1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn


Bảng 2_7. Phản ứng trước vấn đề tầm quan trọng của các rào cản ảnh hưởng đến thương mại Quốc tế



tải về 4.84 Mb.
trang3/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Bảng 2_7. Phản ứng trước vấn đề tầm quan trọng của các rào cản ảnh hưởng đến thương mại Quốc tế



Các rào cản ảnh hưởng đến thương mại Quốc tế

Không đồng tình

Hoàn toàn không quan trọng

Không quan trọng lắm

Hơi quan trọng

Rất quan trọng

Cực kì quan trọng

Đồng tình

Thiếu sự trợ giúp của Mĩ nhằm vượt qua những rào cản xuất khẩu

Thiếu những khuyến khích về thuế của Mĩ cho nhà nhập khẩu

Giá trị đồng đôla cao so với đồng tiền nước ngoài

Việc thực thi mạnh mẽ đạo luật mua chuộc đút lót nước ngoài của Mĩ.

Những rủi ro liên quan đến hành vi bán hàng ra nước ngoài

Quản lí tập trung vào những thị trường nội địa đang phát triển

Sự thiếu hụt vốn hiện có cho việc mở rộng ra thị trường nước ngoài

Sự thiếu hụt năng lực sản xuất giành cho việc duy trì những thị trường nước ngoài

Những khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá

Những khác nhau về cách tiêu dùng sản phẩm ở thị trường nước ngoài

Sự thiếu vắng các kênh phân phối nước ngoài

Sự cạnh tranh từ các hãng trong nước trên thị trường nước ngoài

Sự cạnh tranh từ các hãng của Mĩ trên thị trường nước ngoài

Chi phí chuyên chở đến các thị trường nước ngoài cao

Các tiêu chuẩn kĩ thuật ở những thị trường nước ngoài khác nhau

Thuế quan đánh vào các sản phẩm nhập khẩu cao

Những luật lệ và thủ tục nhập khẩu khó hiểu.


114

113


117

111

117

113


113

114

113
112

114
114

113

116


117

113


112



22.8

22.1


6.8

43.2

16.2

15.9


36.3

42.1

37.2
25.9

21.9
32.5

31.0

8.6


23.1

12.4


22.3

33.3

30.1


2.6

29.7

29.9

23.9


35.4

28.1

32.7
26.8

25.4
25.4

31.9

6.0


26.5

19.5


22.3

24.6

23.9


15.4

27.4

27.4

14.2


17.7

19.3

16.8
32.1

23.7
19.3

23.9

22.4


31.6

30.1


31.3

11.4

18.6


29.9

16.2

16.2

37.2


8.6

7.9

10.6
12.5

24.6
15.8

9.7

40.5


14.5

27.4


20.5

7.9

5.9


45.2

5.4

10.3

8.9


1.8

2.6

2.7
2.7

4.4
7.0

3.5

22.4


4.3

10.6


3.6

2.5

2.5


4.0

2.0

2.7

3.0


2.0

2.0

2.1
2.4

2.6
2.4

2.2

3.6


2.5

3.0


2.6

Nguồn: Alan Bauerschmidt, Daniel Sullivan và Kate Gillespie “ Những nhân tố chủ yếu làm nền tảng cho các rào cản xuất khẩu. Những nghiên cứu trong ngành công nghiệp giấy của Mĩ”. Tạp chí nghiên cứu kinh doanh Quốc tế số 16 (năm 1985) trang 116_ in lại đã được sự cho phép.

Trường hợp 2_1 : Những chiến lược thương mại : Hướng nội hay hướng ngoại

Những nhà kinh tế và những nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia đang phát triển đã hoàn toàn tán thành vai trò của chính phủ trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường, và duy trì các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên họ không đồng ý về các chính sách thương mại có thể giúp các quốc gia giành được tăng trưởng cao và phát triển các tiềm năng công nghiệp.

Các chính sách thương mại có thể được mô tả mang tính hướng nội hoặc hướng ngoại. Một chiến lược hướng ngoại đem đến sự khuyến khích mang tính trung lập giữa sản xuất cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Vì thương mại quốc tế không hoàn toàn là không có lợi, do vậy mặc dù đôi khi có sự hiểu sai nhưng cách tiếp cận này thường được xem như sự khuyến khích xuất khẩu. Trên thực tế, bản chất của chiến lược hướng ngoại là sự phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy xuất khẩu cũng như khuynh hướng chống lại sự thay thế nhập khẩu. Mặt khác chiến lược hướng nội lại là chiến lược trong đó người ta hướng những ưu tiên thương mại và công nghiệp vào sản xuất trong nước và chống lại ngoại thương. Cách tiếp cận này thường được hiểu như chiến lược thay thế nhập khẩu.

Chiến lược hướng nội thường bao hàm sự bảo hộ cao và công khai. Chính điều này làm hàng hoá xuất khẩu không thể cạnh tranh do sự gia tăng chi phí đầu vào của nước ngoài sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, sự gia tăng trong chi phí tương đối những đầu vào trong nước cũng có thể xảy ra thông qua lạm phát hoặc do việc định giá tỉ giá hối đoái quá cao trong khi các quốc gia đưa ra những hạn chế về số lượng nhập khẩu. Trong khi đó những chính sách khuyến khích công nghiệp lại được điều hành bởi một bộ máy phức tạp và cồng kềnh.

Minh hoạ: Phân loại các quốc gia đang phát triển bằng định hướng thương mại



Chiến lược hướng ngoại

Chiến lược hướng nội

Mạnh mẽ

Vừa phải

Mạnh mẽ

Vừa phải

Hồng kông

Hàn Quốc


Singapore

Braxin

Cameroon


Colombia

Costa Rica

Cóte d’Jvoire

Guatemala

Indonexia

Israel


Malayxia

Thai lan


Bolivia

El Salvador

Honduras

Kenya


Madagasca

Mehico


Nicaragua

Nigeria


Philippin

Senegal



Argentina

Bangladesh

Chile

CH Dominica



Etiopia

Ghana


ấn Độ

Pakistan


Peru

Sri lanka

Sudan

Tanzania


Thổ nhĩ kỳ

Uruguay


Zambia


Hồng kông

Hàn Quốc


Singapore

Braxin

Chile


Israel

Malayxia


Thai lan

Tunisia


Thổ nhĩ kỳ

uruguay


Cameroon

Colombia


Costa Rica

Cóte d’ Jvoire

El Salvador

Guatemala

Honduras

Indonexia

Kenya

Mehico


Nicaragua

Pakistan


Philippin

Senegal


Sri Lanca

Yugoslavia




Argentina

Bangladesh

Bolivia

Burundi


CH Dominica

Etiopia


Ghana

ấn Độ


Madagascar

Nigeria


Peru

Sudan


Tanzania

Zamibia




Những biểu thuế quan đã ủng hộ những chính sách hướng ngoại qua những sự hạn chế về lượng. Những biểu thuế quan này thường kết hợp với những biện pháp khác, bao gồm cả những trợ cấp sản xuất và sự chuẩn bị cho đầu vào tại giá bán sỉ tự do. Các chính phủ luôn tìm cách để giữ tỉ giá hối đoái ở mức thích hợp để duy trì và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trong chiến lược hướng ngoại, sự bảo hộ thấp hơn so với chiến lược hướng nội; điều này quan trọng như việc thu hẹp độ rộng của mức bảo hộ cao nhất và thấp nhất.

Exhibit 1 là một sự phân loại 41 nước phát triển dựa trên định hướng thương mại.


Câu hỏi :

  1. Chính sách thương mại nào (hướng nội hay hướng ngoại) đã giúp cho kinh tế phát triển thành công hơn? Câu trả lời dựa vào thực tiễn và sự nghiên cứu căn cứ vào thực tế chứ không dựa vào những tiêu chuẩn lý thuyết.

  2. Đưa ra một lý giải tại sao các chính phủ của những nước phát triển thường do dự khi tiến hành những cải cách thương mại để thực hiện những chính sách hướng ngoại?

Nguồn : Điều này đã được tóm tắt và phỏng theo cuốn “Công nghiệp hoá và ngoại thương”, “Tài chính và phát triển” của Sarath Rajapatirana (Tháng 9 – 1987) : trang 2-



  1. Gerald M. Meter, Kinh tế học quốc tế: Những học thuyết về chính sách (New York: Oxford University Press, 1980), 57.

  2. Peter H. Lindert và Charles P. Kindleberger, Kinh tế học quốc tế, tái bản lần thứ 7 (Homewood, IL: Irwin, 1982), 26.

  3. Adam Smith, Sự giàu có của những quốc gia (1776: Tái bản, Homewood, IL: Irwin, 1963).

  4. David Ricardo, Những nguyên lý về kinh tế học và thuế (1987: tái bản, Baltimore:Penguin, 1971).

  5. H. Robert Heller, Lý thuyết thương mại quốc tế và bằng chứng thực nghiệm, tái bản lần thứ 2 (Englewood Cliffs, N): Prentice- Hall, 1973)

  6. “Sổ tay kinh tế”, Business Week- 1-11-1982, 19.

  7. “Thảo nào nước Mỹ mất những công việc ở nhà máy”. Business Week, 25-11-1985, trang 24, 28

  8. “Sổ tay kinh tế” Business Week, 20-10-1986, trang 18

  9. Eli Heckscher, “Những tác động của Ngoại thương đối với phân phối thu nhập” trong cuốn “Lý thuyết thương mại Quốc tế” tái bản : Howard S. Ellis và Lioyd A. Matzler (Homewood, IL:Iwin, 1949); Bertil Ohlin, Quốc tế và thương mại Quốc tế (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1933)

  10. Wilfred Ethier, “Kinh tế học quốc tế hiện đại” (New York: Norton, 1983) trang 40.

  11. G. D. A. MacDougall, “Xuất khẩu của Anh-Mỹ: Một sự nghiên cứu dựa trên chi phí so sánh” Nhật ký kinh tế (tháng 12-1951): Robert Stern “Năng suất và chi phí so sánh của Anh-Mỹ trong thương mại quốc tế” Oxford Economic Papers (tháng 10-1962); Bela Balassa, “một sự trình bày theo kinh nghiệm của lý thuyết giá so sánh cổ điển”, Tổng quan kinh tế học và những thông tin được thống kê (tháng 8 1963)

  12. Ethier, “Kinh tế học quốc tế hiện đại” trang 24

  13. Jagdish Bhagwati, “Lý thuyết thuần túy của thương mại quốc tế : Một sự khái quát” Nhật ký kinh tế (tháng 3- 1964).

  14. Wassily W. Leontief, “Sản xuất và ngoại thương nội địa: Xem xét lại vị trí của tư bản Mỹ” những tiến trình của xã hội triết học Mỹ, tháng 9 1953; Wassily W. Leontief, “Những hệ số về tỷ lệ và cấu trúc của thương mại Mỹ: xúc tiến sự phân tích lý thuyết và thực nghiệm”, Xét lại kinh tế học và những thông tin được thống kê 38 (tháng 11 1956): trang 386 – 407.

  15. Heller, “Lý thuyết thương mại Quốc tế”, trang 70.

  16. Keith E. Maskus, “Một sự kiểm chứng định lý Heckscher-Ohlin-Vanek: Lý thuyết cũ của Leontief”, nhật ký kinh tế học quốc tế 19 (tháng 11 1985):201-12.

  17. Quỹ tiền tệ quốc tế, Hướng dẫn sử dụng những thông tin thương mại được thống kê, niên giám 1985

  18. Văn phòng điều tra của Mỹ, Điểm sáng của kinh doanh xuất nhập khẩu Mỹ Báo cáo FT 990 (tháng 11 1985) A-3

  19. Heller, Lý thuyết thương mại quốc tế, trang 5

  20. Shujiro Urata, “Những nhân tố đầu vào và cơ cấu ngành sản xuất thương mại của Nhật Bản”, Tổng quan kinh tế học và những thông tin được thống kê 65 (tháng 11 1983): 678-84

  21. Alex O. Williams, “Thương mại quốc tế và đầu tư - một cánh tiếp cận quản lý” (New York: Wiley, 1982) trang 40.

  22. Williams L. Givens, “Nước Mỹ có thể không còn tự do mậu dịch”, Business Week, 22-11-1982, trang 15.

  23. “Hồng Kông không còn theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ công nghiệp của Mỹ” Business Week, 26-8-1985, trang 45.

  24. Uỷ ban tiền lương và ổn định giá cả, Một sự nghiên cứu về công nghiệp may mặc (Washington. D.C.. tháng 6-1978).

  25. J. E. Meade, Thương mại và phúc lợi (New YorkLOxford Univerisity Press, 1955); R.G. Lipsey và K. Lancaster, “Lý thuyết chung thứ yếu”, Xét lại những nghiên cứu về kinh tế 24 (1956), 11-32; Meier, Kinh tế học Quốc tế.

  26. Sê Charles P. Kindleberger, Kinh tế học quốc tế, tái bản lần thứ 5 (Homewood, IL: Irwin, 1973), 174-86.

  27. Quản trị thương mại quốc tế, một bài học cho việc kinh doanh trong cộng đồng ASEAN (Washington. D.C.: Bộ thương mại Mỹ : 1981).

  28. David Fouquet, “Cuộc họp của những nhà lãnh đạo thị trường chung để hoạch định tương lai của nhóm”, Diễn đàn Chicago, 3-12-1985.

  29. Một cuộc thảo luận về lịch sử, những khó khăn và những viễn cảnh của cộng đồng Châu Âu, dưới con mắt của Augusto Lopez Claros. Cộng đồng chung Châu Âu trên con đười tiến tới sự hợp nhất” Tài chính và phát triển (tháng 9-1987) trang 35-38.

  30. “Cuộc gặp thượng đỉnh của phương đông: Một cơ hội để tập trung các nước vào hàng ngũ”, Business Week, 18 June 1984, trang 42.

  31. Kindleberger, Kinh tế học Quốc tế, 174-88.

  32. Either, Kinh tế học Quốc tế hiện đại, trang 490.

  33. Alan Bauerschmidt. Daniel Sullivan & Kate Gillespie, “Những nhân tố nằm dưới hàng rào xuất khẩu” nghiên cứu trong ngành công nghiệp giấy của Mỹ, Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế, 16 (Mùa thu 1985) 111-23.

  34. J. A. Kilpatrick & R. R. Miller, “Những yếu tố quyết định cơ cấu thương phẩm của thương mại Mỹ: Một cách tiếp cận phân tích biệt số” Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế 9 (Mùa xuân/hạ 1978):25-33.

  35. Igal Aval, “Sự thực hiện xuất khẩu công nghiệp: Sự ước định và dự đoán”, Nhật ký Marketing, 46 (mùa hè 1982): trang 54-61.

  36. Thomas Schneeweis, “Một ghi chú về thương mại quốc tế và cơ cấu thị trường”, Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế, 16 (mùa hè 1985): 139-52.

  37. Đonal J. Lecraw, “Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở các nước kém phát triển”, Nhật ký nghiên cứu kinh tế Quốc tế, 14 (mùa xuân/hạ 1983): trang 15-33.

  38. Robert T. Green & Arthur W. Allaway, “Sự nhận ra những cơ hội xuất khẩu: chuyển giao – chia sẻ cách tiếp cận”, Nhật ký Marketing, 49 (mùa đông 1985): trang 83-88.

Sự bảo hộ có thể mang lại những lợi ích về kinh tế trong những trường hợp nhất định nếu như chính phủ đủ sáng suốt để phân biệt những trường hợp đó và đủ mạnh để tự kìm hãm chúng nhưng những điều kiện này chưa chắc đã đáp ứng được mục đích ”.

F. Y. Edgeworth

3. Sự bóp méo thương mại và các hàng rào Marketing

Minh hoạ Marketing : Các thứ tốt nhất trong cuộc sống (không) miễn phí

ý tưởng của tự do mậu dịch tạo nên nhiều nhận thức mang tính lý thuyết bởi thực tiễn tăng thêm hiệu quả và phúc lợi kinh tế cho tất cả các quốc gia liên quan và những công dân của các nước đó. Tuy vậy, một điều đáng buồn là tự do mậu dịch trên thực tế đã bị hầu hết các quốc gia coi nhẹ. Có lẽ không có sản phẩm nào là thí dụ minh hoạ cho điều này tốt như sản phẩm ô tô. Khi ô tô của Nhật Bản được nhập khẩu vào nước Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ chấp nhận sự kiểm tra ngẫu nhiên của người Nhật Bản để đảm bảo đúng theo yêu cầu của những tiêu chuẩn về ô tô của Mỹ. Ngược lại, Nhật Bản không chấp nhận những sự kiểm tra được thực hiện bởi bất cứ nước nào xuất khẩu ô tô tới Nhật Bản. Bởi vì sự không tin cậy này, những kỹ sư của Nhật Bản đã được gửi qua Mỹ 2 tháng để chứng kiến và chứng nhận rằng sự kiểm tra xe cộ vẫn phải được tiến hành ở một phòng đăng ký địa phương với những dây chuyền kiểm tra khác. Do không chấp nhận những kết quả kiểm tra của nước ngoài, Nhật Bản tất yếu phải tiến hành những quá trình kiểm tra lại tốn kém ở Nhật Bản, kéo dài 18 tháng hoặc hơn. Trong thời gian đó, những người bán hàng, những người nhập khẩu bị bó buộc tại văn phòng đăng ký thay vì ở trong phòng trưng bày để bán những chiếc xe ô tô. Không lấy gì làm ngạc nhiên, xuất khẩu ô tô của Nhật Bản nhiều gấp 80 lần nhập khẩu. Trong năm 1984, Nhật bản bán khoảng 2 triệu ô tô ở Mỹ trong khi Chrysler đã phải xoay sở mà chỉ bán được có 197 xe ô tô ở Nhật Bản.

Để trả đũa, bộ trưởng bộ công nghiệp Pháp đã từ chối đưa ra những chứng chỉ về kỹ thuật không quan trọng cho ô tô được nhập từ Nhật Bản. Ví dụ, Mazda 626 đã bị loại ra bởi vì thanh bảo vệ của nó dài hơn 1 cm so với năm trước đấy. Canada cũng vậy, họ kéo dài quá trình thanh tra và chứng nhận cho ô tô của Nhật Bản. ở Mỹ, Quốc hội đã thông qua một cuộc “bỏ phiếu địa phương” đưa ra dự luật yêu cầu 90% ô tô của Nhật Bản bán tại thị trường Mỹ phải được sản xuất ở Mỹ.

Trong nhiều năm, họ đã có nhiều cuộc thảo luận về việc hạn chế nhập khẩu ô tô của nước ngoài vào thị trường Mỹ. Nếu điều này trở thành hiện thực, những khách hàng Mỹ có thể phải trả nhiều tiền hơn cho những chiếc xe ô tô của nước ngoài được sản xuất ở địa phương. Để làm cho vấn đề trở nên xấu hơn, khách hàng sẽ nhận ra rằng giá ô tô trong nước sẽ tăng đáng kể mặc dù giá cả hiện tại đã rất cao rồi.

Những nhà sản xuất thép của Mỹ cũng có nhữn vấn đề tương tự, và họ đã liên tục đòi hỏi chính phủ hạn chế, đánh thuế, hoặc dựng lên các hàng rào đối với thép nhập khẩu từ nước ngoài bởi vì những sản phẩm này của nước ngoài có giá thấp hơn nhiều. Không đếm xỉa đến việc các hãng sản xuất thép của nước ngoài có được những lợi thế quá nhiều hay không, không ai có thể phủ nhận rằng tiền lương trong ngành công nghiệp thép của Mỹ khá cao – cao nhất trong tất cả các ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ. Những nhà sản xuất thép của Mỹ chắc chắn trong những vấn đề nghiêm túc, nhưng những khách hàng Mỹ có phải chịu thiệt hại bởi việc phải chi nhiều hơn cho sự kém hiệu quả của những nhà sản xuất? Nếu những hãng sản xuất thép và ô tô có thể có đường lối của mình về hạn chế nhập khẩu, những ngành công nghiệp khác có thể sớm làm theo. Chẳng bao lâu nữa, những khách hàng có thể phải chi nhiều hơn cho ti vi, quần áo, vân vân. Và người được lợi trong tình huông này chắc chắn không phải là khách hàng.

Bất chấp những lợi thế, các quốc gia có khuynh hướng ngăn cản tự do mậu dịch. Tại sao các quốc gia lại ngăn cản tự do mậu dịch khi sự hạn chế là phi lý? Chương này sẽ đưa ra các loại và tác động của các hàng rào Marketing. Nó sẽ xem xét những hạn chế về thương mại và nhân tố cơ bản, nếu có, đằng sau nó. Hiểu rõ những hàng rào này, những người làm Marketing phải ở trong một vị trí tốt hơn để đương đầu với chúng.

Không thể nào liệt kê tất cả các hàng rào Marketing bởi vì đơn giản là chúng rất nhiều. Thêm nữa, các chính phủ liên tục đưa ra những biện pháp hạn chế nhập khẩu mới hoặc điều chỉnh những biện pháp hiện đang sử dụng. Theo mục đích nghiên cứu, hàng rào Marketing có thể chia thành 2 phạm trù cơ bản: hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Exhibit 3-1 trình bày chi tiết về sự phân chia này. Mỗi phami trù và những phạm trù của nó sẽ được bàn đến trong chương này.

Sự bảo hộ công nghiệp địa phương

Một sự giải thích về việc các chính phủ can thiệp vào tự do Marketing là để bảo vệ nền công nghiệp địa phương thường do sự chi tiêu của những khách hàng địa phương cũng như khách hàng trên toàn thế giới. Những quy tắc được tạo ra để không cho phép hoặc hạn chế hàng hoá của nước ngoài vào. Những lý lẽ cho sự bảo hộ nền công nghiệp địa phương thường là một trong những dạng sau : (1) giữ tiền ở lại trong nước, (2) giảm thất nghiệp, (3) làm cân bằng chi phí và giá cả, (4) tăng cường an ninh quốc gia, và (5) bảo vệ nền công nghiệp non trẻ.

Giữ tiền ở lại quốc gia

Những nghiệp đoàn và những người chủ trương bảo hộ thường tranh luận rằng thương mại quốc tế sẽ dẫn đến việc đồng tiền “chảy ra” nước ngoài, làm cho những người nước ngoài trở nên giàu hơn và những người địa phương trở nên nghèo hơn. Lý lẽ này là do sự sai lầm của việc coi tiền như là biểu thị sự giàu có. Ví dụ, không thể nói rằng một người là người nghèo chỉ bởi vì anh ta không có nhiều tiền mặt trong tay trong khi anh ta có rất nhiều tài sản quý giá như đất đai và đồ kim hoàn. Thêm nữa, những lý lẽ của những người chủ trương bảo hộ này đã giả thuyết rằng những người nước ngoài nhận tiền mà không phải đưa lại những cái gì đó có giá trị. Khi những khách hàng địa phương mua những hàng hoá của địa phương hay những hàng hoá của nước ngoài, họ sẽ phải dùng tiền để trả cho những sản phẩm này. Trong mọi trường hợp , họ nhận được những sản phẩm có giá trị tương đương với số tiền bỏ ra.

Giảm thất nghiệp

Đây là một tiêu chuẩn thực tế cho những nghiệp đoàn và những chính khách để tấn công vào việc nhập khẩu và thương mại dưới cái tên bảo vệ việc làm. Exhibit 3-2 đã đưa ra lý lẽ của Liên hiệp công nhân ngành thép của Mỹ. Lý lẽ này dựa vào sự làm ra vẻ rằng việc giảm nhập khẩu sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho những sản phẩm nội địa và do đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm. Hầu hết các phân tích thị trường xét ý kiến này trên một khía cạnh, không phải là không có giá trị. Tối thiểu, nhập khẩu cũng làm những người ngoại quốc kiếm được ít đô la hơn với việc họ có thể mua hàng xuất khẩu của Mỹ. Và kết quả là, nhu cầu của nước ngoài đối với những sản phẩm của Mỹ sẽ giảm. Ngoài ra, những công ty nước ngoài có thể từ chối đầu tư vào Mỹ. Họ chỉ sẵn sàng đầu tư chỉ khi nhu cầu nhập khẩu đủ lớn để bù đắp chi phí xây dựng và sử dụng các phương tiện của địa phương. Ví dụ, Mitsubishi sử dụng thị phần thị trường và doanh số hàng bán theo tiêu chuẩn của họ để xác định liệu họ có nên đầu tư để sản xuất tại Mỹ. Công ty nhận thấy doanh số bán hàng năm của họ phải vượt hơn mức tối thiểu 240000 đơn vị trước khi việc sản xuất ở Mỹ được thực hiện. Sự quan trọng của đầu tư nước ngoài không thể xem nhẹ. Những tài sản và đầu tư trực tiếp nước ngoài và Mỹ tương ứng là 418.2 tỷ USD và 53.3 tỷ USD. Tám nước (Hà Lan, Anh, Canada, Tây Đức, Nhật Bản, Netherland Antilles, Thụy Sỹ và Pháp) chiếm tới gần 90% tổng đầu tư. Với 40% đầu tư vào ngành sản xuất, 20% đầu tư vào thương mại, 20% đầu tư vào dầu khí, 7% đầu tư vào bảo hiểm, đầu tư đóng góp đáng kể trong việc tạo việc làm ở Mỹ.

Một vấn đề của sự bảo hộ đó là nó có thể dẫn tới lạm phát. Thay vì việc giảm bớt sự bảo hộ để thu được hoặc lấy lại thị phần cho cạnh tranh thu hút đầu tư, những nhà sản xuất địa phương thường không thể chống lại những khuôn mẫu của việc tăng thêm những ….. của họ

Theo Viện Kinh tế Quốc tế, việc áp dụng hạn ngạch đã tạo điều kiện cho nhiều ngành công nghiệp Mỹ thu được lợi nhuận phụ thêm nhờ giá cao hơn vào năm 1986. Những khoản lợi nhuận phụ thêm này là rất lớn: dệt may-3,5tỷ USD, thép 2,8 tỷ, ôtô 2,5 tỷ.

Với giá cả cao ở thị trường trong nước, người tiêu dùng trở nên nghèo tương đối và muáit hơn, nền kinh tế trở nên kén sức cạnh tranh. Một số nước khác bằng việc từ chối không nhập khẩu hàng từ Mỹ đã làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Khi Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu và hạn ngạch vào 160 tr USD thép đặc biệt từ Châu Âu vào năm 1983, Cộng đồng Châu Âu đã trả đũa bằng việc hạn chế nhập khẩu hơn 200tr USD các mặt hàng của Mỹ. Năm 1986, Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu vào các sản phẩm cây tuyết tùng của Canada- trị giá250tr USD, Canada ngay lập tức trả đũa bằng việc áp dụng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của Mỹ là: sách, báo chí, linh kiện máy tính, bán dẫn, thông Noel, nước táo và chè túi.

Không phải mọi tổ chức lao động đều ủng hộ việc hạn chế nhập khẩu. Hiệp hội Đóng tàu Quốc tế đã xem việc này là một điều bất lợi. Họ cho rằng việc đó có thể làm mất từ 7.500 đến 11.600 việc làm tại các xưởng tàu. Sự tăng số việc làm tại một ngành này sẽ làm giảm cơ hội việc làm tại các ngành khác. Các biện pháp của giới bảo hộ do vậy cũng khó mà thành công. Do vậy nước Mỹ cũng khó có thể tăng việc làm trong dài hạn theo tư duy như vậy.

Tác động của hàng nhập khẩu và các hạn chế thương mại tới việc làm thì khó mà có thể xác định chính xác được. Người ta sẽ không biết chính xác được bao nhiêu việc làm bị mất ở ngành công nghiệp ôtô và các ngành có liên quan nếu lệnh cấm nhập khẩu ôtô đối với Nhật bị rỡ bỏ. Các con số dự tính khác nhau là: Chrysler 750 việc làm, United Auto Worker 200 việc làm, Merrill Lynch 50.000 việc làm … . Mặc dù các ước tính về thiệt hại ( chi phí) do bảo hộ không đồng nhất, nhưng tất cả đều thống nhất chỉ ra rằng: chi phí đó của người tiêu dùng là cực kỳ lớn. Hạn ngạch áp dụng vào xe hơi vào đầu nhưng năm 1980 làm giá xe tăng 1300 USD (30%), tạo ra 460tr USD lợi nhuận siêu ngạch cho những nhà sản xuất nội địa Mỹ. Nhìn chung 4 năm áp dụng hạn ngạch đã làm tăng giá xe hơi 15,7 tỷ USD tạo ra 44.000 việc làm, do vậy chi phí tạo việc làm là357.000 USD/ việc làm. Minh hạo 3-3 cho thấy chi phí của việc tạo việc làm bằng bảo hộ.

Cân bằng chi phí và giá cả giữa các nước.

Một số nhà bảo hộ biện minh cho hành động của mình bằng cách viện dẫn các học thuyết kinh tế. Họ lập luận rằng hàng nhập khẩu có được giá rẻ là do có chi phí thấp. Do vậy rào cản là cần thiết để khiến giá đó cao hơn và tạo điều kiện cho hàng cho hàng nội địa. Lập luận này là không thuyết phục đối với các nhà phân tích bởi các lý do sau:

Thứ nhất để xác định các nhân tố gây ra sự chênh lệch giá là rất khó khăn. Đó là do lao động rẻ, nguyên liệu, hiệu quả hay trợ cấp? Hơn nữa chi phí và mục tiêu của các doanh nghiệp là rất khác nhau giữa các quốc gia nên khó lòng có thể cân bằng chi phí này. Ví như trong ngành công nghiệp gỗ của Mỹ, các hiệp hội cho rằng họ mất 1/3 thị trường vào tay các doanh nghiệp được chính phủ Canada trợ cấp. Đề nghị áp thuế nhập khẩu 65% vào gỗ từ Canada đã bị Bộ Thương mại Mỹ từ chối vì cho rằng mức trợ cấp chỉ bằng 0,5% - một con số quá nhỏ để áp thuế. Theo Bộ sự chênh lệch giá cả phần nhiều là do cách tiếp cận kinh doanh của Canada chứ không phải trợ cấp. Mục đích của Canada là việc làm chứ không phải lợi nhuận. Nhưng chỉ một vài năm sau đó, chính Bộ lại ra một quuyết định hoàn toàn ngược lại.

Thứ hai, dù các nguyên do được xác định rõ cũng khó có thể hiểu được tại sao chi phí và giá cả phải được cân bằng giữa các nước. Có ngoại thương là do cá sự chênh lệch về giá giữa các nước và chênh lệch giá chính là động lực duy nhất để thúc đảy ngoại thương phát triển.

Thứ ba, chủ nghĩa bảo hộ đã buộc người tiêu dùng Mỹ phải giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước- các công tuy cho thấy khả năng mất kiểm soát về chi phí và tiền lương. Nếu không có các sản phẩm nhập khẩu, ti vi RCA, Zentich và các sản phẩm nội địa khác còn đắt hơn nữa. Lương trung bình trong ngành thép là 23 USD /1h so với 13 USD /1h tại Nhật. Theo Bộ lao động Hàn quốc mức lương trung bình của nước này là1,8 USD /1h, do vậy thép Hàn sẽ rẻ hơn nhiều.

Nếu sự cân bằng chi phí và giá cảgiữa các nước là một kết mong đợi, khi đó thương mại quốc tế sẽ là công cụ duy nhất để thực hiện nó. Giả sử tại một nước có mức lương cao hơn, nó sẽ thu hút lao động từ các nước có lao động rẻ hơn. Quá trình này làm tăng cung lao động, lương giảm đi. Mặt khác lương tại nước có mức lương thâp sẽ tăng lên, dẫn đến cân bằng tiền lương.

Bảo vệ an ninh quốc gia.

Nhà bảo hộ luôn tự coi mình là người yêu nước. Họ cho rằng các nước nên tự cung tự cấp và sẵn sàng trả giá cho sự thiếu hiệu quả để bảo đảm an ninh quốc gia. Điều 232 Đạo luật Mở rộng Thương mại cho phép Mỹ mở rộng bảo hộ các ngành cần thiết cho an ninh quốc gia. Một quan chức của bộ Thương mại đề nhị tổng thống Reagan áp dụng hạn ngạch đối với máy tiện và máy điều khiển trung tâm bằng kỹ thuật số vì cho rằng các nhà sản xuất các máy móc cao cấp là rất cần thiết cho an ninh quốc gia. Tác động của luật đó làm cho các nhà cung cấp máy của Mỹ thu lợi nhuận lớn mà không phải giải quyết các vấn đề về gía cả và chi phí vốn tồn tại.

Nhưng các nhà phản đối bảo hộ lại cá cách nhìn khác về an ninh quốc gia. Một đất nước không thể nào tự cung tự cấp vì tài nguyên là không đồng đều giữa các quốc gia. Nước Mỹ sẽ rất nguy hiểm nếu nguồn cung cấp một số khoáng sản bị ngưng trệ. Hơn nữa, nếu an ninh quốc gia đạt được khi chi phi bảo hộ quá cao thì việc dùng tiền đó vào các mục đích khác còn có lợi hưon nhiều. Trong trường hợp các khoáng sản không thể tái sinh như dầumỏ. Nước Mỹ sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu chỉ khai thác của mình, do vậy tốt nhất là khai thác của nước khác.

Hầu hết các nước có phương tiện lưu trữ và phương tiện ư tiên. Chính sách bảo hộ quy định một số hoặc tất cả hàng đến hoặc từ một nước phải sử dụng phương tiện chuên chở từ nước đó. Lý do chínhcho quy định này là nhằm tăng tính an ninh cho mình. Nh ững người hậu thuẫn cho việc phân biệt đối xử giữa các màu cờ của phương tiện vận tải cho rằng các hạm đội chuyên chở phải được ưu tiên vì chính họ sẽ là lực lượng chuyên chở trong trươngf hợp khẩn cấp. Đối với Mỹ, các phương tiện ưu tiên có tầm kinh tế choiến lược quan trọng bởi vì 95% các nguồn nguyên liệu quan trọng đều nhập khẩu qua tàu nước ngoài. Hơn nữa phương tiện vận tải ưu tiên còc giúp cỉa thiện cán cân quốc tế, tiết kiệm ngoại tệ. Quy định giúp cho các nhà chuyên chở Mỹ thu được các khoản tài chính khổng lồ. Tuy nhiên việc ưu tiên cho các phương tiện vận tải gây ra tổn thất lớn về phúc lợi xã hội. Các nhà bình luận cho rằng nếu an ninh quốc gia là thực sự cần thiết, chính phủ tốt hơn là trợ cấp trực tiếp cho người chuyên chở.

Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ.

Sự cần thiết phải bảo vệ cho các ngành công nghiệp non trẻ là lý do tốt nhất cho đưa ra các biện pháp bảo hộ. Một số ngành cần bảo hộ cho tới khi chúng trưởng thành. Hàn quốc là một ví dụ cho việc bảo hộ các ngành công nghiệo hướng về xuất khẩu. Cần chú ý rằng sự chênh lệch của mức tăng trưởng gắn liền với xúc tiến xuất khẩu so với thay thế nhập khẩu làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngay cả đến bây giờ, không ai biết một ngành công nghiệp non trẻ sẽ trưởng thành. Nhiêù ngươi cho rằng ”một bé được luông chiều là một bé hư”. Trong thực tế không có một động lực nào khiến một doanh nghiệp non trẻ trở nên cứng cáp nếu được bảo hộ. Ngành da dày Cancda là một ví dụ, các côngty giày đã thất bại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, kết quả là thị phần đã bị giảm từ 40 xuống 38%.

Hơn nữa loại bảo hộ này cho phép được bảo hộ kéo dài thời gian giao hàng cho dù khách hàng có phàn nàn. Điều này khiến cho các khách hàng tìm kiếm đối tác nước ngoài và mục tiêu bảo hộ bị thất bại.

Cái giá của bảo hộ.

Dù các bài học từ các cuộc cải cách cho thấy quá trình này là có thể điều chỉnh được dưới một số điều kiện, nhưng những lợi ích từ tự do hoá thương mại có thể tăng lên nếu môi trường trao đổi là hoàn toàn tự do. Một môi trường như thế sẽ giúp cho các nước đang phát triển có thể đứng vững về chính trị thông qua thực hiệ n cải cách. Nhưng trong những năm gần đây lại có sự phục hồi của các hàng rào phi thuế. Các hàng rào phi thuế khác nhau –có ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng vào Bắc mỹ và EC đã tăng hơn 20% từ 1981 đến 1986. Những quiđịnh này có ảnh hưởng đến một lượng lớn hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng được xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Tuy vậy các rào cản phi thuế về quần áo và dày dép đã bắt đầu có những lỗ thủng. Một số nước đã tận dụnh được các lỗ hổng này để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào các nước phát triển, mặc dù gần đây nó đang bị bịt lại.



Giá của bảo hộ đối với các nước công nghiệp phát triển.

Có một số cách để tính giá cả (thiệt hại) của việc bảo hộ. Những phương pháp này thường chưa tính hết các chi phí do tác động tiêu cực của hạn chế cạnh tranh tới tính hiệu quả, đổi mới công nghệ, quy mô kinh tế, tiết kiệm và đầu tư:



  • Người tiêu dùng: năm 1984, ước tính thiệt hại của bảo hộ đối với doanh nghiệp dệt may Mỹlà 8,5-18tỷ USD, thép 1,3-2,0 tỷ USD , ôtô 1,1tỷ USD .

  • Phúc lợi xã hội: đây bao gồm các chi phí phụ thêm đối với nền kinh tế khi tiêu dùng hàng hoá trong nước so với nhập khẩu. Thông thướng chi phí phúc lợi xã hội thường nhỏ hơn nhiều so với chi phí tiêu thụ, đặc biệt là chi phí tiêu dùng có thuế quan và hạn ngạch. Dù vậy các con số ước tính đối với dệt may ở EC và Mỹ xấp xỉ 1,4 đến 6,6 tỷ, gần 2tỷ USD thép ở Mỹ.

  • Chi phí để duy một việc làm. thông thường tiền để duy trì một việc làm thường lớn hơn nhiều so với mức lương của họ. Ví dụ như để duy trì một việc làm trong ngành công nghiệp ôtô Anh tốn khoảng 19.000-48.0000 USD /1năm, tại Mỹ con số này là 40.000-108.500 USD/năm. Con số này lớn gấp 4 lần ở Anh và 6 lần ở Mỹ mức lương bình thường. Việc hạn chế xuất khẩu tự nguyện của các nhà xuất khẩu thép nước ngoài đã làm thiệt hại 114.000 USD/1 công việc được duy trì một năm.

Chi phí đối với các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển phải chịu chi phí nặng từ môi trường bảo hộ cao của họ. Thêm vào đó họ ccòn phải chịu chi phí bảo hộ từ các nước phát triển.Chỉ có một ssó rất ít các bản nghiên cứu về loại chi phí noisau ở trên. Các nghiên cứu hiện có chỉ có thể tính toán được lượng tăng thu nhập từ xuất khẩu từ các nước đang phát triển nếu các hàng rào thuế quan và phi thuế được rỡ bỏ. Các bản nghiên cứu của WB, IMF và của Commonwealth dự tính con số tăng xuất này vào khoảng vài tỷ USD mỗi năm. Các nghiên cứu cụ thể hơn chỉ được thực hiện cho từng nước như đối với Hàn quốc. Lệnh cấm xuất khẩu thép carbon sang thị trường Mỹ đã làm giảm doanh số 33%(221tr USD). Nhưng Hàn quốc còn có được thu nhập từ giá cao và mức tăng xuất khẩu sang thị trường khác.

Chi phí cho việc bảo hộ là rrất lớn đốivới cả nước phát triển và nước đang phát triển tuy nhiên các nước đang phát triển phải chịu nhiều hơn. Thể chế bảo hộ nhằm vào các nước đang phát triển nhiều hơn là vào các phát triển.

Môi trường quốc tế.

Mức thất nghiệp cao, mức tăng trưởng chậm và tăng cạnh tranh từ các nước đang phát triển tạo ra nguy cơ các nước phát triển sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với các sản phẩm chế tạo. điều này có nghĩa là sẽ có nhiều hàng rào phi thuế hơn, tinh vi hơn và hiệu quảt hơn. các diễn biến này sẽ dẫn đến sự sói mòn tính thống nhất của GATT và có thể hạn chế mức tăng trưởng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã mắc nợ lớn và điều này sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Nếu các nước phát triển áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ , các nước đang phát triển buộc phải xuất khẩu sang các nước khác. điều này cáo thể là việc mở rộng thương mại với các nền kinh tế tập trung hoặc với các nước đang phát triển khác theo một cơ chế riêng. Nhưngtriển vọng phát triển theo cả hai hướng này đều không tốt vàkhông có cách nào có thể thay đổi việc trao đổi việc trao đổi với các nước phát triển.

Nguồn:Sarath Rajapatirana Industrialization and foreign trade.

Tổng quan về bảo hộ địa phương.

Các chính sách bảo hộ hiếm khi đạt được mục đích của mình. Theo phó Đại diện thương mại Mỹ thì cái giá của việc bảo hộ là sự kém hiệu quả. Theo bản nghiên cứu của Uỷ ban Ngân sách Quốc hội, ngành dệt may và ngành thép đã thất bại trong việc đầu tư mới để nâng cao tính cạnh tranh do việc tăng đầu tư chưa đủ để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là bảo hộ là không hiệu quả. Canto, Eastin và Laffer đã xác nhận việc áp dụng hạn ngạch đã không làm tăng đáng kể thị phần, lợi nhuận và đầu tư cho các nhà sản xuất thép nội địa.

Phần lớn các nhà chính trị là thiển cận: họ chỉ nghĩ đơn giản làm sao giữ dược của cải ở lại nước mình, chưa tính toán đến khả năng trả đũa, họ muốn phần tốt nhất của cả hai thế giới. Trong khía cạnh này các rào cản nhân tạo đã làm giảm sức cung cấp của thế giới về hàng hoá và dịch vụ tất yếu dẫn đến giảm phúc lợi xã hội và người tiêu dùng là người phải chịu cuối cùng.

Chính phủ: một nhân tố của chủ nghĩa bảo hộ.

Chính phủ có thể xem là nguồn gốc của mọi vấn đề ít nhất là trong lĩnh vực thường mại. Chỉ riêng sự tồn tại của chính phủ ngay cả khi không có thuế quan hoặc các biện pháp can thiệp marketing quốc tế, cũng bóp méo thương mại cả trong và ngoài nước. Ví như chính sách tiền tệ của Federal Reserve cũng ảnh hưởng đến đầu tư trên khắp toàn thế giới. để nhằm hậu thuẫn và duy trì sự tồn tại của mình chính phủ phải có thu nhập – phần lớn được phát sinh từ thuế. Thu thuế sẽ ảnh hưởng cả đến thu nhập của người dân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hiểu được vấn đề này hãy hình dung 50 bang của Mỹ như 50 nước độc lập. Một số nước có cả thuế thu nhập và thuế thực phẩm. Pennsylvania không thu thuế vào hàng dệt may nhưng thu thuế thu nhập. Texas không thu thuế thu nhập cũng không thu thuế thực phẩm. Delaware có chính sách thuế rất thuận lợi cho hợp tác đầu tư. Các chính sách thuế khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập và sức mua khác nhau. Nhưng chính quyền bang không là người chịu trách nhiệm duy nhất về việc này. Tại cấp nhỏ hơn có chính quyền thành phố và vùng miền, cấp cao hơn có chính quyền Liên bang.

Trên bình diện quốc tế, mỗi chính phủ có chính sách và mục tiêu khác nhau, sẽ có các chính sách thuế thu nhập và VAT khác nhau và do vậy luật thuế thay đổi ttheo từng nước. Mỹ cá thuế an ninh xã hội nhưng cho phép khấu trừ lãi vay và trả nợ. Một số nước khác lại làm ngược lại. Thu thuế không là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chênh lệch về thu nhập. Một số các chính phủ cho phép các cartel được phép hoạt động. Cartel là một thoả thuận kinh doanh quốc tế thống nhất giá cả và phân chia thị trường. Điều này là bất hợp pháp tại Mỹ nhưng lại được khuyến khích tại rất nhiều nước. Ví dụ như úc và New Zealand cho phép các công ty kinh doanh động vật được liên kết để xuất khẩu thịt bò sang Mỹ. Ngươì ta còn cho rằng các công ty máy tính Nhật có thoả thuận ngầm trong việc phân chia thị trường thế giới. Có gần 500 cartel ở Nhật mặc dù họ cho rằng chính các cartel này đang khống chế việc xuất khẩu. Các chính phủ cũng có thể thành lập cartel như OPEC. Malaysia muốn có một cartel về thiếc. Peru lại muốn có certel các nước sản xuất bạc. Không còn nghi ngờ gì nữa chính các liên kết này đang làm ảnh hưởng đến giá cả và thương mại quốc tế.

Hợp tác kinh tế giữa các chính phủ tạo ra lợi ích kinh tếvà cả những yếu tố bất lợi bằng việc ảnh hưởng đến thương mại trong và ngoài nước. Chính sách nông nhgiệp chung của châu (CAP) là một ví dụ. Pháp ra nhập Liên minh với diều kiện nền nông nhgiệp của mình phải được bảo vệ, do vậy CAP đã phải có hơn 20 hệ thống giá cả. Điều này đòi hỉ Châu âu phỉa áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với nông sản để sản phẩm của họ không bị bán dưới cho phí sản xuất. Hơn nữa chính phủ cũng cam kết mua các sản phẩm thừa nhằm duy trì một mức giá cao. Quy định này đã khiến nông dân sản xuất nhiều hơn sau đó lại được xuất khẩu với giá thấp. Nó dẫn tới xung đột giữa Pháp- một nứơc có lợi với Anh và Đức – các nước bị thiệt hại.

Rất nhiều người cho rằng Mỹ là một quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. Nhưng nhận định này là đáng nghi ngờ bởi vì chính phủ thường nghiêng theo các nhà vận động hành lang quyền lực. Thực tế có rất nhiều các quy định hành chính không chỉ ảnh hưởng đến các công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Ví dụ như những khó khăn về tài chính của các chủ trang trại Mỹ có thể bắt nguồn từ các khoản vay trợ giá từ phía chính phủ. Bằng việc hạn chế ngũ cốc đưa ra thị trường đẻ hỗ trợ gía, sản xuất ở ngoài nước được khuyến khích và tiêu dùng trong nước bị chững lại vì giá cao giả tạo.

Trái ngược với cách hiểu thông thường, Mỹ đã thiết kế ra các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá nước ngoài. Với 34% hàng của Mỹ được bảo hộ chặt chẽ bằng các biện pháp phi thuế quan, Mỹ trở thành một nước có tỷ lệ bảo hộ phi thuế quan cao hơn nhiều so với các nước khác. Tỷ lệ này ở Nhật là 7%. Mỹ bảo hộ thông qua rất nhiều phương tiện: hạn ngạch vào đường, các sản phẩm chế biến từ sữa (Trung quốc) và mắc quần áo. Hạn ngạch cũng được áp dụnh vào nước cam của Nhật trừ khi chúng được nhập khẩu vào Alaska, Hawaii, Washington, Montana, Idaho , Oregon. Đạo luật Nhập khẩu Thịt áp hạn ngạch vào thịt bò từ úc, New zealand và argentina. Hạn ngạch tự nguyện cũng được áp dụng để bảo hộ thép ,dày, tivi... .Đối với một tác giả nước ngoài nếu muốn được bảo hộ bản quyền tại Mỹ thì sách đó phải được in tại Mỹ cũng như tại các nước khác.

Luật Mỹ còn quy định việc chuyên chở hàng hoá giữa hai cảng của Mỹ phải được chuyên chở trên phương tiện vận tải của Mỹ. Do quân đội mỹ sử dụng tàu hàng để chuyên chở đến 95% các nguồn tiếp viện trong thời chiến, chính phủ phải chi 250 tr USD hàng năm để duy trì đội tàu này. Một nửa các bang của Mỹ cấm sử dụng hàng nhập khẩu cho các công trình công cộng. Nhà nhập khẩu cũng phải tuân thủ các luật bất thành văn. Hơn nữa một ngành muốn có được sự bảo hộ không cần phải chứng tỏ rằng hàng nhập khẩu đang bán dưới chi phí sản xuất hoặc phá giá tại thị trường Mỹ. Điều cần làm chỉ là chứng tỏ hàng nhập khẩu đang làm tổn thương đến mình. Cuối cùng, Mỹ còn có quy định cấm việc chảy máu công nghệ.

Tóm lại, mọi chính phủ đều là nhân tố chính làm méo mó thương mại và ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế – chính trị.

Những rào cản Marketing: thuế quan

Thuế quan là một từ gốc Pháp, nghĩa là tỷ lệ, giá cả, hoặc một số lệ phí, là thuế đánh vào hàng hoá khi đi qua biên giới, nộp tại hải quan một nước. Thuế quan có thể được phân loại cũng là 10% trong những năm kế tiếp. Vào giữa năm 1986 Tổng thống Reagan đã chọc tức Cananda bằng việc áp dụng thuế đối với sản phẩm gỗ tùng deCanada trong 5 năm. Mức thuế là 35% trong 30 tháng đầu tiên trước khi giảm xuống 20% và cuối cùng xuống 8%.

Thuế đối kháng được áp dụng đối với hàng NK nào đó khi nó được hỗ trợ bởi chính phủ nước ngoài. Thuế đối kháng được tính để cân bằng với lợi thế hoặc việc giá đặc biệt được chính phủ nước người XK cho phép, thông thường chính phủ hỗ trợ xuất khẩu bằng cách giảm một số thuế nào đó, nếu hàng hoá được XK. Nhật Bản giảm thuế môn bài cho các nhà XK đối với ti vi và các sản phẩm điện tử khác. EU giảm thuế VAT đối với thép XK sang Mỹ, Luật pháp của Mỹ đã tồn tại hàng thế kỷ, những điều khoản quy định một khoản thuế trừng phạt để cân bằng sự hỗ trợ.

Luật pháp tập trung vào những khoản tiền thưởng hoặc trợ cấp cho hàng hoá XK sang Mỹ và nó áp dụng với bất kể chủ thể nào trả khoản tiền như vậy, thời gian trả tiền, và hình thức trả tiền. Luật pháp cũng áp dụng những điều khoản miễn thuế nếu hàng hoá NK của họ gây tổn hại cho một ngành công nghiệp của nước Mỹ. Thư ký tài chính của Mỹ có quyền ban hành thuế đối kháng yêu cầu một khoản thuế bổ sung ngang bằng với tổng số tiền thưởng được xác định. Đây là điều mà Zenith muốn Bộ tài chính thực hiện với tivi, và các hàng điện tử khác của Nhật nhập vào Mỹ. Fairchild muốn Mỹ áp dụng thuế đối kháng đối với máy bay Bandeirane 20 chỗ ngồi NK từ Braxin, trong khi những người trồng cma ở Florida muốn loại thuết như vậy với chất cô đặc đông lạnh. Cũng với lý do đó ngành thép của Mỹ yêu cầu áp dụng thuế đối kháng đối với thép NK từ EU.

Quan điểm của EU là thuế VAT chính là khoản tiền hoàn trả của thuế đã được nộp và do đó không phải là môtk khoản tiền thưởng (tức là một khoản tiền thưởng hoặc sự cho phép của chính phủ vì thực hiện những hành động nào đó như XK) trong trường hợp đó, thép của EU đáng lẽ ra không những phải chịu thuế đối kháng. Tuy nhiên, Bộ tài chính áp dụng thuế đối kháng năm 1982 nhằm giảm nhập khẩu, các hãng của Mỹ có thể yêu cầu dưới dạng điều khoản giải thoát của hành động thương mại 1974 với uỷ ban thương mại quốc tế (ITC). Được thành lập bởi uỷ ban thuế của Mỹ năm 1916, ITC là một tổ chức căn cứ vào thực tế và không thiên vị. Công việc của nó là xác định xem liệu hàng NK có làm phương hại đến người sản xuất nội địa hay không. ITC không phải chứng minh quan hệ nhân quả giữa hàng NK và những tổn hại của ngành công nghiệp nội địa. Theo đó, công nghiệp nội địa chỉ cần chỉ ra rằng nó bị tổn hại bởi hàng nhập khẩu mà không cần phải chứng minh rằng hàng nhập khẩu được bán phá giá hay bán thấp hơn chi phí sản xuất. Hình 3-5 là sơ đồ biểu diễn phương thức xác định thuế đối kháng.

Vai trò của ITC đã tăng lên đáng kể giữa những năm 1980. Những ngành công nghiệp cần bảo hộ là: thép, đồng, cá ngừ đóng hộp, giầy dép, nội thất bằng thép không gỉ, điện thoại di động. ITC xác định rằng các nhà sản xuất thép và đồng bị tổn hại bởi hàng NK trong khi loại bỏ yêu cầu bảo hộ của các ngành giầy dép, gỗ xẻ, nội thất bằng thép không gỉ. Các phân loại được sử dụng ở đây dựa trên chiều di chuyển của hàng hoá, mục đích khoản thời gian áp dụng, hạn chế NK, tỉ lệ và điểm phân phối.

Chiều di chuyển thuế quan NK và thuế quan XK

Thuế quan thường được áp dụng trên cơ sở chiều di chuyển của hàng hoá đó là hàng NK và hàng XK. Thuế XK thường được áp dụng đối với những nguồn lực khan hiếm hoặc nguyên liệu thô của nước XK hơn là với thành phẩm. Chi Lê áp dụng thuế XK với đồng, trong khi đó Braxin áp dụng đối với cà phê. Đôi khi nước XK áp dụng thuế XK là vig họ buộc phải làm như vậy theo những tài liệu của uỷ ban thương mại quốc tế liên quan đến chỉ trích việc hỗ trợ XK không hợp lý của Braxin. Braxin đã đồng ý thuế XK 38,5$/ 1 tấn chất lỏng cô đặc đông lạnh. Nhật Bản cũng áp dụng thuế XK vì Nhật Bản muốn đánh thuế hàng XK của mình để cải thiện thâm hụt thương mại của Mỹ hơn là để Mỹ đánh thuế NK vào hàng của Nhật Bản. Ngân hàng thế giới cũng yêu cầu Achentina giảm thuế Xk 16% để cải thiện cán cân thương mại của nước này.

Mục đích của thuế quan bảo hộ và thuế quan tài chính

Thuế quan có thể phân chia thành thuế quan bảo hộ và thuế quan tài chính. Sự khác biệt giữa hai loại thuế này là do mục đích đánh thuế của chúng. Mục đích của thuế quan bảo bộ là bảo hộ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, và lao động của nước mình chống lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bằng cách không cho hàng nước ngoài vào nước mình. Ví dụ, các nước Nam Mỹ có thuế NK cao cản trở việc Nk ô tô nguyên chiếc.

Ngược lại, mục đích của thuế quan tài chính là tạo ra nguồn thu từ thuế cho chính phủ. So với thuế quan bảo hộ, thuế quan tài chính thương đối thấp. Khi ô tô của Mỹ và các nước khác được NK vào Mỹ mức thuế là 3%, ngược lại ô tô cyủa Mỹ XK sang Nhật phải chịu nhiều loại thuế NK. Nhật Bản áp dụng thuế hàng hoá 23% đối với ô tô NK và thuế 18,5% đối với linh kiện điều hoà nhiệt độ. Thậm chí chi phí chuyên chở cũng bị đánh thuế vùi Nhật Bản cho rằng chi phí chuyên trở làm tăng giá trị của ô tô. Ngoài đánh thế vào trọng lượng của phương tiện còn có mức thuế 3% giá gốc, nếu phương tiện được sử dụng để kinh doanh, 5% nếu là do tư nhân mua, và một mức thuế hàng năm đối với người sở hữu tuỳ theo cỡ của động cơ.

Kết quả là một chiếc ô tô của Mỹ bán ở Nhật có thể đắt gấp đôi so với ở Mỹ. Thuế của Mỹ là thuế quan tài chính trong khi thuế của Nhật mang tính chất thuế quan bảo hộ nhiều hơn.

Thời gian áp dụng thuế quan phụ thu và thuế quan đối kháng.

Thuế quan bảo hộ có thể được chia nhỏ hơn theo thời gian áp dụng. Thuế quan phụ thu là một hoạt động tạm thời trong khi thuế đối kháng là một khoản thu lâu dài. Khi Davidson tuyên bố rằng cần có thời gian để điều chỉnh hàng NK từ Nhật Bản, tổng thống Reagan thấy rằng vì lợi ích quốc gia phải giảm bớt NK. Để bảo vệ công nghiệp nội địa, thuế phụ thu được sử dụng thuế đối với xe máy tăng vọt từ 4,4% lên 45% trong một năm, và sau đó giảm xuống 35%, 20%, 15%.
... chưa đủ ...
Thuế VAT là một loại thuế nhiều công đoạn , không luỹ tiến đối với việc tiêu thụ. Nó là thuế doanh thu quốc gia được thu tại moĩi giai đoạn của hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm, mặc dù chỉ đánh trên giá trị gia tăng ở giai đoạn đó. Nói cách khác, mỗi lần hàng hoá chuyển người sở hữu, thậm chí giữa những người trung gian là phải nộp thuế.Nhưng thuế được thu tại một công đoạn nào đó chứ không phải tổng giá trị của hàng hoá tại thời điẻm đó. Ví dụ., một người sản xuất trước tiên trả thuế đối với nguyên vật liệu thô có trị giá 100$, bằng cách chuyển những nguyên liệu này thành thành phẩm người sản xuất này đã thêm 50$ nữa vào giá trị sản phẩm. Nếu sau đó sản phẩm được bán cho người bán buôn, người bán buôn trả thuế đối với 50$ này (tức là giá trị gia tăng) chứ không phải tổng giá trị 150$. T

Thuế VAT rất phổ biến ở Châu Âu dẫn đến thuế được tính vào giá bán lẻ của sản phẩm. ở triều Tiên, nó được thu trên phần lớn hàng hoá và dịch vụ ở khách sạn, phương tiện du lịch và các nhà hàng lớn với mức 10%. Mức thuế VAT chuẩn ở Phấp là 18,6% . ở Mỹ, những cuộc thảo luận về việc loại bỏ thuế doang thu dơn và thay thế nó bàng thuế VAT được đưa ra định kỳ. Tầm quan trọng của thuế VAT là do thực tế GATT cho phép nước sản xuất giảm tuế giá trị gia tăng khi sản phẩm được XK. Mỹ là quốc gia mà tổng thu của nó phụ thuộc nhiều hơn vào thuế thu nhập bị đặt trong vị thế bất lợi vì thuế thu nhập không được trả lại.

Thuế CASCADE được thu tại mỗi thời điểm trong chuỗi sản xuất và phân phối và được đánh trên tổng giá trị của sản phẩm bao gồm cả thuế đánh vào sản phẩm ở các giai đoạn trứơc đó. DO thuế CASCADE là sự kết hợp của thuế doanh thu đơn và thuế giá trị gia tăng. Nó tương tự như thuế doanh thu đơn ở điểm là thuế được đánh trên tổng giá trị cảu sản phẩm ở giai đoạn đó( không chỉ giá trị gia tăng). Mặt hkác nó giống thuế VAT bởi vì thuế được thu tại từng điểm (không chỉ tại một điểm ) trong chuỗi sản xuất và phân phối, Là bộ phận của hệ thống thuế được áp dụng, loại thuế này là loại đơn giản nhất trong tất cả các loại . Trong hơn 30 năm, hệ thống CASCADE- mà hiện nay không dùng nữa trong hệ thống thuế của ý (IGE) dã làm tổn hại đến sự phát triển cảu các nghanhgf có quy mô lớn ở đó. Vì IGE được áp dụng mỗi khi hàng hoá được chuyển chủ sở hữu. các nhà sản xuất ý đã tối thiểu hoá việc chuyển hàng hoá bằng cách bán sản phaamr trực tiép cho người bán lẻ. IGE được thay thế bằng thuế VAT vào năm 1973 và các nhà sản xuất nước ngoài hy vọng sự phục hối của các tổ chức bán buôn có thể tạo thuận lợi cho hàng tiêu dùng nước ngoài NK

bảng 3.1 so sánh các loại thuế phân phối

Người bán Giá đã trả


Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương