1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Bảng 2.5. Quỹ ĐTMH tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000



tải về 416.79 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích416.79 Kb.
#31693
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Bảng 2.5. Quỹ ĐTMH tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000





1991

1995

1998

2000

Số quỹ hoạt động

1

8

5

4

Số vốn quản lý (triệu USD)

10

303

258

157

Số công ty được nhận vốn ĐTMH

1

56

51

46

Vốn huy động mới

10

53

0

0

Nguồn: William Scheela và Nguyễn Văn Định (Số liệu năm 1996 và báo cáo tổng kết năm 2000)

Năm 1999, nguồn vốn ĐTMH tại Việt Nam tăng mạnh trở lại, đạt con số là 318 triệu USD, mang lại tín hiệu khả quan cho thị trường ĐTMH tại Việt Nam. Sở dĩ có sự tăng trưởng cao trong năm 1999 là do sự phản ứng lạc quan của các nhà đầu tư trước một loạt các quyết định khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chính phủ Việt Nam như TT 78/1999/TT-BTC, QĐ 53/1999/ QĐ-TTG, QĐ 1021/1999/QĐ-BTM,… Bên cạnh đó, thông tin khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hồ Chí Minh vào năm 2000 cũng góp phần gia tăng vốn ĐTMH vào thị trường Việt Nam trong năm đó.

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1990-2000 được coi là giai đoạn bắt đầu hình thành ĐTMH ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, tuy môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam còn chưa thực sự hoàn thiện và các quỹ ĐTMH còn chưa thực hiện đúng chức năng và tính chất ĐTMH, nhưng giai đoạn này được coi là tiền đề để hoạt động ĐTMH ở thị trường Việt Nam tiếp tục phát triển và hoàn thiện về sau này.


  • Giai đoạn 2001 đến nay

Hoạt động ĐTMH không thể tồn tại và phát triển nếu không có sự tham gia của TTCK - kênh thoát vốn quan trọng của hoạt động đầu tư này. Chính vì vậy, sự kiện TTCK giao dịch thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương và hoạt động vào ngày 20/07/2000 đã tạo bước ngoặt to lớn cho hoạt động ĐTMH tại Việt Nam.

Hình 2.2. Quy mô vốn ĐTMH Việt Nam giai đoạn 2001 - 2013

Nguồn: Asia Venture capital Journal-“ Guide to Private Equity and Venture Capital in Asia” năm 2007 và 2013

Sau một thời gian dài trầm lắng, từ năm 2001 đến nay, hoạt động ĐTMH tại Việt Nam bắt đầu có những nét khởi sắc hơn. Hàng loạt các quỹ mới được thành lập. Đặc biệt, với sự phát triển của TTCK, các quỹ đầu tư chứng khoán ra đời ngày càng nhiều và phát triển ngày càng tích cực, hiệu quả đã mang lại cho thị trường các quỹ đầu tư nói chung và các quỹ ĐTMH nói riêng một cơn gió mới. Một số quỹ bắt đầu hoạt động ở Việt Nam như Mekong Enterprise Fund và Việt Nam Opportunity Fund. Nhiều quỹ khác cũng có ý định đầu tư vào Việt Nam như Phan_Xi_Păng (của các nhà đầu tư Châu Âu và Đông Á), FMO (của các nhà đầu tư Thụy Điển), DEG (của Đức)….Các quỹ này có hình thức hoạt động giống với các quỹ trước đây đã tham gia hoạt động trên thị trường Việt Nam, và huy động vốn từ các nhà đầu tư thứ 3 ở nước ngoài và niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài.



Thành công với số vốn ngày càng lớn của các quỹ ĐTMH trên thị trường Việt Nam như Dragon Capital, MekongCapital, VinaCapital…. được xem như động lực cho làn sóng đầu tư của tài chính nước ngoài vào Việt Nam. Năm 2001, lượng vốn ĐTMH vào Việt Nam chỉ đạt con số khiêm tốn là 114 triệu USD thì đến năm 2004, con số ĐTMH tại Việt Nam đã gấp đôi, đạt 228 triệu USD. Đặc biệt, năm 2004 được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của hoạt động ĐTMH trên thị trường vốn Việt Nam. Các nhà đầu tư đều đánh giá, qua năm 2004, TTCK Việt Nam đã phần nào mang dáng dấp của thị trường tài chính phát triển. Nguyên nhân là do:

  • Thứ nhất, Quyết định quan trọng của Chính phủ về việc chuyển Ủy ban chứng khoán Nhà nước về Bộ tài chính.

  • Thứ hai, nhiều giải pháp quan trọng về phát triển TTCK đã được Chính phủ ban hành như: Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc mở rộng diện DN Nhà nước cổ phần hóa trong đó có cả tổng công ty nhà nước, các DN lớn và khối ngân hàng thương mại, đề cao vai trò của nhà đầu tư chiến lược… Đây là tiền đề quan trọng để tạo nhiều hàng hóa cho TTCK; Quyết định 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thu hẹp diện DNNN cần nắm giữ 100% vốn, giảm danh mục Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều ngành nghề để tạo cơ hội thu hút vốn công nghệ, trình độ quản lý…từ các nhà đầu tư bên ngoài; Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ Tài Chính đưa ra chính sách thuế rõ ràng, đơn giản và nhất quán đối với các tổ chức đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ đối với sự phát triển của TTCK, tăng cường thu hút vốn đầu tư.

  • Cùng với những biến đổi tích cực mạnh mẽ của TTCK, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Trong 2 năm, 2006-2007, khoảng 20 quỹ đầu tư được mở mới. Điều đó cho thấy năm 2006 Nhà nước bắt đầu tạo hành lang thông thoáng cho các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì thế lượng vốn ĐTMH năm 2006 tăng mạnh và đạt con số kỷ lục là 2300 triệu USD, gấp 4,5 lần so với năm 2005.

Năm 2008, cũng giống như một số thị trường vốn ĐTMH khác, thị trường vốn ĐTMH tại Việt Nam chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyên nhân này được giải thích là do 2/3 các quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ các quỹ đầu tư ngoại có nguồn vốn chính từ các nước như Mỹ, Anh.... là những nước chịu tác động mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, lượng vốn ĐTMH trong năm 2008 vào thị trường Việt Nam chỉ đạt con số 547 triệu USD, giảm 28,88% so với năm 2007. Sang năm 2009, lượng vốn ĐTMH tại Việt Nam đã tiếp tục tăng trưởng trở lại, đạt 741 triệu USD. Đây được coi là tín hiệu khả quan của nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam trước những tác động tích cực từ phía Chính phủ để cứu trợ nền kinh tế trước cuộc khủng hoảng. Năm 2010, lượng vốn ĐTMH đã đạt con số 956 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng ổn định của nguồn vốn ĐTMH vào thị trường Việt Nam, năm 2011, lượng vốn ĐTMH vào thị trường Việt Nam đã đạt con số 1012 triệu USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 và 2013, lượng vốn ĐTMH tại Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể, chỉ đạt con số lần lượt là 912 triệu USD và 847 triệu USD. Điều này có thể được lý giải do tác động của khủng hoảng tài chính, đặc biệt đối với các DN công nghệ thông tin và việc một loạt các quỹ ĐTMH nước ngoài thực hiện thoát vốn tại Việt Nam.

Tính đến tháng 7/2015, tại Việt Nam có khoảng 56 quỹ ĐTMH đang hoạt động. Số quỹ đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân 3 quỹ chiếm 5% tổng số quỹ đang hoạt động; đầu tư vào bất động sản 7 quỹ; đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội 43 quỹ chiếm 77%, trong khi đó đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm chỉ có 3 quỹ chiếm 5%. Tuy có khá nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhưng các quỹ mang tính chất đầu tư vốn mạo hiểm chiếm tỷ trọng rất thấp.



Hình 2.3. Cơ cấu đầu tư của quỹ ĐTMH Việt Nam theo giai đoạn đến T7/2015

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp




tải về 416.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương