1. Tính cấp thiết của đề tài



tải về 290.33 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích290.33 Kb.
#31393
  1   2   3

MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài

Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia, là loài cây đa mục đích, gỗ được sử dụng sản xuất gỗ dán, ván dăm, bột giấy và đồ gỗ gia dụng ... Một đặc điểm nổi bật của loài cây này là có khả năng thích nghi và sinh trưởng nhanh trên một số dạng lập địa mà các loài keo khác khó tồn tại, đặc biệt là dạng lập địa có môi trường chua (pHKCl 3,5 - 6) và đất cát podzol cằn cỗi, như dạng đất cát nội đồng bán ngập (Turnbull và cộng sự, 1998).

Keo lá liềm được gây trồng ở Việt Nam muộn hơn so với Keo tai tượng (A. mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis), song Keo lá liềm sớm trở thành một trong những loài cây trồng rừng phổ biến ở Việt Nam vì có khả năng sinh trưởng nhanh, tương đương với hai loài keo trên (Harwood, 1993). Ở châu Á, ba loài keo được gây trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và giống Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis), trong đó diện tích rừng trồng Keo lá liềm ước tính khoảng 330.000 ha chủ yếu là trồng ở Indonesia (Griffin, 2012).

Với khả năng thích nghi cũng như tiềm năng đất đai ở miền Trung thì việc phát triển loài Keo lá liềm trở thành cây trồng rừng chủ lực để cung cấp nguyên liệu và bảo vệ môi trường tại vùng cát khắc nghiệt là hết sức cần thiết. Các nghiên cứu trước đây về gỗ Keo lá liềm cho thấy khối lượng riêng khô trong không khí là 0,72 g/cm3, khối lượng riêng ở độ ẩm cơ bản (12%) là 0,62 g/cm3, thích hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ xây dựng, đồ mộc, đóng thuyền, làm gỗ dán và làm củi. So sánh với ba loài keo trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay thì Keo lá liềm có các chỉ số không thua kém. Điển hình là Keo lá tràm có khối lượng riêng cơ bản (độ ẩm 12%) là 0,50 - 0,65 g/cm3, hiệu suất bột giấy 49%, sợi dài 0,85 mm, nhiệt lượng 4700 - 4900 kcal/kg. Gỗ Keo lai có khối lượng riêng ở độ ẩm cơ bản là 0,48 - 0,54 g/cm3, hiệu suất bột giấy 49 - 52%. Gỗ Keo tai tượng có khối lượng riêng cơ bản (ở độ ẩm 12%) là 0,42 - 0,48 g/cm3, hiệu suất bột giấy 47% (Nguyễn Ngọc Bình, 2004).

Luận án đã kế thừa các kết quả nghiên cứu của chương trình cải thiện giống các loài keo trồng rừng chủ yếu ở trên thế giới và Việt Nam, đồng thời kế thừa hiện trường và kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống năng suất cao và chất lượng tốt một số loài cây trồng rừng chủ yếu” giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 và đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cho Keo lá liềm và Keo tai tượng phục vụ trồng rừng kinh tế” giai đoạn 2011 - 2015 (Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp). Với tư cách là cộng tác viên chính tại miền Trung và được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài, tác giả thực hiện luận án “Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung”.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

- Ý nghĩa khoa học

Đánh giá được đặc điểm biến dị và khả năng di truyền ở mức độ xuất xứ và gia đình Keo lá liềm về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ. Đồng thời xác định được tương quan của các tính trạng ở các độ tuổi khác nhau, cũng như tương tác kiểu gen - hoàn cảnh giữa các gia đình. Kết quả của đề tài tạo cơ sở khoa học cho việc cải thiện giống Keo lá liềm theo hướng trồng rừng nguyên liệu giấy.



- Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu biến dị giữa các xuất xứ và gia đình tại các khảo nghiệm khác nhau: vùng đồi Cam Lộ (Quảng Trị), vùng cát nội đồng Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và vùng đất cát pha Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) giúp xác định được các xuất xứ, gia đình thích hợp trên các lập địa khác nhau.

Nghiên cứu tương quan giữa các tính trạng ở các độ tuổi khác nhau và tương tác kiểu gen - hoàn cảnh, giúp xác định được tuổi tối ưu cho chọn giống cũng như xây dựng các khảo nghiệm giống nhằm rút ngắn thời gian và giảm kinh phí trong nghiên cứu cải thiện giống.

Nghiên cứu biến dị xác định được các xuất xứ và gia đình có triển vọng tại khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 để đưa vào nhân giống, công nhận giống mới đồng thời là nguồn vật liệu quý để xây dựng khảo nghiệm giống cho các thế hệ tiếp theo.



3. Mục tiêu nghiên cứu

+ Mục tiêu chung

Xác định được các đặc điểm di truyền của một số tính trạng quan trọng làm cơ sở khoa học góp phần nghiên cứu cải thiện giống Keo lá liềm.



+ Mục tiêu cụ thể

- Xác định được đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của một số tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ.

- Xác định tương quan giữa các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây, và một số tính chất gỗ.

- Xác định tăng thu di truyền lý thuyết và thực tế trong chọn giống Keo lá liềm.

- Xác định được giải pháp cải thiện giống Keo lá liềm và chọn được một số xuất xứ và gia đình có triển vọng.

4. Những điểm mới của đề tài

Lần đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về đặc điểm biến dị và khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây và một số tính chất gỗ giữa các xuất xứ và gia đình, góp phần cung cấp cơ sở khoa học để chọn giống Keo lá liềm ở một số tỉnh miền Trung.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới


Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên khác là Keo lưỡi liềm, Keo lưỡi mác.

Tên tiếng Anh: Northern wattle, Papua New Guinea red wattle, red wattle

Keo lá liềm có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guinea và Indonesia. Đây là loài cây đa tác dụng và có khả năng sinh trưởng nhanh, tương đương với Keo tai tượng nhưng nhanh hơn Keo lá tràm (Harwood, 1993) và được gây trồng rộng rãi ở nhiều nước (Turnbull và cộng sự, 1998). Gỗ của loài này được sử dụng sản xuất gỗ dán, ván dăm, giấy và đồ gỗ gia dụng (Turnbull và cộng sự, 1998). Chúng là loài cây trồng rừng chủ yếu ở nhiều nước tại châu Á, châu Phi và có khả năng thích nghi với nhiều dạng lập địa khác nhau, đặc biệt với môi trường chua (pHKCL 3,5 - 6) và đất cát podzol cằn cỗi, như dạng đất cát nội đồng bị úng nước trong suốt mùa mưa và khô hạn trong suốt mùa khô (Turnbull và cộng sự, 1998).

Keo lá liềm là cây gỗ nhỏ đến trung bình, chiều cao khoảng 25m, tối đa khoảng 30m và đường kính lớn nhất có thể đến 50 - 60cm với thân tương đối thẳng và tán lá nhiều cành nhánh. Keo lá liềm có lá màu xanh bạc, cong hình lưỡi liềm, dài 11-20cm. Hoa thường năm cánh, cánh mỏng. Quả lớn hình chữ nhật, cứng, vỏ dày, chiều dài 5,0 - 7,5cm, chiều rộng 2 - 2,5cm (Bentham và Mueller, 1984).

Keo lá liềm phân bố tự nhiên dọc theo bờ biển phía đông bắc của Australia, từ Townsville tới phần chóp của bán đảo Cape York phía bắc của Queensland. Chúng phân bố từ vĩ độ 80S đến 200S và ở độ cao dưới 450m so với mực nước biển. Lượng mưa thích nghi từ 500 - 3.500 mm.

Trên thế giới nghiên cứu Keo lá liềm về các tính trạng sinh trưởng, các chỉ tiêu chất lượng thân cây và một số chỉ tiêu về tính chất gỗ cũng đã có một số kết quả nghiên cứu thông qua một số chương trình chọn giống. Nhưng hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo nghiệm xuất xứ, chỉ có một vài nghiên cứu về biến dị ở cấp độ gia đình. Kết quả cho thấy xuất xứ từ Papua New Guinea (PNG) thích nghi với đất kiềm nhẹ, trong khi xuất xứ Coen River từ Queensland lại khó tồn tại ở Đông Timor, Indonesia, Đông Bắc Thái Lan và Philippines (Baggayan, 1998; Chittachumnonk, Sirilak, 1991). Tuy nhiên, ở các khu vực gần bờ biển chịu ảnh hưởng nhất định của gió biển, các xuất xứ PNG rất dễ bị uốn cong và gẫy bởi gió lốc (Thomson, 1994; Minquan và Yutian, 1991). Các xuất xứ Bắc Queensland (QLD) chịu đựng gió lốc tốt hơn nhưng sinh trưởng chậm. Biến dị di truyền ở các vườn giống Keo lá liềm đã được tiến hành nghiên cứu ở một số nước như Indonesia (Arif, 1997), Philippines (Armold và Cuevas, 2003) và Australia (Harwood và cộng sự., 1993). Các tác giả đã ghi nhận rằng có sự sai khác rõ rệt giữa các xuất xứ và giữa các gia đình trong xuất xứ, nhưng biến dị di truyền về sinh trưởng chỉ ở mức trung bình. Nor Aini và cộng sự (1998) tiến hành nghiên cứu tại Malaysia ghi nhận rằng có sự sai khác rõ rệt về độ co rút gỗ, nhưng không có sự sai khác rõ ràng về khối lượng riêng và uốn tĩnh giữa các xuất xứ Keo lá liềm

Nghiên cứu về khả năng di truyền của Keo lá liềm tại Indonesia cho thấy, hệ số di truyền theo nghĩa rộng (tính theo xuất xứ) chỉ ở mức trung bình cho đường kính (H2 = 0,27), nhưng ở mức cao cho chiều cao (H2 = 0,44 - 0,62) (Arif, 1997). Tương tự như tính trạng sinh trưởng, Nor Aini và cộng sự (1998) tiến hành nghiên cứu tại Malaysia ghi nhận rằng hệ số di truyền theo nghĩa rộng trung bình đối với độ co rút gỗ (0,38 - 0,44) nhưng thấp đối với các tính chất cơ học (0,11 - 0,12). Hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền có ý nghĩa rất lớn trong chọn giống, ảnh hưởng đến tăng thu di truyền. Tính trạng có hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền cao thì kết quả chọn giống sẽ đem lại tăng thu di truyền cao, ngược lại nếu hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền thấp thì tăng thu di truyền sẽ thấp.

Nghiên cứu về nhân giống cho thấy Keo lá liềm có đặc điểm sinh lý làm cho quá trình nhân giống hết sức khó khăn đó là vấn đề già hóa sớm vật liệu nhân giống. Do đó các phương pháp nhân giống Keo lá liềm cho đến nay còn đang hạn chế ngoại trừ phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt. Nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp ghép và chiết cho thấy thành công ở cây 3 tuổi, nếu cây già hơn thì sẽ khó hơn (Thomson, 1994).

Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại đã ghi nhận rằng, đối với loài Keo lá liềm chủ yếu có ba loại sâu hại và dịch bệnh đáng kể đó là:

-Loài Platypus sp., bọ Ambrosia hoặc sâu đục thân. Loài này gây nên các đường đục tạo điều kiện cho vi khuẩn ám màu phá huỷ diện mạo bề ngoài của gỗ, có thể làm giảm chiều dài sợi cellulose, đồng thời tốn nhiều chất tẩy trắng hơn trong quá trình sản xuất giấy. Loài này đã tàn phá những khu rừng thực nghiệm ở Sabah, Malaysia (Thapa, 1992).

- Loài Sinoxylon sp., bọ ăn cành và nhánh non. Chúng có thể khoanh vòng và làm gãy thân những cây non (dưới 2 tuổi), có kích thước thân nhỏ hơn 3cm. Loài này đã phát hiện tàn phá một số rừng trồng ở Thái Lan (Hutacharern, 1987).

- Ngoài ra có một loại nấm lá chưa được biết (có thể là Spilodochium sp.), là nguyên nhân gây nên những đốm úa vàng trên lá và làm cho lá trở nên già cỗi sớm và làm giảm khả năng quang hợp. Loài này đã phát hiện ở Nam Kalimantan, Indonesia.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 290.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương