ĐỀ thi học sinh giỏi huyện năm học: 2015-2016



tải về 48.73 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích48.73 Kb.
#12084

PHÒNG GD&ĐT PHÚ VANG

TRƯỜNG THCS PHÚ THANH

------------------------

Giáo viên: Trần Tố Thi



ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN

Năm học: 2015-2016

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài : 90 phút

(không kể thời gian giao đề)



----------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ

  1. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 ĐIỂM)

Câu 1: (4 điểm)

a. Hãy nêu nội dung cơ bản nhất trong tiến trình lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 qua các giai đoạn:

+ Giai đoạn 1858-1884;

+ Giai đoạn 1885-1897;

+ Giai đoạn 1897-1918.



b. Chọn và giải thích một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử 1858-1918 và cả những thời kỳ tiếp theo.

Câu 2: (4 điểm) Trình bày những điều kiện dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.

Câu 3: (4 điểm) Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào từ khi Pháp xâm lược nước ta năm 1858 đến 1884?

  1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)

Câu 4: (3 điểm) Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?

Câu 5: (5 điểm) Trình bày sự phát triển "thần kỳ" về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên nhân của sự phát triển đó? Từ đó, em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất n­ước?.

-------------------------------Hết--------------------------------



ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Câu

Nội dung kiến thức

Điểm

Câu 1

(4 đ)

a. Hãy nêu nội dung cơ bản nhất trong tiến trình lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 qua các giai đoạn: (3,0 điểm)

* Giai đoạn 1858 – 1884:

- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858 và hoàn thành cuộc xâm chiếm vào năm 1884.

- Tiến hành bình định và khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô ngay sau khi thành công bình định bằng quân sự đối với các cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

* Giai đoạn 1885 – 1897:

- Phong trào Cần Vương diễn ra mạnh mẽ do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo kháng chiến chống Pháp, những cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

- Phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám và cuộc kháng chiến của đồng bào miền núi bùng nổ nhưng cuối cùng đều tan rã.

* Giai đoạn 1897 – 1918:

- Phong trào yêu nước chống Pháp theo hướng mới bùng lên trước và trong CTTG thứ nhất: Xuất hiện trào lưu cải cách duy tân từ nửa cuối thế kỷ XIX, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào chống thuế ở Trung kỳ, các cuộc khởi nghĩa của binh lính...nhưng cũng đều thất bại.

- Nguyễn Tất Thành đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

b. Chọn và giải thích một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử 1858-1918 và cả những thời kỳ tiếp theo

* Sự kiện: Sự kiện tiêu biểu nhất có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử 1858-1918 và cả những thời kỳ tiếp theo là cuộc xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp.

* Giải thích:

- Cuộc xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp đã chuyển Việt Nam từ chế độ phong kiến sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến, xã hội Việt Nam từ đó cũng bị chuyển biến mạnh mẽ, nhiều tầng lớp giai cấp xã hội mới ra đời.

- Cuộc xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp đã làm bùng lên Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của mọi tầng lớp nhân dân diễn ra ngay từ đầu và liên tục sôi nổi ở các giai đoạn lịch sử kế tiếp.

- Trong quá trình đấu tranh, lực lượng giai cấp công nhân Việt Nam từng bước trưởng thành, tiến tới thành lập chính Đảng của riêng mình: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930).

- Đảng đã đảm nhận vai trò lãnh đạo nhân dân kháng chiến đánh Pháp, tuyên bố độc lập năm 1945, giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1954.

0,25


0,25

0,25
0,25


0,25

0,25

1,0

0,25

0,25


0,5

0,5


Câu 2

(4 đ)

1. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để bóc lột nhân dân ta làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp trở nên gay gắt.

2. Tinh thần yêu nước chống Pháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp cũ như địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Giai cấp nông dân căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp với ý thức dân tộc sâu sắc sẵn sàng hưởng ứng các cuộc đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp tiến bộ khởi xướng. Một số tầng lớp mới như tiểu tư sản thành thị có ý thức dân tộc tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX...

3. Tư tưởng dân chủ tư sản thông qua sách báo Trung Quốc truyền vào nước ta, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

4. Tầng lớp trí thức Nho học tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản và tiến hành tổ chức, lãnh đạo cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.



1,0

1,0


1,0

1,0


Câu 3

(4đ)

* Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện:

- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp cùng triều đình chống giặc.

- Tại Gia Định: Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Trương Định lãnh đạo cuộc khởi nghĩa làm cho địch thất điên bát đảo.

- Tại 6 tỉnh Nam Kỳ: Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Rạch Giá, Hà Tiên. Nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực...

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần I: Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên kháng chiến, các toán nghĩa binh quấy rối địch, chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà... Tại các tỉnh đồng bằng có căn cứ kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị... Ngày 21/12/1873 phục kích Cầu Giấy giết chết Gác-ni-ê và nhiều sĩ quan binh lính Pháp.

- Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần II: Nhân dân Hà Nội tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa ngăn giặc. Hàng ngàn người tụ tập đội ngũ tại đình Quảng Văn để đánh giặc. Tại các tỉnh nhân dân đắp đập, cắm kè, làm hầm chông chống giặc... Ngày 19/5/1883, phục kích Cầu Giấy giết chết Ri-vi-e và nhiều lính Pháp.


0,5


0,5

1,0


1,0

1,0


Câu 4

(3 đ)

* Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm các giai đoạn:

- Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

- Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

- Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.



* Vị trí của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế:

Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.



* Ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế:

- Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa, một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước làm xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, …

- Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc...



0,25


0,25

0,25
0,75


0,5


0,5
0,5

Câu 5

(5 đ)

a. Sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề và phụ thuộc vào nền kinh tế Mĩ (1945-1950).

- Từ đầu những năm 50 đến những năm 70 thế kỉ XX, Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì”, với những thành tựu chính:

+ Tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đạt tới 183 tỉ USD.

+ Về công nghiệp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trong những năm 1950 – 1960 là 15%, những năm 1961 – 1970 là 13,5%.

+ Về nông nghiệp, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kỉ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.

- Từ những năm 70, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới t­ư bản chủ nghĩa và thế giới. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật v­ượt qua Mĩ. Hàng hoá Nhật len lõi, cạnh tranh khắp các thị trường thế giới.

- Tuy nhiên, trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 – âm 0,7%, 1998 – âm 1,0%). Nềnkinh tế Nhật Bản đòi hỏi phải có những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học-công nghệ.

- Mặt khác Nhật Bản vấp phải sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ, Tây Âu và nhiều nước công nghiệp mới nổi...



b. Nguyên nhân sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản:

- Do Nhật tận dụng đ­ược cơ hội cuộc chiến tranh xâm l­ược Triều Tiên, Việt Nam của Mĩ để phát triển kinh tế.

- Nhờ Nhật tiến hành các cuộc cải cách dân chủ quan trọng, áp dụng những thành tựu khoa học- kỹ thuât.

- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật.

- Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

- Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính Phủ Nhật Bản.

c. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước:

- Biết tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học -kỹ thuật. Biết cách “len lỏi” để thâm nhập thị tr­ường thế giới.

- Biên chế gọn nhẹ, hợp lý.

- Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ để phù hợp với hiện tại. Biết tận dụng vốn.

- Đặc biệt cần chú trọng yếu tố con ng­ời. Đào tạo ra những con ng­ười tài năng và đạo đức cho nền kinh tế.

Có thể nói, sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật hơn nửa thập kỉ qua đã để lại sự kính nể của bạn bè thế giới. Bài học về khắc phục chiến tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển của Nhật là bài học quý giá đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay...



0,25


0,25
0,25
0,25

0,25


0,25

0,25


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25


0,25

0,25
0,25


0,25
0,25
0,5



---------------------Hết----------------------




tải về 48.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương