1. Báo Tuổi trẻ phản ánh: Gần đây ngân hàng (NH) liên tục đưa ra chính sách cho vay mua bất động sản thoáng hơn: thời hạn vay lên đến 20 năm, mức cho vay từ 70%, có nơi tăng lên 90% giá trị căn hộ



tải về 57.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích57.63 Kb.
#28716


BỘ TƯ PHÁP

VĂN PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2009


ĐIỂM TIN BÁO CHÍ SÁNG NGÀY 04/5/2009

Trong buổi sáng ngày 04/5/2009, một số báo chí đã có bài phản ánh những vấn đề lớn của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:



I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC

1. Báo Tuổi trẻ phản ánh: Gần đây ngân hàng (NH) liên tục đưa ra chính sách cho vay mua bất động sản thoáng hơn: thời hạn vay lên đến 20 năm, mức cho vay từ 70%, có nơi tăng lên 90% giá trị căn hộ...

Tưởng là thoáng nhưng không hẳn vậy. Một giám đốc NH từng đẩy thời hạn vay trả góp lên 15 năm cho biết khi tung ra chương trình này, nhiều người đã liên hệ nhưng chẳng mấy ai vay vì không chịu nổi lãi suất, dù được tính trên dư nợ giảm dần. Với lãi suất xoay quanh 12%/năm, cứ 1 tỉ đồng vay, năm đầu tiên người vay phải trả đến 120 triệu đồng lãi, chưa kể còn phải trả vốn gốc. Vì thế cho dù NH có cho vay đến 90%, thậm chí 100% giá trị căn hộ thì cũng ít người dám vay.

Bởi vì lúc này mua là để ở hoặc đầu tư dài hạn, chứ không thể bán sang tay như trước. Vì thế không tính toán sẽ chẳng có tiền để trả lãi chứ nói chi vốn. Theo vị giám đốc này, cái được lớn nhất từ những chương trình cho vay hấp dẫn này chủ yếu là quảng bá cho NH, cùng cho vay bất động sản nhưng những sản phẩm của NH đó có tính cạnh tranh cao hơn. Thực tế, dù NH cho vay đến 15 năm nhưng nhiều người chỉ vay 3-5 năm. Người vay tiền tỉ thì chỉ vay ngắn hạn và dùng nguồn thu từ bán nhà, đất, chứng khoán để trả nợ hơn là từ thu nhập hằng tháng. Vị giám đốc này kết luận khi mà lãi suất vay vốn còn ở hàng “10 chấm” trở lên thì cơ chế cho vay bất động sản dù có thoáng cũng ít người vay.

2. Báo Sài Gòn giải phóng phản ánh: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản vừa yêu cầu Ban chỉ đạo từ nay đến hết năm 2009 phải khẩn trương, bám sát việc thực hiện các chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội.

Cụ thể, ngay trong tháng 5 này phải báo cáo về Đề án Phát triển nhà ở công vụ; trong tháng 7 báo cáo đánh giá kết quả triển khai Chương trình cải tạo nhà chung cư cũ và đề xuất biện pháp đẩy mạnh công tác cải tạo nhà chung cư cũ; trong tháng 9 báo cáo kiểm tra tình hình thực hiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; trong tháng 12 báo cáo kiểm điểm tình hình triển khai thực hiện Chương trình Xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn II. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức đoàn công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình nhà ở trên đây; hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch, báo cáo số liệu cung, cầu về nhà ở; tổng hợp, đánh giá tổng thể về thực trạng nhà ở; rà soát, nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển nhà ở cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở, bao gồm cả đối tượng có thu nhập trung bình trong xã hội.



Báo cũng phản ánh: UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình Thủ tướng và Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT đề nghị bổ sung trước 2.000 tỷ đồng trong kế hoạch 2009 cho 11 công trình thuộc danh mục 66 công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo UBND TP Hà Nội, một số dự án trọng điểm đang “khát” vốn, gồm cầu Vĩnh Tuy và tuyến đường hai bên (giai đoạn 1); cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 đoạn Cầu Diễn - Nhổn; nâng cấp, mở rộng đường Láng - Hòa Lạc...

3. Báo Lao động phản ánh: Theo thông báo ngày 3.5 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức báo cáo ghi nhận tổng số 786 ca cúm A/H1N1. Trong đó, Mexico báo cáo 506 ca cúm, trong đó 19 người đã tử vong. Mỹ có 160 ca mắc, 1 người tử vong. Các quốc gia và vùng lãnh thổ sau khẳng định cũng đã phát hiện bệnh nhân, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong. Canada 70 ca, AÁo 1,  Đan Mạch 1, Pháp 1, Đức 6, Israel 4, Hà Lan 1, Tây Ban Nha 13, Thụy Sĩ 1, Anh 15, New Zealand 4, CHDCND Triều Tiên 1, Trung Quốc và đặc khu Hồng Kông 1, Costa Rica 1, Ireland 1.

TS Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) - cho hay: "Các hoạt động giám sát các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam từ các nước có dịch, như Mexico, Mỹ, Tây Ban Nha, Canada, Anh... đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cúm A/H1N1. Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Chiều 3.5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu làm việc với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư về kế hoạch giám sát dịch tễ cũng như phương án đối phó trong trường hợp dịch cúm A/H1N1 xảy ra.



4. Báo Nhân dân phản ánh: Liên quan đến việc mở đường bay quốc tế cho sân bay quốc tế Phú Bài, trong cuộc làm việc mới đây với lãnh đạo tỉnh TT-Huế, đại diện Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã liên hệ với các quốc gia để mở tuyến, nhưng vẫn chưa được vì rất nhiều lý do.

Sân bay Phú Bài với đường băng dài 2.800m, rộng 45m, có thể đón được tất cả các máy bay cỡ lớn, có đèn soi sáng cho các chuyến bay đêm, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là Cảng hàng không quốc tế Phú Bài vào tháng 8-2007. Tuy nhiên kể từ khi được nâng cấp thành Cảng hàng không quốc tế đến nay đã gần 2 năm, sân bay này mới chỉ đón duy nhất một chuyến bay quốc tế, là máy bay chở Thị trưởng Paris, bay thẳng từ Paris sang Huế để tham gia phiên họp Đại hội đồng lần thứ 27, Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tại Huế vào tháng 10-2007.

Theo Bộ GTVT, việc liên doanh với nước ngoài như Phú Bài là một mô hình hay, nếu thành công có thể nhân rộng trong cả nước để đầu tư nâng cấp các sân bay khác. Tuy nhiên, hiện dự án vẫn chưa triển khai được. Lý do theo Bộ GTVT là chưa bàn xong tỉ lệ góp vốn, cũng như liên quan đến nhiều vấn đề khác về an ninh, quốc phòng...

II- NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài "Ông hội đồng” huyện cản trở thi hành án. Bài báo phản ánh: Mặc dù đã hơn hai năm trôi qua nhưng ông Nguyễn Kim Cương (ngụ thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, Long An) vẫn chưa được giao trả 200 m2 đất tại địa phương trên theo phán quyết của tòa án cấp phúc thẩm.

Theo sổ mục kê thì mẹ ông Cương đứng tên 200 m2 đất trên. Trước đây, thấy người hàng xóm là ông C. không có nhà ở nên gia đình ông Cương đã cho ông C. sử dụng phần đất đó để cất nhà ở. Song ông C. chỉ cất nhà tạm và nay thì ông C. cũng đã có chỗ ở ổn định nên phía ông Cương yêu cầu ông C. trả lại đất. Ông C. không đồng ý trả đất với lý do đã được cha ông Cương cho đất vào năm 1989 và cá nhân ông đã được UBND huyện cho phép xây cất nhà. Theo ông C., số đất tranh chấp giờ thuộc quyền sử dụng của ông chứ không phải của gia đình ông Cương.

Bản án dân sự sơ thẩm năm 2007 của TAND huyện Đức Hòa đã xử cho ông C. thắng kiện. Ông C. được quyền sử dụng 200 m2 đất và được phép liên hệ với các cơ quan thẩm quyền để làm thủ tục cấp “giấy đỏ”. Tuy nhiên, bản án dân sự phúc thẩm năm 2007 của TAND tỉnh Long An lại xử cho ông Cương thắng kiện. Theo hội đồng xét xử phúc thẩm, phía ông Cương xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (màu trắng) và UBND thị trấn cũng đã xác nhận mẹ ông Cương là người đứng tên trong sổ mục kê. Ngoài ra, ông Cương đã được UBND huyện cấp “giấy đỏ” vào năm 1991. Ngược lại, phía ông C. không cung cấp được giấy tờ chứng minh đã được cha ông Cương cho đất. Cuối cùng, TAND tỉnh Long An tuyên xử ông C. có nghĩa vụ tháo dỡ căn nhà tạm đã cất để giao trả 200 m2 đất cho ông Cương. Ông C. được quyền lưu cư trong thời hạn ba tháng tính từ ngày bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Ngay sau đó, ông Cương đã nộp đơn đến Thi hành án (THA) huyện Đức Hòa để yêu cầu được THA. Nhưng không hiểu sao cơ quan này vẫn “án binh bất động”. Chờ lâu quá, ông Cương khiếu nại đến THA tỉnh Long An. Tháng 2-2008, THA tỉnh Long An đã có công văn yêu cầu THA huyện Đức Hòa phải giải quyết khiếu nại của ông Cương trong thời hạn một tháng. Sau đó, mãi đến tháng 6-2008, THA huyện Đức Hòa mới ra quyết định cưỡng chế ông C. giao trả đất cho ông Cương. Cứ tưởng THA huyện sẽ nhanh chóng triển khai việc cưỡng chế trong hạn định nào ngờ chỉ một thời gian ngắn sau đó, THA huyện lại ra quyết định tạm dừng với lý do “chờ chỉ đạo của THA tỉnh”. Ông Cương vội liên hệ với THA tỉnh thì được biết VKSND tỉnh Long An đã gửi công văn đề nghị VKSND tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Đến tháng 10-2008, ông Cương nhẹ cả người khi VKSND tối cao chính thức khẳng định “không có cơ sở để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”. Nhưng rồi vụ việc của ông vẫn chưa được đưa ra thi hành. Cuối tháng 12-2008, để tiếp tục giải quyết đơn khiếu nại của ông, THA tỉnh đã có công văn lệnh cho THA huyện phải cưỡng chế để THA cho ông Cương trong tháng 3-2009.

Đến hạn, ông Cương quay lại THA huyện thì được biết “vẫn chưa thể THA do phó chủ tịch HĐND huyện Đức Hòa vừa ký văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh kiến nghị xem xét kháng nghị bản án phúc thẩm vì phía ông C. cung cấp thêm một số chứng cứ mới”. Có thực sự đó là những chứng cứ mà tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét đến? Vì sao VKSND tối cao đã nói TAND tỉnh Long An xử đúng mà HĐND huyện lại còn muốn kháng nghị tới lui làm chậm trễ việc THA?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Tấn, Trưởng ban Pháp chế HĐND huyện Đức Hòa, cho biết: “Khi chỉ còn vài ngày nữa là đến thời điểm cưỡng chế thì ông C. có xuất trình cho HĐND huyện một số chứng cứ mà ông cho là mới. Sau khi xem xét, HĐND huyện đã ra công văn kiến nghị nêu trên. Lúc đó, HĐND huyện không hề biết trước đó VKSND tỉnh đã có công văn đề nghị VKSND tối cao kháng nghị bản án và đã bị VKSND tối cao từ chối. Sau này, khi ngồi lại với VKSND tỉnh và THA huyện theo thư mời làm việc của HĐND tỉnh, chúng tôi mới biết mình đã vội vàng ra công văn kiến nghị khi chưa xem xét kỹ lưỡng vụ việc”...

Ông Phạm Minh Tấn, chấp hành viên THA huyện Đức Hòa - người trực tiếp giải quyết vụ việc của ông Cương, cho biết: “THA tỉnh vừa yêu cầu THA huyện phải THA ngay trong tháng 5-2009 vì không còn lý do nữa để trì hoãn. Chúng tôi sẽ thi hành dứt điểm việc giao trả đất cho ông Cương trong thời gian sớm nhất”.



2. Báo Kinh tế và đô thị có bài Dấu mốc mới cho sự phát triển của nghề luật sư tại Việt Nam. Bài báo phản ánh: Từ ngày 10-12/5, lần đầu tiên trên toàn quốc sẽ diễn ra đại hội luật sư với sự tham gia của 328 đại biểu đại diện cho hơn 5.300 luật sư và 61 đoàn luật sư trong cả nước.  Từ Đại hội này, Tổ chức luật sư toàn quốc (hay còn gọi là Liên Đoàn luật sư Việt Nam) sẽ được thành lập theo Quyết định 76/QĐ-TTg ngày 16/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới, vững mạnh của đội ngũ luật sư Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của giới luật sư cả nước, tạo bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới về tổ chức, hoạt động của luật sư.

Việc ra đời của Liên Đoàn luật sư Việt Nam sẽ góp phần hoàn chỉnh và củng cố chặt chẽ hệ thống tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư được pháp luật quy định.

Liên Đoàn luật sư là đầu mối thống nhất đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Đoàn luật sư, các luật sư, là chỗ dựa tin cậy của các luật sư trong phạm vi cả nước. Đồng thời, là đầu mối về hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho luật sư Việt Nam hội nhập, giao lưu quốc tế và phát triển, góp phần tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Đại hội cũng sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; bầu Hội đồng Luật sư toàn quốc; thông qua phương hướng hoạt động và chương trình hành động của Liên đoàn nhiệm kì 1. Cho đến nay, công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc về cơ bản đã hoàn thành.

3. Báo Sài Gòn giải phóng có bài Đoàn Luật sư TPHCM: Việt Nam có chủ quyền bất khả xâm phạm đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Bài báo phản ánh: Ngày 29-4, Đoàn Luật sư TPHCM đã có thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa và các cơ quan báo chí, trong đó nhấn mạnh: Đoàn Luật sự TP vô cùng cảm kích khi thành phố Đà Nẵng tổ chức gặp mặt thân mật những người từng sống và làm việc tại Hoàng Sa, đồng thời thu thập tài liệu, kỷ vật và thông tin để chuẩn bị xuất bản tập kỷ yếu về Hoàng Sa. Đặc biệt, kể từ năm học 2009-2010, lịch sử về Hoàng Sa sẽ được chính thức đưa vào chương trình chính khóa về văn học, địa lý và lịch sử địa phương. Đó là những hành động yêu nước, hợp đạo lý dân tộc và hợp lòng dân mà tất cả mọi người đều trân trọng và đánh giá cao.

Đoàn Luật sư TP khẳng định: Các luật sư của Đoàn Luật sư TPHCM luôn bảo vệ quan điểm rằng, Việt Nam có chủ quyền bất khả xâm phạm đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả về phương diện pháp lý lẫn phương diện thực tế theo Công pháp quốc tế, và chủ quyền đó được ghi nhận rõ ràng trong nhiều tài liệu và chứng cứ lịch sử của cả Việt Nam và quốc tế.



4. Báo điện tử VnMedia có bài Môi trường bị ô nhiễm: Nhà nước cũng có thể kiện đòi bồi thường. Bài báo phản ánh: Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường quá mỏng”. Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu trong buổi tọa đàm “Cải cách luật pháp, bảo vệ môi trường” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều 27/4.

Mở đầu tọa đàm, luật sư Nguyễn Bảo Trâm bức xúc: “Bởi vì luật “giơ thấp, đánh thấp” nên các doanh nghiệp không sợ. Như Vedan, họ chỉ bị phạt hơn 250 triệu đồng cho nhiều hành vi vi phạm hành chính là không đủ răn đe”. Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng mức xử phạt về môi trường quá nhẹ khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu đóng phạt. Ước tính mỗi ngày Vedan xả ra 4.000 mét khối nước thải, “tiết kiệm” được hàng trăm triệu đồng xử lý nước thải. Trong khi đó, Nghị định 81/2006 của Chính phủ chỉ quy định mức phạt tối đa 70 triệu đồng.

Bà Ung Thị Xuân Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng bên cạnh hình thức phạt tiền, nếu Luật Doanh nghiệp bổ sung hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm nghiêm trọng về môi trường thì doanh nghiệp sẽ ngán. Ngoài ra, với quy định hiện hành thì khó khởi tố hình sự doanh nghiệp vi phạm dù có nghiêm trọng đến đâu đi nữa. Thứ nhất, Bộ luật Hình sự không cho phép xử lý hình sự đối với pháp nhân. Hơn nữa, có rất nhiều tội danh về tội phạm môi trường quy định điều kiện khởi tố hình sự là người vi phạm đã bị xử lý hành chính trước đó. Do đó, nhiều đại biểu cho rằng nên xem xét, sửa đổi hai nội dung này.

Luật sư Bảo Trâm nêu một vấn đề mới mẻ: “Tại sao nhà nước là chủ sở hữu của sông ngòi, theo Điều 200 Bộ luật Dân sự, lại không đòi bồi thường? Khoản 5 Điều 4, Điều 127,133 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 604, 624 Bộ luật Dân sự quy định cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị thiệt hại từ hành vi ô nhiễm môi trường thì đều có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Việc nhà nước cũng đi kiện là nguồn động viên, khích lệ lớn với nông dân”.

Bổ sung thêm, ông Bùi Huy Tiến, thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, dẫn khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự cho biết: “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.

Về việc TAND huyện Long Thành từng từ chối thụ lý đơn kiện đòi Vedan bồi thường thiệt hại của các nông dân vì cho rằng không có căn cứ chứng minh được thiệt hại, luật sư Trương Thị Hòa cho rằng: “Nếu người dân có chứng cứ sơ bộ ban đầu thì tòa nên thụ lý. Trong quá trình tòa thụ lý, người dân có quyền yêu cầu tòa đi tìm thêm chứng cứ cho mình. Nếu tòa không thụ lý thì sao dân có thể yêu cầu được”. Các đại biểu còn kiến nghị nên sửa đổi thời hiệu khởi kiện đối với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, nên kéo dài thời hiệu khởi kiện thay vì chỉ có hai năm như hiện nay, bởi việc xác định vi phạm về môi trường là khó và hậu quả của nó là lâu dài. Riêng luật sư Trương Thị Hòa có quan điểm khác. Theo bà, hành vi xâm phạm môi trường là xâm phạm tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên cần xem xét theo hướng không quy định thời hiệu xử lý.

Trái với ý kiến của đa số đại biểu kiến nghị nên sửa luật, tiến sĩ Nguyễn Vân Nam cho rằng “phải vận dụng luật thay vì sửa luật”. Giáo sư Đoàn Cảnh, Viện Sinh học nhiệt đới, chia sẻ kinh nghiệm đòi bồi thường thành công hai triệu USD từ vụ tàu chở dầu Neptune Aries (Singapore) làm tràn hơn 1.500 tấn dầu trên sông Sài Gòn năm 1994. “Tôi cho rằng luật pháp có mặt nọ mặt kia, vấn đề là cách vận dụng nó. Hồi đó luật không bài bản như bây giờ. Chúng tôi phải “moi” từ pháp luật về dân sự, về vận tải quốc tế... để đấu với họ” - GS Cảnh nói.

Luật sư Trương Thị Hòa chỉ ra một thứ “vũ khí” lợi hại: “Phải biết dùng sức mạnh của công luận chứ không chỉ đấu về mặt luật pháp”. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện đồng tình và ông cho rằng, nhà nước nên cho phép người dân bị thiệt hại có thể tập hợp lại với nhau và thành lập hội, tạo thành một thế lực để đối đầu với những doanh nghiệp vi phạm...



5. Báo Địa ốc online có bài Dự Luật thuế nhà, đất không đủ sức chống đầu cơ. Bài báo phản ánh: Thông tin nổi bật trên các báo tuần qua chính là dự thảo Luật thuế nhà, đất vừa được công bố trên mạng để lấy ý kiến nhân dân. Nhưng theo các chuyên gia thì với dự thảo này, sẽ không có giá trị điều tiết thị trường bất động sản với vấn đề chính hiện nay là tình trạng đầu cơ quá mạnh.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường cho rằng, dự thảo luật quy định áp dụng thuế suất theo biểu thuế lũy tiến theo giá trị căn nhà - một cách làm thường thấy ở các nước phát triển nhưng ở Việt Nam, cách đánh thuế này có nguy cơ không khuyến khích đầu tư vào nhà hiện đại với suất đầu tư cao trên đất, người ta sẽ trải giá trị đầu tư vào nhà ở dạng đơn giản trên diện tích đất lớn để không phải chịu thuế về nhà ở. Người có nhà cũng không muốn đầu tư thêm để cuộc sống tốt đẹp hơn. Cụ thể hơn, căn nhà trên đất rộng chưa chắc đã có giá trị nhà cao hơn căn nhà trên đất hẹp, mà nước ta đang trong cảnh đất chật - người đông. "Theo tôi, việc áp thuế nhà theo giá trị chỉ nên đặt là tiêu chí rất phụ, tiêu chí chính vẫn là diện tích sử dụng để tính lũy tiến bắt đầu từ diện tích vượt hạn mức", ông Võ đề xuất.

TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐB Quốc hội TP.HCM thì cho rằng, dự thảo đưa ra 2 bậc thuế lũy tiến đối với nhà (trên 600 triệu - 1,2 tỉ đồng chịu thuế 0,05%; trên 1,2 tỉ đồng chịu thuế 0,1%) chưa đảm bảo triệt để được nguyên tắc nhà giá trị càng cao chịu thuế càng cao.

Tương tự như vậy với biểu thuế áp dụng cho đất ở, các chuyên gia cho rằng chia 2 bậc (trong hạn mức và vượt hạn mức) sẽ không "quét" hết được các mức sử dụng đất và như vậy sẽ hạn chế hiệu quả của công cụ thuế. "Người sử dụng một căn nhà 10 tỉ đồng thì phải chịu mức thuế suất cao hơn căn nhà chỉ có 1,3 tỉ đồng nhưng theo dự thảo sẽ là như nhau", ông Đặng Hùng Võ nói.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, dự thảo luật bị trống một mảng rất quan trọng, đó là thiếu các công cụ để chống tình trạng đầu cơ nhà đất, vốn là nguyên nhân lớn nhất làm thị trường bất động sản Việt Nam hỗn loạn.

Ông Đặng Hùng Võ đề nghị, ngoài quy định thuế suất đối với nhà đất đang sử dụng, cần phải áp thuế đối với những dạng khác như nhà, đất bỏ trống, dự án sử dụng không hiệu quả, chậm tiến độ... Ông Trần Du Lịch phân tích: "Người ta chỉ chống nhà đất bỏ hoang chứ không hạn chế việc sở hữu nhiều nhà, nhiều đất (nếu mua nhà đất để rồi cho thuê thì nộp thuế thu nhập), do vậy luật cần phải có điều khoản rõ ràng để phân biệt điều này, nếu không người ta sẽ nhầm lẫn giữa việc đánh thuế thật cao đối với người sở hữu nhiều nhà là chống đầu cơ".

Theo ông Lịch, cần có một biểu thuế riêng cho nhà đất không sử dụng, bỏ hoang. Ông Lịch dề nghị: "Chẳng hạn, nếu anh mua một nền đất mà trong vòng 2 năm không xây dựng trên đó một trệt, 2 lầu theo quy định sẽ phải chịu mức thuế suất từ 10-20% giá thị trường của lô đất đó”. Bởi vì theo ông, đầu cơ là mua để đó đợi giá lên thì bán, vậy thì công cụ thuế phải điều tiết làm sao để mức thuế thậm chí phải cao hơn mức tăng giá của thị trường thì mặc nhiên đầu cơ sẽ hết.

6. Báo Thanh niên phản ánh: Báo cáo của UBND TP.HCM qua 13 năm (từ 1995 - 2008) thực hiện Bộ luật Lao động (LĐ) trên địa bàn TP, cho thấy: Những quy định phù hợp của bộ luật và các văn bản dưới luật đã được các ngành, các cấp và doanh nghiệp (DN) vận dụng phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người LĐ.

Bình quân mỗi năm, TP giải quyết việc làm cho 196.000 lượt người. Đặc biệt từ năm 2003, đã tạo việc làm mới bình quân khoảng 100.000 chỗ làm mỗi năm, tỷ lệ LĐ thất nghiệp của TP giảm từ 8,16% năm 1995 xuống còn 5,3% vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề LĐ tại TP còn một số tồn tại, như: chính sách về tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi của người LĐ chưa đảm bảo tính thống nhất giữa các loại hình DN; tiền lương tối thiểu chưa được luật hóa; còn có sự khác biệt về mức lương tối thiểu giữa các loại hình DN; mức lương tối thiểu quy định còn thấp so với thực tế về nhu cầu sống tối thiểu của người LĐ...

Đáng chú ý, trong điều kiện phát triển nhanh của nền kinh tế, nhiều ngành mới, nghề mới và công nghệ sản xuất mới ra đời, nhưng việc cập nhật, tiêu chuẩn hóa các chức danh nghề, nhất là các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cùng với chế độ phụ cấp, bồi dưỡng chưa được thực hiện kịp thời.

Trên đây là điểm báo sáng ngày 04/5/2009, Văn phòng xin báo cáo Lãnh đạo Bộ./.



Nơi nhận:

- Bộ trưởng;

- Các thứ trưởng;

- Lưu TH.

VĂN PHÒNG BỘ



Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> DiemTinBaoChi -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 57.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương