Đề tài: Ứng dụng các chất hoạT ĐỘng bề MẶt trong mỹ phẩm dành cho baby 2



tải về 497.72 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích497.72 Kb.
#39565
  1   2   3   4   5   6   7

Nhóm 2

MỤC LỤC


MỤC LỤC 1

Đề tài: ỨNG DỤNG CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG MỸ PHẨM DÀNH CHO BABY 2

I. Giới thiệu chung: 2

I.1 Các chất hoạt động bề mặt là gì? 2

I.2 Các loại chất hoạt động bề mặt 3

I.3.  Các chất hoạt động bề mặt mang điện tích âm: 4

I.4.  Các chất hoạt động bề mặt mang điện tích dương: 5

I.5. Chất hoạt động bề mặt không mang điện tích (non-ionic): 6

I.6.  Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính: 6

II. Chọn lựa và sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm. 7

II.1. Tẩy rửa: 7

II.2. Thấm ướt: 8

II.3. Tạo bọt: 8

II.4. Nhũ hóa: 8

II.5. Làm tan: 8

III. Các đặc điểm của da trẻ em: 9

IV. Các chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm dành cho trẻ em. 11

IV.1. Sodium Laureth Sulfate: 11

IV.2. Sodium Lauroamphoacetate: 11

IV.3. Lauryl Betaine: 11

IV.4. Fragrance: 11

IV.5. PEG-80 Sorbitan Laurate: 11

IV.6. Sulfosuccinat: 11

IV.7. Axyl isethionat: 12

IV.8. Alkyl amidobetain: 12

IV.9. Các este polyol: 13

IV.10. Cocamidopropyl Betaine (CAPB): 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15



Đề tài: ỨNG DỤNG CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG MỸ PHẨM DÀNH CHO BABY




I. Giới thiệu chung:


- Nước, chất lỏng phổ biến nhất để làm sạch, có đặc tính sức căng bề mặt. Trong nước, mỗi phân tử được bao quanh và hút bởi các phân tử nước khác. Tuy nhiên, trên bề mặt, các phân tử nước chỉ bị các phân tử nước khác bao quanh ở phía trong. Sức căng được tạo nên do các phân tử nước tại bề mặt bị kéo vào phía trong.

- Sức căng này làm cho nước tạo thành giọt trên bề mặt (kính, vải) do đó làm giảm độ ngấm thấu và hạn chế quá trình làm sạch. Có thể nhìn thấy sức căng bề mặt bằng cách cho 1 giọt nước lên mặt bàn nằm ngang. Giọt nước sẽ giữ nguyên dạng và không bị loang ra.

- Trong quá trình làm sạch, cần giảm sức căng bề mặt xuống để nước có thể loang ra và làm ướt bề mặt. Các hoá chất có thể làm được việc này một cách có hiệu quả được gọi là các chất hoạt động bề mặt. Chúng còn được gọi là các chất làm cho nước “ngấm hơn”.

- Các chất hoạt động bề mặt thực hiện các chức năng quan trọng của chúng trong quá trình làm sạch như làm lỏng ra, làm nhũ hóa (phân tán trong nước), và giữ các chất bẩn ở dạng huyền phù cho tới khi chúng bị giũ đi. Chất hoạt động bề mặt còn có thể tạo ra độ kiềm để loại bỏ các chất bẩn axit.


I.1 Các chất hoạt động bề mặt là gì?

I.1. Các chất hoạt động bề mặt là gì?


- Là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của dung môi chứa nó, có khả năng hấp phụ lên lớp bề mặt, có độ tan tương đối nhỏ.



Dạng phân tử của chất hoạt động bề mặt

- Hiện tượng cơ bản của chất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau:

+ Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt ở các mặt phân giới trong hệ thống.

+ Bền hóa một hay nhiều mặt phân giới bằng sự tạo thành các lớp bị hập phụ.

- Một tác nhân hoạt động bề mặt là một vật liệu có tính chất làm thay đổi năng lượng bề mặt mà nó tiếp xúc. Sự giảm năng lượng bề mặt có thể dễ quan sát thấy trong sự tạo bọt, sự lan rộng một chất lỏng trên một chất rắn, sự phân tán các hạt rắn trong môi trường lỏng và sự tạo huyền phù.

- Việc sử dụng hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực chính tùy thuộc vào tính chất của chúng:

+ Tẩy rửa.

+ Làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng.

+ Tạo bọt.

+ Nhũ hóa trong các sản phẩm, sự tạo thành và độ bền của nhũ tương là quyết định, ví dụ trong kem da và tóc.

+ Làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử không tan, ví dụ như dưa hương liệu.

I.2 Các loại chất hoạt động bề mặt



tải về 497.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương