1. thông tin chung



tải về 344.83 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích344.83 Kb.
#25086
  1   2   3   4   5


MỞ ĐẦU

1. THÔNG TIN CHUNG


1.1. Tên dự án: Hỗ trợ triển khai nhân rộng hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015.

1.2. Cơ quan chủ quản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

1.3. Cơ quan chủ đầu tư: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường.

1.4. Thời gian thực hiện: Năm 2013 - 2015.

1.5. Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước - kinh phí sự nghiệp môi trường.

1.6. Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành, thị; UBND xã; trưởng thôn, tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể.

2. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN


Vĩnh Phúc là một tỉnh phía Bắc tiếp giáp thủ đô Hà Nội, với trục đường quốc lộ số 2 nối liền Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Vĩnh Phúc được xác định là một trong những vùng phát triển của khu vực phía Bắc đất nước, với trung tâm chính là thành phố Vĩnh Yên là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo về hành chính, chính trị của Tỉnh. Những năm gần đây Vĩnh Phúc đã có những bước tiến mạnh trong hoạt động kinh tế với cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp.

Do chuyển dịch cơ cấu sản xuất và sự phát triển về kinh tế - xã hội của các vùng phụ cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên,… ngành nông nghiệp của tỉnh cũng chuyển dần từ sản xuất lương thực thuần túy sang sản xuất các nông phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường và cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Quá trình chuyển dịch mạnh mẽ nhất trong ngành nông nghiệp đó là sự phát triển cả về số lượng và quy mô của các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động chăn nuôi đã góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Tuy nhiên, khi ngành chăn nuôi phát triển với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng đàn gia súc, gia cầm thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi cũng đang ngày một tăng lên đã làm cho môi trường chăn nuôi đặc biệt là môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây bức xúc đối với người dân tại nhiều địa phương. Chất thải từ các hoạt động này có tải lượng ô nhiễm rất cao và chứa nhiều mầm mống bệnh tật nguy hiểm. Do đó góp phần rất lớn vào tình trạng ô nhiễm môi trường tại các thủy vực tiếp nhận nói riêng và môi trường khu vực nông thôn nói chung. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh cho thấy chất lượng nước mặt tại các sông ngòi, ao hồ, thủy vực tiếp nhận nước thải tại khu vực nông thôn, đặc biệt là nước thải chăn nuôi, đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu đã vượt mức cho phép nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án hỗ trợ triển khai nhân rộng mô hình hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015. Dự án được triển khai đã huy động được đông đảo người dân tham gia, góp phần thực hiện việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường và là mô hình thực tế, hiệu quả để tuyên truyền cho người dân đặc biệt là người dân nông thôn trong xử lý chất thải chăn nuôi nói riêng và bảo vệ môi trường nông thôn nói chung.


3. CĂN CỨ THỰC HIỆN


Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 3 về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 535/QĐ-CT ngày 28/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt “Dự án hỗ trợ triển khai nhân rộng mô hình hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015”;

Căn cứ Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Phê duyệt quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 3950/KH-UBND ngày 07/9/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn năm 2012 và giai đoạn 2013 - 2015;

Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-TTTN&BVMT ngày 07/3/2013 của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường về việc triển khai “Dự án hỗ trợ triển khai nhân rộng hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2015”.

PhÇn 1. Tæng quan vÒ ngµnh ch¨n nu«I vµ Thùc tr¹ng m«i tr­êng

trªn ®Þa bµn tØnh vÜnh phóc


1.1. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

1.1.1. Hiện trạng ngành chăn nuôi Vĩnh Phúc


Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện; đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm như: Gạo, ngô, sắn, đậu tương và bột cá. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có vị trí gần thủ đô Hà Nội với nhu cầu tiêu thụ lương thực - thực phẩm rất lớn, đó là động lực giúp cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.

Để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh này, Vĩnh Phúc đã đưa ra các giải pháp nhằm “tăng tốc” phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đề ra mục tiêu phương hướng đến năm 2030, mức tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt 8,2%.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn như giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao, nguy cơ dịch bệnh thường xuyên đe dọa nhưng trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn có sự tăng trưởng cao. Theo Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013, giá trị sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 1.1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Tổng số

Trâu, bò

Lợn

Gia cầm

2010

3.546.512

259.766

1.808.638

1.371.445

2011

3.663.378

230.359

1.775.369

1.581.700

2012

3.820.181

208.803

1.822.194

1.656.135

2013

4.257.749

307.839

1.909.442

1.905.122

[nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013]

Biểu đồ 01: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm

Giá trị sản xuất của ngành sản xuất chăn nuôi tăng theo các năm, cụ thể đến năm 2013 tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt 4.257.749 triệu đồng, đạt xấp xỉ 120% so với năm 2010. Đây là kết quả của việc hoạch định chính sách chăn nuôi đúng đắn của tỉnh trong những năm qua, đó là: Phát triển chăn nuôi toàn diện, chăn nuôi bò và lợn vẫn là sản phẩm hàng hoá chủ yếu, khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại.

- Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp số liệu gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh qua các năm

Đơn vị: nghìn con

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Trâu

26,01

26,96

24,23

21,43

21,46



139,99

138,70

120,06

94,06

95,46

Lợn

462,30

548,70

498,10

480,11

498,55

Gia cầm

7.033,6

7.337,4

8.463,6

8.566,6

9.105,5

[nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013]

Số lượng cụ thể của các loại gia súc, gia cầm không có sự tăng trưởng đồng đều do gặp nhiều biến động trong quá trình chăn nuôi. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 tổng số đàn trâu, bò, lợn, gia cầm đạt 9.105,5 nghìn con.


1.1.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


a) Quy hoạch các tiểu vùng chuyên môn hóa

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành 3 tiểu vùng kinh tế với các loại hình chuyên môn hoá đặc trưng cho mỗi vùng:

+ Tiểu vùng I: Tiểu vùng trung du - miền núi phía Bắc, bao gồm các huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và một phần phía Bắc huyện Bình Xuyên. Đây là vùng trung du, xen lẫn miền núi; vùng có quỹ đất đai lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp, du lịch vui chơi giải trí và phát triển nông nghiệp đa canh; vùng là cầu nối với các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Thái Nguyên.

+ Tiểu vùng II: Tiểu vùng trung tâm, chạy dọc theo quốc lộ 2A, đường quốc lộ 23 và đường sắt đô thị Hà Nội - Việt Trì, trong đó có thành phố Vĩnh Yên, trung tâm huyện Bình Xuyên, Phúc Yên. Hướng phát triển trong thời gian tới là phát triển công nghiệp - dịch vụ, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, trung tâm đào tạo, … phát triển mạnh nông nghiệp hàng hóa có chất lượng cao phục vụ cho địa bàn Hà Nội; tập trung phát triển công nghiệp để hình thành các đơn vị hành chính đô thị: thành phố, thị xã trong tương lai.

+ Tiểu vùng III: Tiểu vùng đồng bằng, chủ yếu bao gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và nam Bình Xuyên. Hướng phát triển là: phát triển cây lương thực tập trung, chiếm tỷ trọng cơ bản bảo đảm an ninh lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển các làng nghề - tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp phù hợp.

Trong đó riêng đối với ngành chăn nuôi được phân thành các tiểu vùng sau:



Tiểu vùng đồng bằng ven sông huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc: Chuyên môn hóa chăn nuôi lợn, bò, thuỷ sản, gia cầm, dâu, tơ tằm.

Tiểu vùng trung du - miền núi phía Bắc huyện Sông Lô, Lập Thạch: chuyên môn hóa chăn nuôi gia súc lợn, bò, gia cầm theo qui mô trang trại.

b) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi

Phát triển toàn diện chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi gà siêu thịt, siêu trứng theo quy mô tập trung, trang trại ở các huyện vùng đồi. Chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp và thủy cầm ở vùng đồng bằng ven sông. Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa. Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hoá tập trung theo phương thức công nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Một số chỉ tiêu chính

Đưa tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 61% vào năm 2020, phấn đấu sản lượng thịt hơi các loại đạt 200 ngàn tấn vào năm 2020.

Xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, có khối lượng sản phẩm chăn nuôi từ các vùng tập trung đạt 55% vào năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt trên 70%. Đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái trong khu vực dân cư.

+ Đàn bò


Phát triển đồng cỏ chăn thả tự nhiên kết hợp với trồng cỏ để phát triển đàn bò lai lấy thịt, sữa theo hướng tập trung để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Đây là sản phẩm chăn nuôi chính có giá trị kinh tế cao để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Năm 2015 là 170 ngàn con và năm 2020 là 185 ngàn con, về sản lượng thịt hơi: năm 2015 là 5,4 ngàn tấn thịt hơi và 2020 là 7,0 ngàn tấn thịt hơi.

Trong những năm trước mắt vẫn tập trung phát triển chăn nuôi bò theo hình thức trang trại và gia trại, ưu tiên phát triển các trang trại chăn nuôi bò lai hướng thịt.

+ Đàn trâu

Giảm đàn trâu cày kéo năm 2015 có 19,5 ngàn con và đến năm 2020 toàn tỉnh có 19 ngàn con, sản lượng thịt hơi năm năm 2020 đạt 1 ngàn tấn.

+ Đàn lợn

Tập trung phát triển chăn nuôi lợn - thế mạnh chủ yếu trong chăn nuôi vùng đồng bằng, tăng nhanh sản lượng và chất lượng thịt lợn theo hướng cải tạo giống. Đưa tỷ lệ nạc thịt lên 70 - 80% vào năm 2020. Năm 2015 đàn lợn đạt 687 ngàn con, sản lượng thịt hơi đạt 92,1 ngàn tấn; đến năm 2020 đàn lợn đạt 820 ngàn con, sản lượng thịt hơi đạt 140 ngàn tấn, tốc độ tăng đàn bình quân 2016 - 2020 là 3,87% và sản lượng thịt hơi tăng 10,4%/năm.

Bố trí vùng tập trung: Hình thành các vùng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung với các trang trại, gia trại, khu chăn nuôi tập trung, đưa dần chăn nuôi lợn ra xa khu dân cư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

+ Đàn gia cầm

Phát triển chăn nuôi gia cầm ở Vĩnh Phúc theo định hướng chung của cả nước là sẽ phát triển mạnh theo hướng tập trung công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch khu chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư theo từng địa phương để khống chế dịch bệnh, tạo môi trường sạch trong nông thôn.

Cải tạo đàn gia cầm theo hướng thịt, trứng, khuyến khích phát triển gà công nghiệp tập trung thâm canh, gà thả vườn, đẩy mạnh phát triển thủy cầm các vùng trũng phấn đấu đến năm 2015 có 9850 ngàn con; năm 2020 có 12.500 ngàn con. Sản lượng thịt gia cầm hơi: năm 2015 là 31,5 ngàn tấn; năm 2020 đạt 52 ngàn tấn. Sản lượng trứng: 2015 đạt 215,6 triệu quả; năm 2020 đạt 230 triệu quả.

Phát triển chăn nuôi gà tập trung chủ yếu ở huyện Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch.

+ Chăn nuôi khác

Bên cạnh phát triển các loại gia súc có thế mạnh, tỉnh cũng chú trọng xây dựng các mô hình chăn nuôi đặc sản như: Nhím, lợn rừng, ba ba, rắn, dế,... gắn với mô hình trang trại. Đây là mô hình chăn nuôi có hiệu quả cần được nhân rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhà hàng, khách sạn, khách du lịch, tăng thu nhập cho người lao động. Đưa số lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi khác 2015 - 2020 gấp 3 - 4 lần hiện nay.


Каталог: uploads -> news -> 2015 09
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2015 09 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng văn hóa và thông tin độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 09 -> Stt tên khách sạn, nhà nghỉ Địa chỉ

tải về 344.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương