1. Phân tích bài thơ



tải về 23.95 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2022
Kích23.95 Kb.
#52913
  1   2   3   4
CHIỀU-TỐI.docx.-11a1 (2)


CHIỀU TỐI-Hồ Chí Minh
1. Phân tích bài thơ
* Đề tài: Bài thơ lấy đề tài, thi liệu của văn học cổ điển là buổi chiều, hoàng hôn.
Cảnh chiều tối là một đề tài quen thuộc của văn chương. Đây là một đề tài xưa cũ đã được thơ ca nhạc họa, từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây đề cập đến rất nhiều. Bài thơ lấy đề tài thơ ca cổ điển phương Tây.
Đó là thời khắc giao giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối, mặt trời lặn, phía tây còn vươn lại một vài chút ánh sáng, khi vạn vật như vội vàng, gấp gáp hoàn tất công việc một ngày để bước vào nghỉ ngơi. Rồi bóng đêm bao phủ, một màn đêm thăm thẳm, sự sống ngưng đọng, vạn vật chìm vào trong giấc ngủ. Chỉ còn lại bóng đêm và yên lặng.
Nếu có con người xuất hiện trong bóng chiều tà, thường là một cô gái đang âu sầu, tư lự đắm mình vào trong bóng chiều, ánh mắt đang dõi theo một cánh chim hay một chòm mây đang trôi về nơi xa xăm. Hoặc có thể là một lữ khách đang lang thang trên bước giang hồ, chạnh lòng khi nhìn thấy sự đoàn tụ của gia đình nào đó bên bếp lửa hồng; ngoái trông về cố hương mà ngậm ngùi đánh rơi một giọt lệ buồn. Bài thơ này cũng có nối nhớ nhung, có phảng phất nỗi buồn, nhưng còn có một tinh thần lạc quan, luôn hướng về sự sống và ánh sáng mà quên đi thực tại. Bởi người tù ấy là một chiến sĩ cộng sản – Hồ Chí Minh.
a. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối nơi miền sơn cước.
- Thời gian: buổi chiều tối;
- Không gian: khung cảnh núi rừng nơi miền sơn cước, vắng vẻ, tịch liêu.
- Hình ảnh, chi tiết:
+ Một cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn đang bay về tổ;
+ Một chòm mây đơn lẻ (đáng tiếc bản dịch đã bỏ mất chữ “cô” trong nguyên tác) đang lững lờ trôi chầm chậm trên lưng chừng trời.
Hai hình ảnh trên vừa có sự giống nhau: người tù cũng đang bị giải đi nơi đất khách quê người, không một người thân thích; cũng đói khát, mệt mỏi, rã rời; vừa có sự khác nhau: cánh chim tuy mỏi mệt nhưng đang bay về tổ ấm, chòm mây tuy đơn lẻ nhưng còn nhởn nho, tự do; còn con người thì đang bị tù đày, không biết đi đâu về đâu; đang bị xiềng xích gông cùm.
- Nghệ thuật tả cảnh:
+ Những hình ảnh quen thuộc đã trở thành ước lệ khi tả cảnh buổi chiều: cánh chim,
chòm mây:
+ Nghệ thuật chấm phá quen thuộc trong hội họa và thơ ca cổ điển phương Đông:
khi tả cảnh người nghệ sĩ không miêu tả nhiều hình ảnh, chi tiết mà chỉ một vài nét phác họa, đủ sức thâu tóm, ghi lại được thần thái, linh hồn của tạo vật. Đó là nghệ thuật dùng điểm tả diện.
 Bức tranh thiên nhiên nơi miền sơn cước đẹp, yên bình nhưng đượm buồn.
b. Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống.
- Hình ảnh cô gái xay ngô:
+ Trong thơ xưa, ta thường bắt gặp hình ảnh một cô gái đang ngồi buồn bã, tư lự, đắm mình trong ánh chiều tà, dõi theo cánh chim và chòm mây đang bay về nơi vô định.
+ Trong bài thơ này, đó là một cô gái đang trong tư thế lao động, cô đang xay ngô chuẩn bị bữa ăn tối cho gia đình. Công việc của cô vô cùng nặng nhọc. Hình ảnh và thủ pháp nghệ thuật điệp kết hợp với đảo cấu trúc câu ma bao túc, bao túc ma hoàn … đã cho ta thấy điều đó. Vòng xoay của chiếc cối đá nặng nề cứ liên tục quay. Nhưng cô gái vẫn chăm chỉ, miệt mài lao động và khi cô xay xong, lò than rực hồng. Có lẽ cô vui lắm vì công việc đã hoàn thành và bữa tối cho gia đình đã được chuẩn bị xong.
- Hình ảnh lò than rực hồng
+ Kết thúc bức tranh buổi chiều tối trong thơ văn ngày trước là màn đêm buông xuống, bóng đen bao phủ, cuộc sống ngưng đọng, vạn vật chìm vào trong giấc ngủ.
+ Còn ở đây xuất hiện hình ảnh lò than rực hồng. Nhiều người cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ. Bởi vì nó xua tan đi bóng đêm thăm thẳm, xua tan đi cái không khí lạnh lẽo, vắng lặng. Thay vào đó là ánh sáng rực rỡ, là ấm áp, tươi vui.
 Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh:
- Thông thường trong hoàn cảnh đó người ta sẽ mệt mỏi, buồn chán rã rời, mong đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi. Nếu có làm thơ thì đó là những vần thơ than vãn, ai oán …
- Còn Hồ Chí Minh thì:
+ Làm thơ, yêu thiên nhiên và có cái nhìn đồng cảm, sẻ chia với cảnh vật;
+ Cảm thông, chia sẻ và có cái nhìn ấm áp đầy tình yêu thương với con người lao
động vất vả, cực nhọc, trân trọng niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động;
+ Luôn hướng cái nhìn đến sự sống, đến ánh sáng, niềm vui, niềm hạnh phúc.
II. Rút ra vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại
1. Vẻ đẹp cổ điển:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngôn ngữ chữ Hán;
- Đề tài rất cổ điển: buổi chiều, hoàng hôn;
- Những h.ảnh quen thuộc đã trở thành ước lệ: cánh chim, chòm mây khi tả cảnh buổi chiều;
- Tình yêu thiên nhiên, nhân vật trữ tình hòa hợp, cảm thông với thiên nhiên, cảnh vật.
- Bút pháp chấm phá khi miêu tả thiên nhiên như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật (dùng điểm tả diện).
2. Tinh thần hiện đại:
- Con người là chủ thể của bức tranh, không chìm khuất trong thiên nhiên, không để thiên nhiên khuất lấp; nhà thơ không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ;
- Có cái nhìn ấm áp, đầy tình yêu thương vào cuộc sống, vào con người và cảnh vật;
- Hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai.
- Có sự kết hợp giữa con người thi sĩ và chất chiến sĩ.
Đề bài: Nhà thơ Hoàng Trung Thông trong bài Đọc thơ Bác có viết:

tải về 23.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương