110 năm lịch sử hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột anh hùng



tải về 231.02 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích231.02 Kb.
#37559
  1   2   3
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Cuộc thi tìm hiểu “110 năm lịch sử hình thành và phát triển

Buôn Ma Thuột anh hùng”

--------

Buôn Ma Thuột vùng đất đỏ ba zan màu mỡ; là nơi giao thoa văn hóa của 40 dân tộc anh em cùng chung sống góp phần tạo nên bức tranh văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến, thực dân, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và các dân tộc Buôn Ma Thuột nói riêng dù phải đói cơm, thiếu muối vẫn đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ để làm cách mạng. Mùa xuân 1975, Buôn Ma Thuột vinh dự được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn là điểm quyết chiến chiến lược, mở màn cho cuộc tổng tấn công nổi dậy giải phóng hoàn toàn miềm Nam, thống nhất đất nước.

Hướng tới kỷ niệm 110 năm hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột (22/11/1904-22/11/2014); kỷ niệm 40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2015); Ban Thường vụ Thành ủy Buôn Ma Thuột phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “110 năm lịch sử hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột anh hùng”; thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk góp phần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm xây dựng Thành phố phát triển toàn diện, sớm trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Ban Thường vụ Thành ủy trân trọng gửi tới đồng bào, đồng chí và các bạn Đề cương tóm tắt về quá trình hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột làm tài liệu tham khảo phục vụ Cuộc thi.



I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH BUÔN MA THUỘT TỪ NĂM 1904 ĐẾN NAY

Vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có từ lâu đời, nhất là từ sau cuộc chiến tranh mở đất về phía nam của Lê Thánh Tông (năm 1471) đã nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ Việt Nam, và cũng từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, về danh nghĩa là của Vua hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá nhưng thực tế phần nào chịu ảnh hưởng của những chính sách cai trị của Vua chúa Việt Nam, nhất là từ thời Viên trấn thủ Quảng Nam, Bùi Tá Hán (cuối thế kỷ XVI) trở đi đến thời dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX (1802-1884).



Địa danh Buôn Ma Thuột là tên gọi một “Buôn” của đồng bào Ê Đê Kpă, vùng đất này vào cuối thế kỷ XIX chỉ có một buôn với khoảng 50 nhà dài, mỗi nhà có từ 30 đến 40 người do người tù trưởng Ama Thuột cai quản nằm bên dòng suối Êa Tam. Đến những năm đầu của thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn đơn lẻ nữa mà đã quy tụ phát triển thêm hàng chục buôn khác. Tuy nhiên, Buôn Ma Thuột vẫn là một buôn lớn, trung tâm của cả vùng lúc bấy giờ và do tù trưởng Ama Thuột, một người có thế lực và uy tín cai quản. Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột – làng của cha Y Thuột (tiếng Ê Đê: Ama có nghĩa là cha, Y Thuột là chỉ người con trai tên Thuột – Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột).

Năm 1890, Bourgeois - một tên thực dân nổi tiếng nham hiểm, sau khi thu phục được Khunjunop, một tù trưởng được mệnh danh là Vua săn voi nổi tiếng ở Bản Đôn đã tìm mọi cách để mua chuộc tù trưởng Ama Thuột nhằm đặt tiền đề cho việc di dời thủ phủ từ Bản Đôn về địa danh Buôn Ma Thuột ngày nay.

Ngày 03/10/1893, Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết, thừa nhận quyền của nước Pháp trên phần đất nằm ở tả ngạn sông Mê Kông, trong đó có Cao Nguyên (gọi là Hin Truland). Ngày 01/6/1895 thống sứ Lào là Boulloche chia lãnh thổ Lào thành hai vùng riêng biệt, một gọi là Thượng Lào đóng trụ sở tại Luong Prabang và vùng còn lại gọi là Hạ Lào đóng trụ sở tại Kong của Stung Streng, Cao Nguyên Hin Truland được sát nhập vào 3 tỉnh Stung Streng trong đó địa bàn Đắk Lắk, tỉnh Alopen và tỉnh Saravane.

Ngày 16/10/1898, Khâm sứ Trung kỳ Bovelloche buộc triều đình Huế sắp đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của người Pháp.

Ngày 31/01/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập một cơ sở hành chính tại Bản Đôn, trên bờ sông Sêrêpôk trực thuộc tỉnh Stung Streng với mục đích thể hiện quyền cai trị của nước Pháp trên thung lũng này để kiểm soát người dân tộc Jarai cũng như tạo sự dễ dàng cho việc buôn bán giữa Lào và Trung kỳ.

Ngày 02/11/1899, viên quản nhiệm Bovrglocs lập ra hạt đại lý khu vực Bản Đôn với mục đích làm thí điểm trong cuộc bình định Cao nguyên trung phần tìm cách thu phục đồng bào Ê Đê, M’nông (nhóm Kpă và Bih) vùng hạ lưu sông Krông Ana và sông Krông Nô, nhưng tất cả ý đồ đó đều thất bại.

Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn vùng Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng. Ngày 22/11/1904 Hội đồng tối cao toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đắk Lắk khỏi địa bàn nước Lào và đặt thành một tỉnh thuộc quyền giám sát và quản trị Khâm sứ Trung kỳ (sứ An Nam). Như vậy, với Nghị định ngày 22/11/1904, Đắk Lắk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung kỳ.

Sau đó, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để thực hiện chính sách thống trị lâu dài. Trong nội thị đã xây cất các công sở của Pháp, bệnh viện, nhà tù, trường học, cửa hàng, khách sạn, chợ, nhà máy, rạp hát, sân vận động, bể bơi, nhà kho, nhà để xe. Khu dân cư của người Việt và người Âu xen kẽ với một số buôn làng của người Ê Đê. Ngày 05 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột tọa lạc trên các làng Buôn Ma Thuột và Buôn Sô. Vì chính sách hạn chế của thực dân Pháp, chỉ có ít người Kinh sinh sống tại Buôn Ma Thuột, trong làng Lạc Giao1.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, phong trào đấu cách mạng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên chuyển sang một bước ngoặt mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Buôn Ma Thuột cùng với quân dân các dân tộc trong tỉnh đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành chính quyền và tiến hành 2 cuộc kháng chiến trường kỳ: 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 20 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ để giành độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định giải thể khu và hợp nhất các tỉnh ở miền Nam, trong đó có tỉnh Đắk Lắk gồm cả tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức cũ.

Ngày 21/01/1995, thị xã Buôn Ma Thuột được Chính phủ ban hành Nghị định số 08-NĐ/CP “về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa Thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk”, từ đây, Buôn Ma Thuột trở thành thành phố loại III trực thuộc tỉnh.

Ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) đã ra Quyết định số 22/2003/QH 11, chia tách Đắk Lắk thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông, theo đó các xã Hòa Phú, Hòa Xuân và Hòa Khánh thuộc huyện Cư Jut được sát nhập vào thành phố Buôn Ma Thuột.

Đến năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột tự hào được Chính phủ nâng cấp thành đô thị loại II (Quyết định số 38/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005) và được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho cán bộ và nhân dân thành phố nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột (1975-2005).

Buôn Ma Thuột là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, ngày 27/11/2009 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 60 – KL/TW về việc “Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020)”. Ghi nhận sự phát triển của Thành phố, năm 2010, nhân kỷ niệm 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I 2 trực thuộc tỉnh và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Để đáp ứng yêu cầu đầu tư và phát triển Thành phố theo Kết luận số 60-KL/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12 - NQ/TU và Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về việc “xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2012 – 2020)”; Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND, ngày 05/01/2013 về việc “Phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020”, trong đó mục tiêu đề ra:

...phấn đấu đến năm 2020 là một thành phố văn minh, hiện đại, mang sắc thái riêng của vùng Tây Nguyên; đồng thời cũng là một trong những trung tâm công nghiệp, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao của vùng;



Là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và khu vực. Phát triển Thành phố theo hướng duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và với thị trường trong - ngoài nước;

Phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị, gắn phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện...”.

- Hiện nay, thành phố Buôn Ma Thuột dân số có gần 340.000 người, gồm 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 55.590 người (chiếm 16,36% dân số toàn Thành phố); hiện có 13 phường, 8 xã (với 72 thôn, 33buôn và 142 tổ dân phố). Trên địa bàn Thành phố hiện có 04 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài, với gần 119.000 tín đồ. Đảng bộ thành phố hiện có 45 TCCSĐ trực thuộc3, gồm 31 đảng bộ cơ sở, 14 chi bộ cơ sở với 8.810 đảng viên, trong đó đảng viên nữ 3.443 đ/c (chiếm 39,08%), đảng viên là người dân tộc thiểu số 541 đ/c (chiếm 6,14%); đảng viên trong các tôn giáo 52 đ/c (chiếm 0,59%).



II. BUÔN MA THUỘT PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CỨU NƯỚC

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đẩy mạnh các họat động do thám, nắm tình hình dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược Tây Nguyên, Đắk Lắk. Nhưng cũng phải mất gần 30 năm, đến năm 1904 chúng mới áp đặt chế độ cai trị ở vùng đất này.

Nhưng ngay cả khi áp đặt được bộ máy cai trị, thực dân Pháp vẫn liên tục bị đồng bào các dân tộc nơi đây vùng lên đánh đuổi. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nơi đây đã liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang: như cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao (1890 -1904), cuộc đấu tranh của N’Trang Gưh (1900-1914), cuộc khởi nghĩa của Oi H’Mai (1903-1909), phong trào Sam Brăm (1930-1936). Tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa này kéo dài gần 23 năm (1912-1935) lôi cuốn đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và cả ở Campuchia hưởng ứng, gây cho quân Pháp bao phen khiếp sợ. Ngoài các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang do các vị tù trưởng lãnh đạo, phong trào đấu tranh chính trị hợp pháp của tầng lớp công chức, viên chức, trí thức, cũng diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do hai giáo chức yêu nước người Ê Đê là Y Jút và Y Út lãnh đạo (1925-1926)... Các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này gây cho quân Pháp nhiều tổn thất, tuy nhiên do đường lối đấu tranh chưa phù hợp, quy mô và sự liên kết còn nhỏ hẹp, phân tán, một số người lãnh đạo còn thiếu cảnh giác, để địch lợi dụng, mua chuộc phá hoại nội bộ… nên đều bị thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Nhưng các phong trào đấu tranh đó đã để lại những trang sử chói ngời, oanh liệt trong lịch sử phát triển của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào cách mạng nước ta bước sang một thời kỳ mới: Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc do một chính Đảng mácxít lãnh đạo; hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng phong trào chống Pháp nổ ra khắp cả nước mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ ở Châu Âu và sau đó lan sang Châu Á. Năm 1940, sau khi đánh chiếm các miền duyên hải rộng lớn của đại lục Trung Hoa, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương và Việt Nam. Từ đây, Nhật-Pháp đã cấu kết thống trị và bóc lột nhân dân ta, gây nên sự bất bình và căm phẫn trong quần chúng nhân dân.

Lúc này, tại nhà đày Buôn Ma Thuột 4, những chiến sỹ cộng sản bị thực dân Pháp giam cầm qua những thông tin được bí mật chuyển từ bên ngoài vào, những người cộng sản đã biết được tình hình chính trị đã có những thay đổi lớn. Mặt trận Việt Minh đang phát triển rộng trên phạm vi cả nước. Cuối năm 1940, Ban lãnh đạo tù nhân quyết định thành lập trong hàng ngũ cộng sản một nhóm bí mật gọi là “lực lượng trung kiên” 5 lực lượng này có vai trò như chi bộ đảng đầu tiên tại nhà đày Buôn Ma Thuột.

Ngay sau khi thành lập, “Lực lượng trung kiên” đã “biến nhà tù thành trường học cách mạng” nhằm xúc tiến việc tập hợp, thống nhất và nâng cao nhận thức chính trị của tù nhân. Chính từ nơi đây họ tiếp tục giáo dục cảm hóa, giác ngộ lý tưởng cộng sản cao cả cho đội ngũ nhân viên, công chức, tri thức, binh lính là người Việt làm việc cho Pháp tham gia cách mạng; gây dựng cơ sở cách mạng từ làng Lạc Giao với những hạt giống cách mạng tiêu biểu như: Y Bih A lêô, Y Wang, Y BLốc Êban, Nguyễn Khắc Tính, Võ Ngũ, Võ Bá Hòe, Lê Văn Tín…Từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở Buôn Ma Thuột liên tục nổ ra với các cuộc đấu tranh của công nhân các đồn điền Maillot, Rossi, CHPI, CADA, nông dân ở buôn Alê… đã giáng những đòn chí mạng và bọn chủ đồn điền và thực dân Pháp; qua phong trào đấu tranh công nhân, nông dân được tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ thực tế đấu tranh, đó chính là sự chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn cách mạng sau này.

Tháng 5/1945, chi bộ Đảng được thành lập tại Buôn Ma Thuột 6 đây là bước phát triển mới của phong trào cách mạng để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đến tháng 6/1945, theo đà phát triển chung của cách mạng cả nước, đặc biệt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ đảng các tổ chức quần chúng cứu quốc đã phát triển đều khắp ở Buôn Ma Thuột như: Hội Công nhân cứu quốc, Nông dân Cứu quốc, Thanh niên cứu quốc… đã được hình thành với hàng trăm hội viên cốt cán. Cùng thời gian này, một số trí thức, sinh viên tiến bộ yêu nước ở ngoài tỉnh cũng bắt liên lạc và trở lại quê hương và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng như: Y Ngông Niê Kđăm, Y Nuê (Ái Phương), Y Tlam… họ đã trực tiếp vận động đồng bào các dân tộc tại các buôn Alê, Kŏ Tam, Păn Lăm, buôn Ki… sôi nổi tham gia Mặt trận Việt Minh.

Ngày 13/8/1945, theo Chỉ thị của Quốc dân đại hội và Tổng bộ Việt Minh, Uỷ ban kháng chiến ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc, tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Tại Buôn Ma Thuột, ngày 14/8/1945 tuy chưa nhận được chủ trương Tổng khởi nghĩa, nhưng Ban lãnh đạo lâm thời của tỉnh đã triệu tập Hội nghị quyết định những vấn đề lớn liên quan đến cuộc khởi nghĩa sắp tới. Ngày 24/8/1945, tổng khởi nghĩa diễn ra ở Đắk Lắk, sau đó Uỷ ban Cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt và tuyên bố xóa bỏ chế độ thống trị của Nhật - Pháp; hệ thống chính quyền cách mạng được thành lập.

Niềm vui đất nước độc lập chưa được bao lâu, ngày 30/12/1945, quân đội Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ“ …chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” quân dân Buôn Ma Thuột cùng quân dân trong tỉnh đã đứng dậy đấu tranh cùng với quân dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ và ác liệt cuối cùng thực dân buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân về nước.

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Hiệp định nêu rõ: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này, đế quốc Mỹ đã thấy rõ sự sụp đổ không thể tránh khỏi của thực dân Pháp ở Đông Dương, nên ráo riết lôi kéo các lực lượng phản động quốc tế hòng kéo dài chiến tranh, ngăn cản tiến trình hoà bình, thống nhất của nước ta, biến Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Như vậy, sau năm 1954, phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định, đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước thực thi Hiệp định Giơ-ne-vơ lại diễn ra mạnh mẽ; cũng như trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với ý chí anh dũng, quật cường; được sự chi viện của cả nước và sự lãnh đạo tài tình của Đảng, nhân dân các dân tộc Buôn Ma Thuột lại tiếp tục làm nên những chiến công mới, tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Trong cuộc tổng tiến công này, quân dân các dân tộc Buôn Ma Thuột đã giáng những đòn chí mạng vào hệ thống chính quyền Mỹ-Ngụy; tiêu hao nhiều sinh lực địch 7 và đã làm chủ thị xã trong vòng 7 ngày. Với chiến thắng to lớn trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, quân dân các dân tộc Buôn Ma Thuột đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Thành đồng Tổ quốc.

Sau chiến công Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Buôn Ma Thuột đấu tranh chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; chống quân ngụy lấn chiếm vùng giải phóng; ra sức xây dựng căn cứ cách mạng, phát triển lực lượng vũ trang, tổ chức các cuộc đấu tranh chính trị đòi địch phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pa-ri (1973-1975) 8. Đặc biệt, đến đầu năm 1975, quân dân các dân tộc Buôn Ma Thuột đã vinh dự nhận một nhiệm vụ lịch sử to lớn, vẻ vang, đó là: Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm trận đánh mở đầu - trận đánh chiến lược mở màn cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, dẫn đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cuối năm 1974, ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn tuy còn ngoan cố đẩy mạnh bình định lấn chiếm chống phá cách mạng, nhưng thế và lực của địch ngày càng suy yếu, các lực lượng cách mạng ở miền Nam tiếp tục giành nhiều thắng lợi. Tháng 10/1974, Bộ Chính trị họp nhận định tình hình và thời cơ chiến lược mới. Hội nghị khẳng định: “Mỹ đã rút khỏi miền Nam thì khó có khả năng đưa quân trở lại và dù chúng có can thiệp đi nữa cũng không thể cứu vãn nguy cơ của sự sụp đổ ngụy quyền Sài Gòn”. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 đến 1976 và chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975.

Từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị họp (mở rộng) đánh giá tình hình địch, ta ở miền Nam; đúng lúc này chiến thắng Phước Long (ngày 6/1/1975) đã mở ra, Bộ Chính trị quyết định: “Tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ Trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà”. Bộ Chính trị còn dự kiến: “Nếu thời cơ đến vào đầu năm hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Cũng thời gian này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định lấy Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.

Việc chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu quyết chiến trong xuân 1975 có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng. Buôn Ma Thuột nằm trên trục đường 14, 21 thuận lợi cho việc phát triển chiến đấu ra các tỉnh Tây Nguyên, xuống duyên hải miền Trung và vào Nam Bộ. Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng ở Nam Tây Nguyên nhưng lại tương đối cô lập xa các trung tâm quân sự lớn, hạn chế sự chi viện lớn của địch. Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận có địa thế rất thuận lợi cho tác chiến hợp đồng binh chủng, nhưng ta chưa dùng chủ lực lớn đánh vào Thị xã nên địch bố trí binh lực ở đây có sơ hở hơn so với Pleiku và Kon Tum. Do đó, một trận đánh lớn ở Buôn Ma Thuột sẽ tạo sự rung động mạnh về chiến lược, làm đảo lộn thế phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung, mở ra hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đầu năm 1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên được thành lập do đồng chí Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh và đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm chính ủy.

Để tạo bí mật bất ngờ cho trận quyết chiến chiến lược ở Buôn Ma Thuột, từ đầu năm 1975, lực lượng bộ đội chủ lực của ta ở Tây Nguyên đã tiến hành một kế hoạch nghi binh rất tài tình, thu hút sự chú ý đối phó của địch ở bắc Tây Nguyên. Cuối tháng 2/1975, Sư đoàn 968 đánh tiêu diệt chốt Mỹ, bức rút Đồn Tám và một số cứ điểm ở Tây Pleiku, uy hiếp các quận lỵ Thanh An, căn cứ Thanh Bình. Ở phía đông An Khê. Ngày 4/3/1975, Sư đoàn 3 của Quân khu V cắt đường 19 và đánh tiêu diệt một số vị trí của địch từ An Khê đến Bình Khê. Cho đến đầu tháng 3 năm 1975 địch vẫn chưa phát hiện ta sẽ tấn công Buôn Ma Thuột; chúng còn đưa Trung đoàn 45 ở Đắk Lắk đến Pleiku đối phó với hoạt động của chủ lực ta ở Bắc Tây Nguyên. Như vậy, sau các cuộc tiến công chiến lược của ta ở Tây Nguyên, lực lượng của địch đã bị phân tán, chia cắt, cô lập.


Каталог: images -> FileKem -> TinTuc
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
TinTuc -> BỘ CÂu hỏi trắc nghiệm hội thi thủ LĨnh thanh niên tài năng năM 2013

tải về 231.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương