10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT



tải về 162.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích162.26 Kb.
#170



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

––––––––––––––––––––––



10TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 1011 : 2006

GIỐNG CÀ RỐT-QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM

TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT

VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH

Carrot-Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability

Hà Nội-2006

Cơ quan biên soạn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW,



Cục Trồng trọt

Cơ quan đề nghị biên soạn: Vụ Khoa học công nghệ

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ

Cơ quan xét duyệt ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định số:4100QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 1011 : 2006

GIỐNG CÀ RỐT - QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM

TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH

Carrot-Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4100 QĐ/BNN-KHCN, ngày29 tháng12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Quy phạm này quy định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity) và tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các giống cà rốt mới thuộc loài Daucus carota L.

1.2. Quy phạm này áp dụng cho các giống cà rốt mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống trong phạm vi cả nước.

2. Giải thích từ ngữ

Trong quy phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Giống khảo nghiệm: Là giống cà rốt mới được đăng ký khảo nghiệm DUS.

2.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng.

2.3. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

2.4. Mẫu giống chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

2.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

2.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.



3. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1. Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi đến cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là 20g/giống.

3.1.2. Hạt giống phải có tỷ lệ nẩy mầm không nhỏ hơn 70% và độ ẩm không lớn hơn 8,0%. Hạt giống phải khoẻ mạnh và không nhiễm các loại sâu bệnh nguy hại.

3.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kì hình thức nào. Khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu xử lý thì phải cung cấp những thông tin chi tiết về quá trình xử lý .

3.1.3. Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ quan khảo nghiệm.

3.2. Giống đối chứng

3.2.1. Trong bản đăng ký giống khảo nghiệm (phụ lục 2), tác giả có quyền đề xuất các giống đối chứng và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ quan khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm đối chứng.

3.2.2. Giống đối chứng được lấy từ mẫu giống chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ quan khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống đối chứng và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống đối chứng như quy định ở mục 3.1.

4. Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân thành nhóm dựa theo các tính trạng sau:

- Lá: Chiều dài (bao gồm cả cuống) (Tính trạng 3)

- Củ: Chiều rộng (Tính trạng 8).

- Củ: Hình dạng theo mặt cắt dọc (Tính trạng 10).

- Củ: Đỉnh khi củ đã phát triển đầy đủ (Tính trạng 12).

- Củ: Màu vỏ (Tính trạng 13).

- Củ: Thời gian hình thành màu của đỉnh củ (Tính trạng 28).



5. Phương pháp khảo nghiệm

5.1. Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu ở 2 vụ có điều kiện tương tự.

5.2. Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng nào không thể quan sát được tại điểm đó thì có thể thêm 1 điểm bổ sung.

5.3. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 100 cây, số cây theo dõi 20 cây trên 1 lần nhắc lại.

5.4. Các biện pháp kỹ thuật khác: Theo qui trình trồng cà rốt thông thường.



6. Bảng các tính trạng đặc trưng

6.1. Để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định phải sử dụng bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của giống cà rốt.

6.2. Trong bảng mô tả các tính trạng đặc trưng, những tính trạng đánh dấu (*) được sử dụng để kiểm tra cho tất cả các giống và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hoá bằng điểm. Ký hiệu (+) dùng đánh dấu các tính trạng đư­ợc giải thích hoặc minh hoạ ở phụ lục 1.

6.2.1. Loại tính trạng được ký hiệu như sau:

- QL (Qualitative characteristic): Tính trạng chất lượng.

- QN (Quatitative characteristic): Tính trạng số lượng.

- PQ: (Pseudo-qualitative characteristic): Tính trạng giả chất lượng.

6.2.2. Kiểu theo dõi các tính trạng được ký hiệu như sau:

- MG (Single measurement of a group of plants or parts of plants): Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây.

- MS (Measurement of a number of individual plants or parts of plants): Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của cây.

- VG (Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants): Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây ;

- VS (Visual assessment by a single observation of a group of plans or parts of plants): Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của cây.



7. Phương pháp đánh giá

7.1. Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt đ­ược xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.

- Tính trạng VG: giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định trong quy phạm này.

- Tính trạng VS và MS:

Dòng bố mẹ, giống lai đơn: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.

- Tính trạng MG : Tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng VG hoặc tính trạng VS và MS .



7.2. Đánh giá tính đồng nhất

7.2.1. Đối với các giống lai đơn, dòng bố mẹ: Phương pháp đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả các cây trên ô thí nghiệm.

Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 2% ở mức xác suất tin cậy tối thiểu 95%. Với số cây thí nghiệm 200 cây, số cây khác dạng tối đa của thí nghiệm cho phép là 7 cây.

7.2.2. Đối với các giống thụ phấn tự do, lai ba, lai kép: Áp dụng phương pháp đánh giá tính đồng nhất kết hợp qua các năm (Combined Over Years Uniformity-COYU).



7.3. Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá tính đồng nhất. Nếu một giống được xác định là đồng nhất thì cũng được xem là ổn định.

7.4. Các quan sát và đo đếm được tiến hành trên toàn bộ cây trên ô thí nghiệm hoặc ít nhất trên 40 cây ngẫu nhiên hoặc bộ phận của 40 cây (mỗi lần nhắc lại 20 cây).

7.5. Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS và về cách xây dựng bản mô tả thống nhất các loại giống cây trồng mới (UPOV-TG/1/3) và các tài liệu liên quan khác của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).

7.6. Các tính trạng được theo dõi vào những giai đoạn sinh trưởng có biểu hiện rõ nhất của cây. Các quan sát trên tán lá và lá phải được thực hiện vào thời kỳ tán lá đã phát triển đầy đủ. Các quan sát trên củ phải được thực hiện ở thời kỳ củ đã phát triển đầy đủ.

8. Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Cơ quan khảo nghiệm phải hoàn thành báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS chậm nhất không quá 60 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm.


Bảng các tính trạng đặc trưng




TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số


1. (+)

QN VG


Bộ lá: Chiều rộng cụm gốc lá

Foliage: Width of crown



Hẹp

Trung bình

Rộng





3

5

7



2. VG

Lá: Thế lá

Leaf: Attitude



Đứng

Nửa đứng


Ngang




1

3

5



3. (*)

QN MS


Lá: Chiều dài (cả cuống)

Leaf: Length (including petioles)



Rất ngắn

Ngắn


Trung bình

Dài


Rất dài




1

3

5



7

9


4. (*)

QN


Lá: Sự phân chia

Leaf: Division



Mịn

Trung bình

Thô





3

5

7



5. (*)

QN.VG


Lá: Mức độ xanh

Leaf: Intensity of green color



Nhạt

Trung bình

Đậm





3

5

7



6. (*)

QL VG


Lá: Sắc tố anthoxian của cuống lá

Leaf: anthocyanin coloration of petiole



Không có






1

9


7. (*)

QN MS


Củ: Chiều dài

Root: Length



Rất ngắn

Ngắn


Trung bình

Dài


Rất dài




1

3

5



7

9


8. (*)

QN MS


Củ: Chiều rộng

Root: Width



Hẹp

Trung bình

Rộng





3

5

7



9. (*)

QN MS


Củ: Tỷ lê dài/rộng

Root: Ratio length/Width



Rất nhỏ

Nhỏ


Trung bình

Lớn


Rất lớn




1

3

5



7

9


10.(*)(+)

QN VG


Củ: Hình dạng theo mặt cắt dọc

Root: Shape in longitudinal section



Tròn

Trứng ngược

Hình tam giác ngược

Tam giác ngược hẹp

Tam giác ngược hẹp đến chữ nhật hẹp

Chữ nhật hẹp






1

2

3



4
5

6


11.(*)(+)

PQ VG


Củ: Hình dạng vai

Root: Shape of shouder



Phẳng

Phẳng đến tròn

Tròn

Tròn đến hình nón



Hình nón




1

2

3



4

5


12. (*)

PQ VG


Củ: Đỉnh khi phát triển đầy đủ

Root: Tip (When fully developed)



Không nhọn

Hơi nhọn


Rất nhọn




1

2

3



13. (*)

PQ VG


Củ: Màu vỏ

Root: External color



Trắng

Vàng


Cam

Hồng đỏ


Đỏ

Đỏ tía (tím)






1

2

3



4

5

6



14. QN

VG


Củ: Mức độ của màu vỏ

Root: Intensity of external color



Nhạt

Trung bình

Đậm





3

5

7



15. QL

VG


Củ: Sắc tố antoxian của ở vai.

Root: Anthocyanin coloration of skin shouder



Không có






1

9


16.(*)(+)

QN VG


Củ: Phần màu xanh ở vai

Root: Extent of green color of skin of shouder



Không có đến rất nhỏ

Nhỏ


Trung bình

Rộng


Rất rộng




1

3

5



7

9


17. QN

VG


Củ: Nếp nhăn của vỏ

Root: Ridging of surface



Không có đến rất ít

Ít

Trung bình



Nhiều

Rất nhiều






1

3

5



7

9


18. (*)

QN VG


Củ: Đường kính của lõi so với đường kính củ

Root: Diameter of core relative to total diameter



Rất nhỏ

Nhỏ


Trung bình

To

Rất to






1

3

5



7

9


19. (*)

QL VG


Củ: Màu lõi

Root: Color of core



Trắng

Vàng


Cam

Hồng đỏ


Đỏ




1

2

3



4

5


20. QL

VG


Củ: Mức độ của màu lõi

Root: Intensity color of core



Nhạt

Trung bình

Đậm





3

5

7



21. (*)

QL VG


Củ: Màu của thịt củ

Root: color of cortex



Trắng

Vàng


Cam

Hồng đỏ


Đỏ




1

2

3



4

5


22. QL

VG


Củ: Độ đậm của mầu thịt củ

Root: Intensity color of cortex



Nhạt

Trung bình

Đậm





3

5

7



23. QL

VG


Củ: Màu của lõi so với màu của thịt củ

Root: color of core compared to color of cortex



Nhạt hơn

Như nhau


Đậm hơn




1

2

3



24. (*)

QN VG


Củ: Phần màu xanh bên trong theo mặt cắt dọc

Root: Extent of green coloration of interior (in longitudial section)



Không có đến rất nhỏ

Nhỏ


Trung bình

Rộng


Rất rộng




1

3

5



7

9


25. QN

VG


Củ: Phần trên mặt đất

Root: Protrusion above soil



Không có đến rất ít

Ít

Trung bình



Nhiều

Rất nhiều






1

3

5



7

9


26. QN

MS


Củ: Khối lượng

Root: Weight



Nhỏ

Trung bình

Lớn





3

5

7



27.(*)

QN

VG



Củ: Thời gian phát triển đỉnh tròn (chỉ với các giống có đỉnh củ không nhọn)

Root: Time of development of rounded tip (Varieties with blunt tip only)



Sớm

Trung bình

Muộn





3

5

7




28.(*)(+)

QN

VG



Củ: Thời gian hình thành màu của đỉnh củ

Root: Time of coloration of tip



Rất sớm

Sớm


Trung bình

Muộn


Rất muộn




1

3

5



7

9


29. QN

VG


Cây: Khả năng ra ngồng

Plant: Tendency to bolting



Yếu

Trung bình

Khoẻ





3

5

7



30. QN

VG


Cây: Chiều cao của cụm hoa sơ cấp ở thời kỳ hoa nở

Plant: Height of primary umbel at time if its flowering



Thấp

Trung bình

Cao





3

5

7



31. QN

VS


Cây: Tỷ lệ cây bất dục đực

Plant: Proportion of male sterile plant



Không có hoặc rất thấp

Thấp


Trung bình

Cao


Rất cao




1

3

5



7

9


32. QL

VS


Cây: Dạng bất dục đực

Plant: Type of male sterility



Bao phấn màu nâu

Bao phấn hình cánh hoa






1

2




KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng đã ký

Phụ lục 1. Giải thích và minh họa một số tính trạng

Tính trạng 1.

Bộ lá: Chiều rộng cụm gốc lá .



Foliage: Width of crown

Nhìn một bên Nhìn từ trên xuống



Tính trạng 10.

Củ: Hình dạng theo mặt cắt dọc.

Root: Shape in longitudinal section











Tính trạng 11.

Hình dạng vai

Root: Shape of shouder

Phẳng Tròn Hình nón



Tính trạng 16.

Củ: Phần màu xanh ở vai

Root: Extent of green color of skin of shoulder

Không có đến rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều



Tính trạng 18.

Củ: Đường kính của lõi so với đường kính củ

Root: Diameter of core relative to total diameter

Rất nhỏ Trung bình Rất to

(Cắt ngang hoặc dọc củ và quan sát ở giữa củ. Nếu đường kính của lõi bằng nửa đường kính củ thì cho điểm 5)



Phụ lục 2. Bản đăng ký khảo nghiệm DUS giống cà rốt

1. Loài: Cà rốt – Daucus carota L.

2. Tên giống :

3. Tên, địa chỉ tổ chức cá nhân đăng ký khảo nghiệm

Tên :

Địa chỉ :



4. Tên, địa chỉ tác giả giống

Tên :


Địa chỉ :

5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo

5.1. Vật liệu

5.2. Phương pháp

- Giống lai

- Giống thụ phấn tự do

- Dòng bố mẹ

5.3 Thời gian và địa điểm chọn giống

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

7. Các đặc điểm chính của giống



TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

7.1



Lá: Chiều dài (cả cuống)

(Tính trạng 3)



Rất ngắn

Ngắn


Trung bình

Dài


Rất dài




1 { }

3 { }


5 { }

7 { }


9 { }

7.2


Lá: Mức độ xanh

(Tính trạng 5)




Nhạt

Trung bình

Đậm





3 { }

5 { }


7 { }

7.3


Củ: Chiều dài

(Tính trạng 7)




Rất ngắn

Ngắn


Trung bình

Dài


Rất dài




1 { }

3 { }


5 { }

7 { }


9 { }

7.4


Củ: Chiều rộng

(Tính trạng 8)




Hẹp

Trung bình

Rộng





3 { }

5 { }


7 { }

7.5


Củ: Hình dạng

theo mặt cắt dọc

(Tính trạng 10)


Tròn

Trứng ngược

Hình tam giác ngược

Tam giác ngược hẹp

Tam giác ngược hẹp đến chữ nhật hẹp

Chữ nhật hẹp






1 { }

2 { }


3 { }

4 { }
5 { }

6 { }


7.6


Củ: Hình dạng vai

(Tính trạng 11)




Phẳng

Phẳng đến tròn

Tròn

Tròn đến hình nón



Hình nón




1 { }

2 { }


3 { }

4 { }


5 { }

7.7


Củ: Đỉnh khi phát triển đầy đủ

(Tính trạng 12)




Không nhọn

Nhọn


Rất nhọn




1 { }

2 { }


3 { }

7.8

Củ: Màu vỏ

(Tính trạng 13)




Trắng

Vàng


Cam

Hồng đỏ


Đỏ

Đỏ tía





1 { }

2 { }


3 { }

4 { }


5 { }

6 { }


7.9

Củ: Mức độ của màu vỏ

(Tính trạng 14)




Nhạt

Trung bình

Đậm





3 { }

5 { }


7 { }

7.10

Củ: Đường kính của lõi so với đường kính củ

(Tính trạng 18)



Rất nhỏ

Nhỏ


Trung bình

To

Rất to






1 { }

3 { }


5 { }

7 { }


9 { }

7.11

Củ: Màu lõi

(Tính trạng 19)




Trắng

Vàng


Cam

Hồng đỏ


Đỏ




1 { }

2 { }


3 { }

4 { }


5 { }

7.12

Củ: Màu của thịt củ

(Tính trạng 21)




Trắng

Vàng


Cam

Hồng đỏ


Đỏ




1 { }

2 { }


3 { }

4 { }


5 { }

8. Giống đối chứng và sự khác nhau với giống khảo nghiệm

- Tên giống đối chứng

- Những tính trạng khác biệt với giống khảo nghiệm

9. Những thông tin có liên quan khác

9.1. Chống chịu sâu bệnh

9.2. Những điều kiện đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm



9.3. Thông tin khác

Ngày tháng năm



tải về 162.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương