ĐỀ thi thử HỌc sinh giỏi lớP 12 thpt môN: LỊch sử- năm họC 2022-2023



tải về 43.84 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu21.09.2022
Kích43.84 Kb.
#53252
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
đề 6,7,8

- Từ năm 1945 đến năm 1950.
+ Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu tiến hành xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình: Pháp tái chiếm Đông Dương, Hà Lan tái chiếm Inđônêxia…
+ Liên minh chặt chẽ với MĨ: Nhiều nước Tây Âu tham gia tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATo) do Mĩ đứng đầu, nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.







- Từ năm 1950 đến năm 1973
+ Nhiều nước vừa tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, vừa muốn đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài(…).
+ Các nước Tây Âu tiếp tục tham gia khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN; đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixaen trong các cuộc chiến tranh Trung Đông.
+ Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thụy Điển, Phần Lan.
+ Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.







- Từ năm 1973 đến năm 1991
Bắt đầu xu thế hòa hoãn, giảm bớt sự căng thẳng giữa Tây Âu với các nước XHCN:
+ Năm 1972, hai nước công hòa Liên bang Đức và cộng hòa Dân chủ Đức ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức.
+ 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước XHCN châu Âu và hai nước Mĩ, Ca na đa kí Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu đã dịu đi rõ rệt.
+ Đặc biệt, do hệ quả của việc kết thúc chiến tranh lạnh, bỏ bức tường Béclin (1989) để tái thống nhất nước Đức (1990).
- Từ năm 1991 đến 2000:
+ Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã
+ Anh tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, còn Pháp và Đức thì trở thành đối trọng với Mĩ
+ Mở rộng quan hệ với khu vực Đông Âu, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi,khu vực Mĩ la tinh và các nước Đông Âu va SNG..




Câu 3

a. Hình trên là biểu tượng của Tổ chức nào? Ý nghĩa của biểu tượng đó.
b. Vì sao các nước Tây âu có xu hướng liên kết với nhau.







a. Hình trên là biểu tượng của Tổ chức nào? Ý nghĩa của biểu tượng đó







- Là biểu tượng của lá cờ Liên minh châu Âu.







Ý nghĩa:
+ Cờ Liên minh châu Âu không phải là tập hợp hình lá cờ của các nước trong khối, mà là một lá cờ đầy sao, biểu thị sự thống nhất của toàn khối, hướng tới sự phát triển thịnh vượng chung.
+ Hình ảnh lá cờ là vòng tròn 12 ngôi sao trên nền xanh. Vì sao là con số 12 mà không phải là 28? ở đây không có sự “ đếm” số nước tham gia vì không lẽ lá cờ phải thay đổi ngôi sao khi có thêm nước khác tham gia. Mà số 12 là con số thể hiện sự trọn vẹn, toàn bích. 12 cũng là 12 tháng trong năm, 12 giờ trên chiếc đồng hồ, thể hiện sự hoàn thành mục tiêu hoàn hảo, trọn vẹn.
+ 12 ngôi sao vàng xếp hình tròn trên nền xanh cho thấy một thể thống nhất đoàn kết, hòa hợp, không có sự mâu thuẫn cả về kinh tế lẫn chính trị. Đó là một sự thỏa thuận liên kết, bổ sung, giúp đõa lẫn nhau của các nước trong khối liên minh. Tất cả công dân của các nước trong liên minh sẽ thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của mình, không có sự phân biệt.
=> Đó là ý nghĩa của lá cờ Liên minh châu Âu, với vòng tròn 12 ngôi sao lấp lánh trên nền xanh màu thiên thanh, tượng trưng cho sự hợp nhất, toàn vẹn và phát triển bền vững của các nước thành viên.







b. Vì sao các nước Tây âu có xu hướng liên kết với nhau.







- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên kết, trao đổi kinh tế, văn hóa với nhau.
- Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu hướng toàn cầu hóa.
- Sự liên kết sẽ làm cho các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những mâu thuẫn, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
- Từ năm 1950, do nền kinh tế đã bắt đầu phát triển, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ sức được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.




Câu 4

a. Tóm tắt sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản từ 1945 đến 2000. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những nhân tố nào đã tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ?

tải về 43.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương