ĐỀ thi thử tuyển sinh đẠi học và cao đẲng năm họC 2012 2013



tải về 67.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích67.82 Kb.
#28539


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN
Đề chính thức

ĐỀ THI THỬ

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: LỊCH SỬ

Thời gian: 180 phút



(không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Nêu những chuyển biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945) và tác động của những chuyển biến đó đối với Cách mạng Việt Nam trong thời gian nói trên.


Câu 2: (3,0 điểm)

Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.


Câu 3: (2,0 điểm)

Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975).


II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4a hoặc câu 4b)

Câu 4a: Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)

Trình bày sự thành lập và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN (1967-2000).


Câu 4b: Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)

Nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế của Mỹ giai đoạn 1945-1973. Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong giai đoạn này?


------HẾT-----

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………......... Số báo danh: ………… Chữ ký……………

Họ và tên Giám thị 1: …………………………………............ Chữ ký……………

Họ và tên Giám thị 2: ……………………………………….... Chữ ký……………



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN

Đề chính thức

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: LỊCH SỬ

(Đáp án - thang điểm gồm 04 trang)



ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu

NỘI DUNG ĐÁP ÁN

Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

1

Nêu những chuyển biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945) và tác động của những chuyển biến đó đối với Cách mạng Việt Nam trong thời gian nói trên.




Đầu tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.

Ở Đông Dương, thực dân Pháp tăng cường vơ vét sức người sức của để dốc vào chiến tranh.




0,25

Tháng 11/1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng là đánh đổ đế quốc, tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập ... đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.



0,25

Đầu năm 1943, cuộc chiến tranh thế giới chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cách mạng nước ta. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quân Đức.


0,25

Từ ngày 25 đến ngày 28/02/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La, vạch kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành gấp rút.




0,25

Đầu năm 1945, Hồng quân Liên Xô trên đường tiến đánh Bec-lin, sào huyệt của phát xít Đức, một loạt nước Châu Âu được giải phóng. Ở Châu Á- Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho Nhật những đòn nặng nề. Ở Đông Dương quân Pháp chờ thời cơ phản công quân Nhật.

Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, phát xít Nhật độc chiếm Đông Dương






0,25

Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ra Chỉ thị “Nhật -Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”... quyết định “phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”



0,25

Đầu tháng 8/1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật ở Châu Á- Thái Bình Dương. Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki. Quân Liên Xô tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật. Trưa ngày 15/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.



0,25

Ngay từ ngày 13/8/1945, khi nhận được thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động khởi nghĩa trong cả nước.

H
1


ội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 đến ngày 15/8/1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 đến ngày 17/8/1945) đã bàn nhiều vấn đề quan trọng của Cách mạng... Trong thời gian từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi trên cả nước.


0,25

2

Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.




Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.


0,25

Một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Hồ Chí Minh, công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước. Ngày 6/1/1946, bầu cử Quốc hội được tổ chức.


0,25

Ngày 2/3/1946, tại kì họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng dầu và lập ra Ban dự thảo hiến pháp. Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua.


0,25

Để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”, “Tăng gia sản xuất!”...


0,25

Để giải quyết nạn dốt, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ để chống “giặc dốt”.


0,25

Để giải quyết khó khăn về tài chính, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”, phát hành tiền Việt Nam...

0,25

Tháng 9/1945, thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai ở Nam Bộ. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.


0,25

Để tránh trường hợp đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc (Pháp ở Nam Bộ, quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc), Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tạm hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc, nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về chính trị, kinh tế...



0,25

Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, tạm hòa hoãn với Pháp để đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền Cách mạng, chuẩn bị lực lượng...


0,25

Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam, tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến.


0,25

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

0,25

Như vậy, trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân ta giải quyết nhiều khó khăn về đối nội, đối ngoại. Những hoạt động trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng góp rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.



0,25

3

Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975).




a
2
. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954)





Tháng 3/1951, Mặt rận Liên Việt, Mặt trận Khơme Itxarắc, Mặt trận Lào Ítxala họp Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.


0,25

Tháng 12/1953, Liên quân Lào-Việt mở cuộc tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xavanakhét và căn cứ Xênô.

0,25

Cuối tháng 01/1954, Liên quân Lào-Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì, căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng.


0,25

Những thắng lợi của quân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là sau chiến thắng của quân dân ta ở Điện Biên Phủ đã buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.


0,25

b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)




Trong hai ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp, biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.


0,25

Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn... giải phóng vùng đất rộng với 4,5 triệu dân.


0,25

Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn... giữ vững hành lang chiến lược Đông Dương.


0,25

Cùng với Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết (01/1973) các phái ở Lào đã ký Hiệp định Viêng Chăn (02/1973).

Năm 1975, hòa theo thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân Việt Nam, tháng 4/1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi, từ tháng 5 đến tháng 12 quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.





0,25

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

4a

Trình bày sự thành lập và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN (1967-2000).



a. Sự thành lập




Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác, đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

Các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.





0,50

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của năm nước: Indonexia, Malaixia, Singapo, Thái Lan và Philippin....


0,50

b. Quá trình phát triển




Giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

0,50

T
3
háng 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) được kí kết đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước... đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN.


0,50

Từ năm 1984 đến năm 1999, các nước Đông Nam Á lần lượt gia nhập ASEAN: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

0,50

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước thành viên, ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển....


0,50

4b

Nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế của Mỹ giai đoạn 1945-1973. Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong giai đoạn này?



a. Những thành tựu kinh tế




Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

Trong khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.




0,50

Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mỹ bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.

0,50

Mỹ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của toàn thế giới, nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

0,50

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.

0,50

b. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mỹ




Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

0,25

Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.

0,25

Mỹ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lý.


0,25

Các tổ hợp công nghiệp quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh và có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển




0,25


4


Каталог: assets
assets -> Tên: lớp: 12 / phòng thi:… sbd: …
assets -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tp. ĐÀ NẴng đỀ kiểm tra học kỳ 1 trưỜng thpt quang trung môN: tiếng anh lớP 11
assets -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
assets -> CHÙm tên sách về thăng long hà NỘI 1000 CÂu hỏi- đÁp về thăng long hà NỘI
assets -> PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ
assets -> Trường thpt thái Phiên Tổ Địa lí ĐỀ CƯƠng ôn tậP ĐỊa lý 12
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2008 2009 LẦn I
assets -> ĐỀ thi thử ĐẠi học cao đẲng năm họC 2012-2013 -lần II

tải về 67.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương