1. Những vấn đề cơ bản về tập đoàn tài chính Khái niệm tập đoàn tài chính



tải về 99.19 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích99.19 Kb.
#38895

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1. Những vấn đề cơ bản về tập đoàn tài chính

* Khái niệm tập đoàn tài chính: ở các nước và các khu vực cũng có đôi chút khác nhau, cụ thể:

Ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU): Họ gọi những tập đoàn tài chính là “financial conglomerate” và để được gọi là “financial conglomerate” thì những tập đoàn liên kết phải thoả mãn 3 điều kiện sau:



+ Liên kết đó có ít nhất một công ty thực hiện các hoạt động về ngân hàng hoặc chứng khoán và ít nhất một công ty thực hiện hoạt động về bảo hiểm.

+ Công ty thực hiện các hoạt động ngân hàng, chứng khoán hay bảo hiểm là hạt nhân của tập đoàn, một cách cụ thể hơn, nghĩa là tỷ lệ tổng tài sản thuộc lĩnh vực tài chính này trong bảng cân đối của tập đoàn phải lớn hơn 40%.

+ Trong mỗi lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm) tỷ lệ trung bình về tài sản của nó so với tổng tài sản trong tập đoàn phải lớn hơn 10% hoặc tổng tài sản của công ty nhỏ nhất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính phải lớn hơn 6 tỷ Euro.

- Ở Mỹ: Họ không gọi những tập đoàn tài chính là “financial conglomerate” mà họ gọi những tập đoàn là: “financial holding company” nó đơn thuần là một tổ chức mà tổ chức đó cho phép một công ty được nắm giữ những công ty khác cung cấp đa dạng những dịch vụ tài chính. Thực tế không yêu cầu một công ty cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Bởi vậy, tập đoàn tài chính không chỉ là mô hình công ty mẹ con mà còn là công ty thực hiện đồng thời các hoạt động kinh doanh như ngân hàng, chứng khoán và/hoặc bảo hiểm.

Ở Nhật: Luật tài chính của Nhật cũng không sử dụng từ “financial conglomerate” giống như Mỹ và những quy định về Tập đoàn tài chính của luật Tài chính Nhật cũng tương đối giống với những quy định về tập đoàn của Mỹ.

Trong những cuộc hội thảo quốc tế cũng đã đi đến thống nhất, Tập đoàn tài chính được hiểu là một liên kết đáp ứng hai yêu cầu sau:

- Một là, một liên kết bao gồm ít nhất hai trong số các lĩnh vực tài chính là ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

- Hai là, liên kết đó có cốt lõi kinh doanh là tài chính như ngân hàng, chứng khoán và/ hoặc là bảo hiểm.



* Đặc điểm của tập đoàn tài chính

Một là: Hầu hết các tập đoàn tài chính đều được xây dựng trên cơ sở phát triển từ một NHTM hoặc ngân hàng đầu tư hay từ công ty bảo hiểm. Sau khi phát triển đến độ cần thiết các ngân hàng đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng tới toàn cầu. Có các hướng đi khác nhau để có thể xây dựng một tập đoàn tài chính như:

- Một ngân hàng thương mại nếu có đủ năng lực sẽ tự mình phát triển thành một tập đoàn tài chính.

- Thông qua việc cổ phần hoá những NHTM Nhà nước mà Nhà nước cho phép hoặc thực hiện liên doanh, liên kết.

- Hợp nhất một số ngân hàng thương mại để trở thành một tập đoàn tài chính.

- Hợp nhất thậm chí sáp nhập một vài NHTM với nhau qua đó cơ cấu sở hữu thay đổi và tạo cơ sở pháp lý cho sự thay đổi cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại.

- Hợp nhất giữa các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm để tạo ra những tập đoàn tài chính.

Việc sáp nhập và hợp nhất không chỉ được thực hiện một lần mà có thể được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình tồn tại của tập đoàn tài chính đó để có được kết quả kinh doanh ngày càng cao hơn.

Ví dụ về hình thành một tập đoàn tài chính như: J.P Morgan hợp nhất với Chase Manhattan vào năm 2000 trở thành tập đoàn tài chính J.P Morgan Chase với kết quả kinh doanh cao hơn hẳn. Và đến năm 2004 Morgan Chase tiếp tục hợp nhất với Bank One.



Hai là: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính khá lớn và chiếm tỷ lệ lớn trong GDP. Như Citigroup - Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới có tổng tài sản năm 2004 là 14.841.001 triệu USD, vốn chủ sở hữu là 74.415 triệu USD, tỷ trọng dịch vụ là 75%/ GDP. Còn một tập đoàn đứng thứ 3 là HSBC thì các thông số đó như sau: Tổng tài sản 1.276.778 triệu USD và 67.256 triệu USD, chiếm 72% GDP. Tỷ lệ đóng góp của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính vào GDP của một số nước được thể hiện thông qua Bảng 1

Bảng 1: Tỷ lệ đóng góp tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các Tập đoàn tài chính vào GDP tại một số nước Châu Á

Tên nước

Trung Quốc

Hàn Quốc

Malaysia

Singapore

Thái Lan

Tổng tài sản (%)

31

26

40

102

22

Vốn chủ sở hữu (%)

2.1

1.1

2.7

6.8

1.5


Ba là: Cấu trúc phức tạp, nòng cốt của một tập đoàn tài chính là một công ty cổ phần, dưới nó là các ngân hàng con và các công ty cổ phần trung gian và dưới nữa là các công ty con của công ty con. Cơ cấu của tập đoàn tài chính thường bao gồm có bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ.

* Bộ phận kinh doanh được chia làm 4 mảng chuyên môn chính: Ngân hàng bán lẻ (Retail banking) phục vụ khách hàng cá nhân đại trà.

- Ngân hàng bán buôn (Wholesale banking) phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty lớn

Ngân hàng phục vụ những khách hàng giàu có (Private banking) Ngân hàng đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính (Merchant bank)

* Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro, tài chính, tác nghiệp và IT (Công nghệ thông tin)

Bốn là: Sản phẩm kinh doanh của những Tập đoàn tài chính này rất đa dạng: Bên cạnh những dịch vụ giống như những NHTM thông thường thì những tập đoàn tài chính còn cung cấp những dịch vụ khác như: chứng khoán, quản lý tài sản, tài trợ tiêu dùng, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử… các sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của khách hàng và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Sự đa dạng về dịch vụ của một tập đoàn tài chính so với các công ty tài chính khi tồn tại riêng lẻ được thể hiện rõ qua mô hình 1 và 2 dưới đây.

Năm là: Tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc: Đứng đầu tập đoàn thường là chủ tịch tập đoàn, sau đó đối với từng mảng hoạt động sẽ có giám đốc phụ trách tài chính, giám đốc phụ trách khách hàng…

Sáu là: Mô thức quản trị nêu trên cho phép các tập đoàn tài chính, dù có cơ cấu phức tạp đến đâu và dù có thay đổi thế nào (Hiện tượng mua bán, chia tách và sáp nhập… các công ty tài chính rất phổ biến) vẫn duy trì hoạt động ổn định và giữ chân được các khách hàng.

2. Một số cấu trúc tổ chức Tập đoàn tài chính trên thế giới

Hiện nay trên thế giới Tập đoàn tài chính được xây dựng theo ba cấu trúc tổ chức chủ yếu sau đây:



Một là, Ngân hàng đa năng (Universal Banking), nghĩa là trong một ngân hàng bao gồm tất cả các hoạt đọng kinh doanh tài chính của tập đoàn. Các cổ đông của ngân hàng trực tiếp quản lý mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Không có sự phân biệt về quản lý vốn giữa các lĩnh vực, bên cạnh đó rủi ro của lĩnh vực này có thể kéo theo sự rủi ro của cả những lĩnh vực khác. Đây là mô hình tập đoàn phổ biến nhất ở Châu Âu. Cấu trúc tổ chức này được mô tả ở mô hình 3 sau đây.

Ở Châu Âu, ngân hàng có thể chiếm lĩnh cả kinh doanh chứng khoán, nhưng không một nước công nghiệp chính nào cho phép một công ty đơn lẻ thực hiện cả 3 hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo lãnh phát hành bảo hiểm, chứng khoán.



Hai là, Mô hình công ty quan hệ mẹ con (Parent - subsidiary relationship), tức các công ty tài chính khác là công ty con của ngân hàng. Các cổ đông của ngân hàng quản lý trực tiếp các ngân hàng nhưng không quản lý trực tiếp các công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán. Còn các lãnh đạo các ngân hàng quản lý trực tiếp hoạt động của công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Đối với mô hình này vốn của ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm được quản lý một cách độc lập nhưng rủi ro của các lĩnh vực vẫn có thể gây rủi ro dây chuyền.

Mô hình 4: Mô hình công ty quan hệ mẹ con

Ở Mỹ mô hình này vẫn được cho phép nếu các ngân hàng quốc doanh tham gia vào kinh doanh chứng khoán hoặc bảo lãnh phát hành hiểm. Cấu trúc này cũng được cho phép ở Nhật Bản.

Ba là, Mô hình công ty Holding (Holding company), tức một công ty mẹ chịu trách nhiệm quản lý các công ty con trên toàn bộ các lĩnh vực tài chính, một công ty mẹ đứng ra quản lý hoạt động của tất cả các công ty con kia. Còn các cổ đông không trực tiếp quản lý những hoạt động tài chính của công ty. Trong mô hình này thì mỗi lĩnh vực cũng tự quản lý vốn riêng lẻ. Và rủi ro của lĩnh vực này cũng không ảnh hưởng đến lĩnh vực khác.

Mô hình 5: Mô hình công ty mẹ (Holding company)

Mô hình này phổ biến ở những tập đoàn tài chính quốc tế. Đặc biệt ở Mỹ và cũng đã được cho phép ở Nhật Bản.

3. Quá trình hình thành tập đoàn tài chính của các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

Từ giữa những năm 1970 hệ thống ngân hàng của các quốc gia Châu Âu đã phải thắt chặt quản lý và bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của các Ngân hàng nước ngoài.

Kết quả là các thị trường trong nước có được sự bền vững cao và thể hiện những sự phát triển nhất định. Trong xu thế phát triển của ngành ngân hàng trên toàn cầu, hệ thống NHTM Châu Âu cũng đã phải thay đổi đáng kể, dưới sự lãnh đạo chung của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)

* Sự tăng lên về vốn và quy mô của những ngân hàng thương mại ở Châu Âu sau các vụ hơn nhất và sáp nhập (M&A).

Đứng trước xu thế cạnh tranh của những ngân hàng nước ngoài cũng như sự suy thoái của những dịch vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng đa năng - Universal banking - tự nó cũng có thể cung cấp những dịch vụ về chứng khoán, đã được cho phép từ năm 1989. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã được kết hợp xuyên suốt Châu Âu từ những năm 80 (Bảng 2), đã làm tăng lên đáng kể nguồn vốn của một ngân hàng hay những công ty bảo hiểm.



Bảng 2: Những vụ sáp nhập của ngân hàng và bảo hiểm EU

Bên chiếm lĩnh

Nước

Bên mục tiêu

Nước

Năm

Giá giao dịch

Alianz (NH)

Đức

Dresdner Bank (NH)

Đức

2001

22.3

Lloyds TSB Group (NH)

UK

Scottish Widows Fund & Life (BH)

UK

2000

12.0

Fotis (BH)

Bỉ

Generale de Banque (NH)

Bỉ

1998

10.5

Nationale Nederlanden (BH)

Hà Lan

NMB Posbank group (NH)

Hà Lan

1991

5.6

Irish Pernanent (NH)

Ai Len

Irish Life (BH)

Ai Len

1999

2.7

ING Groep (BH)

Hà Lan

BHF Bank (NH)

Đức

1999

2.3

Số lượng lớn các vụ hợp nhất và sáp nhập (M&A) ở EU diễn ra từ 1999 đến 2001, dù chỉ ở mức độ quốc gia. Toàn bộ giá trị các cuộc sáp nhập và hợp nhất của ngân hàng và các công ty bảo hiểm lên tới 72,3 tỷ EURO trong giai đoạn này (trong đó sáp nhập trong nước chiếm khoảng 56 tỷ EURO trong tổng số) và bao gồm 15 vụ - hợp nhất lớn. Những vụ hợp nhất này bao gồm của Allianz và ngân hàng Dressdner hợp nhất năm 2001, giá trị giao dịch là 22,3 tỷ và sáp nhập của Scottish Widows Fund và Life Assuaranve Society bởi Lloyds năm 2000 với giá trị giao dịch 1 2 tỷ EURO. Sự căng thẳng của thị trường tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2001 và lên đến đỉnh điểm vào tháng 3/2003 , làm nhiều trung gian tài chính chịu sức ép về doanh thu. Sự giảm đi của giá trị giao dịch sáp nhập, hợp nhất của các lĩnh vực giảm còn 3,5 tỷ EURO vào năm 2002 và 2003 là phản ánh rõ ràng nhất của những sức ép này.

Trong thực tế thì cũng có một số công ty bảo hiểm mua lại ngân hàng. Mục đích bên cạnh điều này dường như được sử dụng ngân hàng trong nhóm cung cấp những dịch vụ quản lý tài sản, bao gồm cả dịch vụ thanh toán, bằng cách ấy để giữ tiền bảo hiểm và tiền lợi nhuận góp hàng năm trả cho khách hàng trong liên kết và nâng cao hiệu quả nói chung. Những công ty bảo hiểm cũng cố gắng mở rộng các kênh phân phối, như là thông qua ngân hàng. Ví dụ như: Ngân hàng Dresner - một ngân hàng lớn thứ 3 của Đức đã được tập đoàn bảo hiểm Allianz của Đức mua vào năm 2001. Trong báo cáo thường xuyên của Allianz sau kết quả của việc mua lại họ đã có thể phát triển những sản phẩm bảo hiểm dài hạn và những sản phẩm đầu tư, bên cạnh đó họ đã thiết lập thêm được mạng lưới kênh phân phối đa dạng để đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.

Mọi hoạt động mở rộng kinh doanh, sáp nhập và hợp nhất trên của các ngân hàng và công ty bảo hiểm ở Châu Âu đều nhằm hướng tới một mục đích là tăng vốn và năng lực cạnh tranh cho các tập đoàn tài chính đa năng.

* Những thay đổi trong môi trường pháp lý và khung quản lý, giám sát của EU.

Ở Châu Âu, những ngân hàng đa năng được phép hoạt động từ những năm 1989, nhiều nước có thể không ngăn cấm những công ty bảo hiểm và ngân hàng nắm giữ cổ phần của công ty còn lại nhưng ở EU nghiêm cấm một thực thể đơn lẻ, là một ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, chiếm lĩnh trên cả những dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Rất nhiều chỉ thị thường xuyên được đưa ra nhằm bảo vệ hệ thống hoạt động của những Tập đoàn tài chính Châu Âu tuân thủ những quy định của quốc tế và đảm bảo nguyên tắc quản lý như: Chỉ thị 95/46/EC của Quốc hội và Hội đồng tháng 12/1995 về sự bảo vệ thông tin và những thông tin được chuyển giao tự do, hay chỉ thị 95/26/EC về sửa đổi các nguyên tắc giám sát sau vụ thất bại của BCCI - một sai lầm trong công tác phối hợp quản lý giữa các quốc gia… hay một mốc quan trọng khác đó là năm 2002 với sự ra đời của chỉ thị 2002/87/EC về bổ sung công tác giám sát của các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm và công ty đầu tư trong tập đoàn tài chính được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2002.

Sự ổn định và bền vững của hệ thống tài chính Châu Âu được thực hiện bởi sự bình đẳng và hợp tác lẫn nhau của các bên tham gia giám sát. Các chỉ thị điều hành được thông qua tại hội nghị Ecofin, bao gồm các Bộ trưởng Bộ tài chính của các nước thành viên, và sử tham gia của các tổ chức quốc tế. Để thực hiện thống nhất các chỉ thị này ở các nước thuộc Liên minh có rất nhiều những tổ chức, các hội nghị được thành lập, như:

- Goupe de Contact: Hội nghị của những chuyên gia quản lý ngân hàng để thảo luận về vị thế của các tổ chức cá thể và quy mô của những vấn đề nảy sinh.

- Banking Supervision Committee (Uỷ ban giám sát hoạt động ngân hàng) được thành lập để thúc đẩy NHTW các nước thành viên trong việc đưa ra những quy định với mục đích mang lại sự bền vững cho Ngân hàng và hệ thống tài chính. Nó cũng góp phần vào quá trình truyền tải các thông tin và hợp tác.

- Conference of Insuarance Supervision Authorities (Hội nghị của các cơ quan giám sát hoạt động bảo hiểm) của các nước thành viên của EU chuyên thảo luận những vấn đề liên quan đến bảo hiểm.

- European Secunties Committee (Uỷ ban chứng khoán Châu Âu) và Committee of European Securities Regulators (Uỷ ban quản lý chứng khoán Châu Âu): nhằm quản lý các hoạt động chứng khoán của các quốc gia thành viên.

Nhưng do yêu cầu của việc thành lập những tập đoàn tài chính đa năng nên Eropean Commission (Hội đồng Châu Âu) đã ra đời nhằm phát triển và quản lý thống nhất thị trường tài chính Châu Âu. Mixed Technica/ Group được đặc biệt thành lập theo những chỉ thị có liên quan chuẩn bị những quy tắc hoạt động của tập đoàn tài chính. Cùng với việc quản lý chung các lĩnh vực tài chính của Liên minh thì tại các nước Châu Âu một xu hướng mới cũng hình thành đó là sự giám sát thống nhất các lĩnh vực tài chính. Nó đã thành xu hướng chung của nhiều nước Châu Âu trong đó phải kể đến một số nước đi đầu như:

- Na-uy: Trong những nước thuộc bán đảo Scandinavy, Na-uy là nước đầu tiên hướng theo mô hình thống nhất giám sát tài chính. Năm 1986, sau một quá trình dài của việc củng cố hệ thống quản lý, Na-uy đã hợp nhất thanh tra ngân hàng và thanh tra bảo hiểm. Và một lợi ích quan trọng mà Na-uy có được đó là thu được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong sử dụng nguồn lực điều chỉnh khan hiếm tương đối nhỏ, tập trung cao vào hệ thống tài chính mà những tập đoàn tài chính chiếm ưu thế hơn hẳn. Một mặt, trong khi Bộ Tài chính tiếp tục chịu trách nhiệm điều chỉnh Sở giao dịch chứng khoán Oslo, mặt khác Thanh tra ngân hàng được giao phó quyền lực để đảm nhận giám sát một cách thận trọng các công ty chuyên kinh doanh chứng khoán và công ty quản lý đầu tư. Các nước như Thuỵ Điển và Đan Mạch tuy xây dựng mô hình giám sát thống nhất sau nhưng cũng có rất nhiều đặc điểm giống Na- uy như nhiều năm hệ thống giám sát ngân hàng nằm ngoài NHTW.

- Ailen: Ailen là nước thứ tư tại Bắc âu chấp nhận mô hình thống nhất giám sát hoạt động tài chính - Quyết định thành lập Financial Services Authority (FSA) của Ailen xảy ra đồng thời với việc hình thành FSA của Vương Quốc Anh. Trước khi thành lập FSA ở Ailen, hoạt động giám sát ngân hàng và điều chỉnh chứng khoán được chỉ đạo bởi NHTW Ailen. Có hai giám đốc trong NHTW điều hành hoạt động giám sát hoạt động ngân hàng và quản lý hoạt động chứng khoán một cách tách biệt. Và có những tổ chức riêng chịu trách nhiệm giám sát những công ty bảo hiểm là Tổ chức giám sát hoạt động bảo hiểm (the Insurance Supervisory Authority). Tổ chức giám sát hoạt động bảo hiểm là một cơ quan nhà nước độc lập với NHTW Ailen. Một Uỷ ban được thành lập năm 1996 bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại , để tiến tới thống nhất giám sát các dịch vụ tài chính. Uỷ ban này bao gồm thành viên của những tổ chức và lĩnh vực sau: NHTW Ailen, Công ty bảo hiểm, Ngân hàng, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại.

Các động lực giúp Ailen quyết định theo mô hình giám sát thống nhất các dịch vụ tài chính:

Một ngân hàng lớn nhất Ailen giành được 51 do cổ phần trong một công ty bảo hiểm. Một số ngân hàng bắt đầu cung cấp những sản phẩm giống như sản phẩm được biết đến trong hệ thống các ngân hàng đa năng - Universal Banking.

Những tổ chức tài chính như ngân hàng bắt đầu đa dạng hoá hoạt động của họ. Thậm chí một vài ngân hàng thiết lập những công ty con ở nước ngoài, trong khi những ngân hàng khác bắt đầu thành lập những công ty đầu tư ở Ailen, các ngân hàng vẫn đóng vai trò lớn nhất trong thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán hoặc là trực tiếp hoặc thông qua các công ty con.

Chính phủ Ailen đã bán cổ phần của nhiều ngân hàng mà nó có cổ phần nắm giữ. Để thuận tiện trong việc chuyển đổi một cách suôn sẻ việc thôi không đầu tư của nhà nước, chính phủ Ailen đã khuyến khích chính sách hợp nhất các ngân hàng trong nước.

Vì vậy, Uỷ ban về sự cải cách khung quản lý của lĩnh vực tài chính đề nghị Ailen nên hướng tới giám sát thống nhất các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, chỉ 1 thành viên trong Uỷ ban - NHTW chính thức biểu quyết chống lại việc giám sát thống nhất dịch vụ tài chính ở Ailen. Lý do đằng sau của sự bất đồng quan điểm duy nhất là do một vài lo sợ được biểu lộ bởi NHTW rằng nó có thể mất đi quyền lực giám sát những tổ chức tài chính quan trọng nhất, đặc biệt là các TCTD. Năm 1999, cơ quan quản lý thống nhất của Ailen là FSA được thành lập. Thực tế, tất cả các quyền lực trong ban lãnh đạo của quản lý chứng khoán và giám sát ngân hàng và các quỹ đều thuộc về NHTW, thêm vào đó quyền lực của cơ quan giám sát bảo hiểm chuyển cho FSA - Tất cả những thay đổi về văn bản pháp lý cũng như khung giám sát đều nhằm đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động của hệ thống các Tập đoàn tài chính Châu Âu.

Hơn nữa những rủi ro trong một Tập đoàn tài chính đa dạng hơn rất nhiều so với khi những lĩnh vực tài chính tồn tại riêng rẽ nên các nước thuộc Liên minh Châu Âu cũng rất chú ý trong việc xây dựng những mô hình của rủi ro trong tập đoàn để đưa ra những biện pháp hạn chế tối đa rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động và quản lý như trong sự thất bại của BCCI - một sai lầm trong công tác quản lý.

Họ cũng xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt giữa trụ sở chính với các chi nhánh, giữa công ty mẹ với các công ty con nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của tập đoàn. Hay việc đầu tư những cơ sở kỹ thuật nhằm mở rộng những dịch vụ tài chính mới đa dạng theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là việc đầu tư kỹ thuật nhằm phân tích thông tin của đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra những chiến lược đúng đắn và lâu dài. Một vấn đề cũng được các nước Châu Âu hết sức quan tâm đó là chiến lược phát triển con người trong các Tập đoàn tài chính, vậy nên họ mới có những nhà lãnh đạo đại tài như John Bone của HSBC. Để thực hiện được điều này đương nhiên nền kinh tế và xã hội của các nước Châu Âu thực sự rất phát triển với những tập đoàn kinh tế lớn mạnh và mức sống cao cho người dân.

4. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Liên minh Châu Âu (EU) là một Liên minh kinh tế mạnh trên thế giới những Tập đoàn tài chính của Châu Âu đã được hình thành được gần 20 năm, và là một trung tâm tài chính lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, những kinh nghiệm của Châu Âu sẽ là những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng những tập đoàn tài chính từ các NHTM.



Thứ nhất, muốn có những Tập đoàn tài chính cần có một môi trường pháp lý phù hợp: Cần xây dựng những điều luật linh hoạt trong từng thời kì cho phép sự kết hợp giữa các mảng của lĩnh vực tài chính, như bảo hiểm và ngân hàng. Bên cạnh đó, khi xây dựng những điều luật cần chú ý đến tình hình thực tế của đất nước để áp dụng cho phù hợp.

Thứ hai, phải lựa chọn một cấu trúc tổ chức Tập đoàn tài chính theo một trong ba cấu trúc: Universal banking, Parent-subsidiary relationship hay Holding company cho phù hợp với thực tế của đất nước và định hướng phát triển của từng ngân hàng.

Thử ba, các ngân hàng, công ty bảo hiểm cần năng động tìm những hướng đi mới để đa dạng sản phẩm cũng như kênh phân phối của mình thông qua sự kết hợp với nhau. Có như vậy ngân hàng mới có thể đứng vững trước xu thế suy giảm của những dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Thứ tư, nên coi hợp nhất và sáp nhập (M&A) là những hình thức tất yếu trong con đường hình thành những tập đoàn tài chính. Vì đây là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng việc hợp nhất và sáp nhập không phải tiến hành một cách tuỳ tiện mà nó phải tuân thủ một số những nguyên tắc:

+ Bên bị sáp nhập không thể tự cứu vãn tình thế của mình trước ngưỡng cửa suy thoái.

+ Tất cả các bên sáp nhập đều tìm thấy lợi ích của mình trong một liên minh lớn hơn. Chính vì vậy cần lựa chọn những đối tác sáp nhập cho phù hợp.

+ Lợi thế sáp nhập luôn thuộc về bên có quyền chi phối. Vì vậy, một NHTM không nên chỉ mua cổ phần của một công ty tài chính khác chỉ để hưởng cổ tức suông hay chỉ nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhỏ mà họ nắm giữ cổ phiếu để nắm quyền chi phối.

Thứ năm, các Tập đoàn tài chính cần chú ý đến công tác quản lý rủi ro của tập đoàn. Đặc biệt là những rủi ro liên quan đến quản lý và hoạt động. Công tác quản lý các loại rủi ro đối với tập đoàn tài chính cần được tiến hành một cách thận trọng và trang bị đầy đủ những điều kiện cần thiết. Vì bản chất rủi ro của tập đoàn tài chính đã thay đổi so với khi những thực thể tài chính còn tồn tại riêng rẽ.

Thứ sáu, vấn đề quản lý và giám sát các hoạt động của các Tập đoàn tài chính nên được đưa ra thảo luận và quy định chi tiết trước khi đưa nó vào hoạt động. Và những quy định đó cần thường xuyên được đổi mới theo yêu cầu phát triển của thị trường tài chính.

+ Cần hình thành những nguyên tắc quản lý mới cho phù hợp.

+ Cần xây dựng một khung giám sát mới với sự hình thành của những cơ quan giám sát chức năng.

+ Nên coi xu hướng giám sát thống nhất những dịch vụ tài chính là một xu thế tất yếu sau khi hình thành những tập đoàn tài chính

Thứ bảy, công nghệ thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng Tập đoàn tài chính. Trước khi tính đến việc xây dựng những Tập đoàn tài chính, các NHTM nên đầu tư và hoàn thiện hệ thống công nghệ của mình gắn liền với quá trình nâng cao trình độ tiếp thu và làm chủ công nghệ của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên.

Thứ tám, cần tiến hành song song quá trình xây dựng những Tập đoàn tài chính với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nền tảng kinh tế xã hội vững chắc, tiềm năng.

TS. ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

VŨ THỊ HỒNG NHUNG

Học viện Ngân hàng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam




Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 99.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương