Đồ thờ nhân cách/tượng thờ



tải về 27.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích27.2 Kb.
#30028
2.6.1. Đồ thờ nhân cách/tượng thờ

Hầu hết các đồ thờ nhân cách đều là tượng của các thần linh [3: 47].



2.6.1.1. Tượng thờ Phật giáo

Người Việt thờ Phật theo lối thế gian, tức lối thờ bình dân nên rất cần đồ thờ để vừa gợi ý đi vào tâm đạo, vừa gây ý thức trang nghiêm sùng kính. Những pho tượng trên chùa, thực chất nhằm mục đích nói về những lẽ đạo, đồng thời là những bài học dạy làm người theo tư tưởng Phật giáo. Vì thế, người Phật tử đến lễ chùa thường ngước mặt chiêm ngưỡng tượng mà tìm đến Như Lai [3: 52].



Tượng thờ có hệ thống từ trong ra ngoài, sự sắp đặt bao giờ cũng kèm theo một nội dung ý nghĩa. Theo thứ tự từ trong ra ngoài, hệ thống tượng được sắp xếp theo những lớp lang sau [2]:

  • Tam Thế Phật: ngự ở trên cao và sâu nhất thuộc chính điện. Tên đầy đủ được gọi là “Tam Thế thường trụ diệu pháp thân” (Tam thế: 3 thời. Quá khứ gọi là Trang Nghiêm đại kiếp, hiện tại gọi là Hiền kiếp, vị lai gọi là Tinh Tú kiếp. Thường trụ: là tồn tại vĩnh hằng. Diệu: đẹp đẽ, linh thiêng, nhiệm màu. Pháp thân: cái thân chân thực không biến đổi, không lệ thuộc vào hình - danh - sắc - tướng, không sinh không diệt, tức cái đạo thể, Phật thân) [3: 52-53].

  • Di Đà Tam Tôn /Di Đà tiếp dẫn: gồm A Di Đà Phật ngồi ở giữa, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát, bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát. Nhiều ngôi chùa Việt Nam, tượng A Di Đà không ngồi mà đứng gọi là A Di Đà phóng/phát quang, cả tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cũng đứng, biểu hiện về sự cứu độ một cách gấp gáp. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi con người bị chìm đắm trong khổ đau bế tắc, xã hội đầy tiêu cực [3: 53].

  • Bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh: bao gồm tượng Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi ở giữa, gọi là Hoa Nghiêm ngồi trên đài sen trong tư thế kiết già, tay trái trong ấn tam muội, tay phải giơ bông sen. Trợ thủ là hai Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền. Văn Thù Bồ Tát nhiều khi được cưỡi con sư tử xanh, ngồi bên trái, là hiện thân của trí tuệ. Phổ Hiền Bồ Tát thường được cưỡi voi trắng ở bên phải, là hiện thân cho chân lý tuyệt đối. Ở hàng này nhiều khi người ta thay bằng bộ tượng Tuyết Sơn, gồm Thích Ca Mâu Ni ngồi ở giữa, thị giả hai bên là tượng hai đệ tử thân thiết: Ca Diếp là tổ thứ nhất và A Nan Đà là tổ thứ hai [3: 53-54].

  • Bộ tượng Di Lặc Tam Tôn: thông thường chỉ có một pho Phật Di Lặc, khi đầy đủ thì có thêm hai bồ tát Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường. Hình dạng béo tốt, mặt cười hớn hở. Di Lặc còn gọi là đấng Từ Tôn như là một vị cứu thế “Di Lặc xuất thế thiên hạ thái bình” [3: 55].

  • Tượng Cửu Long Thích Ca sơ sinh: thường đứng ở hàng thứ năm trên chính điện, có khi hàng này lại để tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế và Nam Tào – Bắc Đẩu. Ở trường hợp này Thích Ca sơ sinh lại chuyển xuống hàng thứ sáu. Tượng Cửu Long Thích Ca thường cởi trần mặc váy ngắn, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất thể hiện sự hài hòa âm dương, ý nghĩa của sự xuất thế của một thánh nhân. “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn” [3: 56].

  • Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Nam Hải thường đặt trong gian thượng điện. Bên trái là Quan Âm Nam Hải, bên phải là Quan Âm Tống Tử / Tọa Sơn, Vị Quan Âm “thiên thủ thiên nhãn” đôi khi được ngồi ở trung tâm chính điện. Thị giả cho Quan Âm có Kim Đồng, Ngọc Nữ [3: 57].

  • Bộ Thập Điện Diêm Vương: thường được đặt ở hai bên sườn của thượng điện, phục trang theo lối nhà vua gồm Tần Quảng Vương (1), Sở Giang Vương (2), Tống Đế Vương (3), Ngũ/Ngọ Quan Vương(4), Diêm La Vương (5), Biến Thành Vương (6), Thái Sơn Vương (7), Bình Đẳng Vương (8), Đô Thị Vương (9), Chuyển Luân Vương (10) [3: 59], [1: 205]. Đặt bên trái ở phía ngoài của 5 pho tượng Diêm Vương thường có một tượng cùng kích thước, đó là Địa Tạng Bồ Tát đầu đội mũ tỳ lư, áo cà sa. Ở ngoài bên phải thuộc hàng Diêm Vương là tượng Thổ Địa là ông già râu bạc màu trắng, phục trang quan lại [3: 60].

  • Tượng Kim Cương: Khuyến Thiện và Trừng Ác, hình thức võ tướng, đầu đội mũ kim khôi, có chức năng bảo vệ Phật pháp. Có hai hệ tượng Kim Cương trong các ngôi chùa Việt [3: 61]:

+ Bát Bộ Kim Cương gồm: Thanh Trì Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Đinh Trì Tai, Tử Hiền, Đại Lực Thần.

+ Hai vị Khuyến Thiện và Trừng Ác: hình dáng khá to lớn, nhiều khi ngồi trên lưng con lân.



  • Tượng Đức Ông: hình dạng quan văn ngồi trên bệ, hai bên có hai tượng phụ tá là Già Lam và Chân Tể. Bàn thờ thường đặt bên trái nơi khách hành hương đi vào thường gặp. Lễ ở bàn thờ ngài mang ý nghĩa như một hình thức xin phép trước khi vào [3: 61].

  • Tượng Thánh Tăng / A Nan Đà đặt đối xứng bàn thờ Đức Ông, ở phía bên phải tòa tiền đường, với hình tượng một nhà sư đội mũ tỳ lư thất Phật, cũng thường ngồi buông chân, tay trái thường cầm chén nước cam lồ, tay phải trong tư thế thuyết pháp cứu độ. Hỗ trợ cho thánh tăng có Diệm Nhiên và Đại sĩ. A Nan Đà đại diện cho tất cả các sư sãi [3: 61-62].

  • Tượng Tổ Huyền Đăng / Thập Bát La Hán [3: 62].

Ngoài ra còn có tượng hậu chùa. Tượng hậu chùa là những tượng được thờ ở nhà hậu hoặc ở hai bên tường hồi của tiền đường. Gồm tượng Tổ chùa thờ những vị tăng qua đời tại chùa, nơi thờ gọi là nhà tổ. Ở trong chùa Việt, nhất là của làng xã thì một hệ thống ban thờ không thể thiếu là điện thờ Mẫu - phản ánh tín ngưỡng đa thần của người Việt, một dạng sinh hoạt “tiền Phật hậu Mẫu” [3: 65].

Một số nhận xét:

Các vị Phật và một số Bồ Tát có mảng sơn màu tử kim (vàng ròng) để biểu hiện về sự đã đạt đạo. Một số vị khác thì có màu hồng phấn vì các vị còn phải lăn lộn nhiều để cứu vớt chúng sinh. Hầu như toàn bộ tượng Phật và Bồ Tát đều để chân trần để mỗi bước đi tránh giẫm chết những sinh vật bé nhỏ. Tất cả các tượng Phật của Việt Nam trừ tượng Di Lặc đều được thể hiện dưới dạng tóc kết các cuộn hình ốc, trên đầu thường có cái bướu nhục kháo – biểu tượng gắn với trí tuệ, giác ngộ, siêu thoát… Tất cả các tượng phật đều được ngồi ở hàng chính giữa, riêng bộ Tam Thế thì dàng hàng ngang. Các tượng Bồ Tát đều vấn tóc lên đỉnh và được bao bằng thiên quan (một hình thức kết hợp giữa mũ và khăn). Cũng có khi chỉ là vấn khăn hay là đội mũ tỳ lư thất Phật. Tượng Bồ Tát thì tay của các vị có các dạng kết ấn như ấn Liên hoa, Mật phùng, Vô úy, Gia trì bổn tôn, Tam muội, Cam lồ, Chuẩn đề, Thuyết pháp, Cứu độ… Nhìn chung các pho tượng Bồ Tát đều mang tính nổi bật về trí tuệ và từ bi [3: 64].

2.6.1.2. Tượng thờ Đạo giáo /Đạo quán (những quán hóa thân thành chùa) [3: 66]

Quán là những kiến trúc gắn với Đạo Lão và Đạo giáo. Ở nước ta có thể có nhiều dạng quán với những cách thờ khác nhau. Song cơ bản được tập trung vào hai dạng [3: 66]:

(1) Quán không có tượng thờ: Bích Câu đạo quán gắn với nhân vật Tú Uyên - Giáng Kiều, động Từ Thức, nặng yếu tố thần tiên, với ước vọng cầu trường sinh bất tử [3: 66].

(2) Quán như chùa có các đặc điểm sau:

+ Tượng của Lão giáo và tượng Phật (có muộn hơn)

+ Chứa chủ yếu các yếu tố thần linh lão giáo Trung Hoa

* Hệ thống tượng thờ Lão giáo gồm:

- Tượng Tam Thanh: gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân và Thái Thượng Lão Quân, đặt trên chính điện cao - sâu nhất, làm to như người thường (nhiều khi nhỏ hơn), tượng phục trang theo lối đạo sĩ, tóc búi lên đỉnh, có khăn buộc và cài trâm, mặt tượng có nét chân dung, áo thụng ít trang trí, ngồi buông chân trên bệ có trang trí đầy hoa văn (rồng, lân, biểu tượng gắn với thiên nhiên) [3: 67].

- Tượng Thánh Phụ bên tả và Thánh Mẫu bên hữu, kích thước nhỏ hơn chút ít so với khuôn mặt già cả ít nhiều có nét chân dung và đặc biệt hằn lên những khối gồ ghề đầy chất điêu khắc. Tượng Thánh Phụ cũng cài trâm còn tượng Thánh Mẫu trùm khăn [3: 67].

- Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế đội mũ bình thiên và mặc áo long cổn chạm khắc rất kỹ với những đề tài rồng và biểu tượng. Tượng này cũng khá lớn gần bằng tượng Tam Thanh [3: 67].

- Một số di tích còn có thêm bộ tượng gọi là Tứ Trấn, Cửu Diện Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt trời, Mặt trăng, Hổ phù, Kế đô) đặt ở bên tường của thượng điện [3: 68].

Tùy từng ngôi đền của từng địa phương mà có thêm một số vị thần được phối thờ chung [3: 68].



2.6.1.3. Tượng thờ ở đình làng

Phổ biến ở các đình làng là ngai và bài vị: biểu tượng của sự thờ phụng. Ở đình ít có tượng. Đối tượng thờ chủ yếu là nhân thần: thành hoàng làng. Có một vài ngôi đình có tượng và tượng này cũng gắn với nhân thần song nó còn là biểu hiện của sự kết hợp với đạo giáo [3: 69], [2].



2.6.1.4. Tượng mồ

Tượng mồ cũng nằm trong tượng thờ nhân cách nhưng xuất hiện ở các lăng mộ, có các dạng như [3: 69]:

+ Tượng người và linh thú ở lăng mộ vua chúa Việt (lăng Khải Định).

+ Tượng người và thú ở các nhà mồ Tây Nguyên.



2.6.1.5. Tượng thờ Văn Miếu

Tượng thờ mang tính chất kỉ niệm người đã sáng lập ra học thuyết Nho giáo và những học trò đã vận dụng xuất sắc học thuyết này. Hệ thống tượng thờ ít, chủ yếu ở Văn Miếu – Hà Nội gồm có tượng Khổng Tử và Tứ Phối [2].



Tượng Tứ phối được đặt ở hai bên bàn thờ của Khổng Tử, đó là Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử. Nhìn chung, cũng như tượng Khổng Tử, cách thể hiện không lấy chuẩn nghệ thuật làm trọng mà chủ yếu lấy tướng mạo để biểu hiện sự sang trọng và cao quý. Phần nào các tượng này cũng được người đương thời thiêng hóa bằng cách làm lớn hơn người thường. Và, do Khổng Tử ở Văn Miếu Hà Nội được tôn là Chí Thánh tiên sư nên được làm lớn hơn [3: 72].
Каталог: ld
ld -> Thủ tục Giải quyết trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945
ld -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
ld -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
ld -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
ld -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
ld -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
ld -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
ld -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và
ld -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
ld -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam

tải về 27.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương