1. ĐẶC ĐIỂm tự nhiên xã HỘi vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm tự nhiên



tải về 0.55 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.55 Mb.
#18699
  1   2   3   4   5


TƯ LIỆU HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI,
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KHÍ HẬU, THỦY VĂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2013


(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2730 /QĐ-UBND ngày 26 /12//2014
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)





1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

1.1. Vị trí địa lý kinh tế và các đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế - chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng KTTĐ Miền Trung, có toạ độ địa lý 16-16,80 Vĩ Bắc và 107,8-108,20 Kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng (55,82 km) và huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam (56,66 km), phía Tây kéo dài từ điểm ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - CHDCND Lào đến điểm ranh giới Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - CHDCND Lào dài 87,79km, phía Đông giáp với Biển Đông theo đường bờ biển dài 128km.

Diện tích tự nhiên 5.033,2 km2, dân số trung bình năm 2013 là 1.128 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,26% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có 6 huyện, 2 thị xã và thành phố Huế với 152 xã, phường, thị trấn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt nam bao gồm phần đất liền, hải đảo và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.

Phạm vi địa giới hành chính của tỉnh được giới hạn trong khoảng từ 160 đến 16,80 độ vĩ Bắc và từ 1070 đến 108,20 độ kinh Đông.

Điểm cực Bắc: 16044’30’’ vĩ Bắc và 107023’48’’ kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền – giáp với tỉnh Quảng Trị.

Điểm cực Nam: 15059’30’’ vĩ Bắc và 107041’52’’ kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông – giáp với tỉnh Quảng Nam.

Điểm cực Tây: 16022’45’’ vĩ Bắc và 107000’56’’ kinh Đông tại bản PiRe, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới – giáp với tỉnh Quảng Trị.

Điểm cực Đông: 16013’18’’ vĩ Bắc và 108015’57’’ kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc – giáp với thành phố Đà Nẵng.

Phần đất liền Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 128km (dọc bờ biển) và nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây). Phần thềm lục Địa biển Đông được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với toạ độ 1700 10’00’’ vĩ Bắc và 1070 00’26’’ kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn Quảng Ngãi) với toạ độ 150 23’01’’ vĩ Bắc và 1090 09’00’’ kinh Đông.

Thừa Thiên Huế ở vị trí trung độ của cả nước, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc; là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng KTTĐ miền Trung. Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên trục giao thông xuyên Bắc-Nam trục quốc lộ 1A; trục đường sắt xuyên Việt; đường Hồ Chí Minh và trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); trục Quốc lộ 49 qua cửa khẩu S10 (A Đớt - Tà Vàng), S3 (Hồng Vân - Cu Tai); trục 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường 18 (nước CHDCND Lào), đây là các trục hành lang Đông - Tây quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông; đồng thời là một trong những cửa ngõ ra biển Đông; có cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Thành phố Huế cùng với Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô và thành phố Đà Nẵng được xem là những trung tâm lớn trong vùng KTTĐ miền Trung. Sự gắn kết của Huế, Chân Mây - Lăng Cô và Đà Nẵng càng trở nên chặt chẽ sau khi có đường hầm đèo Hải Vân; do đó, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng vừa có sự hợp tác liên tỉnh để cùng nhau phát huy các lợi thế so sánh, vừa có sự cạnh tranh tạo ra lợi thế cho cả hai đại phương và cho cả nước.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương trong cả nước và quốc tế.

1.1.2. Đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên

Về vị trí, địa hình, lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến phía Nam của tỉnh, cấu trúc địa hình và hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình, vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông; trong đó, khoảng 75,1% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.



  1. Địa hình khu vực núi trung bình

Khu vực núi trung bình chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng 35% diện tích đồi núi và trên 25% lãnh thổ của Tỉnh. Độ cao dao động từ 750m đến gần 1.800m. Đây là kiến trúc và định hướng bị biến đổi do khối núi trung bình, vĩ tuyến đâm ngang ra biển Mạch mã – Hải Vân xuất hiện đột ngột, tận cùng và được nâng cao của dãy Trường Sơn Bắc. Lãnh thổ núi trung bình là nơi phân bố đá cứng macma hoặc đá trầm tích biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắt thành khối tảng và bị chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu vực khác. Thuộc vào khu vực địa hình núi trung bình bao gồm vùng núi trung bình Tây A Lưới, vùng núi trung bình Động Ngại, vùng núi trung bình Đông A Lưới – Nam Đông và vùng núi trung bình Bạch Mã – Hải Vân.

b) Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi

Núi thấp phân bố trên diện tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50% lãnh thổ toàn tỉnh.



c) Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải

Đồng bằng duyên hải có địa hình tương đối bằng phẳng độ cao tuyệt đối từ 15- 10m trở xuống, kể cả các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của Tỉnh.



d) Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ qui ước là 12 hải lý (tương đương 22,224km), vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật. Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn bộ hệ thống lãnh thổ này. Do vậy, có thể xem lãnh thổ bao gồm đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ thuộc cùng một địa hệ và được gọi là đới bờ.

Bờ biển của tỉnh dài 128 km, có cảng Thuận An, cảng nước sâu Chân Mây nằm trong vùng vịnh có độ sâu tự nhiên từ 6 - 14 m, vùng có độ sâu lớn hơn 10m chiếm 40% diện tích của vịnh, cửa vịnh rộng 7 km, hội đủ điều kiện thuận lợi để Cảng tiếp nhận các tàu trọng tải đến 50.000 DWT phục vụ giao lưu hàng hoá với vùng hấp dẫn lớn (hậu phương rộng) gồm khu vực Bắc miền Trung, tiếp chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào, Campuchia và miền Trung Thái Lan, phục vụ du lịch quốc tế đường biển. Hội nghị Tiểu khu vực sông Mê Kông mở rộng tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 6/1993 đã khẳng định: cảng tiềm năng Chân Mây sẽ là một trong các cảng biển của vùng Đông Nam Á, một trong những đầu mối ra biển Đông của hành lang Đông - Tây.

Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ các điều kiện tiềm năng, thế mạnh về biển, đảo và đầm phá, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Đặc biệt, có Cố đô Huế - di sản văn hoá thế giới và tài nguyên cảnh quan thiên nhiên có lợi thế so sánh cao để phát triển du lịch (bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An, đầm Lập An, núi Bạch Mã); có KKT Chân Mây - Lăng Cô đang được xây dựng và phát triển thành một trung tâm kinh tế quan trọng của Thừa Thiên Huế, vùng KTTĐ miền Trung, cả nước và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Với vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm địa hình như trên mang lại cho Thừa Thiên Huế những ưu thế nhất định trong phát triển một nền kinh tế đa dạng, đồng thời cũng có yếu tố nổi trội để hình thành một khu kinh tế trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng KTTĐ miền Trung và cả nước, cửa ngõ ra biển của hành lang Đông - Tây. Tuy nhiên đặc điểm về địa hình cũng cho thấy yếu tố khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển sản xuất nông nghiệp (75% diện tích là đồi núi, chỉ có 16% là đồng bằng).

1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020

1.2.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 503.320,53 ha với trên 10 loại đất chính. Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa; đất đỏ vàng; đất mùn vàng trên núi; đất cát, mặn... phân bố trên các vùng địa hình khác nhau.



Đất nông nghiệp: Qũy đất sử dụng vào phát triển nông, lâm nghiệp là 392.463,29 ha, chiếm 77,97% tổng diện tích tự nhiên; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 60.816,22 ha chiếm 12,08%, đất lâm nghiệp là 325.208,83 ha, chiếm 64,61%, đất nuôi trồng thuỷ sản là 6.027,47 ha, chiếm 1,12%. Trong đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất canh tác cây hàng năm chiếm 72,3%; đất trồng cây lâu năm 27,7%.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp là 91.396,09 ha, chiếm 18,16% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng có diện tích là 32.160,57 ha, chiếm 35,2% diện tích đất phi nông nghiệp. Thời gian qua, đất chuyên dùng tăng lên đáng kể (3.479,9 ha trong 3 năm). Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu phát triển các ngành kinh tế như xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, hình thành các khu du lịch; các công trình văn hóa, xã hội. Đất nhà ở có diện tích là 18.082,25 ha, chiếm 19,8% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó đất ở đô thị 5.433,93 ha, đất ở nông thôn là 12.648,32 ha. Nhìn chung, đất ở chiếm tỉ trọng rất nhỏ (3,65%) trong cơ cấu sử dụng đất toàn tỉnh.

Đất chưa sử dụng: Đến năm 2012, Thừa Thiên Huế còn 19.461,15 ha đất chưa sử dụng, chiếm 3,87% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm đất bằng, đất đồi núi và đất có mặt nước chưa sử dụng. Trong diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Những diện tích có chất dinh dưỡng cao hoặc tầng dày tương đối khá tập trung ở vùng cao, vùng xa, có độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn ở Nam Đông, A Lưới; hoặc phân bố rải rác, không tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển. Do đó, để cải tạo, khai thác sử dụng được, cần có các điều kiện về cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, kỹ thuật, vốn đầu tư tương đối lớn.

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất đến hết năm 2013

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH

(ha)

TỶ LỆ

%




Tổng diện tích tự nhiên

503.320,53

100,00

1

Đất nông nghiệp

392.463,29

77,97

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

60.816,22

12,08

-

Đất trồng cây hàng năm

43.944,04

8,73




Trong đó: Đất trồng lúa

31.934,83

6,34

-

Đất trồng cây lâu năm

16.872,18

3,35

1.2

Đất lâm nghiệp

325.208,83

64,61

-

Đất rừng sản xuất

134.954,28

26,81

-

Đất rừng phòng hộ

101.120,03

20,09

-

Đất rừng đặc dụng

89.134,52

17,71

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

6.027,47

1,20

1.4

Đất làm muối







1.5

Đất nông nghiệp khác

410,77

0,08

2

Đất phi nông nghiệp

91.396,09

18,16

2.1

Đất ở

18.082,25

3,59

2.2

Đất chuyên dùng

32.160,57

6,39

2.3

Đất tôn giáo, tín ngư­ỡng

1.024,27

0,20

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.460,84

1,88

2.5

Đất sông suối và mặt nư­ớc chuyên dùng

30.582,17

6,08

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

85,99

0,02

3

Đất chưa sử dụng

19.461,15

3,87

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

5.168,52

1,03

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

13.573,93

2,70

3.3

Núi đá không có rừng cây

718,70

0,14

1.2.2. Tài nguyên rừng

Toàn tỉnh hiện có 325.520,83 ha đất lâm nghiệp, trong đó 134.954,28 ha rừng sản xuất, 101.120,03 ha rừng phòng hộ và 89.134,52 ha rừng đặc dụng. Hàng năm trồng mới 4000-4.500 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh loại rừng IIA, IILA1 đạt bình quân 6.000 – 7.000 ha/năm; khoanh nuôi có tra dặm bổ sung cây lâm nghiệp đối với loại rừng Ic. Nhờ kết quả chăm sóc phục hồi và trồng mới rừng nên diện tích đất có rừng che phủ đạt 286.892 ha, nâng tỉ lệ che phủ rừng từ 44,9% (năm 2000) lên 56,2% (năm 2010) và 57% (năm 2013). Trữ lượng gỗ khai thác đạt 180 nghìn m3/năm, trong đó từ rừng sản xuất kinh doanh chiếm trên 98%.

Cơ cấu cây trồng lâm nghiệp chủ yếu gồm các loài keo (keo lá tràm, keo lưỡi mác, keo tai tượng, keo lai), phi lao, thông nhựa, sao, dỗi, quế, huỷnh, dó bầu và một số cây bản địa có ở rừng tự nhiên. Chất lượng rừng trồng được quan tâm, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Cây trồng bản địa phải từ 2 năm tuổi trở lên và chỉ trồng trên nền lập địa phù hợp còn mang tính chất đất rừng. Đã đưa vào trồng giống keo lai hom, mô được tuyển chọn từ các giống cây đầu dòng được công nhận. Đối với lập địa cỏ tranh, lau lách khô hạn, đất nghèo dinh dưỡng được trồng thuần loài cây phụ trợ (keo) sau đó trồng bổ sung cây bản địa dưới tán.

Công tác chăm sóc rừng được tiến hành theo định kỳ 2 lần/năm, sau 3 năm chăm sóc, rừng sinh trưởng tốt; tuy nhiên, số diện tích trồng xen với cây bản địa chất lượng kém do cây bản địa sinh trưởng phát triển chậm, đầu tư thấp, phải kéo dài thời kỳ chăm sóc thêm 2 năm mới bảo đảm thành rừng.



1.2.3. Tài nguyên nước và khí hậu thuỷ văn

a) Khí hậu thủy văn

Chế độ khí hậu của Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo thời gian và không gian do chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm trong phạm vi 150 59’ 30’’ vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương Á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc, như các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào, từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm hơn 75% diện tích tự nhiên đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, Động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình Á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.

Các sông chính của Thừa Thiên Huế là sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 - 2.700 mm thường gây ra lũ lụt, ngập úng nghiêm trọng. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, gây nên hạn hán, nước mặn đe dọa. Sự thất thường của khí hậu và thời tiết là một trong những khó khăn lớn. Trận lũ cuối năm 1999 làm thiệt hại nghiêm trọng tính mạng và tài sản của nhân dân, kết cấu hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước, chống lũ lụt, chống nhiễm mặn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.



b) Tài nguyên nước dưới đất

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã xác lập được các đơn vị chứa nước và không chứa nước sau đây:



- Các tầng chứa nước lỗ hổng

+ Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen: Phân bố rộng rãi ở đồng bằng ven biển, và được xếp vào các hệ tầng Phú Bài, Phú Vang. Thành phần gồm cát sạn sỏi, cát bột, cát thạch anh hạt mịn. Chiều dày chứa nước 20,4 - 30,6 mét (các lớp cát) và 11,72 - 24,5 mét (các lớp cát bột). Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 1,76 - 5,66l/s và 2,88 - 7,95l/s. Độ khoáng hóa của nước 0,05 - 0,89 g/l. Ở ven cửa sông, nước tầng này thường bị nhiễm mặn. Nhân dân thường đào giếng khoan đường kính nhỏ để lấy nước tầng này phục vụ sinh hoạt.

Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen: Đây là tầng chứa nước có ý nghĩa lớn nhất ở Thừa Thiên Huế. Trầm tích Pleistocen thường phân bố ở độ sâu 15 – 50 mét, chiều dày chứa nước trung bình 15 – 40 mét, có nơi đạt 145,8 mét (Phong Chương, Phong Điền). Lưu lượng nước ở các lỗ khoan đạt 3,4 – 21,29l/s tương đương 300 – 1.800m3/ ngày. Nước có chất lượng tốt. Độ khoáng hóa 0,11 – 0,98g/l. Hiện nay ở Phú Bài đã có những giếng khoan khai thác nước từ tầng này để cấp nước sinh hoạt.

+ Tầng chứa nước lỗ hổng tích Neogen: Có thành phần là cuội sỏi kết, cát kết, sét kết gắn kết yếu, chiều dày chứa nước 39 – 117,8 mét. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 2,86 – 10,72l/s, chất lượng nước tốt. Ở vùng Thuận An các lỗ khoan nghiên cứu tầng này đã gặp nước khoáng nóng với nhiệt độ 43 – 54 0C và độ khoáng hóa 1,73 - 3,66 g/l. Đây là vùng nước khoáng sunfuahyđro có ý nghĩa sử dụng cho tắm ngâm chữa bệnh hô hấp, tim mạch, khớp và ngoài da.

+ Các tầng chứa nước khe nứt: Trầm tích lục nguyên các hệ tầng A Ngo, A Lin, Tân Lâm; trầm tích cacbonat hệ tầng Phong Sơn; trầm tích biến chất hệ tầng Long Đại, A Vương, Núi Vú đều có khả năng chứa nước, song mức độ phong phú khác nhau. Dưới đây là số liệu đặc trưng về đặc điểm địa chất thuỷ văn của các tầng chứa nước khe nứt.



Bảng 1.2. Số liệu địa chất thủy văn các tầng chứa nước khe nứt

Tầng chứa nước

Độ phong phú nước

Lưu lượng nước (l/s)

Độ khoáng hóa

Ghi chú

Hệ tầng A lin

Trung bình

0,04 – 4,48

0,05 – 0,50

Dọc theo đứt gãy Đakrong A Lưới, độ phong phú nước tốt hơn

Hệ tầng Phong Sơn

Giàu

1,38- 14,90

0,11 – 6,93

Ở trũng địa hào Huế nước bị nhiễm mặn

Hệ tầng Tân Lâm

Trung bình

0,8 – 3,66

0,03 – 0,38




Hệ tầng Long Đại

Trung bình

0,27 – 1,09

0,32 – 0,35




Các đá biến chất

Trung bình

0,04 – 1,0

0,04 – 0,19




- Các tầng chứa nước rất kém và cách nước

+ Các đá xâm nhập: Các đá xâm nhập thường rất rắn chắc, ít nứt nẻ, phân bố vùng núi cao nên khả năng tàng trữ nước rất kém, lưu lượng các điểm lộ nước 0,05 - 0,2 l/s - rất nghèo nước.

+ Trầm tích sông biển đầm lầy hệ tầng Phú Xuân: Trong trầm tích hệ tầng Phú Xuân có lớp sét bột dẻo quánh màu đen, sét lẩn ít sạn màu xám đen, vôi chiều dày 10 - 25 mét, phân bố ở độ sâu 10 - 30 mét. Đây là lớp cách nước.

+ Trầm tích sông biển đầm lầy hệ tầng Phú Bài: Trong hệ tầng Phú Bài có 2 lớp cách nước, lớp thứ nhất ở đáy tầng với thành phần là sét, sét bột lẫn vỏ sò ốc và vật chất hữu cơ màu xám đen, dẻo quánh có chiều dày 2 - 28,7 mét (trung bình 9 -20 mét), lớp thứ hai nằm ở gần mặt đất với thành phần là sét bột lẫn ít cát chứa vật chất hữu cơ màu sám đen nâu đen dày 2 - 4 mét.



- Các vùng triển vọng khai thác nước dưới đất

+ Vùng Phong Điền - Quảng Điền: Tại đây các trầm tích Kainozoi đều có khả năng chứa nước, nhưng tầng có ý nghĩa khai thác tập trung quy mô lớn là các trầm tích pleistocen. Lưu lượng trung bình các lỗ khoan 10 – 15 l/s. Chiều sâu các công trình khai thác khoảng 50-80 mét.

+ Vùng Phong Sơn: Đối tượng chứa nước ở đây là đá vôi và trầm tích Pleistocen. Có thể khai thác tổng hợp cả hai tầng này. Lưu lượng trung bình của các lỗ khoan có thể đạt 15/1s. Chiều sâu các công trình khai thác khoảng 50 - 70 mét.

+ Vùng Phú Bài: Tầng chứa nước có ý nghĩa ở đây là trầm tích Pleistocen. Lưu lượng trung bình các lỗ khoan là 20 l/s. Độ sâu bố trí công trình khoảng 50 - 80 mét

+ Một số vùng khác: Ngoài những nơi có thể bố trí khai thác nước tập trung với quy mô lớn kể trên còn có những vùng khác như Thuỷ Biều, Vinh An, Vinh Xuân, Lộc Điền, A Lưới đều đã có những lỗ khoan thí nghiệm cho lưu lượng nước tốt, có tiền đề để khai thác.      


Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương