ĐỀ xuát phối hợp chỉ SỐ sokolow lyon & khoảng qtc trong đÁnh giá phì ĐẠi thất tráI\



tải về 107.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích107.97 Kb.
#27714
ĐỀ XUÁT PHỐI HỢP CHỈ SỐ SOKOLOW LYON & KHOẢNG QTc

TRONG ĐÁNH GIÁ PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI\
Nguyễn Hải Thuỷ, Nguyễn Anh Vũ, Nguyễn Cửu Long

Nguyễn Thị Thuý Hằng , VõThị Quỳnh Như

Đại Học Y Dược Huế

Abstract

Propose the combination between QTc and Sokolow Lyon

for diagnosis the left ventricular hypertrophy
1. Background and objectives

Left ventricular hypertrophy is cardiovascular complication very common in patient with diabetes mellitus and hypertension. The correct QT interval ( QTc) and Sokolov Lyon are widely used to determine the left ventricular hypertrophy in population with cardiovascular risk factors .



2. Material and methods

The 202 of diabetic and/or hypertensive patients were studied by Sokolow Lyon index and QTc on electrocardiography and left ventricular mass index ( LVMI ) on echocardiography 3. Results

The prevalence of Sokolow Lyon > 35 was present in 45,16% hypertensive patients, 41,17% diabetic patients and 42,4% patients with hypertenson and hyperglycemia.

The prevalence of QTc duration > 440 ms was present in 45,33% hypertensive patients, 40% diabetic patients and 42,8% patients with hypertenson and hyperglycemia.

The prevalence of QTc duration > 440 ms + SL > 35 was present in 25,9% hypertensive patients, 23,53 diabetic patients and 24,8% patients with hypertenson and hyperglycemia.

The prevalence of LVMI > 125g/m2 in male and 110 g/m2 in female was present in….. 53,96% hypertensive patients, 48,23% diabetic patients and 52,8% patients with hypertension and hyperglycemia

Increasing LVMI was associated with prolongation of QTc duration and Sokolv Lyon. LVMI was correlation with QTc (r=0,5871, p < 0,001 ) and Sokolow- Lyon ( r=0,5871, p <0,001)

With CI=95%, risk index for left ventricular hypertrophy using Sokolov Lyon was OR = 4,7368 (2,5950 – 8,6464) và RR = 2,1297 (1,5848 – 2,8620), QTc was OR= 3,9357 ( 2,1781 – 7,1115); RR = 1,9558 (1,4625 – 2,6155) and QTc plus SL was OR = 5,2874 (2,5634 – 10,9061); RR = 3,5374 ( 1,9744 – 6,3377)



4. Conclusions :

This study showed that combination of QTc and Sokolow Lyon could be a good criteria for diagnosis the left ventricular hypertrophy in patient with high risk cardiovascular factor .


Key points : SL: Sokolow Lyon, QTc : QT correction, LVH: Left ventricular Hypertrophy
I. Đặt vấn đề

Phì đại thất trái (PĐTT) là một trong những biến chứng tim thường gặp trên lâm sàng. Bệnh nguyên đa dạng liên quan rối loạn chuyển hoá, tim mạch như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh mạch vành….

Phì đại thất trái ở giai đoạn đầu thường im lặng với sự thay đổi cấu trúc cơ tim trong nhiều năm kèm rối loạn chức năng tâm trương .Về lâu dài tổn thương cơ tim mất bù đưa đến rối loạn chức năng tâm thu rồi suy tim sung huyết trên lâm sàng. Trong giai đoạn sớm của PĐTT, siêu âm tim là một trong những phương tiện đánh giá sự phì đại này thông quá trực tiếp chỉ số khối cơ thất trái (LVMI).

Về phương diện điên tim một số chỉ số kinh điển Sokolow Lyon là một trong những tiêu chí đánh giá phì đại thất trái nhưng thực tế lâm sàng chỉ số này cũng không luôn phản ảnh dày thất trái. Bên cạnh đó khoảng QTc cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá bệnh lý cơ tim nhưng cũng có một số dương tính giả. Việc phát hiện sớm phì đại thất trái có ý nghĩa tiên lượng và dự phòng suy tim cho bệnh nhân và nhất là siêu âm tim không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được .

Mục tiêu đề tài : Phối hợp 2 chỉ số Sokolow Lyon và khoảng QTc trong đánh giá phì đại thất trái so sánh với chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) trên siêu âm tim ở một số bệnh nhân có nguy cơ phì đại thất trái.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu :

Tổng số 202 bệnh nhân có các bệnh lý nguy cơ phì đại thất trái như THA, ĐTĐ….

Nơi thực hiện Nội và ngoại trú khoa nội bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế

Thời gian thực hiện từ 5.2005 - 12.2007

Tiêu chuẩn loại trừ :Các bệnh nhân có các bệnh lý van tim thực thể, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và màng ngoài tim, các rối loạn nhịp tim, bệnh phổi cấp và mạn tính, các bệnh gan thận, cường giáp, phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc chống loạn nhịp, Quinidine, disopyramide, Amiodarone, sotalol, tricyclic, probucol, phenothiazine, bepridil. Sử dụng thuốc lợi tiểu và các thuốc gây ỉa chảy làm mất kali gây QT kéo dài. Bệnh gây Canxi huyết giảm ( thiểu năng cận giáp, urê huyết cao, co giật do nhiễu độc kiềm, nôn nhiều, còi xương…) Chấn thương não, Tai biến mạch não do xuất huyết, bệnh cơ tim các loại, blốc nhỉ thất độ cao hoặc hoàn toàn, xoắn đỉnh. QT dài bẩm sinh trong hội chứng sa van 2 lá, hội chứng Jervell và Lange Nielsen hoặc Romano Ward

2. Phương pháp nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân được khảo sát 3 tham số



1. Khảo sát khoảng QTc trên điện tim :

Cách đánh giá QTc là sử dụng QT đã điều chỉnh theo tần số tim, được gọi là thời gian QT điều chỉnh ( QTc = QT correction) . Thời gian QTc là dùng công thức toán học để chuyển QT thực tế thành QT của chu chuyển tim có tần số 60 lần/phút, để xem nó nằm trong phạm vi bình thường hay không.

Theo Bazett : QTc theo nhịp tim được tính theo công thức:

QTc=QT/ √ RR ( giây )

Theo Hodges , Macfarlan và Veitch Lawrie đưa ra công thức

QTc = QT + 1,75 ( tần số tim – 60 )

Bình thường QTc = 390 ± 40 ms , Bệnh lý QTc >= 440 ms

2. Khảo sát chỉ số Sokolov-Lyon trên điện tim

SV1 + R(V5 hoặc V6) ≥35mm



3. Khảo sát chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) trên siêu âm.

+ LVM (g) = 0.8[1.04(LVDd+IVSd+PWd)3-LVDd3]+0.6

+ LVMI (g/m2) = LVM (g)/BSA (m2) với BSA=W0.425 H0.72571.8410-4

Tiêu chí LVMI 125 (g/m2) nam và LVMI 110 (g/m2) nữ.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Phương pháp thống kê y học, phầm mềm Excell 2003, Medical.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố tuổi theo giới của nhóm nghiên cứu


Giới

Độ tuổi


Nam

Nữ

Chung

n

%

n

%

n

%

< 40

2

2,17

5

4,54

7

3,46

40 – 59

23

25,00

17

15,45

40

19,80

≥ 60

67

72,83

88

80,01

155

76,74

Tổng cộng

92

100

110

100

202

100

P

>0,05

>0,05

>0,05

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 68,47 ± 13,94

Bảng 3.2. Bệnh lý phối hợp của nhóm nghiên cứu


Bệnh nhân (N=202)

THA

ĐTĐ

ĐTĐ+THA

KĐTĐ+KTHA

N

139

170

125

18

%

68,81

72,27

61,88

8,91

Tỷ lệ THA là 68,81%, ĐTĐ là 72,27%, ĐTĐ kèm THA là 61,88%


2. Kết quả điện tim

Bảng 3. 3. Chỉ số Sokolow- Lyon của đối tượng nghiên cứu theo bệnh lý



Soklow-Lyon

THA (n=139)

ĐTĐ (n=170)

THA+ĐTĐ (n=125)

KTHA+KĐTĐ(n=18)

< 35 (mm)

79 (56,84%)

100 (58,83%)

72 (57,60%)

9 (50%)

≥35(mm)

60 (43,16%)

70 (41,17%)

53 (42,40%)

9 (50%)

Chỉ số Sokolow Lyon bệnh lý nhóm THA là 43,16%,ĐTĐ là 41,17%, THA kèm ĐTĐ là 42,4%

Bảng 3.4. Khoảng QTc của đối tượng nghiên cứu theo bệnh lý



QTc

THA (n=139)

ĐTĐ (n=170)

THA+ĐTĐ (n=125)

KTHA+KĐTĐ (n=18)

<440 (ms)

76 (54,67%)

102 (60,00%)

69 (55,20%)

7 (38,89%)

≥440 (ms)

63 (45,33%)

68 (40,00%)

56 (44,80%)

11 (61,11%)

Khoảng QTc bệnh lý nhóm THA là 45,33%, ĐTĐ là 40%, THA kèm ĐTĐ là 44,8%
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân phối hợp chỉ số QTc và Sokolow-Lyon theo nhóm bệnh lý.


QTc+Sokolow-Lyon

THA (n=139)

ĐTĐ (n=170)

THA+ĐTĐ (n=125)

KTHA+KĐTĐ (n=18)

≥440ms+≥35mm

36 (25,90%)

40 (23,53%)

31 (24,80%)

7 (38,89%)

<440ms+<35mm

52 (37,41%)

72 (42,35%)

47 (37,60%)

5 (27,78%)

Phối hợp QTc và Sokow-Lyon bệnh lý nhóm THA là 25,9%, ĐTĐ là 23,53%, THA kèm ĐTĐ là 24,8%.
3. Kết quả siêu âm tim

Bảng 3.6. Phân bố LVMI của nam bệnh nhân theo nhóm bệnh lý.



LVMI (g/m2)

THA (n=71)

ĐTĐ (n=78)

THA+ĐTĐ (n=63)

KTHA+KĐTĐ (n=7)

≥ 125

32 (45,07%)

33 (42,31%)

27 (42,86%)

2 (28,57%)

<125

39 (54,93%)

45 (57,69%)

36 (57,14%)

5 (71,43%)

LVMI bệnh lý nhóm THA là 45,07%, ĐTĐ là 42,31%, THA kèm ĐTĐ là 42,86%
Bảng 3.7. Phân bố LVMI của nữ bệnh nhân theo nhóm bệnh lý


LVMI (g/m2)

THA (n=68)

ĐTĐ (n=92)

THA+ĐTĐ (n=62)

KTHA+KĐTĐ (n=11)

≥110

43 (63,23%)

49 (53,26%)

39 (62,90%)

5 (45,45%)

<110

25 (36,77%)

43 (46,74%)

23 (37,10%)

6 (54,55%)

LVMI bệnh lý nhóm THA là 63,23%, ĐTĐ là 53,26%, THA kèm ĐTĐ là 62,90%
Bảng 3.8. Phân bố LVMI của bệnh nhân theo nhóm bệnh lý


LVMI (g/m2)

THA (n=139)

ĐTĐ (n=170)

THA+ĐTĐ (n=125)

KTHA+KĐTĐ (n=18)

Bệnh lý

75 (53,96%)

82 (48,23%)

66 (52,80%)

7 (38,88%)

Bình thường

64 (46,04%)

88 (51,77%)

59 (47,20%)

11 (61,12%)

LVMI bệnh lý nhóm THA là 53,96%, ĐTĐ là 48,23%, THA kèm ĐTĐ là 52,8%
4. Tương quan và chỉ số nguy cơ

Bảng 3.9. Tương quan LVMI với khoảng QTc, Sokolow- Lyon của bệnh nhân



Tương quan

QTc

Sokolow Lyon

LVMI


R

0,5978

0,5871

P

0,001

0,001


Biểu đồ 1 và 2 : Đồ thị tương quan giữa LVMI với QTc và Sokol


5. Chỉ số nguy cơ (OR, RR) của LVMI

Bảng 3.10. Chỉ số nguy cơ (OR, RR) của LVMI theo Sokolow-Lyon



LVMI

Sokolow-Lyon



Bệnh lý

Bình thường

Tổng cộng

≥ 35 mm

60

26

86

< 35 mm

38

78

116

Tổng cộng

98

104

202

Với CI=95%, OR = 4,7368 (2,5950 – 8,6464) và RR = 2,1297 (1,5848 – 2,8620)

Bảng 3.11 . Chỉ số nguy cơ (OR, RR) của LVMI theo QTc


LVMI

QTc


Bệnh lý

Bình thường

Tổng cộng

≥ 440 ms

58

28

86

< 440 ms

40

76

116

Tổng cộng

98

104

202

Với CI=95%, OR= 3,9357 ( 2,1781 – 7,1115); RR = 1,9558 (1,4625 – 2,6155)


Bảng 3.12. Chỉ số nguy cơ (OR, RR) của LVMI theo SL+QTc bệnh lý


LVMI

SL+ QTc


Bệnh lý

Bình thường

Tổng cộng

Bệnh lý

40

12

52

Bình thường

58

92

150

Tổng cộng

98

104

202

với CI = 95%, OR = 5,2874 (2,5634 – 10,9061); RR = 3,5374 ( 1,9744 – 6,3377)


IV. BÀN LUẬN

1.Dày thất trái qua điện tim

1.1. Chỉ số Sokolow Lyon (SL).

Chỉ số SL là chỉ số kinh điển để đánh giá dày thất trái từ lâu. Theo nghiên cứu LIFE, sự gia tăng khối cơ thất trái được phát hiện bởi sự gia tăng điện học sóng R và S trước tim. Khi tiêu chuẩn điện học được so sánh với sự phì đại khối cơ thất trái trên siêu âm tim có độ nhạy 49% và độ đặc hiệu 93% và trên toàn bộ được xác định chính xác 76%.

Nguyễn Thanh Sơn (2004) ghi nhận dày thất trái trên ECG ở bệnh nhân ĐTĐ có THA chiếm 28,71%

Trong nghiên cứu các bệnh nhân có nguy cơ phì đại thất trái chúng tôi ghi nhận chỉ số Sokolow Lyon bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 43,16%, nhóm bệnh nhân ĐTĐ là 41,17% và nhóm bệnh nhân vừa THA kèm ĐTĐ là 42,4%



1.2. Khoảng QTc

Chỉ số Sokolow-Lyon trước đây là một trong những tiêu chí chẩn đoán dày thất trái, nhưng theo một số tác giả ở một số trường hợp không dày thất trái chỉ số Sokolov-Lyon cũng ở giới hạn bệnh lý như bệnh nhân cường giao cảm.

Oikarinen (2001) nghiên cứu mối liên quan khoảng QT và độ phân tán QT (QT dispersion) với phì đại thất trái trên siêu âm tim và mẫu hình ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nghiên cứu LIFE bệnh nhân THA ghi nhận bằng chứng trên điện tim phì đại thất trái, chỉ số khối cơ thất trái và phì đại thất trái tăng kết hợp với khoảng QT kéo dài và tăng độ phân tán QT.

Salles và cs (2005) nghiên cứu dày thất trái dựa vào khoảng QTc ở bệnh THA có và không có ĐTĐ cho kết quả như sau QTc lớn hơn 445,6 (ms) chiếm 61% có kết hợp với phì đại khối cơ thất trái trên siêu âm .

Bente ghi nhận QTc ở bệnh nhân trên 454 (ms) chiếm 48% bệnh nhân.ĐTĐ có thể do tăng khả năng hoạt động giao cảm của thất trái, tăng hoạt động ion Ca++ đi vào trong tế bào hoặc cả hai .

Nguyễn Dương Tiến (2006) khảo sát QTc cho 75 bệnh nhân ĐTĐ type 2 với kết quả ghi nhân như sau Tỷ lệ QTc bệnh lý ( ≥ 440ms ) là 20%. Tác giả so sánh Sokolov-Lyon bệnh lý có QTc = 432,88±25,08 ms và nhóm SL bình thường QTc là 408,00±34,55 (p< 0,001)

Trong nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có khoảng QTc bệnh lý ở nhóm THA là 45,33%, nhóm ĐTĐ là 40% và nhóm THA kèm ĐTĐ là 44,8%

Trần Thị Vân Anh (2007) ghi nhận 60 bệnh nhân ĐTĐ có THA và không có THA có sự tương quan thuận giữa khoảng QTc với chỉ số Sokolow- Lyon với r= 0,3290 với p<0,05.

1.3. Phối hợp đồng thời QTc và Sokow-Lyon bệnh lý chúng tôi ghi nhận trong nhóm THA là 25,9%, nhóm ĐTĐ là 23,53% và nhóm THA kèm ĐTĐ là 24,8%. Tỷ lệ này thấp hơn khi chỉ dùng đơn độc một chỉ số . Vì phối hợp này từ trước đến nay chưa hề apó dụng tại Việt Nam nên không có số liệu so sánh

2. Phì đại thất trái qua siêu âm tim

Đánh giá phì đại thất trái chúng tôi sử dụng chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) trong đó LVMI bệnh lý ở nam ≥125g/m2 và ở nữ ≥110g/m2 ghi nhận tỷ lệ phì đại thát trái ở nam THA là 45,07%, nam ĐTĐ là 42,31% và nam THA kèm ĐTĐ là 42,86%

LVMI bệnh lý nhóm nữ THA là 63,23%, nữ ĐTĐ là 53,26% và nữ THA kèm ĐTĐ là 62,90%. LVMI bệnh lý toàn nhóm nghiên cứu có THA là 53,96%, có ĐTĐ là 48,23% và có , THA kèm ĐTĐ là 52,8%

Nguyễn Thanh Sơn ghi nhận LVMI trung bình ở nhóm ĐTĐ có THA là 123,56±44,05(g/m2) Nam bệnh nhân ĐTĐ có THA với LVMI là 118,90±37,20 g/m2 và ở nữ là 126,26±47,63g/m2 .

Alexander Tenenbaun và cs ghi nhận LVMI ở nam 116,5±26(g/m2) đối với nam, 112,5±29 (g/m2) đối với nữ . LVMI ở nam chiếm 21% và ở nữ chiếm 45%.Theo Framingham, đái tháo đường ở nữ có LVMI cao hơn nam giới nếu có THA chỉ số này càng rõ.

4.Phối hợp Sokolow Lyon và QTc trong đánh giá phì đại thất trái

Jose R và cs khi nghiên cứu 3074 bệnh nhân có 973 (31,8%) trường hợp có kết hợp cả tăng LVMI và bất thường chỉ số Sokolow- Lyon trên ECG

Nguyễn Thanh Sơn (2004) ghi nhận tăng khối lượng cơ thất trái cũng thấy có tương quan có ý nghĩa với chỉ số Sokolov- lyon trên ECG với r=0,23, p=0,045 .

Trần Thị Vân Anh (2007) khảo sát 60 bệnh nhân ĐTĐ có THA và không có THA ghi nhânh có sự tương quan thuận giữa LVMI với tình trạng QTc, Sokolow Lyon ở mức độ vừa với thứ tự r= 0,4505, r=0,4441, p<0,001 cho cả hai nhóm.

Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có sự tương quan LVMI với khoảng QTc r=0,5978 , giữa LVMI với Sokolow- Lyon r=0,5871

Khi đánh giá chỉ số nguy cơ phì đại thất trái thống qua LVMI ở giá bệnh lý ở bệnh nhân có Sokolow-Lyon bệnh lý với CI=95%, OR = 4,7368 (2,5950 – 8,6464) và RR = 2,1297 (1,5848 – 2,8620), bệnh nhân có khoảng QTc kéo dài cũng ghi nhân với CI=95%, OR= 3,9357 ( 2,1781 – 7,1115); RR = 1,9558 (1,4625 – 2,6155)

Đặc biệt ở bệnh nhân vừa có SL và QTc bệnh lý : CI = 95%, OR = 5,2874 (2,5634 – 10,9061); RR = 3,5374 ( 1,9744 – 6,3377).

V. KẾT LUẬN

Qua khảo sát 202 bệnh nhân có các bệnh lý nguy cơ phì đại thất trái như THA, ĐTĐ….chúng tôi kết luận như sau

Chỉ số Sokolow Lyon bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 43,16%, bệnh nhân ĐTĐ là 41,17%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 42,4%. Khoảng QTc bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 45,33%, bệnh nhân ĐTĐ là 40%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 44,8%.

Phối hợp QTc và Sokow-Lyon bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 25,9%, bệnh nhân ĐTĐ là 23,53%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 24,8%.

LVMI bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 53,96%, bệnh nhân ĐTĐ là 48,23%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 52,8%. Có sự tương quan giữa LVMI với khoảng QTc r=0,5978 và Sokolow- Lyon r=0,5871

Với CI=95%, chỉ số nguy cơ phì đại thất trái của Sokolov Lyon là OR = 4,7368 (2,5950 – 8,6464) và RR = 2,1297 (1,5848 – 2,8620), của QTc là OR= 3,9357 ( 2,1781 – 7,1115); RR = 1,9558 (1,4625 – 2,6155), trong khi đó nếu phối hợp QTc và SL bệnh lý là OR = 5,2874 (2,5634 – 10,9061); RR = 3,5374 ( 1,9744 – 6,3377)

Phối hợp chỉ số SL và QTc giúp bổ sung đánh giá phì đại thất trái
ĐỀ XUẤT

Đề nghị phối hợp chỉ số Sokolow Lyon và QTc để đánh giá phì đại thất trái và cần kiểm chứng siêu âm tim khi đánh giá phối hợp này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Sơn (2004), Nghiên cứu suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp tâm thu, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y khoa Huế.

2. Lê Dương Tiến. Nghiên cứu tương quan giữa thời gian QTc và chỉ số khối cơ thất trái

ở bệnh nhân đái tháo đường. Luận văn Cao Học ( 2006).


3. Trần Thị Vân Anh. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh cơ tim ở bệnh nhân Đái tháo đường thể 2” Luận văn bác sĩ nội trú (2007),

4. Nguyễn Hải Thuỷ (2001) Biến chứng tim trong ĐTĐ, tạp chí tim mạch học Thừa thiên Huế. 10/2001, tr 34-41.

5. Alexander T. et al (2003), "Increased prevalence of left ventricular hypertrophy in hypertensive women with type 2 diabetes mellitus", Cardiovascular Diabetology 2.

6. Bente B., Hanne E. et al (2001), “QTc Interval as a Guide to Select Those Patients With Congestive Heart Failure Reduced Left Ventricular Systolic Function Who Will Benefit From Antiarrhythmic Treatment With Dofetilide”, Circulation, 103, pp. 1422-1427.

7. Gil Salles et al (2005), “Combined QT Interval and Voltage Criteria Improve Left Ventricular Hypertrophy Detection in Resistant Hypertension”, Hypertension, 46, pp. 1207-1212.

8. José R. (2007) et al, "Electrocardiographic Criteria for Left Ventricular Hypertrophy and Cardiovascular Risk in Hypertensives VIIDA Study", Rev Esp Cardiol, 60, (2), pp. 148- 156.

9. Palmieri Vittorio, Jonathan N. et al (2001), “Effect of Type 2 Diabetes Mellitus on Left Ventricular Geometry and Systolic Function in Hypertensive Subjects Hypertension Genetic Epidemiology Network (HyperGEN) Study”, Circulation, 103, pp. 102-107

10. Porwal Vinod, Raman P.G. (2005). " QT interval in Diabetes Mellitus", Int. J. Diab. Dev. Countries, vol 25, pp. 46- 49.

11. Rajeev K., Miles F., Peter W. M. (2004), “Diabetes and the QT Interval: Time for Debate”, Br J Diabetes Vasc Dis, 4, (3), pp. 146-150.

12. Ovid: Oikarinen: J Hypertens, Volume 19(10). October 2001.1883-1891. Relation of QT interval and QT dispersion to echocardiographic left ventricular hypertrophy and geometric pattern in hypertensive patients. The LIFE study.




TÓM TẮT

1. Đặt vấn đề

Phì đại thất trái (PĐTT) là một trong những biến chứng tim thường gặp trên lâm sàng.

Tuy nhiên về phương diện điên tim một số chỉ số kinh điển Sokolow Lyon là một trong những tiêu chí đánh giá phì đại thất trái nhưng thực tế lâm sàng chỉ số này cũng không luôn phản ảnh dày thất trái.. Trong những năm gần đây, chỉ số QTc được xem là một trong những tiêu chí đánh giá bệnh lý cơ tim.

2. Mục tiêu đề tài :

Phối hợp 2 thông số điện tim “ khoảng QTc và chỉ số Sokolow Lyon” trong đánh giá phì đại thất trái so sánh với chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) trên siêu âm tim ở một số bệnh nhân có bệnh lý nguy cơ (THA, ĐTĐ)



3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tổng số 202 bệnh nhân có các bệnh lý nguy cơ phì đại thất trái như THA, ĐTĐ….

Khảo sát khoảng QTc , Sokolov-Lyon trên điện tim và chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) trên siêu âm.

4. Kết quả

Chỉ số Sokolow Lyon bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 43,16%, bệnh nhân ĐTĐ là 41,17%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 42,4%. Khoảng QTc bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 45,33%, bệnh nhân ĐTĐ là 40%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 44,8%. Phối hợp QTc và Sokow-Lyon bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 25,9%, bệnh nhân ĐTĐ là 23,53%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 24,8%.

LVMI bệnh lý nhóm bệnh nhân THA là 53,96%, bệnh nhân ĐTĐ là 48,23%, bệnh nhân THA kèm ĐTĐ là 52,8%. Tương quan LVMI với khoảng QTc r=0,5978 Sokolow- Lyon r=0,5871

Với CI=95%, chỉ số nguy cơ phì đại thất trái của Sokolov Lyon là OR = 4,7368 (2,5950 – 8,6464) và RR = 2,1297 (1,5848 – 2,8620), của QTc là OR= 3,9357 ( 2,1781 – 7,1115); RR = 1,9558 (1,4625 – 2,6155) và phối hợp QTc và SL bệnh lý là OR = 5,2874 (2,5634 – 10,9061); RR = 3,5374 ( 1,9744 – 6,3377)



5. Kết luận :

Phối hợp chỉ số SL và QTc giúp bổ sung đánh giá phì đại thất trái
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 107.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương