1. Vị trí xây dựng công trình thủy điện a vương nằm trên địa bàn xã Dang, huyện Tây Giang và xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, trên lưu vực sông a vương là 1 nhánh của sông Bung



tải về 159.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích159.42 Kb.
#27535


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





PHƯƠNG ÁN

Phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du

công trình thủy điện A Vương - Năm 2011

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2678 /QĐ-UBND

Ngày24 /8/2011 cuả UBND tỉnh Quảng Nam)
I. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA HỒ CHỨA LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
1. Vị trí xây dựng công trình

Công trình thủy điện A Vương nằm trên địa bàn xã Dang, huyện Tây Giang và xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, trên lưu vực sông A Vương (sông A Vương là 1 nhánh của sông Bung; các sông Bung, sông Cái (Đắk Mi) và sông Côn hợp thành sông Vu Gia; sông Vu Gia cùng với sông Thu Bồn là 2 sông chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn); diện tích lưu vực là 682km2 (chiếm 7,75% lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tính đến thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc và chiếm 13,17% lưu vực sông Vu Gia tính đến thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc).


2. Nhiệm vụ của công trình

Công trình có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới quốc gia với công suất 210MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 815 triệu kWh. Trong thời gian từ ngày 01/09 đến 15/12 hàng năm, công trình vận hành theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên như sau (Điều 1 của Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm ban hành kèm theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ):

a) Đảm bảo an toàn công trình: Đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình thuỷ điện A Vương không để mực nước hồ vượt cao trình mực nước dâng gia cường với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm;

b) Góp phần giảm lũ cho hạ du;



c) Đảm bảo hiệu quả phát điện.

3. Các thông số chính của công trình

Bảng 1: Thông số kỹ thuật chính của công trình thủy điện A Vương

TT

Thông số

Đơn vị đo

Giá trị

a

Thủy văn

-

Diện tích lưu vực Flv

km2

682

-

Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm

m3/s

39,8

-

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 0,5%

m3/s

5.720

-

Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra P = 0,1%

m3/s

7.120

b

Hồ chứa

-

Cao trình mực nước dâng bình thường

m

380

-

Cao trình mực nước dâng gia cường (lũ 0,1%)

m

382,2

-

Cao trình mực nước chết

m

340

-

Dung tích toàn bộ Wtb

106m3

343,55

-

Dung tích hữu ích Whi

106m3

266,5

-

Dung tích phòng lũ hạ du (376-380m)

106m3

35,14

c

Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ

-

Sông:Vu Gia/Trạm thủy văn: Ái Nghĩa










Báo động I

m

6,5




Báo động II

m

8,0




Báo động III

m

9,0

-

Sông: Hàn /Trạm thủy văn: Cẩm Lệ










Báo động I

m

1,0




Báo động II

m

1,8




Báo động III

m

2,5

-

Sông: Thu Bồn/Trạm thủy văn: Câu Lâu










Báo động I

m

2,0




Báo động II

m

3,0




Báo động III

m

4,0

-

Sông: Thu Bồn /Trạm thủy văn: Hội An










Báo động I

m

1,0




Báo động II

m

1,5




Báo động III

m

2,0

d

Đập tràn

-

Dạng đập tràn:

Bê tông đầm lăn
(mặt cắt ô pi xê rốp)

-

Hình thức xả

có cửa van/
tràn tự do

có cửa van

-

Lưu lượng xả thiết kế lớn nhất

m3/s

5720

-

Cao trình đỉnh tràn

m

383,4

-

Cao trình ngưỡng tràn xả mặt

m

363

-

Số cửa van

Khoang

03

-

Kích thước cửa (rộng x cao)

m x m

14x17,5

-

Hình thức đóng mở cửa van

Cẩu chân dê/ tời điện/
xi lanh thuỷ lực

xi lanh thuỷ lực

-

Cao trình ngưỡng tràn xả sâu

m

Không có

đ

Đập chính:







-

Cấp của đập




II

-

Tiêu chuẩn thiết kế




TCXDVN 285:2002

-

Loại đập




Bêtông đầm lăn

-

Cao trình đỉnh đập

m

383,4

-

Chiều dài theo đỉnh đập

m

228,1

-

Chiều rộng đỉnh

m

10

-

Chiều cao lớn nhất

m

80

e

Nhà máy

-

Công suất lắp máy Nlm

MW

210

-

Công suất đảm bảo Nđb

MW

80

-

Số tổ máy

tổ

02

-

Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax

m3/s

78,4

-

Lưu lượng nhỏ nhất qua nhà máy Qmin

m3/s

26

-

Sản lượng điện trung bình nhiều năm

106 KWh

815


II. DIỄN BIẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM MƯA LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG A VƯƠNG
1. Đặc điểm lưu vực sông A Vương

Diện tích lưu vực 682km2, chiều dài khoảng 60km, bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam thuộc biên giới Việt - Lào; địa hình lưu vực A Vương có đặc điểm là sông ngắn, lòng sông hẹp, độ dốc lớn nên vào mùa mưa khi có mưa lớn thì xuất hiện lũ với dòng chảy ở thượng nguồn có tốc độ lớn, lũ tập trung nhanh đổ về hồ nhưng khi hết mưa lưu lượng về hồ giảm nhanh.


2. Không khí lạnh và nắng nóng lưu vực

Nhiệt độ trung bình hàng tháng của không khí thay đổi từ khoảng 190C - 280C; độ ẩm tương đối trung bình tháng vào mùa khô là 76% - 80%, mùa mưa từ 80% - 90%.


3. Bão và áp thấp nhiệt đới

Mùa bão, áp thấp nhiệt đới tại khu vực bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12; các tháng 9, 10 và 11 hằng năm thường xuất hiện nhiều bão nhất. Tác hại của bão, áp thấp nhiệt đới đối với công trình chủ yếu do mưa lớn, lượng mưa tập trung gây lũ, lụt, sạt lở đất, đường giao thông.



4. Tình hình mưa trên lưu vực

Lượng mưa ở lưu vực trung bình hằng năm hơn 2000mm nhưng tập trung chủ yếu vào mùa mưa với tổng lượng mưa chiếm hơn 90% lượng mưa năm và tổng số ngày mưa trong năm khoảng 80 - 160 ngày. Năm 2010, lượng mưa đo được tại đập là 2355mm.


5. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực

Địa hình lưu vực A Vương có đặc điểm là sông ngắn, lòng sông hẹp, độ dốc lớn nên về mùa mưa khi có mưa lớn thì xuất hiện lũ với dòng chảy ở thượng nguồn có tốc độ lớn, lũ tập trung nhanh đổ về hồ nhưng khi hết mưa là lưu lượng về hồ giảm nhanh. Năm 2010, mực nước hồ cao nhất trong mùa lũ là 371,5m (ngày 28/11/2010), mực nước hồ cuối ngày 31/12/2010 là 363,4m, lưu lượng nước về hồ trung bình ngày cao nhất là 447,3m3/s (ngày 16/11/2010), lưu lượng trận lũ lớn nhất quan trắc được từ khi hồ đi vào vận hành là 4268m3/s (13 giờ ngày 29/09/2009). Trong năm 2010, hồ A Vương không xả tràn.



Bảng 2: Lưu lượng nước về hồ trung bình hàng tháng năm 2009 và 2010

Năm

Lưu lượng nước về trung bình tháng (m3/s)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2009

41.4

23.2

18.1

17.5

32.2

25.8

20.6

26.8

193.0

107.1

72.1

31.8

2010

22.6

15.5

14.4

14.5

19.6

21.8

25.5

47.8

49.3

94.5

101.5

34.3


III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẬP, THIẾT BỊ VẬN HÀNH ĐẬP VÀ HOẠT ĐỘNG XÓI LỞ, TÁI TẠO BỜ HỒ CHỨA
1. Chất lượng đập

Để giám sát chất lượng đập trong quá trình vận hành có 47 thiết bị quan trắc tự động được lắp đặt vào thân đập (quan trắc chiều rộng khe nhiệt hở, áp lực thấm, nhiệt độ bê tông, ứng suất đáy đập, áp lực thấm, lưu lượng thấm) và đường ống áp lực ngầm (quan trắc ứng suất lên lớp thép lót của đường ống và áp lực thấm lên đường ống ngầm). Công tác quan trắc đập đã được thực hiện thường xuyên đúng quy định, các số liệu quan trắc được lưu trữ trên sổ nhật ký, đồng thời cũng được lưu trên máy tính tại chỗ và lưu dự phòng tại máy tính chủ của Công ty cổ phần Thủy điện A Vương nên có thể tiếp cận, quản lý dễ dàng xuyên suốt.

Ngoài các thiết bị quan trắc tự động, Công ty cổ phần Thủy điện A Vương cũng đã thuê Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 tiến hành gắn các mốc quan trắc bề mặt (quan trắc lún và chuyển vị ngang) gồm 14 điểm quan trắc trên thân đập, 08 điểm trên cửa nhận nước, 03 điểm trên tuyến ống áp lực, 02 điểm tại nhà máy thủy điện và tổ chức quan trắc được 05 chu kỳ (từ khi bắt đầu tích nước 07/2008 đến nay).

Các đánh giá chính về tình trạng của đập thủy điện A Vương trước mùa mưa lũ năm 2011 như sau:

- Độ lún (chuyển dịch đứng và chuyển dịch ngang của đập dâng - đập tràn): Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 (đơn vị tư vấn thiết kế công trình) sau khi phân tích kết quả quan trắc đã đánh giá: Các hạng mục công trình đập dâng - đập tràn đảm bảo an toàn về mặt chuyển vị theo kết quả quan trắc chu kỳ 0 đến chu kỳ 4;

- Quan trắc đập: Các số liệu quan trắc về chiều rộng khe nhiệt hở, áp lực thấm, nhiệt độ bê tông, ứng suất đáy đập, lưu lượng thấm đều đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn thiết kế.



Đánh giá chung: Kết quả quan trắc các hạng mục công trình và phân tích đánh giá của Công ty, của đơn vị tư vấn thiết kế công trình và kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chất lượng các công trình xây dựng cho thấy “Đập dâng, đập tràn và các công trình đầu mối vận hành an toàn, được thử thách qua đợt lũ lịch sử 2009; hiện các hạng mục công trình hoạt động bình thường ổn định” (Thông báo số 2377/HĐNTNN ngày 29/10/2009 của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chất lượng các công trình xây dựng về việc Thông báo kết quả kiểm tra chống lũ năm 2009 và hồ sơ hoàn thành công trình thuỷ điện A Vương); “Công tác quan trắc tại thủy điện A Vương đã được thực hiện một cách nghiêm túc; qua các kết quả quan trắc có thể thấy các hạng mục công trình thủy điện A Vương hoạt động bình thường” (Nhận xét của Tổ chuyên gia Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chất lượng các công trình xây dựng tại đợt kiểm tra thực tế chuẩn bị tổng nghiệm thu công trình ngày 28/05/2010); “Công trình nhà máy thủy điện A Vương đã được hoàn thành có chất lượng phù hợp so với yêu cầu thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu lực và an toàn của công trình” (Thông báo số 1467/HĐNTNN ngày 06/08/2010 của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chất lượng các công trình xây dựng về việc Thông báo ý kiến đánh giá của Hội đồng về việc nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng công trình Thuỷ điện A Vương).

Qua xem xét đánh giá tài liệu quan trắc đến trước lũ năm 2011 và các kết luận, đánh giá của đơn vị tư vấn thiết kế và của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nêu trên, kết luận: Đập thủy điện A Vương ở trạng thái làm việc bình thường, tin cậy và an toàn đủ điều kiện đưa vào đón lũ năm 2011.


2. Đánh giá thiết bị vận hành đập

- Thiết bị xả lũ (cửa van cung xả mặt): Đã kiểm tra thử nghiệm vận hành tốt;

- Hệ thống thiết bị nâng cửa van công trình xả lũ: Hệ thống kích nâng thuỷ lực cửa van cung hoạt động tốt;

- Hệ thống cấp điện chính cho vận hành cửa van công trình xả lũ: Nguồn điện lưới địa phương 22kV/0,4kV;

- Hệ thống cấp điện dự phòng cho vận hành cửa van công trình xả lũ: 02 máy phát điện diezen công suất 100kVA hoạt động tốt (nếu tất cả các nguồn điện đều gặp sự cố thì có thể điều khiển đóng mở van cung bằng tay). Ngoài ra, còn có nguồn dự phòng 01 máy phát điện công suất 4,5kVA sử dụng cung cấp điện phục vụ thông tin liên lạc khi mất điện lưới địa phương;

- Hệ thống còi báo vận hành xả lũ: Hoạt động tốt;

- Các thiết bị quan trắc: Hoạt động tốt;

- Thiết bị đo lượng mưa và thiết bị đo mực nước hồ tại đập: Hoạt động tốt;

- Ngoài ra Công ty cổ phần Thủy điện A Vương còn tổ chức diễn tập PCLB kiểm tra quá trình thao tác vận hành đóng/mở cửa van cung theo đúng quy định trong Phương án PCLB đảm bảo an toàn đập năm 2011; đảm bảo hoàn thành công tác diễn tập, tổng kiểm tra trước 15/08/2011.

Kết luận: Thiết bị vận hành đập đảm bảo vận hành an toàn khi thao tác xả lũ.


3. Đánh giá về hoạt động xói lở, tái tạo bờ hồ chứa

Trong các năm vận hành vừa qua, hồ A Vương không có hiện tượng xói lở bờ hồ chứa ảnh hưởng đến an toàn công trình.


IV. CÁC TÌNH HUỐNG MẤT AN TOÀN HẠ LƯU, CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ SỰ PHỐI HỢP VỚI ĐỊA PHƯƠNG
1. Tình huống xả tràn hạ thấp mực nước đón lũ
a) Xác định vùng và đối tượng ảnh hưởng:

Khi xả tràn hạ thấp mực nước đón lũ, vùng ảnh hưởng nhiều nhất là từ ngay sau đập tràn đến điểm hợp lưu của nhánh sông A Vương vào sông Bung; do vùng này không có dân cư sinh sống hay canh tác, không có công trình công nghiệp hay dân sinh nên việc xả tràn không gây ảnh hưởng lớn.

Vùng có các ảnh hưởng phụ là công trường xây dựng thủy điện trên sông Bung như các thủy điện sông Bung 4A, sông Bung 5 và sông Bung 6, cách vị trí xả tràn trên 15km về hạ du; ảnh hưởng chủ yếu là do tăng thêm lưu lượng lũ trong điều kiện lũ trên dòng chính sông Bung cũng đã có.
b) Các giải pháp xử lý và phối hợp:

* Đối với Công ty cổ phần Thủy điện A Vương (EVN HPC A Vương):

Để đảm bảo an toàn vùng hạ du đập, EVN HPC A Vương cần thực hiện nghiêm các nội dung đã quy định về trách nhiệm của EVN HPC A Vương trong “Quy chế phối hợp giữa Công ty cổ phần Thuỷ điện A Vương với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam và Ban chỉ huy PCLB và TKCN thành phố Đà Nẵng trong công tác vận hành hồ chứa thuỷ điện A Vương trong mùa lũ hằng năm” đã ký kết vào ngày 06/12/2010 (viết tắt là QCPH) và các nội dung sau:

- Thực hiện báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Nam, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam, Ban chỉ huy Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Quảng Nam và thông báo các chủ đập vùng hạ du trước khi tiến hành xả tràn theo đúng quy định trong Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm được ban hành kèm theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ (QTVHLH);

- Thực hiện thông báo bằng còi hú tại đập và tại Nhà máy thủy điện A Vương (hú còi báo xả tràn; hú còi báo tăng thêm lượng xả tràn);

- Cử nhân viên vận hành quan sát lòng sông cạn ngay sau đập và trên đường giao thông trên mặt đập để phát hiện những yếu tố mất an toàn trước khi xả tràn và trong quá trình xả tràn;

- Thực hiện việc xả tràn từng bước theo quy định, nâng dần mức xả tràn theo thời gian, không tạo lưu lượng xả tràn đột ngột xuống hạ du.

* Đối với các chủ dự án thủy điện vùng hạ du:

- Nhanh chóng triển khai phương án PCLB; thông báo cho các đơn vị thi công rút khỏi các vị trí nguy hiểm trên công trường; áp dụng các biện pháp phòng tránh - giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị công trình;

- Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến thời tiết thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, thông tin đại chúng, chủ động quan trắc thông số thủy văn tại công trình, báo cáo tình hình và số liệu quan trắc với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam. Công ty cổ phần Thủy điện A Vương có trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp với Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam để được cung cấp đẩy đủ thông tin về bão, lũ.

* Đối với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam:

Thực hiện theo các nội dung đã quy định về trách nhiệm của Ban chỉ huy PCLB tỉnh trong QCPH nêu trên.


2. Tình huống xả tràn khẩn cấp với lưu lượng lớn:
a) Xác định vùng và đối tượng ảnh hưởng:

Trong tình huống xả tràn khẩn cấp với lưu lượng lớn nhằm thực hiện biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn đập, ngoài các đối tượng ảnh hưởng đã nêu tại điểm a khoản 1 mục IV nêu trên, còn có đối tượng có thể bị ảnh hưởng là các xã ven sông Vu Gia thuộc huyện Đại Lộc.

Theo chiều dài lòng sông, khoảng cách từ đập tràn đến điểm có dân cư đầu tiên bị ảnh hưởng là 45km (03 thôn Thác Cạn, Đầu Gò và Đồng Chàm - xã Đại Sơn); đến thị trấn Ái Nghĩa là 78km. Thời gian trễ từ khi xả tràn khẩn cấp đến khi nước về đến vùng bị ảnh hưởng là từ 01 giờ đến 02 giờ (45km đến 78km).
b) Các giải pháp xử lý và phối hợp:

* Đối với EVN HPC A Vương:

-Thực hiện nghiêm các quy định về xả tràn (thông báo xả tràn, trình tự xả tràn) như đã nêu tại điểm b khoản 1 mục IV nêu trên;

-Thông báo ngay tình hình xả tràn khẩn cấp cho các cơ quan chức năng theo quy định trong Quy trình vận hành liên hồ và Ban chỉ huy PCLB các huyện Đông Giang, Tây Giang, Đại Lộc, các chủ đập ở vùng hạ du.

* Đối với các chủ dự án thủy điện vùng hạ du: Thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 mục IV nêu trên;

* Đối với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam: Thực hiện như quy định tại điểm b khoản 1 mục IV nêu trên;

* Đối với Ban chỉ huy PCLB vùng hạ du (Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc):

- Triển khai ngay các biện pháp di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tổ chức lực lượng cứu hộ tại các điểm xung yếu, tổ chức tốt công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân ngay sau khi nhận được thông tin xả tràn khẩn cấp từ thủy điện A Vương;

- Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến thời tiết thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, chủ động theo dõi tình hình ngập lụt trên địa bàn, báo cáo tình hình với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam.
3. Tình huống mất hoàn toàn thông tin liên lạc với các cấp chỉ huy PCLB
a) Nguyên nhân:

Mất hoàn toàn 8 kênh thông tin không thể liên lạc với Ban chỉ huy PCLB Công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.


b) Biện pháp khắc phục:

Khi bị mất hoàn toàn thông tin liên lạc với một đầu mối, phương châm chủ đạo là thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ”.

* Đối với EVN HPC A Vương:

- Người trực tiếp chỉ đạo công tác vận hành tại hồ đập trong thời gian mưa bão (Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc hoặc Quản đốc/Phó Quản đốc/Tổ trưởng Vận hành hồ đập - gọi tắt là NCĐ) chịu trách nhiệm tổ chức vận hành hồ đập, điều tiết xả tràn theo đúng “Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm” do Thủ tướng Chính phủ ban hành và “Quy trình vận hành hồ chứa Thuỷ điện A Vương” do Bộ Công Thương ban hành tại Quyết định số 3673/QĐ-BCT ngày 27/6/2008. Tổ vận hành hồ đập có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, rõ ràng quá trình vận hành theo quy định;

- Các bộ phận liên quan (Trưởng ca, Tổ trực ban PCLB Công ty) có trách nhiệm báo cáo tình hình với Trưởng ban PCLB Công ty để có biện pháp xử lý; Trưởng ban PCLB Công ty có trách nhiệm đánh giá tình hình, theo dõi diễn biến mưa lũ, huy động lực lượng nhanh chóng xử lý sự cố thông tin liên lạc;

- Sau khi một trong các kênh thông tin hiện có của EVN HPC A Vương được khắc phục sự cố, ngay lập tức Công ty phải báo cáo với UBND tỉnh Quảng Nam, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác về tình hình, diễn biến vận hành điều tiết xả lũ trong thời gian thông tin bị gián đoạn, kế hoạch điều tiết trong thời gian tiếp theo.

* Đối với các chủ dự án thủy điện vùng hạ du:

- Thực hiện Phương án PCLB theo phương châm “4 tại chỗ”;

- Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến thời tiết thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, chủ động quan trắc thông số thủy văn tại công trình, báo các tình hình và số liệu quan trắc nhất là số liệu thay đổi đột ngột về lưu lượng với Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam để chỉ đạo PCLB cho vùng hạ du.

* Đối với Ban chỉ huy PCLB vùng hạ du (Ban chỉ huy PCLB huyện Đại Lộc):

- Thực hiện Phương án PCLB theo phương châm “4 tại chỗ”;

- Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến thời tiết, mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng, mức nước lũ trên sông và tình hình ngập lụt trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB tỉnh, Ban chỉ huy TKCN tỉnh;

- Triển khai ngay các biện pháp di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tổ chức lực lượng cứu hộ tại các điểm xung yếu, tổ chức tốt công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân ngay sau khi nhận được thông tin về lưu lượng thay đổi đột ngột do các chủ đập vùng hạ du thủy điện A Vương cung cấp trực tiếp hoặc qua Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam.
V. DANH SÁCH VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ BAN CHỈ HUY PCLB CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN A VƯƠNG

Stt

Danh sách

Số Điện Thoại

Ghi chú

1

Ông: Nguyễn Trâm - Tổng Giám đốc, Trưởng ban PCLB

Email: tram1960@gmail.com;

tramn@avuong.com


ĐT: 0511.2211.104

DĐ: 0963.424.150

0913.424.150


Chỉ đạo chung công tác PCLB của Công ty

2

Ông: Lê Đình Bản - Phó Tổng giám đốc, Phó ban thường trực PCLB

Email: banld@avuong.com



ĐT: 0511.2483.777

DĐ: 0963.422.744

0913.422.744


Chỉ đạo xử lý PCLB các khu vực Công ty

3

Ông: Ngô Xuân Thế, ủy viên thường trực

Email: xuanthe88@gmail.com;

xuanthe88@avuong.com


ĐT: 0511.2218.953

DĐ: 0963.084.555

0966.084.555


Nắm thông tin và phối hợp PCLB các khu vực

4

Ông: Nguyễn Văn Hoài, ủy viên

Email: hoainv@avuong.com



ĐT: 0511.2211.103

DĐ: 0963.246.877



Cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, thuốc men; điều hành xe

5

Ông: Đoàn Ngọc Nam, ủy viên

Email: namdn@avuong.com



ĐT: 0511.2211.105

DĐ: 0963.190.029



Cung cấp vật tư, dụng cụ, xăng dầu…

6

Ông: Đoàn Ngọc Nhân, ủy viên

Email: nhandn@avuong.com



ĐT: 0511.2218.592

DĐ: 0963.454.954

0966.555.580


Tổ trưởng PCLB Văn Phòng tại Đà Nẵng

7

Ông: Nguyễn Đình Phúc, ủy viên

Email: phuctd@avuong.com



ĐT: 0511.2468.969

DĐ: 0963.074.924

0913.074.924


Cung cấp kinh phí phục vụ PCLB

8

Ông: Nguyễn Văn Khoa, ủy viên

Email: khoanv@avuong.com



ĐT: 0511.2468.699

DĐ: 0977.320.019



PCLB các Kho vật tư

9

Ông: Trần Thành Dũng - Quản đốc Phân xưởng Vận hành, ủy viên

Email: dungtt@avuong.com



ĐT: 0510.2226.885

DĐ: 0963.487.750




Tổ trưởng PCLB tại Nhà máy

10

Ông: Cao Huy Bảo, ủy viên

Email: baoch@avuong.com



ĐT: 0511.2218591

DĐ: 0963.111.854



Xử lý sự cố Cơ - Điện

11

Ông: Nguyễn Thanh Trùng Dương, ủy viên

Email: duongntt@avuong.com



ĐT: 0511.2211.106

DĐ: 0963.595.401



Chủ trì PCLB cho AVSC

12

Ông: Cáp Kim Cương, ủy viên

Email: cuongck@avuong.com



DĐ: 0963.524.070

Chủ trì PCLB cho TAV

13

Ông: Võ Văn Việt, ủy viên

Email: vietvv@avuong.com



DĐ: 0963.070.483

0966.888.878



Chủ trì PCLB cho Tổ R&D

14

Ông: Nguyễn Thanh Bạo, ủy viên

Email: baont@avuong.com



DĐ: 0905.233.596


Tổ trưởng PCLB tại nhà ban ANM

15

Ông: Ngô Đình Tấn, ủy viên

Email: nhannh@avuong.com



DĐ: 0905.234.300

0905.099.368



Tổ trưởng PCLB tại Thạnh Mỹ

16

Ông: Nguyễn Minh Hoàng (A), ủy viên

Email: hoangnm@avuong.com



DĐ: 0906.820.359

0972.322.227



Tổ trưởng PCLB tại Khu Đầu mối

17

Ông: Nguyễn Văn Thức, ủy viên

Email: thucnv@avuong.com

(ĐT sử dụng phần mềm Skype)


DĐ: 0903.577.940
nguyenvanthuc_av

KTAT dụng cụ, vật tư, phương tiện PCLB

18

Ông: Trần Quốc Khánh - Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc, ủy viên

DĐ: 0982.865.141

Phối hợp với huyện Đại Lộc thực hiện công tác PCLB

19

Ông: Phan Minh Tiến - Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Nam Giang, ủy viên

DĐ: 0986.967.289

Phối hợp với huyện Nam Giang thực hiện công tác PCLB

20

Ông: Lê Văn Luyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, ủy viên

DĐ: 0905.625.034

Phối hợp với huyện Đông Giang thực hiện công tác PCLB

21

Ông: Phạm A - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, ủy Viên

DĐ: 0905.181.083

Phối hợp với huyện Tây Giang thực hiện công tác PCLB

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Công ty Cổ phần thủy điện A Vương có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung Phương án được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, tồn tại không phù hợp với tình hình thực tế, Công ty phải báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung;

- Các chủ dự án thủy điện ở khu vực hạ du hồ thủy điện A Vương có trách nhiệm phối hợp với Công ty cổ phần Thủy điện A Vương tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung của Phương án này;

- UBND huyện Đại Lộc và các địa phương có liên quan khác thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ; phối hợp với Công ty cổ phần Thủy điện A Vương nắm bắt tình hình vận hành, điều tiết xả lũ để chủ động tổ chức sơ tán dân tại những khu vực có nguy cơ bị ngập sâu đến nơi an toàn; kiến nghị Công ty cổ phần Thủy điện A Vương và báo cáo UBND tỉnh đề nghị sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những nội dung không phù hợp của Phương án gây ảnh hưởng đến công tác PCLB và TKCN của địa phương trong quá trình xả lũ hồ thủy điện A Vương;



- Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo Công ty cổ phần Thủy điện A Vương và các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện tốt Phương án này; tiếp nhận kiến nghị của các địa phương, đơn vị về việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung không phù hợp với tình hình thực tế trong Phương án, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.








TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Đã ký

Nguyễn Ngọc Quang




Каталог: vbpq quangnam.nsf
vbpq quangnam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 118 /bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq quangnam.nsf -> Số: 1037/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq quangnam.nsf -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq quangnam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
vbpq quangnam.nsf -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
vbpq quangnam.nsf -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam

tải về 159.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương