ĐỀ thi chọn học sinh giỏi môN: LỊch sử LỚP 11 Câu 1



tải về 23.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích23.24 Kb.
#12731
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11

Câu 1 (4 điểm): Trình bày nội dung và kết quả của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Vì sao cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản? Cuộc cách mạng này còn hạn chế ở điểm nào?

Câu 2 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có tính chất là cuộc chiến tranh xâm lược?

Câu 3 (5 điểm): Tình hình nước Nga trước cách mạng 1917 có những điểm nổi bậc gì? Nêu nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?

So sánh sự giống và khác nhau giữa cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu thời cận đại (cách mạng tư sản Anh, Pháp). Nêu tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga



Câu 4 (4 điểm): Trình bày cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrat (1917). Tại sao nói cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?

Câu 5 (4 điểm): Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? Sau khi lên cầm quyền (từ 1933 đến 1939), Hit-le đã thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại phản động và hiếu chiến như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11

Câu 1 (4đ)

* Nôi dung cuộc cải cách Minh Trị:(2 điểm)

1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục.

- Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của các tầng lớp tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập

- Về kính tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…

- Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. …mời chuyên gia quân sự nước ngoài…

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây…

* Kết quả: (1 điểm)

- Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế công - thương phát triển nhất châu Á

- Giữ vững được độc lập, chủ quyền trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.

* Cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản (0,75)

- Mở đường cho TBCN phát triển

- Chính quyền do quý tộc tư sản hóa nắm.

* Hạn chế (0,25): Nhật Bản vẫn duy trì chế độ quân chủ



Câu 2 (3 điểm):

* Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp: (2,5 điểm)

- Nguyên nhân sâu xa: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của các nước đế quốc: các đế quốc trẻ như Đức, Mĩ, Nhật có tốc độ phát triển kinh tế nhảy vọt vượt qua các đế quốc già như Anh, Pháp. Trong khi đó các đế quốc trẻ có ít thuộc địa còn đế quốc gìa có hệ thống thuộc địa rộng lớn. Do đó chiến tranh giữa các đế quốc xảy ra để chia lại thế giới

- Nguyên nhân trực tiếp (duyên cớ): (0,5)

Thái tử Áo – Hung bị người Xec-bia ám sát

Câu 3: 5 điểm

* Những điểm nổi bật của tình hình nước Nga trước cách mạng 1917

(1,5 )

- Là nước quân chủ chuyên chế, những tàn tích của chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của TBCN ở nước Nga.



- Nga hoàng tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.

- Nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của thời đại: mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa tư sản với phong kiến, giữa nông dân với phong kiến, giữa 100 dân tộc khác (không phải dân tộc Nga) với nga hoàng. Đưa nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng

* Nguyên nhân trực tiếp của cách mạng tháng Hai ở Nga: Nga hoàng đẩy nhân dân nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất như giọt nước làm tràn ly, đẩy nước Nga đến một cuộc cách mạng. (0,5)

* So sánh sự giống và khác nhau giưa cách mạng tháng Hai ở Nga với các cuộc cách mạng tứ sản ở Âu – Mĩ thời cận đại:

- Giống nhau: Đều lật đổ chế độ phong kiến (0,75)

- Khác nhau: (1,25 điểm)

+ Về giai cấp lãnh đạo: Cách mạng Nga do vô sản lãnh đạo Cách mạng Anh, Pháp do tư sản lãnh đạo

+ Động lực cách mạng: CM Nga là liên minh công – nông. Cách mạng Anh, Pháp là liên minh tư sản với nông dân

+ Hướng phát triển của cách mạng: CM Nga là sau khi lật đổ phong kiến, tiếp tục làm cách mạng XHCN chứ không dừng lại ở CNTB. CM Anh, Pháp: tiến tới xây dựng CNTB

+ Chính quyền sau CM: CM Nga lập chính quyền xô viết công-nông-binh. CM Anh, Pháp lập chính quyền của tư sản.

* Tính chất của CM tháng Hai ở Nga: 1 điểm

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.



Câu 4: (4 điểm)

* Trình bày cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pêtơrôgrat: (1,5)

- Đêm 24/10/1917, các đội cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô.

- Đêm 25/10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ chính phủ tư sản (Trừ thủ tướng Kêrenxki) bị bắt. Ngày 25/10 (7/11) trở thành ngày thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười Nga

-Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước.

* Tại sao nói …?(2,5)

- Cách mạng tháng Mười Nga làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người Nga.

- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách

mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên

toàn thế giới.



Câu 5: (4điểm)

* Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?(1,5)

- Giai cấp tư sản cầm quyền đã dung túng cho CNPX hành động

- Các hoạt động tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù,chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống cộng…của đảng Quốc xã

- Đảng xã hội dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản

- Truyền thống quân phiệt của nước Đức.

* Những chính sách đối nội, đối ngoại phản động và hiếu chiến của Hit-le (2,5)

- Đối nội:

+ Chính trị: thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là đảng Cộng sản Đức.

Khi tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hit-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vây-ma, tự xưng là quốc trưởng suốt đời.

+ Về kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế, nhằm phục vụ nhu cầu quân sự.

- Đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh:

+ 10/1933, Đức rút khỏi Hội quốc liên

+ 1935, ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.



Đến 1938, nước Đức trở thành một trại lính và xưởng đúc súng khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

Hết
Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 23.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương