sau những đỉnh núi kia, cách Trường Sơn Tây hơn một trăm cây số là nơi trung đoàn 60 công binh đang bắt đầu chiến dịch mở đường. Đảng uỷ trung đoàn thấp thỏm liệu mỗi chiến sĩ của họ có được ăn hai lạng gạo một ngày hay không? Điện khẩn cấp của các chiến sĩ trường B2, B5, chiến trường Y, chiến trường H cần gạo, đạn và hàng trăm thứ khác. Hầu hết các bức điện đều yêu cầu cho biết ngay thời gian và kết quả. Tiễn ông xuống bờ suối, cả chính uỷ và tư lệnh trưởng đều hỏi: "Liệu có quá sức nó không anh?" Lúc ấy ông chưa dám trả lời, giữa mùa mưa trầy trụt này binh trạm 120 lại phải vận chuyển lượng hàng bằng hai mùa khô vừa qua là quá sức lắm lắm. Nhưng cũng không thể nói là không làm được khi đã biết hàng vạn chiến sĩ đang ngóng chờ ở Bộ Tư lệnh và Bộ Tư lệnh chờ sự cố gắng đột xuất của binh trạm "thép", cái mắt xích của tuyến đường này. Bao nhiêu lo toan, bao nhiêu dự định xiết chặt vào ý nghĩ của ông. Ông vẫn đi hơi cúi và chậm trên các mỏm đá lô xô ở lợi nước.

Cách ông vài chục mét anh lái xe sẵn tính hài hước và lanh lợi đang mỉm cười thú vị. Anh ta bằng lòng với mình rằng đã nhận ra toàn bộ những dáng dấp và tính nết của người chính uỷ mới quen. Đó là một người "đẹp lão" hơi lùn, hai nhánh lông mày to chườm cả xuống mi mắt. Tóc ông còn xanh nhưng chòm râu lúc chưa cạo lại thấy lốm đốm những sợi úa nỏ. Lớp da mặt xám phệu xuống và vành môi hằn thâm một vệt như sơn mà phía trong đó lại đỏ hồng, chứng tỏ đã nhiều năm ở với rừng. Rõ ràng là một người nhân hậu mà chắc. Nhưng, như thế có phải đơn điệu về cá tính không nhỉ? Anh vội vàng ngoảnh đi khi bắt gặp cái nhìn âu yếm của chính uỷ. Dù đã từng mang tiếng ngang bướng không thèm nghe ai khen, chê một người thứ ba khi mình chưa được chứng kiến, đến lúc này anh lại chấp nhận những điều Chí Thú "thuyết trình" trong hai buổi tối về những đức độ của chính uỷ một cách dễ dãi.

Ba người vẫn lặng lẽ đi toẽ ra và ba ý nghĩ không hề ăn nhập với nhau.

Lúc chính uỷ lo lắng về cái binh trạm 120, về những đòi hỏi nặng nề trong mùa mưa thì cần vụ của ông cũng đôi mắt mơ màng, cũng khuôn mặt đăm đăm đau khổ nhìn vào dãy núi ngập nước và nghĩ rằng: "Đã ba ngày nay chính uỷ chỉ ăn mỗi bữa một bát cơm vì thiếu rau, mà ông lại không ăn được cá hộp. Đêm nay chưa được qua phà, ngày mai phải nhờ ông Vũ "tán" cô cửa hàng đổi hai hộp cá lấy rau muống hoặc rau lang vậy. Rau hiếm lắm, nhưng mồm mép ông ấy chắc là tán được. Chỉ trông thấy lính Trường Sơn vẫn đẹp trai thế, các cô đã tít mắt rồi làm gì chả đổi được vài nắm rau. Nhưng cái tính của ông Vũ chán bỏ mẹ. Ăn uống thì "xung phong" mạnh mẽ mà ngại "vật chất tầm thường". Xấu hổ quái gì chuyện đó kia chứ. Thôi được, ông chỉ cần đi với tôi cười nói lúng liếng hộ tôi còn tôi sẽ mang hộp cá đi, đem rau về, ông không phải đụng đậy gì vào nó cả. Chỉ ở đây tôi mới phải nhờ ông, còn vào rừng a, dứt khoát tôi có măng, măng ninh, măng gói giò với thịt hộp, tôi có vô số rau, thả cửa mà hái rau. Bỗng khuôn mặt non nớt của cậu động đậy, hai khoé môi nhọn ra và đôi mắt lim dim, cậu ta cười, cười trong bụng và khắp người rộn rực. Cậu vẫn nhìn, cái nhìn như sắp sửa bật ra lời thầm thì với rừng. Chao ơi, đằng sau lớp mây mù kia sẽ là rau, hàng trăm thứ rau như đang hiện lên cái màu xanh óng ánh trong đôi mắt, hàng trăm thứ rau như đang xông lừng mũi, đang chua, đang đắng ngăm ngăm ở đầu lưỡi, đang mát ngất ngây ở tận đáy ruột. Ừ, cái anh lá nhội phải thái nhỏ xào thịt hộp, lá chân ếch xanh như mạ vò nấu canh bảo đảm thơm không kém gì ốc nhồi nấu chuối có tí xương sông. Anh đơn buốt luộc làm dưa, còn thân với lá già sắc cho thủ trưởng uống giải nhiệt, giải độc và chữa bệnh kiết lỵ. Rồi rau rớn, cần trời, chua bò và đùng đình... chỉ sợ thủ trưởng không có sức mà ăn rau trừ.

Những ý nghĩ miên man làm cho nước chân răng cậu tứa ra từ lúc nào, cậu vội nuốt đánh ực. Vừa lúc, Vũ đi gần bên, cậu tưởng bạn cũng đang háo hức với những bát rau rừng liền quay sang vừa cười vừa nói:

- Đố anh biết trong rừng có những loại nấm nào ăn được?

Vũ cúi, đi thẫn thờ trên mặt đường. Hai bờ ngầm hẳn trắng băng rồi. Nếu tháo dây cô-roa dùng máy húc kéo qua được thì đường xe con vào binh trạm cũng chẳng còn nữa. Chà, mưa rừng! Giá hôm nọ vác thằng đầu tời đi lại yên chuyện.

Thú hỏi xong đứng ngây người rồi ngước mắt nhìn theo Vũ. Cái nhìn bực bội của cậu cần vụ như cắm vào gáy người lái xe khiến anh ta giật mình nhớ ra điều gì, quay lại:

- Cậu hỏi mình hả? Gì?

- Vâng. Nhưng mà... Thôi để lúc khác.

Như vừa dứt ra khỏi trò chơi hứng thú, vừa bị mắng mỏ trước đám đông, khuôn mặt cần vụ hẫng ra thuồn thuột. Cậu đứng tần ngần một lúc rồi đến gần chính uỷ giục:

- Về thôi thủ trưởng ơi.

- Ờ... ờ... Hình như có thuyền vận tải của binh trạm nào đấy cậu ạ.

- Ôi dà, thuyền của dân công hoả tuyến thuộc binh trạm 160 đấy mà. Nó đánh dọc sông, xăm nơi giấu phà xong sẽ đánh bến và mặt đường đấy, không đứng dậy được nữa.

Dù hai mắt vẫn còn luyến tiếc nhìn mấy chiếc thuyền ken lá nguỵ trang từ phía thượng lưu trôi qua bến, chân ông vẫn bước ngoan ngoãn theo người cần vụ.

Hai người: một cao, một thấp, một già, một trẻ bước đi cạnh nhau khi cùng im lặng nghiêm chỉnh, khi cùng cười nói với nét mặt rạng rỡ bình đẳng như nhau và khen chê nhau thẳng thừng. Chỉ khác là chính uỷ nói thì nhỏ, dịu, còn cần vụ bao giờ cũng nói to và khi nói đến khuyết điểm của ông nét mặt cậu nghiêm lại, cau có.

Đi khỏi đoạn đường mới đổ đá lổng chổng, chính uỷ hỏi:

- Mình phê bình cậu mấy việc có được không nhá?

- Vâng, thủ trưởng nói, nếu đúng tôi nhận.

- Thứ nhất, hôm nay mượn dao của gia đình để mở hộp cá rồi không trả người ta ngay. Khi các cậu đi tắm bà cụ tìm mãi cứ cuống cả lên.

- Vâng, đúng tôi khuyết điểm là lúc ấy nóng quá tôi đi giặt quần áo ngay để đến tối đi cũng kịp khô.

- Thứ hai, cái cổ áo của cậu giặt chưa được sạch. Chú ý phải vắt nước cho kỹ và lúc phơi phải lộn ra.

- Còn gì nữa không thủ trưởng?

- Thế thôi.

- Thế thì đúng cả. Ngày mai tôi sửa chữa được ngay. Bây giờ, tôi phê bình thủ trưởng nhá.

Chính uỷ mỉm cười ngật đầu, còn nét mặt Thú vẫn nghiêm chỉnh:

- Tôi phê bình thủ trưởng không lo xa gì cả. Tình hình này biết đâu lại phải nằm đây nửa tháng nữa. Chiến tranh, ai lường trước được bất trắc.

Chính uỷ gật gù cười hà hà. Nét mặt cậu cần vụ vẫn trịnh trọng:

- Tôi nói thật đấy.

- Mình nhất trí.

- Khi về đến binh trạm đã chắc có đầy đủ ngay mọi thứ đấy à?

- Cậu định nói món thuốc lá chứ gì?

- Tôi đã dự trù đâu vào đấy rồi, thủ trưởng không hiểu cứ phá của tôi. Gặp lính lái xe cũng gọi vào uống nước trà, hút thuốc, thấy thanh niên xung phong cũng chia thuốc cho họ, thế lúc làm việc thủ trưởng lấy gì hút?

- Trong lúc anh em họ khó khăn, mình lại có.

- Thế thủ trưởng coi tôi là kiệt hả?

- Hơi cứng nhắc thôi.

- Không phải là cứng nhắc, nhưng lính lái xe thì hàng núi thuốc họ cũng đốt hết. Thủ trưởng có biết không, họ vừa mới ở hậu phương vào, trong ca-bin anh nào chẳng có vài ba tút thuốc?

Đang đà nói thấy chính uỷ gật đầu ra hiệu cho anh lái xe ở phía trước đợi cùng đi, Thú im lặng và nét mặt cậu tươi tỉnh ngay. Thú biết rằng mình có thể nhận xét phê bình thủ trưởng một cách thoải mái nhưng đã có người thứ ba ở cạnh, bao giờ cậu cũng giữ ý, mọi cử chỉ đều tỏ rõ cậu là một chiến sĩ có kỷ luật, có nền nếp. Cái đó phần do cách sống từ nhỏ, phần khác từ khi đi với chính uỷ ông đã uốn nắn cậu từ cách bê chén nước mời người già, lúc đến nhà dân lựa chỗ nào ngồi cho đúng và khi đang nhai cơm, húp nước canh thì nhất thiết không được cười nói loá toá...

Vũ đang đứng khom người, cúi mặt vào cửa hầm nói chuyện với người ở trạm giao thông. Gọi là trạm cho đúng quy cách của ngành đường sá, thực ra chỉ có một chiếc hầm chữ A ở rìa cỏ và đoạn nứa chắn đường gác hai đầu lên những chiếc cọc dựng chéo gạc gầu ở hai bên. Ban ngày thường chỉ có một người nằm đọc sách và trả lời vặt những câu hỏi của lính lái xe bao giờ cũng nóng bỏng sự cần thiết, tưởng không được giải quyết thì sẽ vỡ lở hết mọi kế hoạch của mặt trận.

Chính uỷ đến gần Vũ.

- Triển vọng thế nào, anh?

- Báo cáo thủ trưởng, xe ta lại xuống hàng thứ hai mươi vì mới có ba xe con của Tổng cục có ba vạch đỏ đến.

- Liệu đêm nay... - Chính uỷ chưa nói hết Vũ đã quay vào hỏi người ở trạm:

- Đêm nay có sang được không, đồng chí?

Người ngồi trong hầm vẫn cắm mặt xuống quyển sách:

Cái này chúng tôi chưa trả lời được đồng chí nhá. - Anh ta vẫn đọc. Khoảng năm bảy dòng gì đấy chắc không nỡ buông một câu lững lờ ấy, anh ngẩng mặt, hơi cười nhìn đám người đang sấn lại trước miệng hầm và ném vào anh ta, phía căn hầm những cái nhìn bực bội. - Cứ như mọi tối, xe các đồng chí có thể qua được, đề phòng tình huống là bom lại liên tiếp trúng tim đường, trúng phà như cách đây năm đêm thì có thể chậm lại. Tối các đồng chí cứ cho xe tiếp cận trạm theo đúng thứ tự đã đăng ký. Chúng tôi ở đây cốt phục vụ để các đồng chí thông suốt. Các đồng chí trắc trở thì chúng tôi sung sướng nỗi gì.

Nghe cái giọng khu Ba ấy sao lúc này lại dễ thương. Lập tức bốn năm giọng khác vỗ về, vờn giỡn quanh người gác trạm:

- Thế mới đỡ "căng cáp" đồng hương ạ.

- Phải nói, bọn tôi đi đã nhiều, chưa đâu ác liệt và khổ bằng các "đồng hương" chốt ở phà Rồng này.

- Các đồng hương cứ chắc phà, chắc bến như mọi khi là cánh lái chúng tôi an tâm đấy.

Anh chàng ở trạm giao thông đỏ bừng mặt, dù đó là những lời phỉnh nịnh bông lơn, anh vẫn ngượng ngùng sung sướng. Giọng anh ta bỗng nghẹn hẳn:

- Vâng, các anh thông cảm, bọn tôi có nhiều khuyết điểm. Anh nào có thuốc lào cho tôi xin một điếu.

Thế là những chàng trai trẻ phía ngoài chui thọt vào căn hầm chật ẩm, ồ ạt hoà với nhau quanh chiếc điếu cày và những anh lái xe vốn tính hào phóng ném vào đầu giường "đồng hương" những phong thuốc lào "Thống nhất" mới vê một vài điếu.

Chính uỷ vẫn đi quanh quẩn ở diềm cỏ cạnh mép đường nhựa. Ông rút chiếc đồng hồ có ô lịch từ túi áo ngực đứng nhìn nó đăm đăm. Mười bốn tháng Tám rồi. Đáng nhẽ ngày hôm nay đã họp Đảng uỷ binh trạm, đã lập xong chân hàng ở phía bắc ngầm Ông Thao, thế mà vẫn tắc nghẽn ở đây. Hai chiến sĩ của ông đứng cạnh hầm cũng hào hứng bởi niềm vui phóng khoáng quanh mình nhưng nỗi mong đợi lớn quá, lấn át niềm hy vọng phấp phỏng khiến cả hai không ai góp một tiếng cười trong vòng khói um ấy. Chính uỷ đi gần lại nói với cả hai người:

- Nếu đêm nay vẫn chưa qua được có thể mình sẽ "cuốc bộ" sang trước xem có xe nào thì nhờ vậy, các cậu thấy thế nào?


2
Thú đưa chính uỷ sang sông từ sáng sớm. Lúc bấy giờ lửa vẫn cháy, cháy suốt đêm ở bến phà, cháy vào các làng xe giấu ở ven đường. Vũ và Thú thay nhau bám đường. Đến ba giờ sáng mới qua được bảy xe thì cháy ba. Bọn F4 và pháo ngoài biển canh ráo riết, cơ chừng này vài ba đêm nữa cũng không thể sang được bên kia. Chính uỷ ngồi dựa ở vách hầm chống tay xuống hai bên sườn như chực nhổm dậy nhưng chưa dứt ra được cái ý nghĩ đang làm cho khuôn mặt của ông lệch đi nên lại thôi. Năm lần Thú bấm đèn chui vào hầm, vẫn thấy chính uỷ ngồi nguyên như thế không hề nhúc nhích.

Nhưng đêm nay Thú không dám càu nhàu giục ông đi ngủ như mọi khi. Vũ vừa ở bến phà về, Thú bấm vào tay anh và chui ra khỏi hầm trước. Mấy ngày sống gần nhau hai người đã có thể gọi là đôi bạn thân. Vũ hăm bốn, Thú hai mươi tuổi nhưng tính Vũ lại bông lơn giễu cợt nên cũng coi như còn trẻ, trẻ hơn Thú là khác. Thú ham làm, Vũ thích nghỉ ngơi, "lý luận", tìm trong cuộc sống quanh mình những điều hài hước, châm biếm, bất cứ câu chuyện tẻ nhạt nào qua anh cũng trở nên hài hước. Đấy là điều quan trọng, mỗi người đều cần ở nhau sự bù đắp. Chẳng hạn Thú luôn sao nhãng những gì cần cho riêng mình nhưng lại chăm chút cho người khác hết lòng, nhiều khi trịnh trọng một cách quá đáng. Còn Vũ, theo Thú thì đấy là con người hiểu biết đến tận cùng tất cả mọi chuyện ở đời này, đụng đến bất cứ cái gì anh cũng kể được khiến Thú cũng phải há mồm ra tuồng như những câu chuyện ấy rót thẳng vào miệng chứ không phải cậu nghe bằng tai. Ngay hôm đầu tiên cậu đã tuyên bố với Vũ: "Anh cứ kể chuyện đi, mọi việc tôi làm tất. Anh "lý thuyết", tôi "thực hành"".

Vũ đến cạnh Thú. Phải im lặng chờ một lúc mới thấy cậu ta thì thầm:

- Tôi thấy việc này không thể coi thường được đâu.

Đã đoán biết điều cậu ta định nói nhưng Vũ vẫn hỏi giọng thì thào:

- Gì thế?

- Thủ trưởng thức suốt đêm thế này căng thẳng quá. Không khéo ốm mất.

- Ừ, mình cũng thấy "ông cụ" hốc hác đi.

- Mà có phải như chúng mình chỉ ốm một mình đâu. Đằng này thủ trưởng mà nằm xuống là kế hoạch của mùa mưa, cả mùa khô của binh trạm 120 hỏng hết, tuyến này đình trệ hết. Binh trạm "thép", có phải ai cũng xuống làm chính uỷ được đâu.

Vũ suýt phì cười, nhưng nén lại được, anh gật đầu đồng tình:

- Ừ.

Thú nhích sát người vào anh, ghé mồm mình vào vành tai Vũ:



- Trên Bộ Tư lệnh tín nhiệm thủ trưởng lắm đấy.

- Có biết, mình biết.

- Đợt này trên đưa thủ trưởng xuống đây không phải là thường đâu.

- Quan trọng chứ.

- Nên tôi bàn với anh, ta giải quyết thế này.

- Thế nào, nói đi.

- Tối qua thủ trưởng bảo sẽ sang sông một mình, tôi thấy...

- Thì cậu định đi với "cụ" chứ gì?

- Vâng.

- Có thế cũng phải ngập ngừng.



- Anh thấy thế nào?

Vũ hơi ngửa mặt băn khoăn. Từ đầu câu chuyện đến giờ anh vẫn đùa cợt trêu Thú, đến chuyện này anh phải nghĩ ngợi thật sự. Thú hỏi:

- Để anh ở bên này một mình nhỡ có chuyện gì...

- Không phải mình "lo bò trắng răng" như cậu. Lính lái xe chúng tớ có bị quăng chìm xuống biển tớ cũng lập được một hợp tác ngư nghiệp ở đấy tớ sống. Lo là lo "cụ" không để cậu đi cùng vì sợ mình ở một mình. Thôi được, mình sẽ nói là: nếu thủ trưởng để cậu Thú bên này sẽ rất vướng cho tôi. Lính lái xe chúng tôi rất ghét có một người bên cạnh, thủ trưởng không phải mà phụ thì mù tịt. Nếu không, xin thủ trưởng ở lại đây chờ tôi đưa thủ trưởng qua chứ thủ trưởng để tôi với cậu ấy ở đây cãi nhau vặt không chịu được đâu. Mấy hôm nay có thủ trưởng tôi nén nhiều, không có là đã vặc nhau rồi đấy. Cậu cứ yên trí, thể nào tớ cũng tìm cách để "cụ" đồng ý cho cậu đi theo. Cần vụ mà rời khỏi thủ trưởng thì làm sao gọi là cần vụ được. Đúng không? Thôi, không phải thì thầm gì nữa. Mặc tớ, cậu cứ chuẩn bị phương án qua sông đi.

*

* *


Hai người vòng ra đến bến đò, trời đã hẩng sáng. Dòng sông đang bốc hơi mờ mờ như thở, còn cụm tre đầu xóm ven lợi nước vẫn đẫm sương, bóng nó ngả sẫm vào mặt sóng im lặng trông như một vết chàm. Ban ngày nắng. Chao ôi nắng Quảng Bình, cái nắng khô rang của gió tây lúc nào cũng đùng đùng như cháy nhà. Suốt ngày ngồi trong buồng đóng kín cửa vẫn thấy sàn sạn cát ở miệng. Đêm đến, sức nóng vỡ ra từ bom, từ chùm chùm đại bác làm cho con người lúc nào cũng chực nhao lên, nhao ra khỏi cái vòm trời bụi bặm khô cháy. Chỉ những buổi sáng, thì làng xóm ven đường, ven sông như thế này mới được mười năm phút yên tĩnh để tỉnh lại, ngửa mặt uống lấy làn gió mơn man từ biển thổi vào, uống lấy làn không khí tinh khiết thấy ngọt ở cổ họng tưởng như cái gì đó có thể nhai ra, nuốt được, cứ muốn ngửa mặt hớp hớp mãi vào cổ họng, vào lòng mình những buổi sáng ở Quảng Bình.

Ở bến chỉ có một chiếc thuyền nhỏ, hai đầu nhọn như đầu đạn. Những cuộn dây điện thoại đen, xanh xếp ngăn nắp ở thuyền. Một lát sau, từ trong xóm ven sông, nói đúng hơn, từ một ngôi nhà, lợp nửa ngói, nửa tranh, bốn mái loe như úp xuống mặt đất, có một cô gái mặc quân phục gọn, thanh thoát gánh tiếp dây ra thuyền. Mới gặp, dù khó tính là bao cũng muốn dùng dằng tìm cách bắt chuyện để có cớ được nhìn cô. Cô đặt gánh dây xuống và hỏi han tự nhiên:

- Thủ trưởng và đồng chí cũng sang sông chứ ạ?

- Vâng... ờ... đây là thuyền bộ đội phải không đồng chí? - Thú đỏ mặt, cậu dùng chữ "đồng chí" để tỏ ra mình cũng lớn rồi nhưng cô ta hơi mỉm cười lắc đầu: "Không". Cử chỉ đó muốn nói Thú rằng: Cậu chỉ đáng tuổi em tôi thôi. Thú hơi cúi nhìn lướt qua khuôn mặt của chị ta, có một cái gì làm cho Thú cảm thấy mình bị say gió, như ớn lạnh ở khắp người. Chị ta vừa xếp dây lên thuyền vừa giải thích:

- Thuyền của dân. Để bà con tranh thủ lao động, tôi mượn tự chở. Con gái khu Ba chèo thuyền có khó khăn lắm đâu.

"Thôi đúng rồi, chị ta rồi" Thú định kêu: "Chị Thanh An" nhưng cậu phải ghìm lại sự đột ngột này. Mãi đến khi ngồi trên thuyền Thú vẫn tự hỏi: "Tại sao, tại sao lại thế này?" Liệu có phải chị ta thật không? Chị ấy là diễn viên văn công của một thành phố. Cách đây đã bốn năm, khi Thú còn là một học sinh lớp bảy, lần đầu tiên phố huyện được xem hát giao hưởng, hợp xướng. Từ hai ba giờ chiều, người ở các xã cơm đùm cơm nắm lũ lượt kéo nhau đi xem và suốt buổi chiều những anh trong ban trật tự với nét mặt hãnh diện xăng xái hò thét đến khản đặc cả cổ họng vẫn không rời chiếc mi-crô mà không tài nào dẹp được cái khối người khổng lồ từ mọi ngả ùn ùn kéo đến như nêm lại. Nhưng chỉ nghe vài bài hát đầu, đám người xem cứ vỡ ra, tở dần ra. Thú "lai" mẹ đi xem được nửa chừng, bà theo đám người quay ra lẩm bẩm: Chỉ được cái nước phấn son chứ hát xướng lộn xà lộn xộn, người trước người sau, không bằng ở xóm nó hát. Ôi dào, kém xa, kém xa cái tích "Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài" ngoài bãi bồi họ diễn.

Nhờ được người đưa mẹ về và nhân lúc bãi xem vãn, Thú len lên sát sân khấu, thập thò dưới chân anh nhạc trưởng để xem chị thổi kèn. Cái kèn kiểu kèn đám ma, chỉ khác là miệng không loe và thân đắp bạc sần sùi trắng. Có lúc cả dàn nhạc im bặt để một mình chị thổi cho các cô gái múa. Chao ôi, cái kèn nhỏ mà sao tiếng nó lại bồi hồi mênh mang đến thế. Tiếng nó rộng như cánh đồng làng Thú, cánh đồng mỗi buổi chiều sương xuống mờ trắng trên các mái nhà, mờ trắng cả luỹ tre quanh làng, chỉ còn hơi ấm nồng thơm của khói bếp, của những đồng cỏ gấu, cỏ gà cháy dở và tiếng chuông nhà thờ làng Trung Kết luồn dưới lớp sương ẩm đến chỗ Thú thường cột thừng con trâu sứt ở gốc tre cụt. Hai mắt Thú lim dim như mê man trong tiếng kèn đưa cậu trở về cánh đồng làng mình những buổi chiều sương xuống. Mãi khi tiếng trống, tiếng kèn đồng ầm ầm rung lên, cậu mới như tỉnh ra. Buổi diễn hết, nhân lúc còn lộn xộn, Thú đánh liều sán lại hỏi:

- Cái này gọi là kèn gì hả chị?

Cũng đôi mắt tươi cười, thông minh như bây giờ, cũng cái gật đầu trìu mến như bây giờ, chị trả lời Thú như dỗ dành một đứa em:

- Cái này gọi là ô-boa.

Thú tần ngần đưa bàn tay sờ khắp lượt cái kèn, hỏi:

- Sao lại gọi là ô-boa ạ?

Chị hơi mỉm cười, hai mắt nhắm lại một chút, giọng vẫn sẽ sàng:

- Biết nói thế nào để em hiểu nhỉ? Người ta đặt cho nó một cái tên như: ghi-ta, an-tô chẳng hạn. A thế này: ô-boa của tiếng Pháp nó cũng đại loại như cái sáo của nước mình, tức là về một loại sáo đấy mà. Có hiểu không?

Dù không biết đầu đũa ra sao, Thú cũng trả lời: "Em hiểu rồi".

Lúc này chính uỷ vẫn ngồi theo hướng mũi thuyền đi, lặng lẽ theo đuổi công việc gì đó. Thú ngồi phía dưới ngẩn ngơ chắp nối những dòng kỷ niệm. Cô gái đứng trên tấm ván ở đuôi thuyền, chân trái bước lên, người hơi nhô về phía trước, hai tay bẩy chèo nhẹ nhàng. Chốc chốc, cô lại đưa tay gạt những sợi tóc xoà xuống má, để lộ ra đôi mắt to, vẫn đôi mắt thông minh và cái nhìn lúc nào cũng như đang cười.

Ngày ấy chị đã có đứa con gái do bà mẹ đẻ đi theo bế cháu kia mà? Người ta bảo, anh nhạc trưởng chính là chồng chị. Tại sao chị ấy lại đi làm lính đường dây ở đây nhỉ? Hay là em gái chị ta. Có thể lắm. Chị ấy năm nay phải đến hăm lăm hăm sáu còn gì. Chị này mới khoảng hăm mốt, còn gọn ghẽ trẻ trung lắm. Thú hơi quay lại ngước nhìn lên. Cậu bỗng chột dạ bắt gặp hai đuôi mắt của chị ta hơi nheo lại như đang cười. Cậu không kìm giữ được nữa liền từ từ quay hẳn người lại.

- Đồng chí ở đơn vị nào?

Chị ta nhìn thẳng vào mắt Thú. Vẫn cái nhìn như cười và nói: "Cậu cứ cố làm ra vẻ mình là người lớn đấy phải không?" Chị nhìn lên phía trước, nói với vẻ mặt cố làm ra tỉnh lạnh:

- Về nguyên tắc mà lộ bí mật quân sự là sai. Nhưng nhìn đồng chí tôi chắc là cũng chân thật. Nói nhé: Tôi ở tổng đài ba nghìn, ở tuyến trong ra đây công tác.

- À, ba nghìn ạ.

- Ừ, có quen ai ở đấy không?

- Không, nhưng thỉnh thoảng vẫn gọi xin ba nghìn. Chị về đây lâu chưa?

- Cũng mới thôi.

- Xin lỗi chị, tôi hỏi cái này nhá.

Chị gật đầu.

- Có phải chị là Thanh An trước ở văn công không ạ?

Chị hơi chau mặt lại, nhưng lại gật đầu như thói quen.

- Tôi là Thanh An, sao đồng chí lại biết?

- Chị có nhớ lần nào về Khoái Châu, Hải Hưng biểu diễn không?

- Có.

- Chị có nhớ lần ấy cậu bé hỏi chị về kèn ô-boa rồi sau đó chạy đi gọi bác sĩ cấp cứu cháu bị cảm không?



Thanh An nhìn trừng trừng vào mắt Thú, nhìn mãi rồi nước mắt từ từ dâng lên. Chị reo khẽ:

- Có, có nhớ. Tôi nhớ ra rồi. Thì ra đồng chí đấy ư? Đúng rồi, trời ơi tôi nhớ ra rồi. Thế bây ở đâu?

Chị cũng mừng rỡ không kém Thú. Suýt nữa chị chạy xuống khoang. Chợt nhìn về phía mũi thuyền, chị ghìm giọng nói nhỏ lại để chính uỷ đang mải mê nghĩ ngợi chuyện gì đó, không biết một cuộc gặp gỡ đột ngột của hai người.


3
Cha Vũ là một ông giáo người trắng nhỏ, giọng nói cũng nhỏ nhẹ như phụ nữ. Ông thường mặc chiếc quần xanh rộng thùng thình, chiếc áo sơ mi màu cỏ bao giờ cũng cho vào trong quần một cách trịnh trọng. Sáng sáng, ông đội chiếc mũ lá, cắp cặp da nâu đi trên con đường rải đá dăm, sang phía bên kia và đi dưới những cây dừa, cây nhãn cạnh ghế đá đầy bã mía, vỏ chuối. Đi vòng quanh cái hồ mà người thị xã hãnh diện gọi là "Hồ hạnh phúc" rồi mới đến trường. Dù sớm hay muộn, no hay đói cả lúc đi và về ông cũng đều ung dung tươi tỉnh. Về nhà, ông bỏ mũ, sửa sang lại quần áo rồi nằm đọc sách và lắng nghe người vợ sai vặt: "Câụ mày rửa rau cho tôi chưa?". Ông từ tốn đặt quyển sách ngay ngắn trên mặt tủ đi xuống bếp. Rửa rau xong ông lên nhà cầm sách đọc. Có khi đang tìm chỗ đọc tiếp lại nghe: "Cậu mày lấy cho tôi ít nước mắm nhá". Ông đặt sách ngay ngắn ở chỗ cũ, vào buồng tìm trong đống chai lọ lục cục để lấy ra thứ bà vợ cần. Ngoài ra, ông còn hai thú vui không mệt mỏi là tối nào cũng làm ngựa, làm trâu, làm voi cho những đứa trẻ cưỡi đi cày, đi chơi, đi đánh giặc Mỹ xâm lược. "Lên rừng, xuống biển" chán rồi nó lại bắt ông làm con mèo, con chim, làm gà gáy, làm chuột chí để chúng cười như nắc nẻ. Đến khi đứa trên lưng ông, đứa gối vào lòng, đứa nằm một nửa người trên giường nửa thõng xuống dưới ngáy khò khè tứ phía mới coi như kết thúc trò chơi. Nhưng nếu tối thứ bảy đứa em gái lớn của Vũ học ở Đại học Sư phạm về, ăn cơm xong thể nào bà mẹ cũng gợi ý: "Bảo cậu mày hát đi". Thế là con bé lại nũng nịu: "Cậu ơi, cậu hát bài "Bao chiến sĩ anh hùng đi" - "Ừ cậu hát vậy" - Ông hắng giọng cất lên tiếng khê đắng ở cổ làm hai mẹ con bà giáo giãy lên đành đạch vừa lau nước mắt vừa gào: "Thôi, thôi". Nhưng không, nét mặt ông vẫn trịnh trọng hát cho đến hết mới thôi. Còn nguồn vui thứ hai, bây giờ chỉ còn là nỗi thèm khát, ước muốn trong ông. Đấy là cái thú chơi hoa phong lan. Nhưng phải là loại đai châu, còn các loại khác đẹp bằng mấy ông cũng dửng dưng. Ông thèm ngắm phong lan đai châu đến nỗi một lần nghe nói có lan đai châu ở một nhà cách mười lăm cây số, ông cũng lần mò đến xem bằng được và khi trở về cứ ngẩn ngơ như người mất cắp, ba bốn ngày sau vẫn còn nuối tiếc.

Vũ là con thứ hai, nhưng về trai anh lớn nhất. Với một người cha như thế anh có thể làm theo ý mình một cách tuỳ thích. Năm 1965, anh tốt nghiệp trường Sư phạm "mười cộng một". Chán nghề dạy học, anh bỏ về phải bồi thường tiền ăn học. Cuối năm ấy anh thi Bách khoa. Không hiểu sao lại gọi đi học nghề rừng. Được hai năm nhà trường đưa đi Mộc Châu thực tập. Bà mẹ kêu khóc không cho đến nơi "rừng thiêng nước độc". Lần này, anh phải ra toà để bồi thường cho nhà trường sáu trăm ba nhăm đồng. Anh đi lang thang viết truyện ngắn và làm thơ. Có ông anh họ làm biên tập ở một tờ báo dẫn anh đến giới thiệu với một nhà văn già đang viết tiểu thuyết lịch sử ở vùng quê hương mình. Anh đi theo nhà văn ấy bốn tháng bằng cách đến gần quê ông kéo xe bò chở cát thuê, đến tối ngồi viết truyện và xin ý kiến nhà văn. Đã viết hàng chục truyện, anh mới đánh liều đến đọc cho nhà văn nghe. Đọc xong, anh hỏi: "Bác xem tạng cháu viết văn được không ạ?" Nhà văn lấy hai ngón tay kẹp vào chòm râu vuốt vuốt và mủm mỉm cười. Ngồi mãi như thế ông mới nói. Lúc ông nói bỗng khuôn mặt trở nên đau khổ, khó khăn như rút những chữ đó từ trong ruột ra: "Tôi, tôi rất lạ lùng. Tôi, tôi không hiểu tại sao cậu lấy cái sự văn chương làm nghề. Cái nghề này nó nghiêm túc lắm, mà cậu lại viết lông bông, đây là sự lông bông không có mảy may một tý chứng cớ nào để bảo cậu dùng cái... cái mớ chữ, cái đống chữ, cái đụn chữ, cái vựa chữ, cái... cái đồ tầm bậy này sinh sống được". Cậu nghe xong lau mồ hôi rồi bỏ về quê ngay đêm đó không kịp lấy mười hai đồng tiền những chuyến xe bò chở cát thuê trong ngày. Về nhà đã thấy mẹ và em gái lớn đang sụt sùi khóc về sự lang bạt của anh. Riêng bố, vẫn ngồi trịnh trọng đọc sách và rót nước mời anh uống. Sáng hôm sau, anh gói quần áo chào bố mẹ ra đi. Bà mẹ níu tay lại hỏi: "Mày định đi đâu nữa hở con, Vũ?". "Con đi bộ đội". Nước mắt rưng rưng. Anh nhìn mẹ: "Con sẽ làm lại từ đầu mẹ ạ". Mẹ hết nỗi hốt hoảng, nhưng phải cắn răng nén tiếng khóc mấy lần mới nói được: "Mẹ mừng vì con đã nghĩ ra. Con đi như thế có nơi rèn đúc, mẹ chỉ sợ bom đạn nó ác liệt mà chỗ kỷ luật sắt của người ta con không chịu nổi".

Bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, hờn, tủi đều được khơi dậy lấp vào những ngày giờ nhàn rỗi, ngóng đợi qua núi, qua phà. Ba năm rồi ngang dọc khắp tuyến đường Trường Sơn đã biết bao nhiêu lần chờ đợi. Lâu dần thành quen. Mỗi lần nhớ lại chuyện cũ giống như ta kiểm điểm đánh giá lại mình. Đêm nay, anh lại trở về rừng sau mười ba ngày đêm nằm chờ phà Rồng. Kỳ này hẳn binh trạm trưởng "thả" cho. Nếu không, anh sẽ nghĩ cách tranh thủ chính uỷ "viện trợ". Bằng cách nào anh cũng về với anh em, về với anh Trường. Chắc anh ấy mong lắm rồi đấy. Có mình, anh ấy cũng vui. Về thôi, ở cơ quan chóng già người mà không thích hợp với mình tí nào.

Chuyến phà thứ ba cập bến. Xe Vũ xuống sau cùng. Cách mép nước chừng mười mét bỗng dưng thấy một vùng tối đặc, không còn nhận ra tim đường. Anh nháy pha. Lập tæ chøc hàng oạt tiếng gào thét, nhiếc mắng. Anh vội vàng tắt đèn và cho xe trôi từ từ theo tay cô gái làm hiệu. Xuống lòng phà, xe phanh chững, anh chưa kịp nhao người qua khung cửa đã nghe tiếng quát nhọn như cái đinh đóng vào tai:

- Sao ngu thế, có biết đây là đâu không?

Vũ giật bắn người. Mải chữa khoá điện, nếu không tay anh sẽ vung ra theo một bản năng tự vệ và cái đà ấy nắm tay sẽ vung vào mặt cô gái. Chính cô quát xong mới sực nhớ ra mình đã quá lời! Hai tay cô bíu vào thành cửa để đu người lên, vội vàng buông ra, nhảy xuống sàn phà, đứng nhìn anh chờ một phản ứng. Vũ lặng lẽ mở cửa. Cô gái từ từ lùi ra. Anh đi tới. Cô bước, giật lùi. Nhịp chân hai người đều dè dặt, thận trọng như nhau. Khi cô đang chọn tư thế để chống trả sự phũ phàng của anh lái xe thì qua ánh đèn dù sắp tắt anh thoáng thấy cô bé trẻ và đẹp quá anh không đủ sức để bực bội nữa. Anh tiến gần sát người cô. Cô bé chống một tay xuống thành phà, tay kia thu thu trong lòng. Vũ nói rất nhẹ như hai người yêu nhau đang thì thầm:

- Lúc nãy bật pha là anh có khuyết điểm, Nhưng em nóng quá đấy.

Nói xong miệng anh hơi cười nhìn chằm chằm vào mặt cô gái. Hai vành môi cô cong lên, mắt lườm anh qua một khoảng tối mờ mờ rồi quay đi.

Tại sao trông vành môi dầy và khuôn mặt ấy quen quá. Vũ đi dấn lên:

- Tôi hỏi nhá, có phải cô là con thủ trưởng Văn không?

- Văn nào?

- Nguyễn Quang Văn thủ trưởng đi xe tôi.

Cô gái vẫn quay đi buông một câu lạnh nhạt:

- Không.


Dù mồm mép bạo dạn, xô bồ bao nhiêu, lúc này anh cũng cảm thấy mình có phần hấp tấp. Ngẩn ngơ một lúc, anh thấy tiêng tiếc, vẫn có cái gì đó còn nghi ngờ muốn dò hỏi thêm. Cô gái đã len lên trên chiếc xe đầu tiên, chuẩn bị cho phà cập bến.

Khi xe lên ngang chỗ cô đứng, Vũ quay mặt ra chào:

- Anh đi nhá. - Nói xong, anh nhấn ga, xe rú máy chồm lên.

Cô gái hỏi với:

- Khi nào anh lại quay ra đây?

Tiếng nói của cô chìm sau tiếng máy, anh nghe không rõ.



Ch­¬ng II

Каталог: UserFiles -> RadEditor
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
RadEditor -> BẢn thảO ĐẦu tiêN (để bổ sung/góp ý) thông tin đÓng góp về XÃ HỘi dân sự TẦm nhìn asean 2025

tải về 2.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương