Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP


Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào thị trường Đức



tải về 0.76 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.76 Mb.
#21652
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

2.6. Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào thị trường Đức

2.6.1. Cơ hội


Khi xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào thị trừơng Đức có một số cơ hội chính sau đây:

Thứ nhất, Đức là thị trường kinh doanh cà phê lớn nhất EU và cả Châu Âu, đồng thời cũng là nước tiêu thụ nhiều cà phê nhất EU ( chiếm khoảng 21%) và sức mua của người dân Đức cao, chính vì vậy thị trường rất ổn định.

Thứ hai, Cà phê hữu cơ, cà phê có chứng nhận thương mại công bằng, các chứng nhận khác về các tiêu chuẩn đạo đức cho mặt hàng cà phê ngày càng được người tiêu dùng tại Đức quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều nhà rang xay cà phê của Đức thích cà phê Chè. Những điều này tạo cho nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm cơ hội bằng cách kinh doanh các mặt hàng cà phê nêu trên với giá trị thu được sẽ cao hơn các loại cà phê khác.

Thứ ba, Đức nằm ở trung tâm của EU tạo điều kiện giao thương thuận lợi với các nước khác trong khu vực. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã có quan hệ thương mại với Đức sẽ có cơ hội xâm nhập, mở rộng xuất khẩu vào các thị trường khác trong EU.

Thứ tư, tại Đức có hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của Viêt Nam, hiệp hội sẽ cung cấp tình hình cung cầu cụ thể, xu hướng tiêu dùng của thị trườmg Đức, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ta có cơ hội xuất khẩu vào Đức, và mặt hàng cà phê cũng được hưởng những thuận lợi đó.

2.6.2. Thách thức


Đức là một thị kinh doanh cà phê lớn, phát triển nên mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta nhưng thị trường này cũng chứa không ít thách thức.

Một là yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về xuất xứ được thực hiện nghiêm ngặt. Người Đức coi trọng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và mức độ bảo vệ môi trường nên luôn hướng tới những mặt hàng cà phê có chứng nhận. Đây là thách thức tương đối lớn với cà phê Việt Nam vì trên thực tế nước ta sản xuất được rất ít cà phê nêu trên.

Hai là tình trạng cạnh tranh của mặt hàng cà phê ở Đức là rất cao, tại đây có đến 55 nước cung cấp cà phê nhân nên các nhà xuất khẩu cà phê vừa và nhỏ của ta sẽ gặp phải sư cạnh tranh quyết liệt từ những nhà nhập khẩu lớn với tiềm lực cao từ các nước khác như: Brazil, Peru, Colombia,.. và cạnh tranh trực tiếp về loại cà phê Vối của ta là Indonesia- nước có sản lượng cà phê Vối lớn thứ hai thế giới.

Ba là tại Đức mặt hàng cà phê nhập khẩu bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt ( theo mức thuế chung của EU). Bên cạnh đó, nhãn mác trở nên rất quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa trên thị trường Đức, chính vì vậy Đức có hệ thống quy đinh về bao gói, nhãn mác khắt khe hơn các nước khác.




Chương 3. THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỨC

3.1. Tổng quan về sản phẩm cà phê nhân và vai trò của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh Đăk Lăk

3.1.1. Tổng quan về sản phẩm cà phê nhân của tỉnh Đăk Lăk

3.1.1.1. Chủng loại cà phê


Tại Đăk Lăk, chủng loại cà phê được trồng nhiều nhất là cà phê Vối (Robusta), chiếm khoảng 97% tổng diện tích và sản lượng.

Ngoài những đặc điểm chung như đã nêu tại mục 2.2 của chương 2, nhân cà phê Vối của Đăk Lăk còn có những tính chất khác biệt, cụ thể như sau:



  • Ngoại hình nhân khá đồng đều, kích thước: dài 10- 11mm; rộng 6- 7mm; dày 3- 4mm. Màu sắc: nhân có màu xanh xám, xanh lục hoặc xám lục nhạt.

  • Hàm lượng cafein chỉ từ 2.0 đến 2.2% chất khô.

  • Khi rang đến độ chín thích hợp có hương thơm đặc trưng của cà phê. Vị nước của cà phê có vị đắng dịu, nhẹ, không chát.

3.1.1.2. Quy trình chế biến cà phê nhân


Hiện nay, tại Đăk Lăk, cà phê nhân được chế biến theo hai phương pháp là chế biến khô và chế biến ướt.

Phương pháp chế biến ướt phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi phải đầu tư máy móc, thiết bị nên tốn kém chi phí nhưng đảm bảo được chất lượng của cà phê nhân thành phẩm. Phương pháp này được các doanh nghiệp áp dụng nhiều.

Đối với phương pháp chế biến khô, quy trình thực hiện đơn giản hơn đơn, chi phí đầu tư thấp nhưng chất lượng nhân bị ảnh hưởng nhiều. Phương pháp này được các hộ nông dân sử dụng nhiều.

Quy trình cụ thể của hai phương pháp thể hiện trong sơ đồ dưới đây





SƠ ĐỐ 1: SƠ ĐỒ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ NHÂN

3.1.1.3. Các lợi thế trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk.

3.1.1.3.1. Lợi thế trong sản xuất


  • Lợi thế về điều kiện tự nhiên

Về khí hậu: Đăk Lăk nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là điều kiện thuận lợi phát triển cây cà phê Vối- vốn là chủng loại cà phê ưa ánh nắng, thích khí hậu nóng ẩm. Bên cạnh đó, tại đây một năm có hai mùa mưa và nắng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời điểm thích hợp cho người trồng cà phê bón phân, chăm sóc cây trong thời kì nuôi quả. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, vụ thu hoạch cũng thường bắt đầu vào cuối tháng 10- đầu tháng 11, vì vậy người trồng cà phê thu hoạch và chế biến cà phê thuận lợi hơn.

Về địa hình, thổ nhưỡng: Tỉnh Đăk Lăk có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó có hai cao nguyên lớn, bằng phẳng ở giữa tỉnh là cao nguyên Buôn Ma Thuột và M’Đrăk, có độ cao trung bình 450m so với mực nước biển, chiếm 53% diện tích tự nhiên. Đáng chú ý hơn nữa là diện tích đất đỏ Bazan lớn, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên. Đây chính là những điều kiện đặc biệt phù hợp cho cây cà phê Vối sinh trưởng, phát triển và cho năng xuất cao.

  • Lợi thế về năng suất

Chính điều kiện thuận lợi của khí hậu, thổ nhưỡng nêu trên cộng thêm kinh nghiệm và sự cần cù của người sản xuât đã tạo điều kiện cho cà phê tỉnh Đăk Lăk đạt năng suất cao nhất thế giới. Năng suất trung bình đạt 2.2 tấn/ ha, có năm đạt 2.5 tấn/ ha (2006), trong khi năng suất bình quân của cả nước chỉ đạt 1.7 tấn/ ha (2007), và của thế giới khoảng 0.7 tấn/ ha ( 2007).

  • Lợi thế về nhân công

Cũng như tình hình chung của cả nước, dân số Đăk Lăk có gần 50% ở độ tuổi lao, đây chính là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất ( chăm sóc, thu mua, chế biến,…). Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp cũng như người trồng cà phê ở đây chưa sử dụng nhiều trang thiết bị, máy móc vào sản xuất nên không đòi hỏi cao về trình độ của người lao động. Chính vì vậy chi phí nhân công bỏ không cao, góp phần giảm chi phi sản xuất đầu vào, tăng thu lợi nhuận.

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương