20 tcn 25 – 1991 ĐẶT ĐƯỜng dẫN ĐIỆn trong nhà Ở VÀ CÔng trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế



tải về 281.87 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích281.87 Kb.
#2367
  1   2   3
20 TCN 25 – 1991

ĐẶT ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG –

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế đặt các đường dẫn điện cho nhà ở và công trình công cộng; với các dây dẫn bọc cách điện hoặc cáp điện có dòng điện xoay chiều và một chiều, điện áp đến 1000V.

Việc thiết kế đặt đường dẫn cho nhà ở và công trình công cộng còn phải thỏa mãn các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan. Với các công trình công cộng còn phải tuân theo các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.

Tiêu chuẩn này thay thế cho quy phạm thiết kế đặt đường dây dẫn điện trong các công trình kiến trúc 20TCN 25-65.
1.QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn bọc cách điện, cáp điện không vượt quá các trị số quy định của các nhà chế tạo và phải xét tới nhiệt môi trường, phương pháp đặt.

1.2. Mặt cắt của các ruột dẫn điện ( dây dẫn mềm, dây điện nửa cứng, dây điện cứng và cáp điện) không nhỏ quá các trị số quy định ở Bảng 1.



Bảng 1


Loại dây

Mặt cắt nhỏ nhất của ruột dẫn điện(mm2)




Đồng

Nhôm

1

2

3

1. Dây dẫn bọc cách điện, mềm, hai ruột nhiều sợi đấu vào đèn điện

0,75




2. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ, đặt cố định trong nhà

a. Trên puly hoặc các kẹp, treo dưới dây căng

b. Trong máng, hộp, dàn (trừ trường hợp kín)

- Khi các ruột nối bằng các kẹp bắt bu lông

- Khi các ruột nối bằng cách hàn

+ Ruột một sợi

+ Ruột nhiều sợi

c. Trên các sứ đỡ



1
1
0,5

0,35

1,5



2,5
2

4


3. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà:

a. Theo tường hoặc theo các kết cấu công trình hoặc trên sứ đỡ của cột, các đường rẽ nhánh vào nhà từ đường dây trên không.

b. Trên puly, dưới mái hắt.

2,5


1,5

4

2,5



4. Dây dẫn bọc cách điện và cáp điện có hoặc không có vỏ bọc bảo vệ, đặt trong ống các loại, ống mềm bằng kim loại và trong hộp kín.

1

2

5. Cáp điện và dây dẫn bọc cách điện có vỏ bảo vệ, ở những đường dây dẫn điện cố định (không đặt trong ống các loại, ống mềm bằng kim loại và trong hộp kín):

a. Khi các ruột nối bằng cách kẹp bắt bulông

b. Khi các ruột bằng cách hàn:

+ Ruột một sợi

+ Ruột nhiều sợi


1


0,5

0,35


2,5


6. Dây dẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ bảo vệ và cáp điện đặt trong mương kín hoặc mương đúc liền trong các kết cấu xây dựng (hoặc trong hay dưới lớp vữa trát)

1


2

1.3 Hệ thống đường dẫn điện phải được độc lập vế cơ, điện với các hệ thống khác và phải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.

1.4 Chỗ nối hoặc rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn dẫn điện như một dây dẫn, cáp điện liên tục và không được chịu lực tác động bên ngoài.

1.5 Dây dẫn, cáp điện ( trừ trường hợp dự phòng ) cho phép đặt chung trong ống thép và các loại ống khác có độ bền cơ học tương tự, trong các hộp, máng và mương kín, trong các kết cấu xây dựng nhà khi :

a. Tất cả các mạch cùng một tổ máy.

b. Các mạch động lực và mạch kiểm tra của một số bảng điện, tủ điện, bảng và bàn điều khiển có liên quan về công nghệ.

c. Mạch cấp điện cho đèn phức tạp.

d. Mạch của một số nhóm thuộc cùng một dạng chiếu sáng (chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố) với số dây dẫn không quá 8.

1.6 Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố, không được đặt chung trong một ống, một hộp hay một máng.

1.7. Khi đặt hai hay nhiều dây dẫn trong một ống, đường kính trong của ống không được nhỏ quá 11mm.

Không cho phép đặt một dây pha điện xoay chiều trong ống thép hoặc trong ống cách điện có vỏ bọc bằng thép, nếu tải dòng điện danh định lớn quá 25A.

1.8. Khi đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện đảm bảo ống có độ dốc đủ để nước chảy về phía thấp nhất và thoát ra ngoài, không được để nước thấm vào hoặc đọng lại trong ống.

1.9. Cho phép dùng ống bẹt, hình bầu dục nhưng phải đảm bảo đường kính của ống không lớn quá 10% đường kính nhỏ ( của ống).

1.10. Để lớp cách điện của dây dẫn không bị hỏng do cọ xát với miệng ống, phải giũa tròn miệng ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm. Các phụ tùng nối ống không được chịu các lực tác động bên ngoài.

1.11. Các hộp nối dây hoặc các hộp rẽ nhánh, đường kính ống luồn dây dẫn, luồn cáp điện cũng như số lượng và bán kính uốn cong đoạn ống phải đảm bảo luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện được dễ dàng.

1.12. Tất cả các mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải được thực hiện trong hộp nối dây và hộp rẽ nhánh.

1.13. Các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh phải đảm bảo an toàn về điện và phòng chống cháy. Kết cấu hộp phải phù hợp với phương pháp đặt và môi trường. Cấu tạo hộp cũng như vị trí đặt hộp phải dễ dàng kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết.

1.14. Khi dây dẫn hoặc cáp điện xuyên móng , tường, trần nhà, sàn nhà, phải đặt trong ống thép hoặc các ống có độ cứng tương tự. Đường kính trong ống phải lớn hơn 1,5 lần đường kính ngoài của dây dẫn hoặc cáp điện thực hiện theo Điều 3.1. khi đặt hở.

1.15. Khi đường dẫn điện đi qua khe lún, khe co dãn, phải có biện pháp chống bị hư hỏng.

1.16. Khi dùng dây thép treo cáp điện, chỉ được cho dây treo chịu một lực không quá ¼ ứng lực làm đứt dây thép đó.

1.17. Các bộ phận bằng kim loại của đường dẫn điện (kết cấu hộp, máng, dàn, giá đỡ, ống luồn dây hoặc cáp điện…) phải được bảo vệ chống bị ăn mòn và phải thích hợp với môi trường.

1.18. Các bộ phận bằng kim loại không mang điện của đường dây dẫn điện phải được nối đất bảo vệ (hoặc nối không).

2. CHỌN HÌNH THỨC ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN, DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN.


2.1. Đường dẫn điện phải thích hợp với các điều kiện môi trường, mang tính chất sử dụng và đặc điểm kiến trúc công trình cũng như các yếu cầu về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy phải theo các yêu cầu ở Bảng 2:
Bảng 2-Chọn hình thức và phương pháp đặt đường dẫn điện theo yêu cầu phòng chống cháy.


Hình thức và phương pháp đặt đường dẫn điện trên các bề mặt và các chi tiết

Dây dẫn, cáp điện

Bằng vật liệu cháy

Bằng vật liệu cháy, khó cháy




A- Đường dẫn điện đặt hở

Trên puly kẹp, giá đỡ

Trực tiếp

- Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bọc bằng vật liệu cháy.

Trực tiếp




- Dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bọc bằng vật liệu không cháy, khó cháy.

Trong ống và hộp bằng vật liệu không cháy

Trong ống và hộp bằng vật liệu không cháy, khó cháy

- Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ, cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy, khó cháy.

B- Đường dẫn điện đặt kín

Có lớp lót bằng vật liệu không cháy và trát vữa hoặc bảo vệ kín các phía bằng lớp vật liệu không cháy(1)

Trực tiếp

Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ, cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy.

Trực tiếp

Trực tiếp

Như trên nhưng bằng vật liệu không cháy

Trong ống và hộp bằng vật liệu khó cháy, có lớp vật liệu không cháy lót ống và hộp và có vữa trát (2)

Trong ống và hộp bằng vật liệu cháy đúc liền khối, trong rãnh …, trong lớp vật liệu không cháy bao kín (3)

Dây dẫn không có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy, khó cháy và không cháy

Ghi chú:

1- Lớp lót bằng vật liệu không cháy dày ít nhất 10mm.

2- Ống phải được trát vữa kín, hoặc bọc phi–bơ–rô-xi-măng...dày ít nhất 10mm.

3- Lớp Bo kín quanh ống (hộp …) bằng vật liệu không cháy có thể là vữa phi-bơ-rô-xi-măng hoặc bê tông dày ít nhất 10mm.

2.2. Loại đường dẫn điện, phương pháp đặt dây dẫn và cáp điện theo điều kiện môi trường được chọn theo Bảng 3.

Khi đồng thời có nhiều điều kiện đặc trưng của môi trường (Bảng 3) thì đường dây dẫn điện phải thỏa mãn tất cả các điều kiện đó.

2.3. Cách điện của dây dẫn, cáp điện dùng trong đường dẫn diện không những phải phù hợp với điện áp danh định của lưới điện mà còn phải phù hợp với hình thức đặt và điều kiện môi trường.

Khi có những yêu cầu đặc biệt liên quan tới thiết bị, cách điện của dây dẫn và vỏ bảo vệ của dây dẫn, cáp điện cũng phải thỏa mãn những yêu cầu đó.

2.4. Dây trung tính phải có cách điện như dây pha.

2.5. Cho phép đặt cáp điện có vỏ cao su, vỏ chì, nhôm, chất dẻo ở các phòng ẩm, phòng rất ẩm, phòng rất ẩm, phòng có nguy hiểm về cháy và phòng có nhiệt độ không quá 400 C.

2.6. Ở những nơi có nhiệt độ từ 400 C trở lên phải dùng dây dẫn, cáp điện mà lớp cách điện và vỏ bọc chịu được nhiệt độ cao hoặc phải giảm bớt phụ tải của dây dẫn và cáp điện.

Chọn loại đường dẫn điện, phương pháp đặt dây dẫn, cáp điện theo điều kiện môi trường.

Bảng 3


Điều kiện môi trường

Đường dẫn điện

Dây dẫn, cáp điện

A. Đường dẫn đặt hở

Phòng khô , ẩm

Trên puly sứ hoặc kẹp

  • Dây dẫn một ruột không có vỏ bảo vệ

  • Dây dẫn hai ruột

Phòng khô

Như trên




Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

-Trên sứ cách điện, puly sứ, ở các thiết trí điện ngoài nhà dùng puly sứ có kích thước lớn, loại dùng cho những nơi ẩm chỉ cho phép dùng ở những chỗ có nước hoặc nước mưa không rơi trực tiếp vào đường dẫn điện trực tiếp theo mặt tường trần và các kết cấu của nhà



Dây dẫn một ruột không có vỏ bảo vệ. Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại

Các loại phòng

Như trên

- Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ.

- Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại.



Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Trên dàn, giá đỡ và hộp không có nắp đậy

Như trên

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Treo dưới dây căng

- Dây dẫn loại treo dưới dây căng.

- Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ

- Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại


B- Đường dẫn điện đặt kín

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Trong ống không bằng kim loại và bằng các vật liệu cháy (chất dẻo …).

Trong rãnh kín của các cấu kiện xây dựng



  • - Dây dẫn một hoặc nhiều ruột, có hoặc không có vỏ bảo vệ.

  • - Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại.




Ngầm tường hoặc dưới lớp vữa trát. Trong lớp ốp tường, trần nhà bằng puly sứ, kẹp, hoặc trong ống bằng các vật liệu không cháy.

- Cấm dùng ống cách điện có vỏ kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà

- Cấm dùng ống thép và hộp thép có bề dày 2mm và nhỏ hơn ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.





Phòng khô, ẩm và rất ẩm

Trong các cấu kiện đúc sẵn hoặc liền khối

Dây dẫn không có vỏ bảo vệ

C- Đường dẫn điện đặt hở và đặt kín

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Trong ống thép(loại thông thường và loại dày) và các hộp thép kín. Trong ống không phải bằng kim loại và trong hộp bằng vật liệu khó cháy.

- Trong ống cách điện có vỏ bằng kim loại.

- Cấm dùng ống cách điện bằng kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.

- Cấm dùng ống thép và hộp thép kín có bề dày 2mm và nhỏ hơn ở nơi ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.



Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ. Cáp điện có vỏ bảo vệ bằng kim loại

2.7.Trong các phòng ẩm, rất ẩm và với các thiết bị điện ngoài nhà, vỏ bọc cách điện của dây dẫn, cáp điện, các giá đỡ cách điện, các kết cấu treo, các ống, máng, dàn và hộp …. Phải chịu ẩm ướt.

2.8. Trong các phòng có bụi, không được dùng hình thức đặt dây dẫn, cáp điện dể bị bám bụi hoặc khó làm sạch bụi.

2.9. Trong các phòng và với các thiết bị điện ngoài nhà, có môi trường hoạt tính hóa học, tất cả các phần của đường dẫn điện phải chịu được tác động của môi trường, nếu không phải có biện pháp bảo vệ.

2.10. Ở những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của tia nắng mặt trời phải có biện pháp bảo vệ và cáp điện chống ảnh hưởng đó.

2.11. Ở những nơi đường dẫn điện đặt hở không chịu được các lực tác động bên ngoài thì phải đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép, hộp thép, trong các vật bảo vệ hoặc phải dùng đường dẫn điện kín.

2.12. Phải dùng dây dẫn và cáp điện có ruột đồng ở nhưng nơi nguy hiểm cháy, nổ, ở các công trình quan trọng, ở vùng biển hoặc những nơi có môi trường hoạt tính hóa học; ở các bộ phận chuyển động hoặc các máy móc rung động; ở các thiết bị dụng cụ điện cầm tay di động và các hộ tiêu thụ điện loại 1 theo độ tin cậy cung cấp điện.

2.13. Với đường dẫn điện ngoài nhà, phải dùng dây dẫn một ruột cách điện không có vỏ bảo vệ hoặc cáp điện.


3. ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN HỞ TRONG NHÀ.
3.1. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bọc bảo vệ, đặt hở trực tiếp các bề mặt, puly, sứ đỡ, kẹp, treo dưới dây căng, trên dàn, trong máng…. Phải được thực hiện như sau;

a. Khi điện áp trên 42V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đến 42 V trong các phòng bất kỳ, phải đặt ở độ cao ít nhất 2m so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc.

b. Khi điện áp trên 42V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm phải đặt ở độ cao ít nhất 2,5 m so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc.

Khi đường dây đi xuống công tắc đèn, ổ cắm điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ, bảng tủ điện, đèn và các thiết bị dùng điện khác đặt trên tường, không thực hiện các yêu cầu trên.

Khi dây dẫn, cáp điện xuyên sàn nhà và đặt hở thẳng đứng (hoặc chéo) theo tường nhà, phải được bảo vệ tránh va chạm. Độ cao bảo vệ ít nhất 1,5m so với mặt sàn.

3.2. Không quy định độ cao đặt dây dẫn cách điện có vỏ bảo vệ, dây dẫn trong ống cách điện có vỏ bọc bằng kim loại, dây dẫn và cáp điện trong ống thép, ống mềm bằng kim loại.

3.3. Khi đặt hở, dây dẫn và cáp điện có vỏ bọc bảo vệ bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ, khoảng cách từ vỏ dây dẫn, cáp điện các bề mặt đặt các kết cấu, các chi tiết bằng vật liệu cháy ít nhất 10mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăn cách bằng lớp vật liệu không cháy (vữa xi măng, phi-bơ-rô-xi-măng… ) dày ít nhất 10mm.

3.4. Ở những chỗ buộc dây dẫn, phải dùng vải nhựa (băng dính…) quấn dây dẫn dẫn để tránh dây buộc làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn. Buộc dây dẫn vào puly hoặc đồ sứ đỡ, phải dùng dây thép mền không rỉ, dây đồng mền hoặc các loại dây khác có độ bền tương tự và không bị hư hỏng do tác động của môi trường.

3.5. Cáp điện có vỏ chì, vỏ nhôm, vỏ cao su, vỏ chất dẻo… được phép đặt hở với điều kiện ở nơi đặt không có động vật gặm nhấm phá hoại, không có các tác động có các tác động cơ lý, không có các chất ăn mòn.

3.6. Khi ống và hộp bằng vật liệu khó cháy đặt hở trên bề mặt các cấu kiện, các chi tiết bằng vật liệu cháy hoặc khó cháy, khoảng cách từ ống (hộp) đến các bề mặt nói trên không nhỏ quá 10mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăn cách bằng lớp, vật liệu không cháy (vữa xi măng, phi-bơ-rô-xi-măng) dày ít nhất 10mm.

3.7.Trong các phòng rất ẩm, độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của hộp không nhỏ quá 2m.

3.8. Độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của máng, dàn không được quá nhỏ 2m. Riêng trong phòng điện cũng như phòng của nhân viên quản lý vận hành điện, độ cao đặt máng không quy định.

3.9. Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện không được lớn quá các trị số ở Bảng 4.


Bảng 4 – Khoảng cách cho phép lớn nhất giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ trên các giá đỡ cách điện.


Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách cho phép lớn nhất (m) khi mặt cắt ruột dẫn điện(mm2)




Đến 2.5

4

6

10

16 đến 25

35 đến 70

95 trở lên

1. Trên puly kẹp

0,80

0,80

0,80

0,80

1,0

1,2

1,2

2. Trên vật cách điện đặt ở tường và trần nhà

1

2

2

2

2,5

3

6

3. Trên vật cách điện đặt ở tường thuộc đường dẫn điện ngoài nhà.

2

2

2

2

2

2

2

4. Trên vật cách điện đặt ở vỉ kèo, cột hoặc tường.

- Với dây dẫn ruột đồng

- Với dây dẫn ruột nhôm


6

12

6

6

12











3.10. Khoảng cách giữa các tim dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ của cùng một mạch hoặc của các mạch khác nhau đặt trên các giá đỡ cách điện không được nhỏ quá các trị số ở Bảng 5.



Bảng 5 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa các tim dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bọc bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện.


Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m) khi mặt cắt ruột dẫn điện (mm2)

Đến 10

16 đến 25

35 đến 50

70 đến 95

120

-Trên puly, kẹp

- Trên vật cách điện



0,35
0,70

0,50
0,70

0,50
1,00

0,70
1,50

1,00
1,50

Каталог: Resources -> Documents -> 2013
2013 -> 20 tcn 27-91 ĐẶt thiết bị trong nhà Ở VÀ CÔng trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
2013 -> Tcn 58 – 1997 phòng cháy chữa cháy chợ VÀ trung tâm thưƠng mạI, YÊu cầu an toàn trong khai tháC
2013 -> Của Bộ Xây dựng số 13/2006/QĐ-bxd ngày 19 tháng 04 năm 2006 Về việc ban hành tcxdvn 361 : 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế " BỘ trưỞng bộ XÂy dựNG
2013 -> 20 tcn 33 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế
Documents -> CÔng tác phòng cháy và chữa cháy trưỜng họC Đặc điểm tình hình liên quan đến công tác pccc trường học Vai trò công tác pccc trong trường học
Documents -> BẢn dự thảo chuyêN ĐỀ tuyên truyền về CÔng tác pccc
Documents -> NỘi dung tuyên truyền công tác pccc các vũ trưỜNG, TỤ ĐIỂm biểu diễn nghệ thuậT
Documents -> NHÀ MÁy sản xuất bình xịt thuốc diệt côn trùng aerosol

tải về 281.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương