2. Yêu cầu Bám sát nội dung Nghị quyết số 857/nq-ubtvqh13 và Quyết định số 01/QĐ-ttg



tải về 48.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích48.18 Kb.
#26483


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HẢI DƯƠNG


Số: 202 /KH-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hải Dương, ngày 29 tháng 01 năm 2015



KẾ HOẠCH

Về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh

đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)


Thực hiện Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (viết tắt là Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13) và Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt là Quyết định số 01/QĐ-TTg) về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 và Quyết định số 01/QĐ-TTg, phát huy quyền làm chủ và huy động trí tuệ của nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc góp ý vào nội dung dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).



2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 và Quyết định số 01/QĐ-TTg. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phải được tiến hành rộng rãi với các hình thức thích hợp, công khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm; tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh góp ý vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Ý kiến đóng góp của nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phải được tập hợp, phản ánh đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực.

- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

- Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ đã nêu trong Kế hoạch, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phải xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong Quý I năm 2015.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN LẤY Ý KIẾN

1. Nội dung lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)

a) Lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), gồm: Quy định chung; Quyền sở hữu và các vật quyền khác; Nghĩa vụ và hợp đồng; Thừa kế; Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Điều khoản thi hành; Kỹ thuật trình bày các quy định của Bộ luật dân sự. Trong đó, tập trung vào 10 (mười) vấn đề trọng tâm đã được Chính phủ xác định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg.

b) UBND tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực UBMTTQ tỉnh tổ chức lấy ý kiến về các nội dung được xác định tại Điểm a Khoản 1 Mục này; đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan mình và những vấn đề mà cơ quan quan tâm.

c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức lấy ý kiến về các nội dung được xác định tại Điểm a Khoản 1 Mục này; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung lấy ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở địa phương và những vấn đề mà địa phương quan tâm.



2. Hình thức lấy ý kiến

a) Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua các hình thức sau đây:

- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Thông qua Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp;

- Các hình thức phù hợp khác.

b) Ý kiến của nhân dân trên địa bàn tỉnh góp ý vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm tại mục III Kế hoạch này hoặc gửi trực tiếp đến Sở Tư pháp theo địa chỉ: số 2 Phạm Sư Mệnh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

3. Đối tượng lấy ý kiến

Đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) bao gồm:

a) Các cơ quan thuộc HĐND, UBND tỉnh; Cơ quan Tư pháp;

b) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác trên địa bàn tỉnh;

d) Các doanh nghiệp, các Trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh;

đ) Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư, luật gia và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

4. Thời gian lấy ý kiến

a) Thời gian lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) bắt đầu từ khi ban hành Kế hoạch này và kết thúc vào ngày 05 tháng 4 năm 2015.

b) Sau thời hạn trên, tổ chức, cá nhân tiếp tục đóng góp ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thì gửi đến Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 09 năm 2015 theo địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử: boluatdansu@moj.gov.vn.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì cùng Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBMTTQ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch của Tỉnh và giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) tới các sở, ngành, cơ quan thuộc HĐND, UBND tỉnh, Cơ quan Tư pháp, Ủy ban nhân dân, UBMTTQ các huyện, thị xã, thành phố.

- Thành phần:

+ Cấp tỉnh gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, thường trực UBMTTQ tỉnh, Đại diện lãnh đạo và cán bộ pháp chế các sở, ngành, đoàn thể; Đại diện các cơ quan tư pháp; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

+ Cấp huyện: Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND huyện, Thường trực UBMTTQ, Phòng Tư pháp, báo cáo viên pháp luật cấp huyện, Chủ tịch và cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã.

- Thời gian thưc hiện: Tuần đầu tháng 02 năm 2015.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, MTTQ tỉnh.

2. Sở Tư pháp

a) Chuẩn bị, in ấn, cấp phát tài liệu phục vụ các Hội nghị triển khai Kế hoạch và Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của Tỉnh.

b) Giúp UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với thường trực HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên để tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đối với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn và một số cử tri tại địa phương.

- Thời gian thực hiện: Trước ngày 20/3/2015.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, MTTQ tỉnh

c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

d) Xây dựng Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở tập hợp, tổng hợp kết quả lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) theo Báo cáo kết quả lấy ý kiến của các sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thời gian thưc hiện: Xong trước ngày 10/4/2015.



2. Thủ trưởng sở, ngành thuộc UBND tỉnh:

a) Triển khai Kế hoạch của Tỉnh, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trong phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách - Thời gian thưc hiện: Trước ngày 10/2/2015 (Có báo cáo về UBND tỉnh – qua Sở Tư pháp để tổng hợp)

b) Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành, lĩnh vực phụ trách

- Thời gian thưc hiện: Xong trước ngày 23/3/2015.

c) Tập hợp, tổng hợp kết quả lấy ý kiến và xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của sở, ngành, cơ quan mình và gửi đến Sở Tư pháp để tổng hợp. Nội dung báo cáo kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thực hiện theo Đề cương báo cáo theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thời gian thưc hiện: Xong trước ngày 30/3/2015.



3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã

a) Triển khai Kế hoạch của Tỉnh, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn quản lý.

Thời gian thưc hiện: Trước ngày 10/2/2015(Có báo cáo về UBND tỉnh – qua Sở Tư pháp để tổng hợp)

b) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn huyện về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã và nhân dân ở địa phương.

- Thời gian thực hiện: Trong suốt quá trình tổ chức lấy ý kiến

c) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện; UBND cấp xã; các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn và một số cử tri tại địa phương.

- Thời gian thưc hiện: Xong trước ngày 23/3/2015.

d) Tập hợp, tổng hợp kết quả lấy ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) ở địa phương gửi đến Sở Tư pháp để tổng hợp. Nội dung báo kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thực hiện theo Đề cương báo cáo theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thời gian thưc hiện: Xong trước ngày 30/3/2015.

Phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.



4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).



5. Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh

- Dành thời lượng phù hợp hàng ngày để giới thiệu những nội dung về việc lấy ý nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Thời gian thực hiện: Phát liên tục 10 ngày bắt đầu từ ngày 01/02/2015 đến hết ngày 10/02/2015.

- Thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp để cập nhật, đăng tải các bài viết; thực hiện phóng sự, phỏng vấn để phản ánh về việc lấy ý nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh.



6. Báo Hải Dương

- Mở chuyên mục đăng tải các nội dung lấy ý nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Thời gian thực hiện: Đăng tải liên tục 10 số bắt đầu từ ngày 01/02/2015 đến hết ngày 10/02/2015.

- Thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện và đăng tải các cuộc ghi chép, trao đổi, bình luận về việc lấy ý nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh:

- Phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trong toàn ngành, tổ chức mình; tổ chức theo hình thức thích hợp lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đơn vị trực thuộc, các tổ chức thành viên thuộc phạm vi ngành, tổ chức mình; tập hợp, tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến của ngành, tổ chức mình và gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp. Nội dung báo cáo kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) thực hiện theo Đề cương báo cáo theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thời gian thưc hiện: Xong trước ngày 30/3/2015.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, đồng thời lập dự toán kinh phí hoạt động bổ sung gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán bổ sung, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh theo quy định.

 Trên đây là Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Hải Dương. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả./.

 Nơi nhận:

- Chính phủ;

- Bộ Tư pháp; Để b/c

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;

- Đoàn ĐBQH tỉnh;

- Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh;

- Các Cơ quan Tư pháp tỉnh;

- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;

- HĐND, UBND các huyện, TX, TP;



- Lưu: VT, NC.


TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH


Đã ký


Nguyễn Mạnh Hiển



Каталог: ChinhQuyen -> hethongvanbanpq -> Documents
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠng số: 141 /bc-ubnd
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hải dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG

tải về 48.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương