1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước



tải về 0.87 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#15655
  1   2   3   4   5   6   7


MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và cuộc sống của con người được nâng cao, thì nhu cầu về nước ngày càng nhiều, nhưng sự ô nhiễm môi trường nước càng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là nước bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.


Các nguồn gây ô nhiễm của nước là do chính các hoạt động của con người. Một trong những nguồn chất thải bị ô nhiễm nguồn nước đó là từ các khu công nghiệp như ngành luyện kim, thuộc da, chế biến lâm, hải sản... hay trong nông nghiệp từ việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sự đào thải của động, thực vật...

Vì vậy vấn đề nghiên cứu tìm kiếm công nghệ, phương pháp để ngăn chặn và sử lý sự ô nhiễm môi trường đang diễn ra mạnh mẽ và tích cực, đặc biệt với các chất gây độc ở hàm lượng nhỏ.

Trong nước có rất nhiều các kim loại nặng, chúng thường gây ô nhiễm, gây độc hại ở hàm lượng rất nhỏ. Chính vì vậy muốn sử lý sự ô nhiễm đó cần kiểm soát, định lượng từng kim loại có trong nước bằng những phương pháp tách loại và phân tích để xử lý sự ô nhiễm đó.

Crôm là nguyên tố giữ vai trò quan trọng đối với sự sống. Nồng độ thấp nó là chất dinh dưỡng vi lượng cơ bản đối với con người và động vật, nhưng ở nồng độ cao và đặc biệt Crôm ở dạng Cromat là trong những tác nhân gây bệnh ung thư. Trong tự nhiên Crôm tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất có các mức oxi hoá Cr3+ và Cr6+. Độc tính của Cr(VI) là rất nguy hiểm ở hàm lượng nhỏ.

Trong luận văn chúng tôi nghiên cứu tách, làm giàu, xác định lượng vết Cr(III) và Cr(VI) trong nước bằng kỹ thuật chiết pha rắn và phương pháp quang phổ .

PHẦN I: TỔNG QUAN


1.1. Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước

1.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới [12]

Theo các tài liệu thống kê gần đây của một số tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, WB...) nước chiếm 3/4 bề mặt Trái Đất với lượng khoảng 1,44.109 tỉ m3. Trong đó chỉ có 2,5% là nước ngọt, còn 97,5% là nước mặn. Trong 2,5% nước ngọt trên Trái Đất thì có 97% nước ở thể băng, 20% ở dạng nước ngầm khó khai thác, chỉ còn 1% ở dạng bề mặt. Thực tế nước có thể sử dụng được, chiếm khoảng 0,31%.

Mặc dù lượng nước của cả thế giới là 1,44. 109 tỉ m3 , nhưng nước phân bố không đều trên Trái Đất. Chẳng hạn, ở sa mạc lượng mưa trung bình là dưới 100mm/năm, trong khi ở vùng nhiệt đới lượng mưa có thể đạt 5.000mm/năm. Vì vậy, có nhiều nơi thiếu nước, bị hạn hán. Ngược lại có nhiều vùng thường bị mưa gây ngập lụt hàng năm.

Lượng nước ngọt con người sử dụng thường có nguồn gốc từ nước mưa. Nước ngọt dùng cho sinh hoạt chiếm 8%, cho công nghiệp chiếm 23% và cho hoạt động nông nghiệp là 63% [4]

Tiêu dùng nước ngọt trên phạm vi toàn cầu đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn 1990-1995, lớn hơn gấp 2 lần tỉ lệ tăng dân số. Có khoảng 1/3 dân số trên thế giới đang sống ở những vùng thiếu nước, nơi mà nhu cầu sử dụng nước cao hơn 10% nguồn nước có thể tái tạo được.

Theo thống kê và dự đoán có khoảng 20% dân số thế giới sẽ không có nước sạch để uống và khoảng 50% dân số không đủ điều kiện vệ sinh. Vì vậy, vấn đề khai thác và làm sạch nước để đáp ứng trong các lĩnh vực là điều quan tâm của cả thế giới.



1.1.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có tài nguyên nước dồi dào so với các nước trên thế giới, lượng mưa trung bình khoảng 2000mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của các vùng lục địa trên thế giới.

Thêm vào đó, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng nước từ nam Trung Quốc và Lào với số lượng khoảng 550.109m3. Dòng chảy trung bình Việt Nam gấp 3 lần dòng chảy trung bình thế giới [5]

Nguồn tài nguyên nước của Việt Nam tương đối phong phú nhưng phân bố không đều và dao động rất phức tạp theo thời gian, nhất là các mạch nước ngầm. Từ lâu các mạch nước ngầm đã được khai thác bằng các phương pháp thô sơ và hiện đại để sử dụng cho các mục đích khác nhau, nhưng không được sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Theo đánh giá của tác giả [5] tổng trữ lượng nước mạch thiên nhiên trên toàn lãnh thổ đạt 1513m3/s. Xấp xỉ 15% tổng trữ lượng nước mặt.



1.1.3. Sự ô nhiễm nguồn nước

1.1.3.1. Khái niệm ô nhiễm [4]

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người.

Sự ô nhiễm đất, nước, không khí có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi một thành phần bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác.

Ô nhiễm là vấn đề nan giải và rộng khắp, nó có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới con người. Kiểm soát và hạn chế sự ô nhiễm nước là một vấn đề cần đề cấp bách và thiết thực. Vấn đề này có liên quan đến các yéu tố chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, nó không còn là vấn đề của một quốc gia mà đó là vấn đề của toàn nhân loại.

1.1.3.2. Nguồn gốc của sự ô nhiễm nước.

Sự ô nhiễm nước có nguồn ngốc tự nhiên và nhân tạo [11]. Nguồn ngốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt…. các yếu tố dựa vào môi trường nước, các chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo là quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng, rắn vào môi trường. Nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm này có thể do chiến tranh xảy ra, nhưng nguyên nhân chủ yếu ngày nay là tình trạng ô nhiễm từ quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp mà chưa có sự xử lý đầy đủ và khoa học.

1.1.3.3. Tác hại của chất thải

-Với con người: Những năm gần đây tình trạng các chất thải này đã giảm đi nhưng sự lắng đọng, tồn dư của chúng trong môi trường đang gây lên những hậu quả nghiêm trọng cả những vùng đã bị ô nhiễm cũng như tác động lan rộng qua chuỗi thức ăn.[13]

Khi tiếp xúc với kim loại nặng thường dẫn tới sự kém phát triển, các bệnh ung thư và phổi. Tiếp xúc với hàm lượng cao thuỷ ngân và chì có khả năng mắc bệnh suy giảm khả năng miễn dịch, ở đó hệ thống miễn dịch bắt đầu bị tấn công chính các tế bào của vật chủ làm nhầm lẫn chúng với các vật lạ từ bên ngoài có thể. Vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dư lượng chì có thể giảm đáng kể chỉ số thông minh ( IQ) của trẻ em...

-Với môi trường: Nguồn chất thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Chúng trực tiếp hay gián tiếp gây ra các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, hiện tượng Enino, lỗ thủng tầng Ozon, hiện tượng sa mạc hoá, hiện tượng băng tan ở Bắc cực... đều do ô nhiễm môi trường gây nên, mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ con người. Do vậy thế giới đã phải lên tiếng cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm bảo vệ môi trường.



Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại
Thang09 -> Chương 5: ĐẠi cưƠng về kim loại I. Chuẩn kiến thức kĩ NĂNG

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương