1 Tên môn học: Lịch sử Việt Nam lớp 12 (giai đọan từ 1919 đến 2000). Yêu cầu đối với môn học



tải về 42.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích42.36 Kb.
#12747


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trung Tâm Đào tạo Từ Xa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LỊCH SỬ

(Dành cho ôn tập thi tuyển sinh đầu vào hệ Vừa làm Vừa học)
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

1.1. Tên môn học: Lịch sử Việt Nam lớp 12 (giai đọan từ 1919 đến 2000).

1.2. Yêu cầu đối với môn học : đây là môn học thi tuyển đầu vào của hệ Vừa làm Vừa học nên đòi hỏi người học phải nghiên cứu trước một số nội dung chính của lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 như: Họat động tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng khởi nghĩa tháng Tám, kháng chiến chống Pháp từ 1945-1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, kháng chiến chống Mĩ từ 1954 – 1975, Việt Nam từ 1975 - 2000….

1.3. Yêu cầu đối với học viên:

- Dự lớp ôn tập: nghe giảng, ôn và nêu câu hỏi thảo luận về các vấn đề do giáo viên, học viên nêu ra. Thời lượng: 32 tiết trên lớp.

- Bài tập về nhà: giải quyết các câu hỏi cuối mục, cuối bài trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12.

- Nghiên cứu: đọc thêm các tài liệu tham khảo.


2. MỤC TIÊU

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam giai đọan từ 1919 – 2000, giúp học viên nắm vững được những sự kiện lịch sử quan trọng trong từng thời kì lịch sử, giúp cho học viên các phương pháp, kỹ năng phân tích, đánh giá một sự kiện lịch sử như: tình hình thế giới tác động đến Việt Nam, nguyên nhân - kết quả …, lựa chọn được những kiến thức lịch sử cơ bản, quan trọng để làm tốt bài thi .




3. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

1. Mục tiêu:

- Biết được các họat động yêu nước sôi nổi của nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp.

- Nắm được họat động của Nguyễn Ái Quốc giai đọan 1919-1930, sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Nội dung:

2.1. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925:

- Các họat động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.

- Họat động của Nguyễn Ái Quốc 1919 - 1925.

2.2. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930:

- Sự thành lập và họat động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

- Sự xuất hiện của 3 tổ chức Cộng sản 1929.

- Hòan cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

- Hội nghị thành lập Đảng.

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

- Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng.

2.3. Bài tập trong sách giáo khoa và đề mẫu.
Chương II: VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

1. Mục tiêu:

- Biết được phong trào cách mạng 1930-1935 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

- Biết được phong trào dân chủ 1936-1939 và sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng.

- Biết được một số nét chính của tình hình Việt Nam những năm 1939-1945 (chiến tranh thế giới II)

- Biết được sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng giai đọan 1939-1945, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
2. Nội dung

2.1. Phong trào cách mạng 1930-1935:

- Việt Nam trong những năm 1929-1933.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ-Tĩnh.

- Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931.

- Hội nghị tháng 10-1930 và nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930.

2.2. Phong trào Dân chủ 1936-1939:

- Tình hình thế giới và trong nước giai đọan 1936 – 1939.

- Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tại hội nghị Trung ương tháng 7/1936.

-Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.



2.3. Phong trào Giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời:

- Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945.

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939. Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941.

- Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền từ tháng 5-1941 đến tháng 3-1945. Khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945.

- Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, ( Nhật đầu hàng Đồng minh, Hội nghị tòan quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tháng 8-1945).

- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành lập (2-9-1945).



2.4. Bài tập trong sách giáo khoa và đề mẫu
Chương III : VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

1. Mục tiêu:

- Biết được những thuận lợi, khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những biện pháp giải quyết khó khăn và sự chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp.

- Nắm được cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1945–1954 được kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
2. Nội dung :

2.1. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946:

- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (thuận lợi và khó khăn).

- Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính.

- Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- Đấu tranh với Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng.

- Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.



2.2. Kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 - 1950:

- Pháp bội ước và tiến công ta. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

- Cuộc kháng chiến ở thủ đô Hà Nội.

- Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

- Hòan cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

2.3. Cuộc kháng chiến tòan quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953- 1954):

- Âm mưu mới của Pháp Mĩ ở Đông Dương- kế họach NaVa. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.

- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

- Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.4. Bài tập sách giáo khoa và đề mẫu.

Chương IV: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

1. Mục tiêu:

- Biết được đặc điểm tình hình nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau

- Biết được nhiệm vụ Cách mạng ở miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ 1954-1975 và chống chiến tranh phá họai lần 1, lần 2 của Mĩ.

- Biết được từ 1954-1975, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.



2. Nội dung

2.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954-1965:

- Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954.

- Đấu tranh chống Mĩ - Diệm, giữ gìn lực lượng cách mạng.

- Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.

- Âm mưu, thủ đọan của Mĩ trong Chiến lược chiến tranh đặc biệt và những thắng lợi của quân dân miền Nam từ 1961-1965.



2.2. Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965-1973:

- Âm mưu, thủ đọan của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ 1965-1968, những thắng lợi lớn trong những năm 1965-1968 .Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

- Âm mưu, thủ đọan của Mĩ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh, những thắng lợi lớn trong những năm 1969-1973. Ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lựơc năm 1972.

- Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định).



2.3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hòan tòan miền Nam 1973-1975:

- Chủ trương kế họach giải phóng miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975: tóm tắt diễn biến chính của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

2.4. Bài tập trong sách giáo khoa và đề mẫu.
Chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

1. Mục tiêu:

- Biết được từ năm 1975 - 1985 đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Nắm được nội dung cơ bản và ý nghĩa của kì họp Quốc hội khóa VI (1976).

- Nắm được từ năm 1986 Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội.



2. Nội dung:

2.1. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975:

- Hòan thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước 1975-1976.



2.2. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội 1986-2000:

- Hòan cảnh lịch sử mới, đường lối đổi mới của Đảng

- Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới từ 1986-1990 (thành tựu, hạn chế, ý nghĩa ).

2.3. Bài tập sách giáo khoa và đề mẫu.


4. TÀI LIỆU HỌC TẬP

4.1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 của Bộ giáo dục và Đào tạo – Nhà xuất bản Giáo dục, chương trình chuẩn , năm 2010.

4.2. Nội dung ôn tập của giáo viên

--------------------------- /\ ----------------------



Đề cương chi tiết môn Lịch sử ôn thi TSĐH hệ VLVH Trang : /

Каталог: www -> uploads -> files -> de cuong on thi ts vlvh -> de cuong on thi ts vlvh b1
www -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
www -> Đạt Lai Lạt Ma: Hiện thân của từ bi trí tuệ và tranh đấu hòa bình
www -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo bắc giang trưỜng thpt bố HẠ
www -> 上 海 贝 思 信 翻 译 中 心 trung tâm dịch thuật bối tư TÍn thưỢng hảI
www -> Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam kêu gọi tòa ra phán quyết
www -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
www -> Tác giả: Đặng Quang Minh bgp nâng cao xây dựng network dùng ibgp
de cuong on thi ts vlvh b1 -> ÑAÏi hoïc môÛ tp. Hcm kyø thi tuyeån sinh – naêm hoïC 2006-2007

tải về 42.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương