ĐỀ thi chọn học sinh giỏi vòng II năm họC 2013 2014



tải về 85.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích85.21 Kb.
#6676

P
ĐỀ CHÍNH THỨC
HÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG II

NĂM HỌC 2013 - 2014

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9

Thời gian làm bài: 150 phút

(Đề bài gồm 01 trang)



Câu 1 (2 điểm)

1) Chỉ được dùng thêm một thuốc thử khác, hãy trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất (mà người nông dân có thể thực hiện trên đồng ruộng) để nhận biết các loại phân bón hóa học: KNO3, Ca(H2PO4)2, NH4Cl.

2) Từ hỗn hợp Na2CO3, Na2SO3, NaOH, NaCl và các chất vô cơ cần thiết khác. Trình bày phương pháp hóa học điều chế NaOH tinh khiết (dụng cụ và thiết bị có đầy đủ).

3) Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng cho mỗi thí nghiệm sau:

a) Cho một mẩu Na vào dung dịch FeCl2 và để ngoài không khí.

b) Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào ống nghiệm đựng sẵn dung dịch NaAlO2 .



Câu 2 (2 điểm)

1) Tìm công thức các chất và viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

A B D E B

Biết B, D, E là hợp chất của kim loại A, khi đốt cháy có ngọn lửa màu vàng.

2) Vôi sống mới nung có khả năng hút ẩm, khi để ngoài không khí thì khả năng hút ẩm giảm. Giải thích tại sao.

Nêu các biện pháp để nâng cao hiệu suất sản xuất vôi sống.



Câu 3 (2 điểm)

1) Chỉ từ các chất: KMnO4, NaCl, H2SO4 và Fe có thể điều chế trực tiếp được các khí gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng tạo thành các khí đó.

2) Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4). Để hòa tan hết X cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (đktc). Tính m.

Câu 4 (2 điểm)

Một hỗn hợp A gồm Ba và Al.

- Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí (đktc), dung dịch B và phần không tan D.

- Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)­2 dư thu được 20,832 lít khí (đktc).

1) Tính khối lượng mỗi kim loại trong m gam A?

2) Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl.



Câu 5 (2 điểm)

Trộn CuO với một oxit kim loại (hóa trị II không đổi) theo tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 được hỗn hợp X. Cho một luồng khí CO dư đi qua 28,8 gam X nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần 600 ml dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng chỉ thoát ra khí NO duy nhất và dung dịch chứa hai muối của 2 kim loại nói trên. Xác định kim loại chưa biết.


(Cho: Fe = 56; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cu = 64; Ba = 137)

–––––––– Hết ––––––––

Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………………..….……

Chữ kí giám thị 1: …………………………………Chữ kí giám thị 2:………..……………





PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG II

NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Hóa Học - Lớp 9



(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)



Câu

Đáp án

Điểm

1(2 điểm)

1.(0,5 điểm)




Chọn thuốc thử là: dung dịch Canxi hiđroxit – Ca(OH)2

- Đánh số thứ tự 3 mẫu phân bón theo thứ tự từ 1 đến 3, lấy từng lượng nhỏ các mẫu phân bón trên làm mẫu thử.

- Nhỏ dung dịch nước vôi trong vào các mẫu phân trên:

- Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa đó là Ca(H2PO4)2:

Ca(H2PO4)2+ 2 Ca(OH)2 Ca3(PO4)2 + 4H2O

- Mẫu thử nào có chất khí mùi khai thoát ra là NH4Cl:

2NH4Cl + Ca(OH)2CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

- Không có hiện tượng gì là KNO3



Học sinh chọn thuốc thử khác không cho điểm.

0,25


0,25


2.(0,5 điểm)




Cho hỗn hợp các chất đó vào dung dịch HCl lấy dư .

Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + SO2

Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O +CO2

NaOH + HCl NaCl + H2O


0,25


Cô cạn dung dịch rồi hòa tan vào nước được dung dịch NaCl. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn thu được NaOH tinh khiết:

2NaCl + 2H2O  2NaOH + Cl2 + H2



(Thí sinh có thể làm cách khác nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa)

0,25


3.(1,0 điểm)




  1. Hiện tượng:

Mẩu Na tan ra, có khí không màu không mùi bay lên, xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển thành màu nâu đỏ khi để ngoài không khí.

2Na + 2.H2O 2NaOH + H2

FeCl2 + 2NaOHFe(OH)2+ 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3



0,25


0,25

b. Hiện tượng:

- Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần đến một lượng nhất định và không đổi khi CO2 dư.

CO2+ NaAlO2 + 2H2OAl(OH)3 + NaHCO3


0,25


0,25



2(2 điểm)

1.(1,25 điểm)




B,D,E là hợp chất của kim loại A, khi đốt cháy có ngọn lửa màu vàng nên A là Na; B,D,E là hợp chất của Na. B: NaOH; D: NaHCO3; E: Na2CO3

0,25


2Na + 2H2O2NaOH + H2 (1)

NaOH + CO2 NaHCO3 (2)

NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O (3)

Na2CO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + 2NaOH (4)



Mỗi phương trình đúng được 0,25 điểm.

(Thí sinh có thể chọn các chất khác của Na, đúng vẫn đạt điểm tối đa)

1,0




2.(0,75 điểm)




- Vôi sống mới nung để ngoài không khí thì khả năng hút ẩm giảm là do vôi sống phản ứng với hơi nước và khí CO2 trong không khí.

CaO + H2O Ca(OH)2­

CaO + CO2CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O



0,25

- Vôi sống được sản xuất từ đá vôi theo PTHH sau:

CaCO3 CaO + CO2

- Để nâng cao hiệu suất sản xuất vôi sống thì có 3 biện pháp sau:

+ Kích thước đá vôi cho vào lò phải vừa phải( Nếu to thì bị sống vôi, còn nhỏ quá thì tắt lò).

+ Giữ nhiệt độ trong lò ổn định trên 9000 C.

+ Quạt thông khí, làm cho lượng khí CO2 thoát ra càng nhanh càng tốt (tránh phản ứng ngược lại).



0,5




3(2 điểm)

1.(1,0 điểm)




Có thể điều chế được các khí: O2, H2, SO2, HCl

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

H2SO4 loãng + Fe  FeSO4 + H2

6H2SO4 (đặc, nóng) + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

H2SO4 (đặc, nóng) + 2NaCl  Na2SO4 + 2HCl

2KMnO4 + 16NaCl + 8H2SO4 2KCl+ 8Na2SO4 +2MnCl2 + 5Cl2+8H2O



Mỗi phương trình đúng được 0,2 điểm


2.(1,0 điểm)




2Fe +O2 2FeO ( 1)

4Fe + 3O2 2 Fe2O3 ( 2)

3Fe+2O2 Fe3O4 ( 3)

Fe + 2HCl FeCl2+ H2 (4)

FeO + 2HCl FeCl2 + H2O (5)

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O (6)

Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 +4H2O (7)

0,25

0,25


Ta có: = 0,03 ( mol); nHCl = 1.0,3 = 0,3 (mol)

Theo ( 4) : nHCl = 2nH­2 = 0,06 ( mol)

Ta có : n(HCl) = nHCl (hoà tan oxit ) + nHCl (pư với Fe)

=> 0,3 = nHCl(hoà tan oxit ) + 2.0,03


0,25


=> nHCl(hoà tan oxit ) = 0,3 – 0,06 = 0,24 (mol)

Theo các pt (5), (6), (7): nO(oxit) = 1/2. nHCl(hoà tan oxit ) = 0,12 (mol)

=> m = mX – mO(oxit) = 12 – 0,12.16 = 10,08 gam

0,25



4(2điểm)

1.(1,0 điểm)




- Cho m A vào nước dư: Ba tan hết, Al tan một phần:

Ba + 2H2OBa(OH)2 + H2 (1)

x x x

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O Ba(AlO2)2 + 3H2 (2)



x x 3x

0,25


= = 0,06(mol) => 4x = 0,06 => x = 0,015 (mol)

mBa = 0,015.137= 2,025(g)



0,25


- Cho 2m A vào Ba(OH)2 dư cả Ba và Al tan hết: = = 0,93 (mol)


0,25



Theo (2):

0,25


2.(1,0 điểm)




Dung dịch B: Ba(AlO2)2 : 0,015 mol; = = 0,01(mol)

Trường hợp 1: HCl thiếu

Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O2Al(OH)3 + BaCl2 ( 3)

Theo (3) : nHCl = = 0,01( mol)

CM(ddHCl) = = 0,2M.


0,5


Trường hợp 2: HCl dư

Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O2Al(OH)3 + BaCl2 ( 3)

0,015 0,03 0,03

Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2 (4)

(0,03- 0,01) 3. 0,02

CM(ddHCl) = = 1,8 M


0,5




5(2 điểm)

Gọi kim loại hóa trị II là M. Công thức hóa hoc của oxit là MO.

- Trường hợp 1: MO bị CO khử.

CuO + COCu + CO2 (1)

MO + CO M + CO2 (2)

3Cu + 8HNO33Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)

3M + 8HNO3 3M(NO3)2 + 2NO + 4H2O (4)

Gọi số mol của CuO là x, thì số mol của MO là 2x


0,5



Số mol của HNO3 = 0,6. 2 = 1,2 ( mol)

Ta có hệ phương trình sau

Giải hệ cho x = 0,15 và MM = 40(g)

M là Ca.Trường hợp này không thỏa mãn vìCaO không bị CO khử.


0,25

0,25


- Trường hợp 2: MO không bị CO khử

CuO + CO Cu + CO2 (1)

3Cu + 8HNO33Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)

MO + 2HNO3M(NO3)2 + H2O (5)

Gọi số mol của CuO là a thì số mol của MO là 2a


0,5

Ta có hệ phương trình sau

Giải hệ cho x = 0,18 và MM = 24(g)

M là Mg.Trường hợp này thỏa mãn vì MgO không bị CO khử


0,25

0,25

Ghi chú: - Thí sinh viết các phương trình hóa học hoặc có cách làm khác với hướng dẫn chấm mà đúng vẫn cho điểm tương đương.



- Phương trình hóa học viết đúng nhưng không cân bằng hoặc thiếu điều kiện cần thiết trừ 1/2 số điểm của phương trình đó.

- Bài toán phương trình viết sai chất, hoặc không cân bằng thì không cho điểm.




tải về 85.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương