20 đvht = 300 tiết (180 / 120 / 0) I. MÔN học tiên quyếT



tải về 0.76 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.76 Mb.
#31202
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13


Đ

ẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



KHOA CÔNG NGHỆ


CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


HÀ NỘI – 2003




TOÁN CAO CẤP


20 đvht = 300 tiết (180 / 120 / 0)
I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT: Chương trình toán ở phổ thông trung học

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

* Mục tiêu chung:

  • Trang bị phương pháp tư duy toán học

  • Trang bị các kết quả cơ bản trong đại số, giải tích hàm một biến và nhiều biến (đạo hàm, tích phân, chuỗi), phương trình vi phân, ... cần thiết để tiếp thu các giáo trình tiếp theo.

* Mục tiêu cụ thể:

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

PHẦN I: ĐẠI SỐ

Thời lượng: 6 đvht=90 tiết (54 / 36 / 0)

Chương 1 : Tập hợp và ánh xạ 6 tiết (4/2/0)

1.1. Tập hợp:

  • Tập con. Tập trống. Bao hàm thức. Tập bằng nhau. Các phép toán: phép hợp, phép giao, phép lấy phần bù. Công thức Đờ Moóc găng (De Mor-gan). Tích Đề các.

1.2. Ánh xạ:

  • Tập nguồn, tập đích, ảnh, tạo ảnh. Đơn ánh, toàn ánh, song ánh. Ánh xạ hợp, ánh xạ ngược. Tập đếm được.

1.3. Nhóm, vành, trường:

Chương 2 : Số phức, đa thức, phân thức 14 tiết (8/6/0)

2.1. Số phức:

  • Mặt phẳng phức.Mô đun và ácgumen. Số phức liên hợp. Dạng giải tích và dạng lượng giác. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Công thức Moa vơ rơ (Moivre). Căn bậc n của số phức.

2.2. Đa thức:

  • Đa thức với hệ số phức. Định lý Đalembe (D’Alembert) về sự tồn tại nghiệm. Đa thức với hệ số thực. Nghiệm liên hợp. Phân tích đa thức thành thừa số (trường hợp hệ số phức và hệ số thực).

2.3. Phân thức:

  • Phân thức. Phân tích phân thức thành các thành phần đơn giản (trường hợp số phức và hệ số thực ).

Chương 3 : Không gian véc tơ 8 tiết (5/3/0)

3.1. Không gian véc tơ trên trường K:

  • Không gian véc tơ trên trường số thực, hoặc phức. Không gian n . Không gian con. Độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính của một hệ véc tơ. Cơ sở và số chiều của không gian.

3.2. Không gian Ơclít:

  • Tích vô hướng. Không gian Ơclít n và Cn . Sự trực giao.

  • Trực giao hoá Smít. Phần bù trực giao của không gian con.

Chương 4 : Định thức, ma trận, hệ phương trình tuyến tính

23 tiết (14/9/0)

4.1. Định thức:

  • Định thức cấp hai, ba. Các tính chất hàng và cột.

  • Hoán vị và nghịch thế. Định thức cấp n và tính chất. Khai triển theo một hàng hay một cột. Định lý Laplát ( Laplace ). Điều kiện để một định thức khác không.

4.2. Ma trận:

  • Ma trận và các phép toán chung của chúng. Ma trận chuyển vị. Ma trận vuông và định thức của nó. Ma trận đối xứng, ma trận đơn vị. Ma trận không suy biến và nghịch đảo của nó. Cách tính ma trận nghịch đảo. Định thức tích của hai ma trận cùng vuông cấp.

  • Hạng của ma trận. Cách tính hạng của ma trận bằng các biến đổi sơ cấp.

4.3. Hệ phương trình tuyến tính:

  • Hệ Crame ( Cramer). Công thức cho nghiệm.

  • Hệ tuỳ ý. Định lý Crônếchkê-Capeli (Cronecker-Capelli). Hệ thuần nhất. Không gian nghiệm của hệ thuần nhất và số chiều của nó. Cấu trúc nghiệm của hệ thuần nhất. Phương pháp Gao-xơ (Gauss).

Chương 5 : Ánh xạ tuyến tính (đồng cấu) 20 tiết (12/8/0)

5.1. Ánh xạ tuyến tính trong các không gian hữu hạn chiều:

  • Ánh xạ tuyến tính từ En sang Em. Ma trận tương ứng với ánh xạ. Hạch, ảnh, hạng của ánh xạ. Mối liên quan giữa số chiều của không gian hạch, không gian ảnh và không gian nguồn En. Ứng dụng vào việc giải hệ phương trình tuyến tính.

5.2. Ánh xạ tuyến tính trong cùng một không gian (tự đồng cấu, phép biến đổi tuyến tính):

  • Ánh xạ tuyến tính trong không gian En. Đổi cơ sở trong không gian. Ma trận đồng dạng. ma trận chuyển.

  • Không gian bất biến. Giá trị riêng, vectơ riêng. Chéo hoá ma trận. Điều kiện chéo hoá được.

5.3. Ánh xạ trực giao trong không gian Ơclít:

  • Ánh xạ trực giao. Tính chất đẳng cự. Ma trận trực giao. Ánh xạ tự liên hợp. Ma trận đối xứng. Chéo hoá ma trận đối xứng nhờ ma trận trực giao.

Chương 6: Dạng toàn phương 5 tiết (3/2/0)

  • Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc (phương pháp Lagrăng). Chỉ số dương, âm, ký số của dạng toàn phương. Định luật quán tính đối với dạng toàn phương thực.

  • Dạng toàn phương xác định dương, xác định âm, không xác định. Định lý Syn-vét-te (Sylvester).

Chương 7 : Hình giải tích 14 tiết (8/6/0)

7.1. Biến đổi toạ độ:

  • Tịnh tiến, quay hệ toạ độ. Biến đổi toạ độ tổng quát (cả quay lẫn tịnh tiến).

7.2. Đường cong bậc hai:

  • Cônic. Phương trình chính tắc. Phương trình tham biến, phương trình cực của cônic.

  • Phương trình đường cong bậc hai dưới dạng tổng quát. Phân loại và đưa phương trình đường cong bậc hai về dạng chính tắc.

7.3. Mặt cong bậc hai:

  • Phương trình mặt cong bậc hai dưới dạng chính tắc.

  • Ellípsôít, hypebôlôít một tầng, hai tầng, parabôlôít elliptic, parabôlôít hypebôlic, mặt nón, mặt trụ.

PHẦN II: GIẢI TÍCH


Thời lượng : 14 đvht = 210 tiết (126/84/0)

Chương 1 : Giới hạn của dãy và hàm 12 tiết (7/5/0)

1.1. Số thực:

  •  và .Khoảng đóng, khoảng mở, khoảng nửa mở đóng. Lân cận của một điểm. Tập bị chặn. Cận của một tập số thực. Sup, Inf, Max, Min của một tập.

1.2. Dãy và giới hạn của dãy:

  • Dãy và dãy con. Điểm tụ. Điểm tụ lớn nhất. Điểm tụ nhỏ nhất. Giới hạn(hữu hạn và vô cùng).

1.3. Các phép toán về giới hạn:

  • Các phép toán. Định lý về dãy bị kẹp. Các định lý về giới hạn liên quan tới bất đẳng thức.

1.4. Hội tụ và phân kỳ:

  • Hội tụ và phân kỳ của một dãy. Bổ đề Bonsanô-Vâyơstrát (Bolzano- Weierstrass).

1.5. Tiêu chuẩn hội tụ:

  • Tiêu chuẩn hội tụ của dãy đơn điệu. Số e. Lôgarít tự nhiên.

  • Dãy các đoạn thẳng thắt lại.

  • Tiêu chuẩn hội tụ Côsi.

1.6. Giới hạn của hàm số:

1.6.1. Hàm số. Giới hạn của hàm số định nghĩa theo dãy và định nghĩa theo ngôn ngữ , . giới hạn vô cùng, giới hạn một phía. Các phép tính về giới hạn.

1.6.2. Vô cùng bé và vô cùng lớn. Áp dụng để tính giới hạn. Các giới hạn đáng nhớ.

Chương 2 : Hàm liên tục và hàm sơ cấp 13 tiết (8/5/0)

2.1. Hàm liên tục:

  • Hàm liên tục tại một điểm. Liên tục một phía. Liên tục trên một khoảng mở, một khoảng đóng.

  • Các định lý về các phép tính các hàm liên tục. Điểm gián đoạn. Phân loại điểm gián đoạn.

2.2. Tính chất của hàm liên tục:

  • Tính bảo toàn dấu của hàm liên tục. tính chất hàm liên tục trong một khoảng đóng: tính bị chặn, tính đạt max, min, tính đạt giá trị trung gian. Hàm ngược. Liên tục của hàm hợp và hàm ngược.

2.3. Hàm sơ cấp:

  • Nhắc lại các hàm sơ cấp quen biết xm, ax, loga x . Hàm lượng giác ngược. Hàm hypebôlic. Hàm hypebôlic ngược.

Chương 3 : Phép tính vi phân của hàm một biến 15 tiết (9/6/0)

3.1. Đạo hàm:

3.1.1. Định nghĩa đạo hàm. Các quy tắc tìm đạo hàm của hàm hợp và hàm ngược. Hàm cho theo tham biến. Đạo hàm của hàm cho theo tham biến.

3.1.2.Bảng các đạo hàm cơ bản.

3.1.3.Các định lý cơ bản của hàm khả vi. Bổ đề Phécma (Fermat), định lý Rônlơ (Rolle), định lý Lagrăng (Lagrange), định lý Côsi (Cauchy).

3.1.4. Đạo hàm cấp cao. Công thức Laibnit (Leibnitz).

3.2. Vi phân:

  • Vi phân. Tính bất biến của vi phân. Tính không bất biến của vi phân cấp cao.

3.3. Công thức Taylo(Taylor):

  • Áp dụng công thức Taylo để tính gần đúng và để tìm các giới hạn phức tạp.

  • Công thức Mác-Lôranh. Công thức Mác-Lôranh đối với một số hàm quen biết.

  • Quy tắc Lôpital (L’Hospital). Áp dụng để khử các dạng vô định. Áp dụng để khảo sát độ tăng của các hàm ax, xm, loga x.

3.4. Ứng dụng hình học. Các dạng của phương trình các đường cong:

  • Phương trình Đề-các. Phương trình đường cong xác định ẩn. Phương trình tham biến của đường cong. Phương trình cực.

  • Đạo hàm một véctơ. Véctơ tiếp tuyến đường cong. Phương trình tiếp tuyến và mặt phẳng pháp của đường cong trong không gian.

Chương 4 : Nguyên hàm cơ bản 9 tiết (5/4/0)

4.1. Định nghĩa và phương pháp chung:

4.1.1. Bảng các nguyên hàm cơ bản. Phương pháp đổi biến và tích phân từng phần.

4.1.2. Tích phân các hàm hữu tỉ. Tích phân những hàm có dạng

R(x,ex)dx, R(x, sin x, cos x )dx,

R(x, ,,…)dx, R(x, )dx

Chương 5 : Tích phân 20 tiết (12/8/0)

5.1. Tích phân xác định:

5.1.1. Thí dụ dẫn đến khái niệm tích phân. Định nghĩa tích phân. Hàm khả tích. Tính bị chặn của hàm khả tích.

5.1.2. Tổng Đác-bu (Darboux) trên và dưới. Điều kiện cần và đủ để một hàm là khả tích.

Tính chất các hàm khả tích. Tính khả tích của hàm liên tục trong khoảng đóng, của hàm bị chặn và có một số các điểm gián đoạn. Các Bất đẳng thức liên quan tới hàm khả tích. Định lý trung bình.


5.1.3. Đạo hàm của tích phân theo cận trên. Công thức Niutơn-Laibnit (Newton-Leibnitz).

5.1.4. Tích phân từng phần và đổi biến trong tích phân xác định.

5.2. Tích phân suy rộng:

  • Tích phân suy rộng với cận vô cùng và các hàm không bị chặn với cận hữu hạn.

  • Trường hợp hàm dưới dấu tích phân không âm. Các dấu hiệu hội tụ.

  • Trường hợp hàm dưới dấu tích phân có dấu tuỳ ý. Hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ.

5.3. Ứng dụng của tích phân một lớp:

  • Tính diện tích, thể tích, thể tích tròn xoay.

  • Độ dài cung. Vi phân cung. Diện tích mặt tròn xoay.


Chương 6: Lý thuyết đường cong 11 tiết (7/4/0)

Đường cong phẳng. Áp dụng trong sụu khảo sát đường cong:

  • Các yếu tố của đường cong trong không gian: Tiếp tuyến, pháp tuyến, trùng pháp tuyến, mặt phẳng mật tiếp, mặt phẳng pháp, mặt phẳng trực đạc. Tam diện Phrơ-nê và công thức Phrơ-nê. Độ cong, tâm cong, độ xoắn. Các công thức tính độ cong, độ xoắn.

Chương 7: Hàm nhiều biến 20 tiết (12 / 8 / 0)

7.1. Giới hạn và liên tục:

  • Tập đóng, tập mở, tập liên thông trong 3.Tập xác định của hàm nhiều biến. Giới hạn và liên tục trong trường hợp hàm nhiều biến.

7.2. Đạo hàm và vi phân:

  • Đạo hàm riêng. Vi phân. Đạo hàm theo một hướng. Cách tính.

  • Vectơ f và cách tính đạo hàm theo một hướng theo f

  • Đạo hàm cấp cao. Định lý Svác (Schwarz).

  • Đạo hàm của hàm hợp. Đạo hàm riêng cấp cao của hàm hợp. Vi phân cấp cao.

  • Hàm ẩn và đạo hàm của hàm ẩn.

7.3. Công thức Taylo:

  • Công thức Taylo và công thức gia giới nội.

7.4. Cực trị:

  • Cực trị của hàm hai biến. Cực trị tự do và cực trị có điều kiện. Phương pháp nhân tử Lagrăng.

7.5. Ứng dụng hình học:

7.5.1. Tích phân phụ thuộc tham biến:

  • Tích phân phụ thuộc tham biến. Công thức đạo hàm tính tích phân phụ thuộc tham biến với thay đổi.

7.5.2. Các dạng phương trình của mặt cong:

  • Phương trình Đề-các. Phương trình mặt cong xác định ẩn. Phương trình tham biến.

  • Phương trình mặt phẳng tiếp xúc và pháp tuyến của mặt cong. Toạ độ cầu, toạ độ trụ. Phương trình dưới dạng toạ độ cầu và toạ độ trụ.


7.5.3. Hình bao:

  • Hình bao của họ đường cong phẳng.

Chương 8: Phương trình vi phân 25 tiết (15/10/0)

8.1. Đại cương:

  • Phương trình vi phân. Họ nghiệm. Đường cong tích phân. Nghiệm tổng quát. Bài toán Côsi đối với phương trình vi phân cấp một và cấp hai. Định lý duy nhất nghiệm của bài toán Côsi. Thành lập phương trình vi phân của một họ đường cong.

8.2. Phương trình vi phân cấp một:

  • Phương trình biến số phân ly. Phương trình thuần nhất. Phương trình tuyến tính. Phương trình Bécnuli (Bernoulli). Phương trình vi phân hoàn chỉnh. Thừa số tích phân. Phương trình Klerô (Clairaut) và Lagrăng.

8.3. Phương trình vi phân cấp hai:

  • Trường hợp hạ cấp được.

  • Phương trình tuyến tính cấp hai. Phương trình tuyến tính thuần nhất.Nghiệm độc lập tuyến tính. Tính chất Định thức Vrôngski (Wronski). Cấu trúc của nghiệm tổng quát.

  • Phương trình tuyến tính không thuần nhất. Cấu trúc nghiệm. Phương pháp hằng số biến thiên Lagrăng.

8.4. Phương trình tuyến tính cấp hai với hệ số hằng số:

  • Nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất. Phương trình với vế phải đặc biệt.

  • Trường hợp đưa được về phương trình với hệ số hằng số.

  • Phương trình Ơle (Euler).

  • Khái niệm về phương trình tuyến tính cấp cao với hệ số hằng số.

8.5. Hệ phương trình vi phân cấp một với hệ số hằng số:

  • Đưa hệ hai phương trình về một phương trình vi phân cấp hai. Tích phân đầu.

Chương 9: Chuỗi số, chuỗi hàm 35 tiết (21/14/0)

9.1. Chuỗi số 15 tiết (9/6/0)
9.1.1. Chuỗi và dãy số

  • Chuỗi số hội tụ, phân kỳ. Điều kiện cần và đủ để một chuỗi hội tụ. Các phép tính của chuỗi.


9.1.2. Chuỗi dương:

  • Điều kiện cần và đủ để một chuỗi dương hội tụ. Các dấu hiệu hội tụ của chuỗi dương: Dấu so sánh với chuỗi khác, với tích phân. Dấu hiệu Cối. Hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ.

  • Chuỗi đan. Định lý Laibnit.


9.1.4. Khái niệm về đảo thứ tự trong một chuỗi hội tụ tuyệt đối và trong một chuỗi bán hội tụ:
9.2. Chuỗi luỹ thừa 13 tiết (8/5/0)

  • Bán kính hội tụ. Tính liên tục, khả tích, khả vi từng từ của tổng chuỗi luỹ thừa trong (-r ; +r). Khai triển các hàm thàn chuỗi luỹ thừa.

  • Khái niệm về giới hạn của một dãy số phức và các hàm biến phức ex, ln z, sin x, cos x. Công thức Ơle(Euler).

9.3. Chuỗi Phuariê (Fourier) 7 tiết (4/3/0)

  • Chuỗi lượng giác. Hệ hàm lượng giác. Chuỗi Phuariê. Khai triển một hàm thành chuỗi Phuariê. Định lý khai triển. Khai triển chẵn, khai triển lẻ. Khai triển trong khoảng (-l ; +l).

Chương 10: Tích phân bội 18 tiết (9/9/0)

10.1. Tích phân hai lớp 10 tiết (5/5/0)

  • Định nghĩa tích phân hai lớp của một hàm lấy trên hình chữ nhật [a;b]x[c;d].

  • Chuyển tích phân hai lớp về tích phân lặp. Tích phân lấy trên một miền không phải là hình chữ nhật. Đổi thứ tự biến lấy tích phân.

  • Công thức đổi biến. Tích phân trong toạ độ cực.

10.2. Tích phân ba lớp 8 tiết (4/4/0)

  • Tích phân ba lớp và cách tính. Tính tích phân trong toạ độ trụ và toạ độ cầu.

  • Ứng dụng tích phân bội để tính diện tích và thể tích.

Chương 11 : Tích phân đường và tích phân mặt 32 tiết (21/11/0)

11.1. Tích phân đường 7 tiết (4 / 3 / 0):

11.1.1. Tích phân đường loại một:

  • Định nghĩa và cách tính.

11.1.2. Tích phân đường loại hai:

  • Đường cong định hướng. Định nghĩa tích phân đường loại hai. Cách tính. Liên hệ giữa hai loại tích phân.

11.1.3. Công thức Gơrin:

  • Tích phân vi phân hoàn chỉnh. Điều kiện để một tích phân dọc theo một đường cong chỉ phụ thuộc vào giá trị của hai đầu.

11.2. Tích phân mặt 10 tiết (6 / 4 / 0):

11.2.1. Vi phân mặt. Diện tích mặt.

11.2.2. Tích phân mặt loại một và cách tính.

11.2.3. Sự định hướng mặt cong. Tích phân mặt loại hai. Cách tính. Tích phân vi phân hoàn chỉnh ba biến. Công thức Stốc (Stokes). Công thức Ốt- strôgrátski (Ostrogradski).

11.3. Ứng dụng 11 tiết (7 / 4 / 0):

  • Công của một lực dọc theo một đường cong. Thông lượng của một từ trường qua một mặt. Khối lượng. Trọng tâm. Mômen quán tính.

11.4. Giải tích vectơ Lý thuyết trường 4 tiết (4 / 0 / 0)

11.4.1. Trường vô hướng. Mặt mức. Phương và chiều của f so với mặt mức.

11.4.2. Trường vectơ. Đường sức. Div.Rot. Trường thế. Trường sôlênôiđan.

IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA VÀ THI CỦA MÔN HỌC:

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. I. M.Ghenphan. Bài giảng về đại số tuyến tính(tiếng Nga) 1966.

  2. Michael Queyanne. Đại số (tiếng Pháp) 1981.

  3. Đoàn Quỳnh và các tác giả khác Đại số tuyến tính và hình giải tích 1998

  4. Trần Trọng Huệ. Đại số tuyến tính và hình giải tích. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội2001.

  5. Nguyễn Hữu Việt Hưng. Đại số tuyến tính. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội2000.

  6. G.M.Phích-ten-gôn. Cơ sở giải tích toán học.

Tập I và II (tiếng Nga). 1980.

  1. D.Cuđriasép. Giáo trình giải tích toán học.

Tập I và II (tiếng Nga). 1980.

  1. Nguyễn Xuân Liêm. Giải tích. Tập I và II 1998.

  2. Trần Đức Long và các tác giả khác. Giáo trình Giải tích.

Tập I, II, III. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.

  1. Nguyễn Văn Khuê và các tác giả khác. Toán đại cương.

Tập I, II, III 1997.

  1. Nguyễn Văn Mậu và các tác giả khác. Phép tính vi phân và tích phân của hàm một biến. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.

  2. Nguyễn Văn Mậu và các tác giả khác. Phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.

  3. Nguyễn Văn Mậu và các tác giả khác. Lý thuyết về chuỗi và phương trình vi phân. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.

  4. Hoàng Hữu Đường. Phương trình vi phân. 1970.

THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH

  • Chương trình này dành cho hai môn Đại số và Giải tích được xây dựng với nội dung 20 đơn vị học trình (300 tiết), trong đó có 180 tiết lý thuyết và 120 tiết bài tập. Phần Đại số gồm 90 tiết (54 tiết lý thuyết, 36 tiết bài tập). Phần Giải tích gồm 210 tiết (126 tiết lý thuyết, 84 tiết bài tập).

  • Nội dung đề cập tới những vấn đề Toán cần thiết nhất cho sự học tập của các sinh viên ngành Điện tử-Viễn thông, Công nghệ thông tin. Những nội dung Toán sâu hơn chưa được đề cập tới. Cụ thể như phương trình toán-lý, hàm biến phức, tính biến phân, … cần phải được bổ sung ở giai đoạn chuyên ngành, tuỳ theo các lĩnh vực mà sinh viên chuyên sâu.

  • Vì thời lượng hạn chế, nên nhiều khái niệm được tinh giản, nhiều định lý được thừa nhận không chứng minh.

  • Song, để việc thực hiện chương trình được linh hoạt, người dạy nếu cảm thấy thời gian cụ thể cho phép, có thể đề cập tới những phần lẽ ra phải tinh giản đó, chứng minh những định lý mà lẽ ra chỉ cần thừa nhận. Tuy vậy, những phần trình bày thêm này, nếu có, chỉ là phần để sinh viên tham khảo thêm, không nhất thiết phải có phần bài tập tương ứng, và không có trong chương trình kiểm tra cuối năm.

  • Cụ thể, những phần tinh giản và định lý không chứng minh được liệt kê và thuyết minh dưới đây.

PHẦN I: ĐẠI SỐ

Chương 1 mục 1.3. Nhóm, vành, trường

Các khái niệm này chỉ giới thiêu định nghĩa và cho ví dụ đơn giản, không đề cập tới các tính chất, vì mục tiêu chỉ nhằm hiểu được định nghĩa “không gian véctơ trên trường K” trong chương sau.



Chương 2 mục 2.2. Định lý Đalămbe

(Không thể chứng minh khi sinh viên học năm thứ nhất).



Chương 3 mục 3.2. Trực giao hoá Smith

(Không chứng minh).



Chương 4 mục 4.1. Định lý Laplace

(Không chứng minh).



Chương 4 mục 4.2. Định thức tích của hai ma trận vuông cùng cấp

(Không chứng minh).



Chương 6. Định luật quán tính đối với dạng toàn phương thực.

Định lý Sylvester

(Không chứng minh).



PHẦN II: GIẢI TÍCH

Chương 1 mục 1.4. Bổ đề Bônsanô-Vâyơstrát

(Không chứng minh).



Chương 1 mục 1.5. Các tiêu chuẩn hội tụ

(Không chứng minh).



Chương 2 mục 2.2. Những tính chât của hàm liên tục

(Có thể được minh hoạ bằng hình học) .



Chương 3 mục 3.1.3. Các định lý Rônlơ , Lagrăng, Côsi

(Có thể được minh hoạ bằng hình học).



Chương 5 mục 5.1.2. Điều kiện cần và đủ để một hàm là khả tích

( Không chứng minh ).

Định lý trung bình

(Có thể được minh hoạ bằng hình học ).



Chương 8 mục 8.1. Định lý duy nhất nghiệm của bài toán Côsi

(Không chứng minh ).

Chương 8 mục 8.3. Tính chất của định thức Wronski

( Không chứng minh ).

Chương 8 mục 8.4. Khái niệm về phương trình tuyến tính cấp cao với hệ số hằng số

( Không chứng minh ).

Chương 9 mục 9.1.4. Khái niệm đảo thứ tự các từ trong một chuỗi.

( Không chứng minh ).

Chương 9 mục 9.2.

Nếu có thời gian, có thể giới thiệu phần dãy hàm, chuỗi hàm, trước phần chuỗi luỹ thừa, khái niệm hội tụ đều, các điều kiện đảm bảo sự đạo hàm và tích phân của từng phần tử trong dãy.



Chương 9 mục 9. 3. Định lý khai triển

( Không chứng minh ).

Chương 10 mục 10.1.Công thức đổi biến.

( Không chứng minh ).

Trong đợt kiểm tra cuối kỳ nên chú trọng vào kỹ năng giải các bài toán là chủ yếu.



Trình tự các chương nêu trên chỉ mang tính gợi ý, người thực hiện có thể sắp xếp theo một trình tự khác, miễn là đảm bảo nội dung đã có trong chương trình.

VI. NGƯỜI BIÊN SOẠN: GS.TSKH. Nguyễn Thừa Hợp

VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG


(16 đvht, trong đó có 1 đvht thực tập)

PHẦN I:

CƠ HỌC - NHIỆT HỌC - VẬT LÝ PHÂN TỬ

MECHANICS - MOLECULAR PHYSICS AND HEAT

Thời lượng: 5 đvht = 75 tiết (54/21/0)

I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:

  • Học xong chương trình toán, vật lý phổ thông. Nếu đã học toán giải tích, hình giải tích và đại số thì thuận lợi hơn.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

+ Mục tiêu chung :

  • Nắm được các quy luật, hiện tượng cơ bản về cơ học, nhiệt học và làm các bài tập tương ứng.

+ Mục tiêu cụ thể :

  • Nhận thức: Hiểu được tính hệ thống của học phần là nghiên cứu chuyển động và nguyên nhân gây ra chuyển động của chất điểm, vật rắn và quá trình biến đổi năng lượng của chúng trong hệ quy chiếu quán tính, đồng thời nắm vững các nguyên lý của nhiệt động lực học và thuyết động học chất khí.

  • Kỹ năng: Biết vận dụng các quy luật để giải thích một số hiện tượng thường gặp và làm các bài tập theo nội dung các chương trong chương trình.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

Chương 1: Mở đầu vật lý học 1 tiết (1/0/0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học, kỹ thuật khác.

1.2. Đo lường, đơn vị và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị Quốc tế SI.

Chương 2 : Động học chất điểm 3 tiết (1/2/0)

(Nhắc lại khái niệm cơ bản và ôn tập qua bài tập)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, quỹ đạo, phương trình chuyển động.

2.2. Vận tốc và gia tốc.

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: Chuyển động của vật bị ném, chuyển động tròn.

Chương 3: Động lực học chất điểm 4 tiết (2/2/0)

(Nhắc lại khái niệm cơ bản và ôn tập qua bài tập)

3.1. Lực và khối lượng

3.2. Ba định luật Newton

3.3. Áp dụng định luật Newton trong việc giải các bài toán vật chuyển động thẳng, chuyển động tròn (lực hướng tâm).

3.4. Động lực, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng.

3.5. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

Chương 4: Chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính 3 tiết (2/1/0)
4.1. Chuyển động trong các hệ quy chiếu quán tính.

4.2. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính: Lực quán tính, lực quán tính ly tâm.

4.3. Sự thay đổi trọng lượng theo vĩ độ.

Chương 5: Công và năng lượng 6 tiết (4/2/0)

5.1. Năng lượng, công và công suất.

5.2. Động năng. Biến thiên động năng và công của lực.

5.3. Lực thế. Thế năng. Biến thiên thế năng và công của lực thế.

5.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng.

5.5. Va chạm đàn hồi. Va chạm mềm.

Chương 6: Chuyển động của vật rắn 6 tiết (4/1/0)

6.1. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Khối tâm. Chuyển động của khối tâm vật rắn.

6.2. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh trục toạ độ.

6.3. Momen quán tính của vật rắn. Định lý Steiner.

6.4. Momen động lượng. Định lý biến thiên và bảo toàn momen động lượng.

6.5. Động năng của vật rắn quay.

Chương 7 : Trường hấp dẫn. Chuyển động trong trường xuyên tâm

7 tiết (5/2/0)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ. Đo hằng số hấp dẫn.

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn.

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler.

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai.

7.5. Chuyển động của vệ tinh. Vệ tinh địa tĩnh và ứng dụng.

Chương 8: Cơ sở của thuyết tương đối hẹp 8 tiết (6/2/0)

8.1. Phép biến đổi Galileo. Nguyên lý tương đối Galileo.

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp.

8.3. Phép biến đổi Lorentz.

8.4. Tính tương đối của chiều dài, của khoảng thời gian.

8.5. Biến đổi vận tốc, gia tốc trong động học tương đối.

8.6. Định luật cơ bản của động lực học tương đối.

8.7. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng.

Chương 9: Dao động và sóng cơ 9 tiết (7/2/0)

9.1. Dao động điều hoà - Sự biến đổi và bảo toàn năng lượng.

9.2. Con lắc toán học và con lắc vật lý.

9.3. Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số và tần số gần nhau. Hiện tượng phách.

9.4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng.

9.5. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc.

9.6. Phương trình sóng và các đại lượng đặc trưng.

9.7. Năng lượng và mật độ dòng năng lượng của sóng.

9.8. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng.

9.9. Các đặc trưng của sóng âm và siêu âm.

9.10. Hiệu ứng Doppler.

Chương 10: Nhiệt độ 4 tiết (3/1/0)

10.1. Nhiệt độ, đo nhiệt độ.

10.2. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học.

10.3. Thang nhiệt độ Quốc tế, thang Celsius, Thang Fahrenheit.

10.4. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng.


Chương 11: Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

5 tiết (4/1/0)

11.1. Nội năng của hệ nhiệt động. Nhiệt và công.

11.2. Biểu thức của nhiệt và công trong quá trình biến đổi trạng thái.

11.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.

11.4. Nhiệt dung của vật chất.

11.5. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng.

11.6. Các hiện tượng truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ.

Chương 12: Thuyết động học chất khí 7 tiết (5/2/0)

12.1. Chuyển động nhiệt. Số Avogadro.

12.2. Khí lý tưởng.

12.3. Áp suất, nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử.

12.4. Động năng của chuyển động tịnh tiến. Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử.

12.5. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell.

12.6. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzmann.

12.7. Số bậc tự do. Sự phân bố đều năng lượng theo bậc tự do.

12.8. Nhiệt dung khí lý tưởng.

Chương 13: Các hiện tượng động học trong chất khí 5 tiết (4/1/0)

13.1. Va chạm phân tử. Quãng đường tự do trung bình.

13.2. Hiệu tượng khuếch tán.

13.3. Hiện tượng dẫn nhiệt.

13.4. Hiện tượng nội ma sát.

13.5. Tính chất của khí kém. Chân không cao, bơm chân không dầu.

Chương 14: Entropy và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học

8 tiết (6/2/0)

14.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch.

14.2. Chu trình. Chu trình Carnot.

14.3. Động cơ nhiệt và máy lạnh chạy theo chu trình Carnot.

14.4. Hai cách phát biểu nguyên lý số 2 nhiệt động lực học của Thomson và của Clausius.

14.5. Định lý Carnot về động cơ nhiệt.

14.6. Entropy. Quy luật tăng Entropy trong quá trình bất thuận nghịch - Cách phát biểu thứ 3 về nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học.

14.7. Ý nghĩa của Entropy

IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA VÀ THI:

  • Sau khi học hết chương 8 nên kiểm tra một lần trong 2 giờ để biết sự tiếp thu và nhắc nhở sinh viên học tập.

  • Thi học kỳ: Lý thuyết 6 điểm ; Bài tập 4 điểm

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. D. Haliday R Resnick và J. Walker . Cơ sở vật lý - Tập I, II, III. Cơ học bản dịch NXB-GD, 1996 - 1998.

2. Nguyễn Hữu Xý, Nguyễn Văn Thoả. Cơ hoc: NXB-ĐH, 1995.

3. Lương Duyên Bình chủ biên vật lý đại cương. Tập I, NXB-GD, 1994.

4. Đàm Trung Đồn . Nguyễn Viết Kính - vật lý phân tử và nhiệt học. NXB-ĐH, 1985.

5. Norman. C. Harris Introductory Applied Physics - Mc. Graw Hill.

International student edition - 1992.



  1. Richard Wolfson và Jay M. Pasachoff. Physics with Modern Physics for Scientist and Engineers. Harper Collin College Publishers - New York 1995.

7. AA. DETLAP VÀ B.M. IAVORSKI. Giáo trình vật lý - NXB-MAT-CƠ-VA. Các Trường ĐH, 1989.

PHẦN II

ĐIỆN VÀ TỪ HỌC

ELECTRICITY AND MAGNETIZM

Thời lượng: 4đvht = 60 tiết (42/18/0)

I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:

  • Học toán giải tích, phương trình vi phân.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

+ Mục tiêu chung:

  • Nắm được các quy luật, hiện tượng cơ bản về điện và từ và các ứng dụng của chúng, làm được các bài tập tương ứng.


+ Mục tiêu cụ thể:

  • Nhận thức: Hiểu được quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên và chuyển động - Sự chuyển hoá giữa các năng lượng điện và năng lượng từ .v.v.

  • Kỹ năng: Biết vận dụng các quy luật để giải thích một số hiện tượng thường gặp, và giải thích được các bài toán theo nội dung các chương trong chương trình.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

Chương 1: Điện trường trong chân không 10 tiết (7/3/0)

1.1. Điện tích. Định luật Coulomb.

1.2. Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường.

1.3. Điện trường của lưỡng cực điện, của vòng mảnh tích điện đều, của đĩa tròn tích điện đều.

1.4. Định lý Ostrogradsky-Gauss. Ứng dụng định lý O-G để tính điện trường của vật có đối xứng phẳng, trụ, cầu.

1.5. Điện thế. Điện thế của hệ điện tích điểm, của hệ điện tích phân bố liên tục.

1.6. Thế năng tương tác của hệ điện tích điểm.

1.7. Mối quan hệ giữa điện thế và cường độ điện trường. Mặt đẳng thế.

1.8. Lưỡng cực điện trong điện trường.

Chương 2: Vật dẫn trong điện trường 6 tiết (4/2/0)

2.1. Thuyết điện tử tự do trong kim loại

2.2. Sự cân bằng điện tích trên vật dẫn. Vật dẫn trong điện trường ngoài.

2.3. Điện dung của vật dẫn cô lập.

2.4. Điện dung của hai vật dẫn. Tụ điện.

2.5. Tụ điện phẳng, tụ điện trụ và tụ điện cầu.

2.6. Ghép tụ điện.

Chương 3 : Năng lượng của điện trường 4 tiết (3/1/0)

3.1. Năng lượng của hệ điện tích, của vật chất điện trong điện trường.

3.2. Năng lượng của tụ điện tích điện.

3.3. Năng lượng và mật độ năng lượng của điện trường.

Chương 4: Dòng điện không đổi 4 tiết (3/1/0)

4.1. Dòng điện, mật độ dòng điện. Suất điện động.

4.2. Định luật Ohm theo quan điểm vi mô, vĩ mô. Điện trở, siêu dẫn.

4.3. Năng lượng và công suất của mạch điện. Định luật Joule-Lenz.

4.4. Mạch rẽ. Quy tắc Kirchhoff.

Chương 5: Từ trường và tác dụng của từ trường lên dòng điện

8 tiết (6/2/0)

5.1. Tương tác giữa các dòng điện.

5.2. Từ trường. Véc tơ cảm ứng từ.

5.3. Định luật Biot-Savart-Laplace.

5.4. Từ trường của dòng điện thẳng, của dòng điện tròn.

5.5. Định luật về dòng toàn phần đối với từ trường. Ứng dụng nó để tính từ trường của ống dây điện thẳng, của ống dây điện tròn.

5.6. Định lý Ostrogradsky-Gauss đối với từ trường.

5.7. Tác dụng của từ trường lên dòng điện. Lực Ampere.

5.8. Dòng điện kín trong từ trường. Cơ sở của các dụng cụ đo điện.

Chương 6: Chuyển động của hạt tích điện trong điện trường, từ trường

6 tiết (4/2/0)

6.1. Lực Lorentz. Chuyển động của hạt tích điện trong từ trường đồng nhất.

6.2. Hiệu ứng Hall.

6.3. Sự làm lệch chuyển động của hạt tích điện bằng điện trường, từ trường. Ứng dụng.

6.4. Xác định điện tích và khối lượng của electron.

6.5. Xác định tỷ số e/m của các ion. Khối phổ ký.

Chương 7: Cảm ứng điện từ 4 tiết (3/1/0)

7.1. Các định luật cơ bản về cảm ứng điện từ (định luật Faraday và định luật Lentz).

7.2. Dòng Foucault.

7.3. Hiện tượng tự cảm.

7.4. Hiện tượng hỗ cảm.

7.5. Năng lượng và mật độ năng lượng từ trường.

Chương 8: Cơ sở lý thuyết Maxwell đối với trường điện từ

3 tiết (2/1/0)

8.1. Điện trường xoáy. Phương trình Maxwell thứ nhất.

8.2. Dòng điện dịch. Phương trình Maxwell thứ hai.

8.3. Hệ thống phương trình Maxwell đối với trường điện từ.

Chương 9 : Dao động điện và sóng điện từ 14 tiết (10 / 4 / 0)

9.1. Mạch dao động điện LC.

9.2. Dao động điện tắt dần trong mạch RLC. Dao động điện cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng điện từ.

9.3. Mạch điện xoay chiều chứa R, L, C mắc nối tiếp, mắc song song.

9.4. Hiện tượng cộng hưởng thế, cộng hưởng dòng.

9.5. Công suất toả ra trên mạch điện xoay chiều.

9.6. Sự tồn tại và các tính chất của sóng điện từ suy ra từ phương trình Maxwell.

9.7. Sự phản xạ và khúc xạ sóng điện từ tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

9.8. Năng lượng của sóng điện từ. Véc tơ Poynting - Umov - Sự phân cực của sóng điện từ.

IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA, THI:

  • Sau khi học xong chương 4 nên kiểm tra một lần trong 1 giờ để biết sự tiếp thu của sinh viên và nhắc nhở sinh viên những điểm cần lưu ý.

  • Thi học kỳ: Lý thuyết 6 điểm, bài tập 4 điểm.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. D. Haliday R. Resnick và J. Walker . Cơ sở vật lý - Tập IV. Điện học. Bản dịch NXB-GD, 1996.

  2. Nguyễn Văn Tới . Điện tử học: NXB-KH & KT, 1991.

  3. Lương Duyên Bình, Dư Chí Công, Nguyễn Hữu Hồ: Vật lý đại cương. Tập I, NXB-GD, 1995.

  4. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thế Khôi, Vũ Ngọc Hồng: Điện Đại Cương, NXB-GD, 1979.

  5. Norman. C. Harris Introductory Applied Physics - Mc. Graw Hill. International student edition - 1992.

  6. Richard Wolfson và Jay M. Pasachoff. Physics with Modern Physics for Scientists and Engineers. Harper Collin College Publishers - New York 1995.

  7. AA. DETLAP VÀ B.M. IAVORSKI. Giáo trình vật lý - NXB-MAT-CƠ-VA. Các Trường ĐH, 1989.


PHẦN III

QUANG HỌC

OPTICS

Thời lượng: 3đvht = 45 tiết (30/15/0)

I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:

  • Học toán giải tích và phương trình vi phân.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

+ Mục tiêu chung:

  • Nắm được các hiện tượng và định luật có liên quan đến dao động sóng trong cơ, điện, quang.

+ Mục tiêu cụ thể:

  • Nắm được quá trình dao động, truyền sóng trong môi trường đàn hồi, môi trường dẫn điện điện môi về mặt năng lượng cũng như về mặt hướng truyền. Giải thích một số hiện tượng về cơ, về sóng điện từ, ánh sáng thường gặp.

  • Làm được các bài toán có liên quan trong chương trình.

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

Chương 1: Trắc quang 3 tiết (2/1/0)

1.1. Các đại lượng trắc quang cơ bản (quang thông, cường độ độ rọi, độ chói, độ trưng...).

1.2. Đơn vị đo các đại lượng trắc quang.

1.3. Quang kế.

Chương 2: Sự truyền sóng ánh sáng qua các hệ quang học

9 tiết (6/3/0)

2.1. Sự truyền sóng phẳng qua một hệ trực tâm.

2.2. Sự truyền sóng chùm Gauss qua các dụng cụ quang học.

  • Các tính chất của chùm Gauss (cường độ, bán kính chùm pha, mặt sóng ...)

  • Sự lan truyền chùm Gauss qua một thấu kính mỏng.

  • Sự phản xạ chùm Gauss qua một gương cầu.

  • Sự lan truyền chùm Gauss qua một hệ quang học.

2.3. Các chùm sóng dạng khác

  • Dạng chùm Gauss - Hermit.

  • Dạng chùm Gauss - Laguerre.

  • Dạng chùm Bessell

Chương 3: Giao thoa ánh sáng 9 tiết (6/3/0)

3.1. Tính kết hợp của ánh sáng và điều kiện giao thoa ánh sáng.

3.2. Giao thoa bản mỏng.

  • Vân đồng độ nghiêng.

  • Vân đồng độ dầy,

  • Vân Newton.

3.3. Giao thoa nhiều tia - Mẫu Fabry Perot và giao thoa kế Michelson

Chương 4: Nhiễu xạ ánh sáng 9 tiết (6/3/0)

4.1. Nguyên lý Huyghens - FresneL và phương pháp đới cầu FresneL.

4.2. Nhiễu xạ Fresnel qua một lỗ tròn và màn chắn tròn.

4.3. Nhiễu xạ Fraunhofer qua một khe.

4.4. Cách tử nhiễu xạ.

4.5. Nhiễu xạ tia X trên mạng tinh thể.

Chương 5: Phân cực ánh sáng 6 tiết (4/2/0)

5.1. Các thực nghiệm dẫn đến sự phân cực ánh sáng.

  • Truyền qua một bản tourmaline

  • Phản xạ qua một gương.

5.2. Phân cực khi ánh sáng đi qua một bản tinh thể lưỡng chiết.

5.3. Các Nicol phân cực và các bản bước sóng, 1/2 bước sóng, 1/4 bước sóng.

Chương 6: Hiện tượng tán sắc, tán xạ và hấp thụ ánh sáng

9 tiết (6/3/0)

6.1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

  • Tán sắc thường và dị hướng (tính chất và lý thuyết giải thích)

  • Sự truyền xung ánh sáng qua môi trường tán sắc.

6.2. Sự tán xạ ánh sáng trong các môi trường

  • Tán xạ Tyradal trong môi trường.

  • Tán xạ Rayleigh.

  • Tán xạ phân tử.

6.3. Hiện tượng hấp thụ ánh sáng trong môi trường đồng nhất đẳng hướng. Định luật Bouger - Beer.

IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA, THI:

  • Sau khi học xong chương 3 nên kiểm tra một lần trong 1 giờ để biết sự tiếp thu của sinh viên và nhắc nhở sinh viên những điểm cần lưu ý.

  • Thi học kỳ: Lý thuyết 6 điểm, bài tập 4 điểm.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. D. Haliday R Resnick và J. Walker . Cơ sở vật lý - Tập I, II, IV, V. Bản dịch NXB-GD, 1996 - 1998.

  2. Nguyễn Hữu Xý, Nguyễn Văn Thoả. Cơ hoc: NXB-ĐH, 1995.

  3. Ngô Quốc Quýnh, Lê Thanh Hoạch: Quang học NXB-ĐH, 1985.

  4. Lương Duyên Bình chủ biên. Vật lý đại cương. Tập I, III, NXB-GD, 1995.

  5. Norman.C.Harris: Introductory Applied Physics - Mac. Graw Hill. 1992.

  6. 6.Richard Wolfson và Jay M. Pasachoff. Physics with Modern Physics for Scientists and Engineers. Harper Collin College Publishers - New York 1995.

  7. AA. DETLAP VÀ B.M. IAVORSKI. Giáo trình vật lý - NXB-MAT-CƠ-VA. Các Trường ĐH, 1989.

PHẦN IV

VẬT LÝ HIỆN ĐẠI (VẬT LÝ LƯỢNG TỬ)

MODERN PHYSICS

Thời lượng: 3đvht = 45 tiết (33/12/0)

I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:

  • Học xong phần lý thuyết cổ điển - Toán cao cấp.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

+ Mục tiêu chung:

  • Nắm được các quy luật, các hiện tượng của vật lý lượng tử.

+ Mục tiêu cụ thể:

  • Trên cơ sở của thuyết lượng tử hiểu được tính chất và cấu tạo của nguyên tử, trên cơ sở thống kê lượng tử hiểu được tính chất dẫn điện của vật rắn ... và các ứng dụng của chúng.

  • Kỹ năng: Biết vận dụng quy luật, hiện tượng đã học, giải thích được các hiện tượng, làm được các bài toán theo nội dung trong chương trình.


III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

Chương 1: Thuyết lượng tử bán cổ điển 8 tiết (6/2/0)

    1. Thuyết lượng tử Planck

    2. Tính chất hạt của bức xạ và đề xướng của Einstein về lượng tử ánh sáng photon.

1.3. Hiệu ứng quang điện.

1.4. Hiệu ứng Compton.

1.5. Cấu trúc của nguyên tử, lý thuyết Bohr.

Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của cơ học lượng tử

9 tiết (7/2/0)

2.1. Giả thuyết của De Broglie về lưỡng tính sóng hạt của hạt vi mô.

2.2. Hàm sóng, phương trình Schrodinger.

2.3. Nguyên lý bất định Heisenberg.

2.4. Hạt trong hố thế năng.

    1. Dao động tử điều hoà.

    2. Hiệu ứng chui ngầm

Chương 3: Nguyên tử 7 tiết (5/2/0)

3.1. Moment xung lượng.

3.2. Nguyên tử hydro.

3.3. Spin của điện tử.

3.4. Nguyên tử nhiều electron - Nguyên lý Pauli và bảng tuần hoàn .

    1. Tia X: Phổ liên tục và đặc trưng.

3.6. Tương tác giữa bức xạ điện từ với điện tử trong nguyên tử. Laser.

Chương 4: Điện tử trong vật rắn 22 tiết (16/6/0)

4.1. Thống kê lượng tử. Phân bố Bose Einstein và Phân bố Fermi Dirac.

    1. Lý thuyết vùng năng lượng của vật rắn. Phân loại các vật rắn.

    2. Vật liệu và linh kiện bán dẫn.

    3. Vật liệu từ tính.

    4. Vật liệu siêu dẫn.

    5. Vật liệu quang tử.



IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA, THI:

  • Sau khi học xong chương 3 nên kiểm tra một lần trong 1 giờ để biết sự tiếp thu của sinh viên và nhắc nhở sinh viên những điểm cần lưu ý.

  • Thi học kỳ: Lý thuyết 6 điểm, bài tập 4 điểm.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. D. Haliday R Resnick và J. Walker . Cơ sở vật lý - Tập VI. Bản dịch NXB-GD, 1996 - 1998.

  2. R.Gautreau, W.Savin. Vật lý hiện đại. Bản dịch NXB-GD, 1996.

  3. Lương Duyên Bình chủ biên. Vật lý đại cương. Tập III, NXB-GD, 1995.

  4. Norman.C.Harris: Introductory Applied Physics - Mac. Graw Hill. 1992.

  5. Richard Wolfson và Jay M. Pasachoff. Physics with Modern Physics for Scientists and Engineers. Harper Collin College Publishers - New York 1995.

  6. AA. DETLAP VÀ B.M. IAVORSKI. Giáo trình vật lý - NXB-MAT-CƠ-VA. Các Trường ĐH, 1989.



PHẦN V

THỰC TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG

PRACTICAL ON GENERAL PHYICS

Thời lượng: 3đvht = 45 tiết (0/0/45)

Chia thành 3 học phần 5-1, 5-2 và 5-3

(mỗi học phần 10 bài tuỳ theo bố trí của phòng thí nghiệm).

I. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT:

  • Học lý thuyết trước sau thực hành hoặc song song.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

+ Mục tiêu chung:

  • Đo đạc, kiểm nghiệm các định luật, hiện tượng đã học, xử lý số liệu đo. Biết sử dụng và hiểu nguyên lý hoạt động các thiết bị thông thường dùng trong thí nghiệm vật lý.

+ Mục tiêu cụ thể:

  • Biết tính sai số, xử lý kết quả đo.

  • Biết, hiểu nguyên tắc các dụng cụ đo như cân, ampekế, volkế, dao động ký, tần kế ..., kính hiển vi.

  • Nghiệm các định luật: Năng lượng, xung lượng, cảm ứmg điện từ, Ohm,,,,

  • Rèn luyện kỹ năng thực hành (lắp, đo, hiệu chỉnh, tác phong cẩn thận, trung thực).

III. NỘI DUNG MÔN HỌC:

  • Tuỳ theo điều kiện của phòng thí nghiệm, tối thiểu làm 30 bài có thể là những bài sau (ngoài phần lý thuyết sai số)

3.1. Đo độ dài, khối lượng.

3.2. Khảo sát các định luật chuyển động bằng máy Atwood.

    1. Nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng, năng lượng khi va chạm đàn hồi, không đàn hồi.

    2. Con lắc thuận nghịch.

    3. Chuyển động quay của vật rắn.

    4. Dao động của lò xo.

    5. Sóng trên dây.

    6. Xác định vận tốc sóng âm.

3.9. Đo đương lượng cơ nhiệt.

3.10. Đo nhiệt nóng chảy, nhiệt hoá hơi.

3.11. Đo hệ số dẫn nhiệt.

3.12. Sự trao đổi năng lượng điện, nhiệt.

    1. Xác định suất căng mặt ngoài.

    2. Sử dụng các dụng cụ đo điện (Akế, Vkế, Wkế) đo dòng điện, điện thế công suất.

    3. Hiện tượng cộng hưởng trong mạch xoay chiều.

    4. Lực tác dụng giữa 2 dây dẫn có dòng điện chạy qua.

    5. Nhiệt điện trở của kim loại và bán dẫn.

3.18. Đo R, L, C bằng phương pháp cầu.

3.19. Sử dụng kính hiển vi thông thường.

    1. Xác định tiêu cự của thấu kính.

    2. Sự phụ thuộc của chiết suất thuỷ tinh vào bước sóng ánh sáng.

    3. Ánh sáng phân cực.

    4. Điện kế khung quay.

3.24. Sử dụng dao động ký để đo các đại lượng sóng: Chu kỳ, biên độ, tần số ...

3.25. Dao động điện từ.

3.26. Sự truyền sóng, hấp thụ sóng cao tần.

3.27. Biến thế, từ trễ.

3.28. Tế bào quang điện.

3.29. Giao thoa kế Michelson.

3.30. Đo  dùng cách tử nhiễu xạ.

3.31. Cảm ứng điện từ.

3.32. Đo tỷ số e/m.

3.33. Dãy Balmer của nguyên tử hydro.

3.34. Đo hằng số Planck.

3.35. Photodiot.

IV. DỰ KIẾN KIỂM TRA:

  • Theo sát sinh viên làm từng buổi.

  • Từng bài trả bài ngay.

  • Cuối học kỳ: Bốc thăm làm lại bài đã làm trong 1/2 giờ.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tài liệu thực tập vật lý của ĐHTH. Tài liệu lưu hành nội bộ 1990.

  2. Tài liệu thực tập vật lý của ĐHSP. Tài liệu lưu hành nội bộ 1992.

  3. Tài liệu thực tập vật lý của ĐHBK. Tài liệu lưu hành nội bộ 1994.

  4. Tài liệu thực tập vật lý của ĐHQG. Tài liệu lưu hành nội bộ HCM, 1990.

  5. Tài liệu thực tập vật lý của Hãng PHYWE. Physics-Germany, 1997.

VI. NGƯỜI BIÊN SOẠN: PGS. TS. Nguyễn Viết Kính,

GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu.

tin hỌc cơ sỞ

Thời lượng: 8 đvht = 120 tiết (60/0/120 )

I. MÔN HỌC TUYÊN QUYẾT:
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Каталог: Contents -> attach
Contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
Contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
Contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
attach -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
Contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020
attach -> ĐOÀn thanh niên cộng sản hồ chí minh đOÀn trưỜng đẠi học công nghệ
attach -> HỘi sinh viên trưỜng đẠi học công nghệ

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương