1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Thực trạng phát triển của một số quỹ ĐTMH điển hình tại Việt Nam



tải về 416.79 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích416.79 Kb.
#31693
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.3. Thực trạng phát triển của một số quỹ ĐTMH điển hình tại Việt Nam

2.3.1. Quỹ IDG Ventures Việt Nam (IDGVN)


2.3.1.1. Sự ra đời và phát triển của quỹ IDGVV tại Việt Nam

IDGVV là quỹ ĐTMH đầu tiên của Mỹ về công nghệ cao có mặt tại Việt Nam, được thành lập vào tháng 08/2004 với số vốn ban đầu là 100 triệu USD, đầu tư chủ yếu vào các DN có tiềm năng phát triển cao thuộc lĩnh vực CNTT, viễn thông, truyền thông, công nghệ sinh học. Theo số liệu của Dynasty Investment đã công bố, hiện tại số vốn của quỹ lên tới 500 triệu USD. Quỹ chịu sự quản lý của IDG Ventures thuộc tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG (International Data Group) của Mỹ, tập đoàn truyền thông công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới.

IDGVV ra đời với mục tiêu giúp các công ty mới thành lập phát triển nhanh tại thị trường Việt Nam, đồng thời đầu tư vào lĩnh vực CNTT - lĩnh vực mà Việt Nam trong tương lai được xem là một trung tâm phát triển và đổi mới về công nghệ trên thế giới. Quỹ sẽ xem xét và thẩm định kế hoạch đầu tư dựa vào tiềm năng phát triển, cơ hội trên thị trường, đội ngũ quản lý và người lãnh đạo, vị trí cạnh tranh. Ước tính sự đầu tư cho mỗi công ty có thể từ 250.000USD đến 3 triệu USD, trong đó được chia ra như sau: 40% cho giai đoạn đầu, 40% cho giai đoạn giữa, 20% cho giai đoạn đã và đang phát triển. Mức phân bổ vốn đầu tư như sau: 30% đầu tư vào viễn thông và ngành công nghệ không dây; 25% đầu tư vào ngành công nghệ phần mềm; 15% đầu tư vào ngành công nghệ sinh học; 30% còn lại sẽ đầu tư vào ngành khác có liên quan. Hầu hết các dự án của IDGVV đều nhằm vào lĩnh vực công nghệ thông tin mà điển hình là dịch vụ Web bởi vì đây là lĩnh vực đang tăng trưởng nhiều nhất tại Việt Nam. Đồng thời, IDGVV cũng có lợi thế về nguồn chuyên gia trong lĩnh vực này.

Đối với những công ty được đầu tư, IDGVV không chỉ đầu tư về tài chính mà còn có thể đóng góp nhiều lợi ích khác cho việc phát triển DN được nhận đầu tư như: hoạch định chiến lược, kết nối và giới thiệu các nhân sự cao cấp; kết nối và chia sẻ thị trường với các công ty thành viên do IDGVV đầu tư ở trong và ngoài Việt Nam, cũng như hỗ trợ phát phát triển các quan hệ đối tác chiến lược, cung cấp thông tin thị trường; hỗ trợ về quản lý, luật pháp, truyền thông/PR; tăng cường đòn bẩy tài chính; triển kinh doanh ra khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Trong giai đoạn hoạt động tại Việt Nam từ 2004 - 2014, IDGVV đã đầu tư 100 triệu USD để đầu tư vào một số DN thuộc các lĩnh vực phần mềm, trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử và dịch vụ nội dung cho di động tại Việt Nam, riêng ĐTMH đã chiếm tới 80 triệu USD với 42 dự án lớn nhỏ. Trong đó có thể kể đến nhiều dự án tiêu biểu đã thành công nhờ nguồn vốn tài trợ của IDGVV như: Đầu tư vào Vietnamworks, VinaGame, Isphere software Ltd, Peacesoft Solutions Corporation, công ty cổ phần sản phẩm Việt, công ty cổ phần thông tin Webtretho, công ty cổ phần Yêu Âm Nhạc, công ty cổ phần Doldsun Focus Media, công ty cổ phần Giấc mơ Việt (DreamViet), công ty VC Corporation. Hiện nay, IDGVV còn đầu tư sang các lĩnh vực khác, như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

2.3.1.2. Tiêu chí đầu tư của quỹ

IDGVV lựa chọn công ty để đầu tư dựa trên các tiêu chí đầu tư đã được định rõ. Điểu kiện xem xét dự án đầu tư của IDGVV xoay quanh 3 điều kiện chính, tạm gọi là 3P. Thứ nhất là People (con người). Người vận hành dự án phải giỏi, có tầm nhìn, hiểu biết công nghệ trong kỷ nguyên số, có tố chất và khả năng thực hiện được ý tưởng. Thứ hai là Product (sản phẩm). Sản phẩm hoặc dịch vụ đưa ra cần phải được thị trường chấp nhận, có ưu thế cạnh tranh rõ rệt. Thứ ba là Plan (kế hoạch). Kế hoạch kinh doanh phải khả thi, có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Kế hoạch cũng cần được thay đổi kịp thời để đáp ứng những tình huống mới. Đây có thể được coi là 3 điều kiện chủ chốt để xem xét dự án ĐTMH của bất kỳ quỹ ĐTMH nào đang hoạt động trên thị trường vốn ĐTMH toàn cầu.



2.3.1.3. Lĩnh vực hoạt động của quỹ

Lĩnh vực đầu tư chính của IDGVV tại thị trường Việt Nam gồm: CNTT/phát triển phần mềm; cơ sở hạ tầng và dịch vụ viễn thông; Internet (đào tạo trực tuyến, thương mại điện tử, cổng thông tin tích hợp), sản xuất công nghệ, công nghệ sinh học. Trong đó, mức phân bổ vốn đầu tư của IDGVV như sau: 30% đầu tư vào công nghệ không dây và viễn thông; 15% đầu tư vào ngành công nghệ sinh học; 25% đầu tư vào ngành công nghệ phần mềm; 30% đầu tư vào các ngành có liên quan.

Bảng 2.6. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực của IDGVV

Lĩnh vực

Công nghệ không dây và viễn thông

Công nghệ phần mềm

Công nghệ sinh học

Lĩnh vực khác

Số dự án đã đầu tư

12

27

0

3

Nguồn: Tổng hợp từ idgvv.com

Dự án đầu tư của IDGVV hiện nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực CNTT mà điển hình là dịch vụ web bời vì đây là vốn lĩnh vực đang tăng trưởng cao tại Việt Nam. Bên cạnh đó, IDGVV cũng đang có lợi thế về nguồn chuyên gia trong khu vực này để khai thác thị trường hiệu quả. Trong khi đó, theo lộ trình đầu tư của IDGVV sẽ chiếm khoảng 15% nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học thì hiện nay lại chưa triển khai được một dự án nào. Ngoài ra, các lĩnh vực có liên quan cũng được IDGVV cam kết đầu tư 30%, nhưng cho đến nay IDGVV mới chỉ triển khai đầu tư vào 3 dự án đều thuộc lĩnh vực giáo dục.

Không chỉ đầu tư vào các DN, IDGVV cũng tổ chức và tài trợ cho nhiều chương trình, diễn đàn và hội thảo lớn về ĐTMH và về các công ty khởi nghiệp. Nổi bật nhất là chương trình “vườn ươm doanh nghiệp” (Entrepreneur in Resdence – EIR) mà thông qua đó, IDGVV tài trợ cho các doanh nhân tài giỏi với quyết tâm cao có cơ hội làm việc với quỹ để phát triển công việc kinh doanh. Đây là chương trình đặc biệt dành cho các doanh nhân để phát triển công ty riêng cho mình với sự hỗ trợ của nguồn lực IDGVV đằng sau. Quỹ sẽ cung cấp nguồn lực tài chính, kỹ năng quản lý và hỗ trợ pháp lý để các công ty phát triển từ ý tưởng lên thành hiện thực.

Ngoài ra, IDGVV cũng hoạt động trong các lĩnh vực tổ chức sự kiện, xuất bản và nghiên cứu công nghệ. Thông qua một loạt các hội thảo và triển lãm ứng dụng CNTT có uy tín trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giáo dục, mạng và viễn thông như Vietnam Computerworld Expo và việc xuất bản các ấn phẩm báo chí chuyên ngành có tên tuổi như: PC World, Computerworld, IDGVV được coi là công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, IDGVV còn phối hợp tổ chức hội thảo về Chính phủ điện tử và hội thảo triển lãm ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng (e-banking). Việc tổ chức các sự kiện đó nhằm khuyến khích cộng đồng tin học ngày càng phát huy tính sáng tạo, không ngừng biến ý tưởng thành sản phẩm thương mại hóa. Phải nói rằng, IDGVV đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển CNTT ở Việt Nam.



2.3.1.4. Các dự án tiêu biểu của IDGVV

Bảng 2.7. Tổng hợp một số kết quả đầu tư của quỹ IDGVV

Đơn vị: Triệu USD

TT

Tên Dự án

Năm thực hiện

Vốn đầu tư

Tổng hợp kết quả

1

Peacesoft

2005

3

Thực hiện thành công dự án chodientu.vn, nganluong.vn - mạng xã hội mua sắm trực tuyến số một tại Việt Nam với gần 100.000 người tiêu dùng và khoảng 1000 DN buôn bán. Tỷ suất sinh lời nội bộ bằng khoảng 30%

2

VinaGame

2005

1

Đạt được mức lợi nhuận gấp 50 lần vốn đầu tư ban đầu sau khi quyết định thực hiện thoái vốn tại VinaGame vào tháng 05/2008. Khoản đầu tư từ IDGVV đã giúp VinaGame xây dựng hệ thống máy chủ và đường truyền hosting theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty sở hữu website âm nhạc hàng đầu Việt Nam mp3.zing.vn và ứng dụng được hơn 10 triệu người sử dụng Zalo. Lợi nhuận của công ty năm 2013 đạt trên 90 triệu đô (gần 2000 tỷ đồng).

3

Socbay

2006

Không được công bố

Sở hữu website socbay.com – là tramg web tìm kiếm thông tin địa phương tốt hơn Google, với hơn 80 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.

4

Webtretho

2008

Không được công bố

Sau 7 năm kể từ khi được IDG Ventures đầu tư, Webtretho nhanh chóng phát triển lượng nhân sự lên gấp 5 lần, thành viên lên tới hơn 1 triệu và 4 triệu lượt truy cập một ngày.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Việc ra đời của IDGVV vào tháng 9/2004 đã thực sự mang đến một nguồn vốn lớn cho thị trường Việt Nam, một thị trường mà lĩnh vực khoa học công nghệ có tiềm năng sẽ phát triển khá mạnh trong tương lai. Nếu như các quỹ ĐTMH khác ở Việt Nam vẫn chưa hoạt động thật sự mang đúng tính chất mạo hiểm thì IDGVV thật sự là một điểm sáng trong thị trường ĐTMH tại Việt Nam. Nhiều những ý tưởng sáng tạo độc đáo đã trở thành hiện thực với sự đầu tư thành công của IDGVV như website thương mại chodientu.vn, peacesoft, vinagame, yeuamnhac.com hay Vinapay…Với lợi nhuận trung bình từ 35-40% một năm, hơn 10 năm tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam, những khoản đầu tư của IDGVV tại Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của kinh tế dịch vụ, công nghiệp nội dung và công nghệ thông tin, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu dịch vụ tại thị trường Việt Nam trong xu thế phát triển chung của “thế giới phẳng”.

Ngoài những thành tựu trên, IDGVV cũng bộc lộ một số hạn chế khi tham gia vào hoạt động tại thị trường Việt Nam. IDGVV đã xác định trong 10 năm, từ năm 2004-2014 sẽ đầu tư cho khoảng 30 - 40 DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT như công ty cổ phần dịch vụ giải pháp không dây MSS và công nghệ cao như một số công ty phần mềm Peacesoft và Isphere, lại chỉ có số vốn ban đầu là 100 triệu USD. Hạn chế vốn này được coi là hạn chế lớn nhất của IDGVV vì IDGVV thường rót vốn nhiều vào những ý tưởng mới mà các khoản này thường là các khoản đầu tư trung và dài hạn. Ngoài ra, số vốn hạn chế cũng sẽ giới hạn IDGVV trong việc rót vốn đầu tư vào nhiều DN Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao - lĩnh vực luôn đòi hỏi một lượng vốn tài trợ khá lớn hiện nay.

2.3.2. Quỹ CyberAgent Ventures Việt Nam


2.3.2.1 Sự ra đời và phát triển của quỹ CyberAgent Ventures

CyberAgent Ventures chính thức hoạt động tại Việt Nam từ tháng 12/2008 trực thuộc tập đoàn CyberAgent, Inc của Nhật Bản. Đầu tư chủ yếu vào những công ty có tiềm năng phát triển hoạt động trong lĩnh vực Internet.

Tại Việt Nam, tính đến quý I /2014, CyberAgent Ventures đã đầu tư vào 17 dự án với nguồn đầukhoảng 700.000 USD/1 dự án. 17 khoản đầu tư của Quỹ tại Việt Nam đa phần đều ở dạng "ươm mầm" (seed-funding) hoặc trong giai đoạn khởi đầu (early-stage) và chỉ có hai khoản đầu tư vào VNG và VMG là nhằm vào công ty đã phát triển (growth-stage). Vào cuối năm 2014, Cyber đầu tư vào CTCP Công nghê DKT-thương vụ đầu tiên trong năm 2014. Tháng 06/2015 đầu tư vào vexere.com.

Hiện tại, bên cạnh thương mại điện tử, smartphone CAV mong muốn đầu tư vào dịch vụ tạo nền tảng như Vật Giá, nhưng trong các lĩnh vực cụ thể hơn như: đặt vé, thời trang, học trực tuyến, ...

2.3.2.2. Lĩnh vực đầu tư của CyberAgent Ventures

Quỹ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực như: trò chơi trực tuyến, truyền thông trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử,…

2.3.2.3. Tiêu chí đầu tư của quỹ

- Con người: Với CyberAgent Ventures khi quyết định đầu tư vào 1 dự án yếu tố con người là quan trọng.

- Quy mô thị trường: Ở Việt Nam, tồn tại một số thị trường rất nhỏ hoặc không tồn tại. Nếu các công ty hướng tới những thị trường như thế này muốn thành công, họ sẽ phải tìm cách phát triển mở rộng thị trường, hướng ra thị trường nước ngoài.

2.3.2.4. Một số dự án tiêu biểu của CyberAgent Ventures tại thị trường Việt Nam

Quỹ CyberAgent Ventures đã thực hiện ĐTMH vào 10 dự án tại Việt Nam như Tiki, ColorBox, Foody,… Cùng với IDGVV, CyberAgent Ventures là một trong số ít quỹ ĐTMH tại Việt Nam đang hoạt động đúng theo tiêu chí và tính chất của một quỹ ĐTMH, hỗ trợ và cung cấp nguốn vốn cũng như kinh nghiệm và kỹ năng quản lý cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như IDGVV, CyberAgent Ventures đã bộc lộ một số hạn chế khi đầu tư vào Việt Nam. Mục tiêu của CyberAgent Ventures đặt ra trong giai đoạn 2008-2014 là giải ngân hết nguồn vốn 50 triệu USD tại thị trường Việt Nam. Thực tế con số nguồn vốn giải ngân của CyberAgent Ventures hiện chỉ đạt 1/3 con số quỹ đưa ra ban đầu. Nguyên nhân chính của sự đầu tư rụt rè này của CyberAgent Ventures là tâm lý e ngại của các nhà quản lý quỹ khi thực hiện tiến hành đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Bảng 2.8. Tổng hợp một số kết quả đầu tư của quỹ CyberAgent Ventures tại Việt Nam

Đơn vị: USD



TT

Tên Dự án

Năm thực hiện

Vốn đầu tư

Tổng hợp kết quả

1

Foody

2012

Không được công bố

Đến T7/2015 tại Việt Nam Foody đã có hơn 115 ngàn hàng quán yêu thích được ghi nhận, 275 ngàn đánh giá, 1,5 triệu hình ảnh, 1,9 triệu bộ sưu tập. Website cũng có 8 triệu người ghé thăm mỗi tháng, 500 ngàn lượt tải ứng dụng Foody, trở thành trang đánh giá và tìm kiếm hàng quán số 1. Hiện Foody đã được bốn nhà đầu tư góp vốn: CyberAgent Ventures, Pix Vine Capital, Garena và Tiger Global Investment.

2

ColorBox

2012

520.000

Nguồn đầu tư của CyberAgent Ventures đã hỗ trợ ColorBox phát triển ứng dụng di động trên nền iOS và Android. CyberAgent Ventures tin tưởng Colorbox có ưu thế về năng lực phát triển game và cạnh tranh giá nên có tiềm năng để thành công tại thị trường nội địa và quốc tế.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.3.3. Một số quỹ ĐTMH khác


2.3.3.1. Quỹ VinaCapital

VinaCapital được thành lập tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 11/11/2003. Quỹ được thành lập bởi 5 thành viên: Partners (New York), Hongkong’a Sun Wah Group, Milleniu, Deustche Bank Securities và Pacific Alliance Group với số vốn ban đầu 10 triệu USD. Hiện tại, quỹ có 232 triệu USD đầu tư mạo hiểm và quản lý 4 quỹ ĐTMH là: VOF (Vietnam Opportunity Fund), VinaLand Limited (VNL), Vietnam Infrastructure Limited (VNI) và quỹ DFJ Vina CapitalFund. Trong đó, DFJV tập trung đầu tư mạo hiểm vào các công ty trong lĩnh vực công nghệ với quy mô hơn 30 triệu USD. Ba quỹ còn lại là các quỹ đại chúng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London và đều là các quỹ có quy mô lớn.

Dưới đây là những khái quát về Vina Capital:

- Quy mô vốn: 1,5 tỷ USD (tính đến cuối năm 2014)

- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư vào công ty chưa hoặc đã niêm yết trên TTCK, với thời gian đầu tư trung và dài hạn, góp vốn vào các công ty cổ phần tư nhân.

- Lĩnh vực đầu tư: chủ yếu đầu tư vào những lĩnh vực tăng trưởng tốt trong nền kinh tế, bao gồm cả bán lẻ và hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, giáo dục, vật liệu sản xuất, đất đai, cơ sở hạ tầng….

- Tiêu chuẩn khi tiến hành đầu tư vào DN: Có đội ngũ sáng tạo, sản phẩm tốt, có triển vọng tăng trưởng cao, có tiềm năng thực tế trong việc cổ phần hóa DN hoặc niêm yết ra công chúng.



  • Đánh giá

Chiến lược đầu tư của VinaCapital là tập trung hoạt động đầu tư trước sau đó mới đến tư vấn tài chính. Trong tổng số 4 quỹ hiện nay do VinaCapital quản lý, có thể thấy rằng, chỉ có quỹ DFJV là hoạt động đúng tính chất của ĐTMH khi đầu tư vào các công ty công nghệ viễn thông của Việt Nam, bao gồm các công ty khởi nghiệp trong các lĩnh vực phần mềm, Internet, mạng không dây, kỹ thuật số, công nghệ nano, khoa học đời sống. Tuy mới chỉ được thành lập vào năm 2006 với số vốn ban đầu là 50 triệu USD, tuy nhiên qua gần 10 năm hoạt động trên thị trường vốn Việt Nam, DFJV đã thực hiện đầu tư thành công vào 5 dự án là Gophatdat.com, timnhanh.com, Chicilon Media, công ty CP công nghệ - thương mại điện tử MobizCom và công ty cổ phần giải trí truyền thông Siêu Sao (Super Star). Đây đều là những dự án trong lĩnh vực CNTT và truyền thông với ý tưởng sáng tạo cao. Trong khi đó, ở 3 quỹ còn lại, tỷ trọng đầu tư vào cổ phần chưa niêm yết còn khá khiêm tốn so với tỷ trọng đầu tư vào các cổ phiếu đã niêm yết trên TTCK. Trong năm 2013, quỹ VOF chỉ dành 5,8% để đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân (đầu tư vào cổ phiếu niêm yết là 41,6%) và ở quỹ VNI là 18,1% (cổ phiếu niêm yết: 26,3%). Đây được coi là thực trạng chung của toàn bộ các quỹ ĐTMH trên thị trường Việt Nam nói chung.

2.3.3.2. Quỹ MekongCapital


MekongCapital hoạt động khá tích cực tại thị trường Việt Nam. MekongCapital được thành lập năm 2001 bởi những người giàu kinh nghiệm và kiến thức về quản ký đầu tư ở Việt Nam và quốc tế. Tại Việt Nam, MekongCapital đã hỗ trợ các công ty cải thiện hệ thống báo cáo tài chính và tăng cường hiệu quả hoạt động, bên cạnh đó phát triển đội ngũ quản lý và chuẩn bị niêm yết trên TTCK.

Tính đến năm 2015, tại Việt Nam, MekongCapital đã đầu tư vào 26 dự án. Quỹ đầu tư vào mỗi công ty khởi nghiệp với nguồn vốn từ 400.000 USD đến 800.000 USD, tùy thuộc vào đặc điểm cũng như nhu cầu vốn của DN. Quỹ không thực hiện các bước đầu tư tiếp theo vào những công ty đã đầu tư, nhưng có thể tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng tham gia đầu tư vào các vòng tài chính tiếp theo của công ty.

Hiện nay, MekongCapital đang quản lý 3 quỹ: (1) Quỹ Mekong Enterprise Fund (MEF) được thành lập với khởi điểm 18 triệu USD vào ngày 22/04/2002. Quỹ tập trung đầu tư chủ yếu tại khu vực sông Mekong với những doanh nghiệp có tiềm năng như : nhựa Tân Đại Hưng, công ty cổ phần tin học Lạc Việt, …Quỹ đầu tư vào các DN sản xuất và dịch vụ, đặc biệt ưu tiên đầu tư vào các công ty xuất khẩu tận dụng được lợi thế cạnh tranh của vùng. (2) Quỹ Mekong Enterprise Fund II là quỹ cổ phần tư nhân trị giá 50 triệu USD khai trương vào tháng 6 năm 2006, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân tăng trưởng nhanh và được quản lý tốt. Chiến lược của quỹ này là hỗ trợ các công ty tăng trưởng ở mức nhanh nhất và giúp các công ty này chuẩn bị niêm yết trên TTCK. (3) Quỹ Vietnam Azalea Fund Limited khai trương vào tháng 6 năm 2007 với vốn khoảng 100 triệu USD. Vietnam Azalea Fund Limited hướng tới đối tượng công ty khác với Mekong Enterprise Fund và Mekong Enterprise Fund II. Quỹ chủ yếu đầu tư vào các công ty trong vòng từ 12 tháng đến 24 tháng trước thời điểm niêm yết dự kiến.


  • Đánh giá

Như vậy, tại Việt Nam MekongCapital là một trong những quỹ đầu tư thành công, khi mới thành lập quỹ có số vốn 18,5 triệu USD, đến nay quy mô đầu tư vốn của quỹ đã lên tới 181 triệu USD. Tuy nhiên, nếu theo định nghĩa hẹp trong lý luận chung thì Mekong Capital là một quỹ đầu tư thông thường chứ chưa mang tính chất của một quỹ ĐTMH. Quy định của quỹ Mekong Capital là chỉ đầu tư vào các công ty đạt mức doanh thu từ 10 triệu USD đến 30 triệu USD một năm và lợi nhuận thuần từ 1 triệu - 2 triệu USD trong thời gian mà quỹ đầu tư. Điều này sẽ làm cho Mekong Capital bị hạn chế khả năng đầu tư vào các công ty mới thành lập và đang trong giai đoạn tăng trưởng. Nó cũng cho thấy MekongCapital vẫn còn tâm lý e ngại rủi ro khi thực hiện ĐTMH tại Việt Nam.



tải về 416.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương