1. quy đỊnh chung phạm VI áp dụng



tải về 1.47 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20425
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12


TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 130:2002

HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN



(Ban hành kèm theo Quyết định số 72/2002/QĐ-BNN, ngày 13 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Hướng dẫn này dùng để thiết kế đê biển mới, tu sửa đê biển cũ (gồm công trình đê và công trình bảo vệ đê) và công trình bảo vệ bờ biển, bãi biển vùng không có đê.

1.1.2. Đê biển trong hướng dẫn này bao gồm:

  1. Đê bảo vệ vùng dân cư, kinh tế trong vùng bờ biển lở;

  2. Đê lấn biển để mở mang vùng đất mới trong vùng bờ biển bồi;

  3. Đê quây các vùng bờ biển, hải đảo, phục vụ các mục đích: quân sự, khai thác thuỷ sản, du lịch v.v...;

  4. Đê dọc theo hai bờ đoạn cửa sông (đê cửa sông), để chống lũ sông và chống sự phá hoại của các yếu tố biển.

1.2. Các căn cứ thiết kế

1.2.1. Các tài liệu về quy hoạch vùng dự án đã được duyệt;

1.2.2. Các luật, pháp lệnh, nghị định, văn bản hiện hành có liên quan;

1.2.3. Các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức đơn giá hiện hành có liên quan.

1.2.4. Các hồ sơ kỹ thuật, dự án có liên quan.

1.2.5. Các tài liệu, số liệu cơ bản: Được các cơ quan có tư cách pháp nhân lập hoặc xác nhận theo đúng các quy trình, quy phạm, hướng dẫn hiện hành:

  1. Tài liệu về địa hình, địa mạo theo quy định cho giai đoạn thiết kế;

  2. Tài liệu về cấu tạo địa chất và địa chất công trình theo quy định cho giai đoạn thiết kế;

  3. Số liệu về khí tượng thu thập và thực đo (đặc biệt là tài liệu về gió bão, gồm tần suất, cường độ, phân bố theo thời gian và không gian);

  4. Số liệu về thuỷ hải văn điều tra, thu thập và thực đo: mực nước, dòng chảy, sóng, chuyển động bùn cát trong vùng công trình và lân cận;

  5. Tình trạng thiên tai và diễn biến: sạt lở, bồi lắng, thiệt hại đã xảy ra ở vùng công trình;

  6. Hiện trạng và quy hoạch phát triển dân sinh, kinh tế, môi trường và xã hội của vùng dự án v. v...

2. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CỦA ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ ĐÊ BIỂN

2.1. Trị số gia tăng độ cao an toàn (a) của công trình đê và công trình bảo vệ đê: xác định theo bảng 2-1.

Bảng 2-1. Trị sô gia tăng độ cao an toàn (a)

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

Trị số gia tăng độ cao an toàn (m)

0,5

0,4

0,4

0,3

0,3

Ghi chú: Cấp công trình của đê biển và công trình bảo vệ đê biển lấy theo quy định hiện hành.

2.2. Hệ số an toàn ổn định chống trượt (k) của công trình bằng đất: không được nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Hệ số an toàn ổn định chống trượt (k)

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

Hệ số an toàn

Điều kiện sử dụng bình thường

1,30

1,25

1,20

1,15

1,10

Điều kiện sử dụng bất thường

1,20

1,15

1,10

1,05

1,05

2.3. Hệ số an toàn ổn định chống trượt (k) của công trình thành đứng: không được nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Hệ số an toàn ổn định chống trượt (k) của công trình thành đứng

Tính chất nền

Đá

Đất

Cấp công trình

Cấp công trình

Hệ số an toàn

Điều kiện sử dụng bình thường

Đặc biệt

I

II

III

IV

Đặc biệt

I

II

III

IV

1,15

1,10

1,05

1,05

1,00

1,35

1,30

1,25

1,20

1,15

Điều kiện sử dụng bất thường

1,05

1,05

1,00

1,00

1,00

1,20

1,15

1,10

1,05

1,05

2.4. Hệ số an toàn ổn định chống lật (k) của đê thành đứng: không được nhỏ hơn các trị số quy định ở bảng 2-4.

Bảng 2-4. Hệ số an toàn ổn định chống lật (k) của đê thành đứng

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

Hệ số an toàn

Điều kiện sử dụng bình thường

1,60

1,55

1,50

1,45

1,40

Điều kiện sử dụng bất thường

1,50

1,45

1,40

1,35

1,30

Ghi chú: Các bảng 2.2; 2.3; 2.4:

  • Điều kiện sử dụng bình thường là điều kiện thiết kế;

  • Điều kiện sử dụng bất bình thường là điều kiện trong thời kỳ thi công hoặc khi có động đất;

  • Các giá trị hệ số an toàn thực tế tính được của công trình không được vượt quá 20% với điều kiện sử dụng bình thường và10% với điều kiện sử dụng bất thường.

3. TUYẾN ĐÊ BIỂN

3.1. Yêu cầu chung

Tuyến đê biển được chọn trên cơ sở so sánh kinh tế-kỹ thuật các phương án, trên cơ sở xem xét:



  • Sự phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển toàn vùng;

  • Điều kiện địa hình, địa chất;

  • Diễn biến cửa sông và bờ biển;

  • Vị trí công trình hiện có và công trình xây dựng theo quy hoạch;

  • An toàn, thuận lợi trong xây dựng, quản lý, khai thác đê và khu vực được đê bảo vệ;

  • Bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử và địa giới hành chính.

3.1.1. Vị trí tuyến đê cần đảm bảo:

  1. Đi qua vùng có địa thế cao, địa chất nền tương đối tốt;

  2. Nối tiếp với các vị trí ổn định, tận dụng công trình đã có;

  3. Đi qua vùng thuận lợi cho bố trí các công trình phụ trợ;

  4. Không ảnh hưởng đến công trình thoát lũ (đối với đê cửa sông);

  5. So sánh hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của 23 vị trí tuyến đê để chọn một vị trí đạt hiệu quả tổng hợp tốt nhất;

  6. Ảnh hưởng của tuyến đê đến hoạt động giao thông bến cảng và vùng đất phía sau, đến bãi tắm, vùng du lịch, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh có thể chấp nhận;

  7. Vị trí tuyến đê quan trọng cần tiến hành thí nghiệm mô hình thuỷ lực để xác định.

3.1.2. Hình dạng tuyến cần đảm bảo:

  1. Bố trí tuyến đê cần đơn giản, tốt nhất là đường thẳng, tránh gẫy khúc, ít lồi lõm. Trong trường hợp phải bố trí tuyến đê lõm, cần có các biện pháp giảm sóng hoặc tăng cường sức chống đỡ của đê;

  2. Thuận lợi trong việc giảm nhẹ tác dụng của sóng và dòng chảy mạnh nhất trong khu vực;

  3. Không tạo ra mắt xích yếu ở nơi nối tiếp với các công trình lân cận, không ảnh hưởng xấu đến các vùng đất liên quan.

3.2. Tuyến đê quai lấn biển, cần đảm bảo:

  • Nằm trong quy hoạch tổng thể hệ thống công trình khai thác vùng đất mới cửa sông ven biển cũng như các yêu cầu về thoát lũ, giao thông thuỷ, môi trường du lịch;

  • Thống nhất với quy hoạch hệ thống kênh mương thuỷ lợi, hệ thống đê ngăn và cống thoát, hệ thống giao thông phục vụ thi công và khai thác;

  • Khả thi trong thi công, đặc biệt là hợp long đê, tiêu thoát úng, bồi đắp đất mới quai, cải tạo thổ nhưỡng (thau chua, rửa mặn), cơ cấu cây trồng, quy trình khai thác.v.v...

  • Tuyến đê quai phải xác định trên cơ sở nghiên cứu về quy luật bồi xói trong vùng quai đê và các yếu tố ảnh hưởng khác như điều kiện thuỷ thạch động lực ở vùng nối tiếp, sóng dâng, ngăn chặn dòng bùn cát ven bờ, sự mất cân bằng tải cát ở vùng lân cận.

3.2.1. Cao trình bãi có thể quai đê lấn biển

Cần so sánh lựa chọn trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật phương án quai đê lấn biển trong hai trường hợp sau:



  1. Quai đê ở vùng đất lộ ra ở mức nước biển trung bình triều cao (đồng bằng Bắc Bộ thường lấy mốc +0,5m đến +1,0m, hệ cao độ lục địa theo 14 TCN 102 - 2002).

  2. Quai đê rộng ra các vùng có cao độ thấp hơn, sau đó dùng các biện pháp kỹ thuật xúc tiến quá trình bồi lắng cho vùng bãi trong đê để đạt mục tiêu khai thác.

3.2.2. Các tuyến đê ngăn vùng bãi trong đê quai

Tuyến đê bao ngoài là vành đê chính bảo vệ vùng đất lấn biển, trong tuyến đê chính cần bố trí các tuyến đê ngăn, chia toàn vùng ra thành các ô và chia mỗi ô thành nhiều mảnh, thích hợp với điều kiện tự nhiên và yêu cầu khai thác.



3.3. Tuyến đê vùng bãi biển xói (biển lấn)

3.3.1. Yêu cầu chung

Ở vùng bãi biển bị xâm thực, tuyến đê bị phá hoại do tác động trực tiếp của sóng vào thân đê, sạt sụt do bãi trước đê bị xói, chân đê bị moi hẫng. Cần nghiên cứu kỹ xu thế diễn biến của đường bờ, cơ chế và nguyên nhân hiện tượng xói bãi, các yếu tố ảnh hưởng khác.v.v... tuyến đê cần gắn liền với các công trình chống xói bãi.

Khi chưa có biện pháp khống chế được hiện tượng biển lấn thì tuyến đê không làm vĩnh cửu, cần bố trí thêm tuyến đê dự phòng kết hợp với các biện pháp phi công trình để giảm tổn thất khi tuyến đê chính bị phá hoại.

3.3.2. Tuyến đê chính

Theo điều 3.1 và xét đến các yếu tố đặc thù vùng biển lấn để định ra vị trí tuyến đê chính hợp lý như sau:



  • Nằm phía trong vị trí sóng vỡ lần đầu (cách một chiều dài sóng thiết kế);

  • Song song với đường mép nước khi triều kiệt.

3.3.3. Tuyến đê dự phòng

  • Khoảng cách giữa tuyến đê dự phòng và đê chính ít nhất bằng 2 lần chiều dài sóng thiết kế.

  • Giữa hai tuyến đê chính và đê dự phòng nên bố trí các đê ngăn, khoảng cách giữa các tuyến đê ngăn nên bằng 3  4 lần khoảng cách giữa hai đê.

3.4. Tuyến đê vùng cửa sông

Đê vùng cửa sông là đê nối tiếp giữa đê sông và đê biển, chịu ảnh hưởng tổng hợp của yếu tố sông, biển. Tuyến đê cửa sông cần đảm bảo thoát lũ và an toàn dưới tác dụng của các yếu tố ảnh hưởng của sông, biển.

Đối với cửa sông tam giác châu có nhiều nhánh, cần phân tích diễn biến của từng nhánh để có thể quy hoạch tuyến đê có lợi nhất cho việc thoát lũ.

Đối với cửa sông hình phễu, cần khống chế dạng đường cong của tuyến đê (qua tính toán hoặc thực nghiệm) để không gây ra hiện tượng sóng dồn, làm tăng chiều cao sóng, gây nguy hiểm cho bờ sông.



4. THIẾT KẾ MẶT CẮT VÀ KẾT CẤU ĐÊ BIỂN

4.1. Chỉ dẫn chung

4.1.1. Thiết kế mặt cắt đê biển cần tiến hành cho từng phân đoạn. Các phân đoạn được chia theo điều kiện nền đê, vật liệu đắp đê, điều kiện ngoại lực và yêu cầu sử dụng. Mỗi phân đoạn được chọn một mặt cắt ngang đại diện làm đối tượng thiết kế thân đê.

4.1.2. Nội dung thiết kế mặt cắt và kết cấu đê biển bao gồm: Xác định cao trình đỉnh, kích thước mặt cắt, kết cấu đỉnh đê và thân đê.

4.1.3. Mặt cắt và kết cấu đê biển phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và so sánh kinh tế- kỹ thuật.

4.2. Cao trình đỉnh đê

Cao trình đỉnh đê thông thường xác định theo công thức:

Zđ = Ztp + Hnd+Hsl + a (4-1)

Đối với loại đê bố trí cho sóng và lũ tràn hai phía, cao trình đỉnh đê không xét đến yếu tố nước dâng và độ cao gia tăng:

Zđ = Ztp+Hsl (4-2)

Trong đó:

Zđ - Cao trình đỉnh đê thiết kế, m;

Ztp - Mực nước biển tính toán, m;

Hnd - Chiều cao nước dâng do bão, m;

Hsl - Chiều cao sóng leo, m;

a - Trị số gia tăng độ cao an toàn, m;

4.2.1. Xác định mực nước biển tính toán Ztp

Mực nước biển tính toán là mực nước tính toán theo tần suất đảm bảo tại vị trí công trình, bao gồm mực nước triều thiên văn và các giá trị biến thiên do ảnh hưởng của sóng, lũ, địa chấn, giả triều, biến đổi thời tiết, biến đổi mực nước chu kỳ dài v.v... không kể đến nước dâng do bão.

Mực nước biển tính toán Ztp được xác định trên cơ sở phân tích tần suất đảm bảo mực nước biển cao nhất năm ở vị trí công trình (phụ lục A).

Trường hợp không có số liệu thực đo, hoặc sơ bộ tính toán có thể lấy trị số cực đại của mực nước triều thiên văn tính toán theo chu kỳ 19 năm để xác định.

Tần suất đảm bảo mực nước biển tính toán thiết kế đối với cấp công trình quy định ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tần suất đảm bảo mực nước triều tính toán thiết kế


Cấp công trình của đê

Đặc biệt

I và II

III và IV

Tần suất mực nước biển thiết kế, %.

1

2

5

4.2.2. Xác định chiều cao nước dâng do bão Hnd

Chiều cao nước dâng do bão, xác định theo phụ lục C.

Chiều cao nước dâng thiết kế cho các cấp đê quy định trong bảng 4-2.

Bảng 4-2. Chiều cao nước dâng thiết kế cho các cấp đê

Cấp đê

Vị trí

Đặc biệt và I

II,III và IV

Bắc vĩ tuyến 160

Theo tần suất 10%

(bảng C-3)



Theo tần suất 20%

(bảng C-3)



Từ vĩ tuyến 16 0 đến vĩ tuyến 110

1,0m

0,8m

Từ vĩ tuyến 110 đến vĩ tuyến 80

1,5m

1,0m

4.2.3. Tính toán chiều cao sóng leo Hsl: Xác định theo phụ lục D.

4.2.4. Trị số gia tăng độ cao an toàn a: Quy định trong bảng 2.1.

Ghi chú:


  1. Trong cùng một tuyến đê, tính toán các phân đoạn có cao trình đỉnh đê khác nhau, thì lấy theo trị số cao nhất.

  2. Trường hợp ở phía biển của đê có tường chống sóng kiên cố, ổn định, thì cao trình đỉnh đê là cao trình đỉnh tường, nhưng cao trình đỉnh đê đất phải cao hơn mực nước triều thiết kế ít nhất là 0,5 m để đảm bảo mặt đê khô ráo.

  3. Ngoài tính toán theo công thức (4-1) ra, khi xác định cao trình đỉnh đê thiết kế cho đê đất cần phải xét thêm độ dự phòng do lún. Tuỳ theo yếu tố địa chất nền đê, chất đất thân đê và độ chặt đất dắp, có thể lấy bằng 3%- 8% chiều cao thân đê. Trong các trường hợp sau, độ lún cần tính toán theo Điều 4-3:

  • Chiều cao đê lớn hơn 10m;

  • Nền đê rất yếu;

  • Thân đê không được đầm chặt;

  • Đất đắp đê có độ nén chặt thấp.

4.3. Thiết kế mặt cắt ngang và kết cấu đê biển

4.3.1. Hình dạng mặt cắt đê và các bộ phận tạo thành

a) Đê bằng đất: Mặt cắt ngang đê biển thường có dạng hình thang (đê mái nghiêng). Trong hướng dẫn thiết kế này chủ yếu cho đê mái nghiêng.

Các yếu tố cấu tạo mặt cắt ngang điển hình thực tế có thể không đủ các bộ phận được thể hiện trên hình 4-1a.



b) Đê mặt cắt phức hợp: Do yêu cầu về sử dụng hoặc hạn chế về điều kiện địa hình, địa mạo, thiếu đất đắp v.v…có thể phải sử dụng các dạng mặt cắt phức hợp:

  • Đê tường đứng ở phía biển (hình 4-1b);

  • Đê tường hỗn hợp nghiêng và đứng ở phía biển (hình 4-1c).




C. Đê dạng mặt cắt hỗn hợp nghiêng và đứng phía biển

Hình 4.1. Các dạng mặt cắt ngang đê biển

a) Đê mái nghiêng; b) Đê tường đứng phía biển;

C. Đê dạng mặt cắt hỗn hợp nghiêng và đứng phía biển

Kết cấu đê tường đứng hoặc tường hỗn hợp nghiêng và đứng ở phía biển: thường là công trình kiểu trọng lực, kết cấu đá xây, khối xếp bê tông; Có nhiệm vụ chắn đất và chắn sóng.

Đối với loại đê có dạng mặt cắt phức hợp: cần xử lý tốt kết cấu nối tiếp giữa tường và khối đất sau tường, đảm bảo cùng làm việc ổn định. Chú ý tác động moi xói chân tường do sóng và dòng chảy biển; nếu cần thì đặt móng tường sâu và bố trí thềm chống xói chân tường.

4.3.2. Chiều rộng và kết cấu đỉnh đê

a) Chiều rộng đỉnh đê: Xác định theo cấp công trình, yêu cầu về cấu tạo, thi công, quản lý, dự trữ vật liệu, giao thông (đường quay xe, tránh xe) v.v… nếu cần thì mở rộng cục bộ.

Theo cấp công trình, chiều rộng đỉnh đê qui định như bảng 4-2.



Bảng 4-2. Chiều rộng đỉnh đê theo cấp công trình

Cấp công trình đê

Đặc biệt

I

II

III

IV

Chiều rộng đỉnh đê Bđ(m)

6  8

6

5

4

3


tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương