Đề số 4 I. Phần chung cho tất cả thí sinh (7,0 điểm)



tải về 51.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích51.96 Kb.
#12810

Đề số 4




I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)


Câu I (2,5 điểm)

Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1919-1924.



Câu II (2,5 điểm)

Từ tháng 9-1940 đến tháng 5-1945, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam được xây dựng và hoạt động như thế nào?


Câu III (2,0 điểm)


Trình bày điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b

Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản

Trình bày những nội dung chính của Hiến chương Liên hợp quốc



Câu IV.b (3,0 điểm ) - Theo chương trình nâng cao

Tóm tắt quá trình thành lập, mục tiêu và sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU).


Đáp án và thang điểm


Đáp án

Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)


Câu I

2,5 điểm

Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1919-1924.




- Tháng 6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

0,50

- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Lênin, xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.

0,50

- Tháng 12-1920, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

0,50

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc... lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa với cơ quan tuyên truyền là báo Người cùng khổ.

0,50

- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).

0,25

- Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phong dân tộc cho nhân dân Việt Nam

0,25

Câu II

2,5 điểm


Từ tháng 9-1940 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam được xây dựng và hoạt động như thế nào?




a) Từ tháng 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945




- Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) bị thực dân Pháp đàn áp, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang chuyển sang xây dựng thành những đội du kích hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.

0,50

- Năm 1941, những đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên, thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I, sau đó là Trung đội Cứu quốc quân II. Ở căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai Cứu quốc quân tiến hành 8 tháng chiến tranh du kích. Năm 1944, trung đội Cứu quốc quân III ra đời.

0,25

- Ở căn cứ Cao Bằng, trên cơ sở phong trào Việt Minh phát triển mạnh, những đội tự vệ vũ trang, đội du kích được xây dựng . Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ba ngày sau, đội đánh thắng hai trận liên tiếp ở Phai Khắt và Nà Ngần.

0,50

b) Từ ngày 9-3-1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945




- Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung du Bắc kỳ. Trong các đô thị có những hoạt động vũ trang tuyên truyền, diệt ác trừ gian, xây dựng các hội cứu quốc và lực lượng tự vệ cứu quốc.

0,25

- Tháng 3-1945, Tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ. Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên ở Trung Bộ, là lực lượng nòng cốt để xây dựng căn cứ Ba Tơ.

0,50

- Tháng 5-1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập trên cơ sở thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nhiều chiến khu cách mạng được xây dựng gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các đội du kích. Lực lượng bán vũ trang phát triển mạnh ở khắp nơi, bao gồm các đội du kích, tự vệ và tự vệ chiến đấu.

0,50

Câu III

2,0 điểm

Trình bày điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam.




a) Điều kiện bùng nổ:




- Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi không có lợi cho cách mạng. Nhân dân miền Nam tiến hành đấu tranh chính trị, đòi thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, tiến lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống “tố công”, “diệt cộng”, chống đạo luật 10-59. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở một số nơi. Đó là điều kiện để tiếp tục đưa cách mạng miền Nam tiến lên.

0,50

- Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn do những chính sách khủng bố tàn bạo của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn thử thách.

0,50

- Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định con đường cách mạng bạo lực. Hội nghị nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

0,50

b) Ý nghĩa:




- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của đế quốc Mĩ, làm lung lay tận gốc rễ ách thống trị của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

0,25

- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.

0,25

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)


Câu IV.a

3,0 điểm

Trình bày những nội dung chính của Hiến chương Liên hợp quốc.




- Bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, được thông quan tại Hội nghị Xan Phranxixcô năm 1945, có XIX chương, gồm 111 điều khoản, bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

0,25

- Qui định mục đích của tổ chức này là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới; phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

0,50

- Để thực hiện các mục đích trên, Hiến chương qui định nguyên tắc hoạt động: bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào; chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).



1,0

- Qui định bộ máy tổ chức của Liên Hợp Quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế – xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có nhiều cơ quan chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên Hợp Quốc đặt tại Niu Oóc (Mỹ).

0,50

- Các cơ quan chính:

+ Đại hội đồng gồm tất cả các thành viên, họp mỗi năm một lần để thảo luận tất cả những vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương qui định, Đại hội đồng có quyền hành rộng rãi.

+ Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng bảo an phải được sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.

+ Ban thư ký là cơ quan hành chính – tổ chức của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng thư ký với nhiệm kỳ 5 năm.


0,75


Câu IV.b

3,0 điểm

Quá trình thành lập, mục tiêu, sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU)?




a. Quá trình thành lập:




- Năm 1951, theo sáng kiến của Pháp, sáu n­ước Tây Âu gồm Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua, đã thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu” (ECSC). Năm 1957, sáu n­ước này lại kí Hiệp ­ước Rô-ma thành lập “Cộng đồng năng lư­ợng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

0,50

- Năm 1967, ba tổ chức trên đã hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Năm 1991, các nư­ớc thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ­ước Ma-a-xtrích, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

0,50

b. Mục tiêu:




- Tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị tr­ường chung với sức mạnh của dân số gần 400 triệu ngư­ời có trình độ khoa học - kĩ thuật cao.

0,50

- Có khả năng phát triển nhanh chóng về mọi mặt, thực hiện có hiệu quả cuộc cạnh tranh về kinh tế, tài chính và th­ương mại với các nước ngoài khối, đặc biệt là với Mĩ và Nhật Bản. Thống nhất với nhau về chính sách đối nội và đối ngoại.

0,50

c. Sự phát triển:




- Từ 6 n­ước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 n­ước thành viên với sự tham gia của Anh, Đan Mạch, Ai-len, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, áo, Phần Lan, Thụy Điển.

0,50

- Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 n­ước Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25 nư­ớc. EU là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng 1/4 GDP của toàn thế giới.

0,50

----------------Hết---------------------







tải về 51.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương