Để nên giống như hình bóng Con Ngài (Chúa Giê-su), hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em.”



tải về 80.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích80.17 Kb.
#12479
Biến Đổi

(Transformation)

Rôma 8:29

Vì những kẻ Ngài (Đức Chúa Trời) đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn



để nên giống như hình bóng Con Ngài (Chúa Giê-su),

hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em.”

(For those God foreknew he also predestined to be conformed to the image of his Son, that he might be the firstborn among many brothers and sisters.)

I. Bạn Muốn Thay Đổi Gì?
Chúng ta vẫn còn ở trong tinh thần của một năm mới - Tết Dương Lịch. Mỗi khi năm mới đến cũng thường là một cái đà, một cơ hội tốt cho nhiều người bắt đầu một đại sự nào đó mà mình mong muốn đạt được trong năm nay. Vì vậy mà số đông những người sống ở Mỹ này thường có thói quen hay lấy cơ hội “đầu năm,” để đặt ra những hoặch định mới, những thay đổi, hầu để đời sống được tiến bộ và thành công hơn trong năm mới. Những hoặch định này người Mỹ gọi là “New Year resolutions.” Có lẽ một trong những New Year resolutions thông thường nhất của những người sống ở Mỹ này trong năm mới đó là muốn được “xuống cân” (lose weight), bằng cách họ cố gắng ăn uống cẩn thận hơn, tránh những thức ăn có nhiều chất dầu mỡ, những đồ chiên, có lượng carbohydrate hay nhiều calories và cùng một lúc tập tành thể dục thể thao thường xuyên hơn. Không lấy làm lạ đó là thường đầu năm trên màn ảnh TV có quảng cáo rất nhiều những chương trình thể dục cùng với những dụng cụ tập thể dục mới. Nhưng thường những New Year resolutions (hoặch định) thiên hạ đặt ra trong đầu năm cho mình thì lại hay bị lãng quên đi chỉ một vài tuần sau đó. Lý do là vì chúng ta thiếu sự kỷ luật cá nhân, cố gắng đeo đuổi những mục đích đó mỗi ngày. Mặc dầu vậy, việc mà người ta đặt ra những New Year resolutions này nói lên ý muốn chung của con người chúng ta đó là ai cũng muốn được tiến bộ, được khá hơn, được đổi mới, chứ không một ai trong chúng ta muốn ở trong tình trạng suy kém, cũ kỹ, bị thụt lùi hoài, phải không?
Anh chị em có muốn đời sống của mình được khá hơn hay tiến bộ lên không? Anh chị em có những ước mơ, kế hoạch gì cho năm mới này chưa? Anh chị em có muốn thay đổi gì trong năm 2011 này không? Hội Thánh của Chúa ở đây có muốn thay đổi gì không? Mong gia đình hạnh phúc của mình được thêm lên không? Mong một số tánh hư nết xấu của mình được thay đổi, như là tánh hay nóng giận, ưa nói xấu, lười biếng? Có lẽ một số mong những bài giảng của vị Mục Sư được ngắn hơn một chút chăng? (Không ai nói “Amen” hết?) Ai trong chúng ta cũng muốn được thay đổi… vì ai cũng mong được khá hơn? Có lẽ vì vậy mà khi Obama ra ứng cử tổng thống đã dùng động từ “change,” nghĩa là “thay đổi” để thu hút nhiều người bỏ phiếu cho ông, vì số đông người không thỏa lòng với nếp sống hiện tại của mình, nhưng nghĩ rằng Obama có thể “thay đổi” tình hình thương mại sẽ được khá hơn; nhưng nào ngờ kinh tế suy đồi, nhiều người thất nghiệp, còn bị mất nhà mất cửa và ngân quỹ “deficit” thiếu hụt của Mỹ tăng lên đến mức không thể lường được.

Hội Thánh của Chúa có đang muốn thay đổi gì không?
II. Quyền Năng Biến Đổi
Mong ước nhiều sự thay đổi trong đời sống để được khá hơn thì ai mà không có, nhưng là con cái của Chúa, thiết nghĩ chúng ta không phải chỉ mong ước/đeo đuổi những điều thay đổi tạm bợ/chóng qua ở đời này mà thôi, nhưng chúng ta còn mong ước có sự biến đổi con người cũ tâm linh của mình để thật sự sống một đời mới cho Chúa. Khi nói đến lãnh vực thuộc linh, chúng ta phải hiểu là có những điều mà sức năng cá nhân của con người không thể thay đổi được, nhưng chúng ta phải nhờ cậy vào quyền năng biến đổi của Chúa giúp đỡ mình. Chúng ta có thể thay đổi mua một căn nhà lầu mới, nhưng không thể biến đổi căn nhà đó được đầy dẫy hạnh phúc ở bên trong. Chúng ta có thể đi sửa sắc đẹp “Beauty Make-Over” bên ngoài, nhưng chúng ta không thể biến hóa tâm linh bên trong để kinh nghiệm được một đời sống mới có ý nghĩa, không còn những khoãng trống, chán chường mà chẳng có chi có thể lấp đầy được. Chúng ta có thể đổi trường học, đổi nghề nghiệp, đổi chỗ ở/nơi sinh sống, nhưng chúng ta sẽ không thể đổi được con người thật bên trong của chúng ta và những cá tánh của nó, chỉ có Chúa làm được mà thôi. Con người có thể thay đổi nhiều thứ bên ngoài, nhưng chỉ có Chúa Giê-su là Đấng có quyền năng làm phép lạ biến đổi bên trong tâm thần của một người mà thôi.
Khi nói đến lãnh vực thuộc linh, chúng ta phải hiểu là có những điều mà sức năng cá nhân của con người không thể thay đổi được, nhưng chúng ta phải nhờ cậy vào quyền năng biến đổi của Chúa giúp đỡ mình.
Động từ “biến đổi” theo tiếng Hy-lạp đến từ chữ “metamorphoo,” mà tiếng Anh dịch ra là chữ “transformation” chứ không phải động từ “change.” Chữ “transformation” nói đến một phép biến hóa ra thành một trạng thái khác, giống như là hình ảnh của một “con sâu nằm trong kén, sống buồn tủi âu sầu…” cho đến khi “bây giờ sâu hóa bướm, trời cao tung cánh bay!” Một trong những món đồ chơi và cuộn phim nổi tiếng cho giới trẻ em là “Transformers,” biến (transform) từ một chiếc xe trở thành một người máy rôbốt tối tân, trang bị vũ khí đầy đủ. Trong Kinh Thánh có tối thiểu hai chỗ có đề cập đến chữ “transformation” này, đó là:
a) 2 Côr. 3:18(And we all, who with unveiled faces contemplate the Lord’s glory, are being transformed into his image with ever-increasing glory, which comes from the Lord, who is the Spirit.) “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh.”
b) Một chỗ khác trong sách Mathiơ 17:2 – có chép về sự hoá hình của Chúa Giê-su như sau: (There he was transfigured before them. His face shone like the sun, and his clothes became as white as the light.) “Ngài biến hóa (hóa hình) trước mặt các người ấy mặt Ngài sáng lòa như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng.”
Quyền năng biến đổi này chỉ có ở nơi Chúa và thuộc của Ngài mà thôi. Khi Chúa Giê-su còn sống trên trần thế này, Ngài đã nhiều lần bày tỏ quyền năng phép biến đổi này qua những phép lạ Chúa đã làm, tổng cộng 34 phép lạ đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh. Điều tự nhiên cho ai muốn biến đổi điều gì thì tự Đấng đó phải có quyền năng này, vì chúng ta không thể làm những điều chính mình chưa có. Chẳng hạn như xét về giáo chủ Môhamét thì thấy ông không có quyền năng biến đổi này, vì ông cũng chỉ là một người thường như chúng ta; trong sách Koran chẳng chép lại một phép lạ nào Môhamét đã làm, thì làm sao chúng ta nhờ cậy người được.
Khi Chúa Giê-su còn sống trên trần thế này, Ngài đã nhiều lần bày tỏ quyền năng phép biến đổi này qua những phép lạ Chúa đã làm.
III. Phép Lạ Hóa Nước thành Rượu
Một trong những phép lạ Chúa Giê-su đã làm để bày tỏ quyền năng biến đổi của Ngài có đó là phép lạ đầu tiên mà Chúa đã “hóa nước thành rượu” ở làng Ca-na, mà có chép trong Tin Lành Giăng 2:1-11 như sau: (On the third day a wedding took place at Cana in Galilee. Jesus’ mother was there, 2 and Jesus and his disciples had also been invited to the wedding. 3 When the wine was gone, Jesus’ mother said to him, “They have no more wine.” 4 “Woman, why do you involve me?” Jesus replied. “My hour has not yet come.” 5 His mother said to the servants, “Do whatever he tells you.” 6 Nearby stood six stone water jars, the kind used by the Jews for ceremonial washing, each holding from twenty to thirty gallons. 7 Jesus said to the servants, “Fill the jars with water”; so they filled them to the brim. 8 Then he told them, “Now draw some out and take it to the master of the banquet.” They did so, 9 and the master of the banquet tasted the water that had been turned into wine. He did not realize where it had come from, though the servants who had drawn the water knew. Then he called the bridegroom aside 10 and said, “Everyone brings out the choice wine first and then the cheaper wine after the guests have had too much to drink; but you have saved the best till now.” 11 What Jesus did here in Cana of Galilee was the first of the signs through which he revealed his glory; and his disciples believed in him.) “Cách ba ngày sau, có đám cưới tại thành Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, và mẹ Đức Chúa Jêsus có tại đó. 2 Đức Chúa Jêsus cũng được mời đến dự đám với môn đồ Ngài. 3 Vừa khi thiếu rượu, mẹ Đức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. 4 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi đàn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến. 5 Mẹ Ngài nói với những kẻ hầu bàn rằng: Người biểu chi, hãy vâng theo cả. 6 Vả, tại đó có sáu cái ché đá, định dùng về sự rửa sạch cho người Giu-đa, mỗi cái chứa hai ba lường nước. 7 Đức Chúa Jêsus biểu họ rằng: Hãy đổ nước đầy những ché nầy; thì họ đổ đầy tới miệng. 8 Ngài bèn phán rằng: Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc. Họ bèn đem cho. 9 Lúc kẻ coi tiệc nếm nước đã biến thành rượu (vả, người không biết rượu nầy đến bởi đâu, còn những kẻ hầu bàn có múc nước thì biết rõ), bèn gọi chàng rể, 10 mà nói rằng: Mọi người đều đãi rượu ngon trước, sau khi người ta uống nhiều rồi, thì kế đến rượu vừa vừa. Còn ngươi, ngươi lại giữ rượu ngon đến bây giờ. 11 Ấy là tại Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, mà Đức Chúa Jêsus làm phép lạ thứ nhất, và tỏ bày sự vinh hiển của mình như vậy; môn đồ bèn tin Ngài."
1) Bối cảnh của một đám cưới bên nước Do Thái mà Chúa Giê-su, mẹ của Ngài (Mari) cùng 5 môn đồ của Ngài lúc đó được mời đến dự ở thành Cana, xứ Galilê, nơi sinh trưởng của Chúa. Thường một đám cưới thời đó kéo dài đến 7 ngày trong sự vui nhộn, từ màn rước dâu đến những bữa tiệc ngon trong suốt những ngày này. Điều đặc biệt là đám cưới thời đó thường luôn có “rượu” là hình ảnh biểu tượng cho sự vui mừng, hân hỉ.
2) Nhưng chính giữa cuộc vui tại Cana này, điều trở ngại gì đã xảy ra? Đám cưới đã hết rượu cho khách uống. Có thể vì đôi vợ chồng nghèo trong đám cưới này đã tính sai số người, đâu ngờ hàng xóm, bạn bè rủ nhau đến quá đông trong 7 ngày, đến nỗi hết rượu. Hết rượu cho khách uống giữa một cuộc vui như vậy thì còn gì mặt mũi và danh dự của gia đình hai họ đây? Cũng giống như là bạn đi vào một tiệm McDonald mà họ nói rằng đã hết “hamburgers,” hay là vào một nhà hàng Việt-nam nổi tiếng ở bên Houston như Kim Sơn mà họ đã hết phở để bán thì bị chê cười đến như thế nào? Vào thế kẹt thiếu rượu, nên bà Mari bèn nhắc Chúa Giê-su, vì lúc đó họ bó tay không còn cách nào để giải quyết vấn đề này; không thể lái xe chạy ngay ra chợ Wal-mart để mua thêm rượu như chúng ta ngày nay làm được. Đương nhiên Chúa Giê-su biết rõ vấn đề vì chính Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng, toàn tri, Ngài tể trị mọi điều và hành động theo đúng thời điểm và thì giờ riêng của Mình mà không cần ai nhắc!

3) Chúa Giê-su đã làm gì? Tại nơi đó, có 6 ché đá (giống như những cái lu) đang dùng để rửa chân tay cho quan khách, theo luật lệ tinh sạch của Môise. Mỗi cái ché đá chứa khoảng 20-30 gallons nước, như vậy có thể đến tất cả 120-180 gallons. Chúa Giê-su sai bảo những người đầy tớ/hầu bàn đổ nước đầy vào 6 ché đá này cho đến miệng lu và họ vâng lời làm theo y như vậy. Sau đó Chúa bảo những người hầu hãy đem cho người chủ coi tiệc thử thì chuyện gì lạ lùng đã xảy ra? Người chủ coi tiệc thử uống thì người lấy rất làm ngạc nhiên, vì không biết từ đâu mà có thêm rượu để đãi khách mà còn ngạc nhiên hơn nữa đó là đây còn là một loại rượu thật là ngon nữa. Lý do là vì Chúa Giê-su đã biến hóa nước ở trong 6 ché đá đó thành rượu ngon. Qua phép lạ này, Kinh Thánh chép trong câu 11 – “môn đồ bèn tin Ngài.” Họ tin gì ở Chúa? Họ tin Giê-su này là Đấng quyền năng, tối cao vì đã biến hóa nước thành rượu ngon; họ tin rằng Người này là Đấng đã đến mà có thể ban cho họ một điều gì đó còn tốt hơn cả luật pháp của Môise; Giê-su này là Đấng sẽ đem đến cho họ một sự vui mừng trọn vẹn, một phẩm chất cao đẹp mới cho đời sống.


Anh chị em có tin Chúa Giê-su như vậy không? Anh chị em có tin rằng Ngài có quyền phép biến đổi cuộc đời của mình không, không phải chỉ ban cho sự sống hơi thở căn bản này mà thôi, không phải chỉ ban cho sự trông cậy của sự sống đời đời mà thôi, nhưng còn là một đời sống mới dư dật trong sự thỏa lòng, vui mừng, hăng hái và sức khỏe để biết và hầu việc Chúa không? Anh chị em có tin Chúa Giê-su có thể biến đổi tánh tình, gỡ rối những vấn đề thầm kín trong đời sống của mình được không? Giúp chúng ta thắng được những nghiện ngập, cám dỗ mà sức mình chưa tự thắng được không? Anh chị em có thật muốn Chúa biến đổi cuộc đời của mình không?
Chúa Giê-su có quyền phép biến đổi cuộc đời của chúng ta, không phải chỉ ban cho sự sống hơi thở căn bản này mà thôi, không phải chỉ ban cho sự trông cậy của sự sống đời đời mà thôi, nhưng còn là một đời sống mới

dư dật trong sự thỏa lòng, vui mừng, hăng hái và sức khỏe để biết

và hầu việc Chúa nữa.

IV. Tiến Trình Biến Đổi
Biến đổi nghĩa là sao? Bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào?
1) Ý muốn của Đức Chúa Trời cứu mỗi người chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi không phải để chúng ta “cứ y nguyên một chỗ.” Ngài còn có một chương trình vĩ đại lập nên một đại gia đình cho Ngài, nghĩa là biến hóa những người bằng lòng nhận ơn cứu rỗi Chúa ban trở thành những người con trai và con gái thuộc riêng của Ngài. Đức Chúa Trời có chương trình “biến đổi” mỗi người chúng ta được trở nên giống hình bóng của Con một Ngài là Cứu Chúa Giê-su. Trong sách Rôma 8:29 sứ đồ Phaolô nói rõ đến chương trình này – (For those God foreknew he also predestined to be conformed to the image of his Son, that he might be the firstborn among many brothers and sisters.) “Vì những kẻ Ngài (Đức Chúa Trời) đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài (Chúa Giê-su).” Chúa Giê-su luôn là Con một (begotten Son) của Đức Chúa Trời (chữ “Con” viết hoa) và khi Ngài cứu chúng ta, chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời, (chữ “con” viết thường) nghĩa là cùng một lúc được biến hóa trở nên làm những người em trai, em gái của Chúa Giê-su.
Đức Chúa Trời có chương trình “biến đổi” mỗi người chúng ta được trở nên giống hình bóng của Con một Ngài là Cứu Chúa Giê-su.
2) Sự biến đổi này bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ lúc chúng ta được tái sanh, nghĩa là “sanh lại.” Chúa Giê-su đã một lần bày tỏ ý nghĩa của sự “tái sanh” mà tín đồ Giăng đã viết lại trong sách Phúc Âm Giăng 3:1-3 như sau: (Now there was a Pharisee, a man named Nicodemus who was a member of the Jewish ruling council. 2 He came to Jesus at night and said, “Rabbi, we know that you are a teacher who has come from God. For no one could perform the signs you are doing if God were not with him.” 3 Jesus replied, “Very truly I tell you, no one can see the kingdom of God unless they are born again.) “Trong vòng người Pha-ri-si, có người tên là Ni-cô-đem, là một người trong những kẻ cai trị dân Giu-đa. 2 Ban đêm, người nầy đến cùng Đức Chúa Jêsus mà nói rằng: Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được. 3 Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” Trong đoạn Kinh Thánh này chép về một người tên Nicôđem. Ông là một người giàu có, đạo đức, quyền hành, và có chức tước cao trọng trong xã hội lúc đó; nhưng những thứ này đã không đem lại sự bình an, ý nghĩa cho tâm hồn của mình. Bên trong Nicôđem cảm thấy mình cần phải được biến đổi mà tất cả những thứ bên ngoài không có quyền lực gì để có thể làm được. Nicôđem giống như một người đã hiểu đúng, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng, theo những tiêu chuẩn của con người, của luật pháp, nhưng bên trong lòng ông vẫn chưa tìm được đúng “ý nghĩa và mục đích” cho đời sống. Cho nên Nicôđem đã đi tìm kiếm Chúa Giê-su trong một buổi tối với đầy sự ưu tư trong long, mong tìm được câu trả lời. Chúa Giê-su đã phán cùng Nicôđem trong tối hôm đó: (Very truly I tell you, no one can see the kingdom of God unless they are born again.) “Quả thật, Ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” Đối với Nicôđem đây là một khái niệm mới lạ, vì “nếu đã là người gìa nua thì sanh lại sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai chăng?” Nicôđem chỉ hiểu từ ngữ “tái sanh” theo nghĩa đen thôi, vì ông nghĩ rằng đã già rồi thì đâu còn cơ hội vào được nước Thiên Đàng nữa nếu phải “vào lòng mẹ mình”? Nhưng Chúa Giê-su dạy về sự tái sanh đây không phải là sự thay đổi thể chất bên ngoài, nhưng về sự biến đổi phần tâm linh bên trong của mỗi người chúng ta, chỉ bởi quyền phép của Đức Thánh Linh, khi một người ăn năn tội và tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-su, thì người đó mới kinh nghiệm được, hay nói người đó mới được tái sanh. Quyền phép đó không phải do năng lực của con người qua công việc “xuất thế, ẩn tu.” Quyền phép này cũng không phải do công đức, công trạng “dấn thân nhập cuộc” để làm nhiều việc thiện lành, hay ghi tên gia nhập một tôn giáo nào đó. Nhưng quyền phép biến đổi đó của Đức Chúa Trời ban cho đã được cung cấp trọn vẹn trong sự giáng sanh, sự chết và sự sống lại của chính Chúa Cứu Thế Giê-su, Con Ngài như có chép trong Giăng 1:12(Yet to all who did receive him, to those who believed in his name, he gave the right to become children of God) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài,” được biến đổi từ những kẻ tội nhân trở nên làm con cái của chính Đức Chúa Trời.
Sự biến đổi này bắt đầu từ lúc chúng ta được tái sanh.
3) Đến chỗ nào thì sự biến đổi được hoàn tất? Sự biến đổi thuộc linh là một tiến trình từ điểm bắt đầu đến chổ cuối cùng, điểm bắt đầu từ khi một người được tái sanh đến lúc “mặt đối mặt” với Chúa Giê-su. Trong sách 1 Côr. 13:12 sứ đồ Phaolô có nói rõ điều này – (For now we see only a reflection as in a mirror; then we shall see face to face. Now I know in part; then I shall know fully, even as I am fully known.) “Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.” Thời điểm “mặt đối mặt” với Chúa Giê-su là khi mỗi người chúng ta bước qua khỏi cõi đời này và gặp Chúa, hay nếu còn sống thì được gặp Ngài ở trên mây khi Chúa Giê-su trở lại. Rõ ràng trong sách 1 Côr. 15:51 sứ đồ Phaolô nhắc chúng ta về sự trông cậy của sự biến hóa mầu nhiệm này – (Listen, I tell you a mystery: We will not all sleep, but we will all be changed) “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa” khi Chúa Giê-su xuất hiện trên mây và Hội Thánh được cất lên. Biến hóa như thế nào mà sứ đồ Phaolô giải thích thêm trong Philíp 3:21(who, by the power that enables him to bring everything under his control, will transform our lowly bodies so that they will be like his glorious body.) “Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật.”
Sự biến đổi thuộc linh là một tiến trình từ khi một người được tái sanh đến lúc người đó “mặt đối mặt” với Chúa Giê-su.
4) Từ chỗ tái sanh cho đến lúc được vinh hiển trọn vẹn khi “mặt đối mặt” với Chúa Giê-su thì Đức Chúa Trời làm việc biến đổi chúng ta mỗi ngày trở nên mới, giống như Con Ngài càng hơn. Bên ngoài thể xác của chúng ta tuy cứ suy kém, suy thoái: tóc đổi màu, răng lung lay, da cằn cỗi, nhưng bên trong tâm thần luôn được Chúa đổi mới, như có chép trong 2 Côr. 4:16(Therefore we do not lose heart. Though outwardly we are wasting away, yet inwardly we are being renewed day by day.) “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn.” Trong 2 Côr. 5:17 chép gì? (Therefore, if anyone is in Christ, the new creation has come: The old has gone, the new is here!) “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” Sự xây dựng này không phải chỉ một ngày, một buổi, nhưng mỗi ngày Chúa làm bên trong chúng ta mới luôn, càng ngày càng giống như Đấng Christ.
Đức Chúa Trời làm việc biến đổi chúng ta mỗi ngày trở nên mới,

giống như Con Ngài càng hơn.
V. Bạn Có Thật Muốn Được Chúa Biến Đổi Không?
Câu hỏi cuối cùng… đó là anh chị em có muốn được Chúa biến đổi đời sống của mình không? Sự cứu rỗi không tự động đến với mỗi người, nhưng khi mỗi chúng ta ý thức được tình trạng hư mất của mình và tự quyết định tin nhận Cứu Chúa Giê-su. Sự biến đổi trong đời sống của con cái Chúa cũng không tự động mà đến, nhưng khi mỗi người chúng ta phải tự quyết định nhờ cậy Chúa Thánh Linh biến đổi mình.
Sự biến đổi trong đời sống của con cái Chúa không tự động mà đến,

nhưng mỗi người chúng ta phải tự quyết định nhờ cậy Chúa Thánh Linh

biến đổi mình.
Trong sách Giăng 5:1-9 có chép lại một sự kiện mong chúng ta hiểu được điều này - (Some time later, Jesus went up to Jerusalem for one of the Jewish festivals. 2 Now there is in Jerusalem near the Sheep Gate a pool, which in Aramaic is called Bethesda and which is surrounded by five covered colonnades. 3 Here a great number of disabled people used to lie—the blind, the lame, the paralyzed. 5 One who was there had been an invalid for thirty-eight years. 6 When Jesus saw him lying there and learned that he had been in this condition for a long time, he asked him, “Do you want to get well?” 7 “Sir,” the invalid replied, “I have no one to help me into the pool when the water is stirred. While I am trying to get in, someone else goes down ahead of me.” 8 Then Jesus said to him, “Get up! Pick up your mat and walk.” 9 At once the man was cured; he picked up his mat and walked. The day on which this took place was a Sabbath.) “Kế đó, có một ngày lễ của dân Giu-đa, Đức Chúa Jêsus lên thành Giê-ru-sa-lem. 2 Số là, tại thành Giê-ru-sa-lem, gần cửa Chiên, có một cái ao, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Bê-tết-đa, xung quanh ao có năm cái vòm cửa. 3 Những kẻ đau ốm, mù quáng, tàn tật, bại xuội nằm tại đó rất đông, [chờ khi nước động; 4 vì một thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động; lúc nước đã động rồi, ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh gì, cũng được lành]. 5 Nơi đó, có một người bị bịnh đã được ba mươi tám năm. 6 Đức Chúa Jêsus thấy người nằm, biết rằng đau đã lâu ngày thì phán: Ngươi có muốn lành chăng? 7 Người bịnh thưa rằng: Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã xuống ao trước tôi rồi. 8 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi. 9 Tức thì người ấy được lành, vác giường mình và đi. Vả, bấy giờ là ngày Sa-bát.” Tại sao Chúa Giê-su biết rõ về tình trạng của người bị bại này đã 38 năm rồi mà lại hỏi người câu hỏi có vẻ bằng thừa “Ngươi có muốn lành chăng?” Có thể vì người bại này đang thật sự chưa muốn được lành. Theo thời gian, ông đã cảm thấy “dễ chịu” với đời sống bại liệt của mình, để cho những người khác chăm sóc mình cũng được rồi, bây giờ mà mình được khỏi thì phải kiếm job làm, phải bắt đầu lập lại cuộc đời mới, nên Chúa mới hỏi: “Ngươi có thật sự muốn được lành không?” Có phải tâm trạng của người bại này cũng chính là tâm trạng của vô số những người cơ đốc đang sống ngày hôm nay không? Trong tâm tư, họ biết rõ trong đời sống của mình có rất nhiều những điều cần phải biến đổi, nhưng vì quá thỏa mãn với đời sống vật chất hiện tại, họ chưa muốn được biến đổi, vì sợ phải “hầu việc” Chúa nhiều hơn? Sợ phải bị mất mát, cực nhọc cho “đạo” nhiều hơn? Một số khác có thể vì tánh tự kiêu, nghĩ rằng mình quá tốt hơn nhiều người khác, nên cũng chẳng cần biến đổi chi hết? Một số khác vẫn còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người này kẻ nọ, cho nên tự từ chối không muốn chính cuộc sống của mình được biến đổi gì cả chăng?
Trong tâm tư, chúng ta biết rõ đời sống của mình có rất nhiều những điều cần phải biến đổi, nhưng vì quá thỏa mãn với đời sống vật chất hiện tại, có người chưa muốn được biến đổi, vì sợ phải “hầu việc” Chúa nhiều hơn,

bị mất mát, cực nhọc cho “đạo” nhiều hơn?
Tuần qua trên TV và Internet có trình bày một câu chuyện biến đổi đời sống của một người ăn mày (homeless) tên là Ted Williams. Ted có “giọng nói vàng” (Golden voice) Thiên phú, nghĩa là “trời cho” và đã từng là người nói trên các đài phát thanh Radio. Nhưng cuộc đời của ông bị rớt vào sự nghiện ngập của rượu và thuốc phiện mà ông đánh mất hết tài sản và trở nên một người homeless ăn mày ở tiểu bang Ohio trong nhiều năm. Từng ngày ông chỉ biết sống trên những tấm “cardboard” và lệ thuộc vào từng đồng đôla qua việc ăn xin trên các đại lộ. Tình cờ những người cho tiền ông nhận thấy ông có giọng nói rất hay, nên muốn mướn ông làm người phát thanh cho những chương trình thể thao, như của đội bóng rổ nổi tiếng Cleveland Cavaliers, hay quảng cáo cho hãng Macaroni & Cheese. Khi nghe được lời mời phỏng vấn, Ted Williams đã quyết định từ bỏ cuộc sống ăn mày, cắt tóc gọn gẽ, mặc đồ đàng hoàng, và muốn nhận được công việc làm một người phát thanh, quảng cáo, vì ông muốn “lập lại một cuộc đời mới” cho mình. Khi được phỏng vấn bởi đài CBS “The Early Show” - ông nói một câu rất là cảm động: “One of my biggest prayers that I sent out was that my mother would live long enough to see me rebound!” Tạm dịch là: “Một trong những lời cầu nguyện thiết tha của tôi là mong mẹ tôi được Chúa cho sống lâu đến một ngày để thấy tôi được phục hồi, làm lại cuộc đời.” Anh chị em có muốn được phục hồi đời sống tâm linh của mình không? Chúng ta có chịu “cắt tóc” để bắt đầu một cuộc đời mới thay đổi chưa? Tôi không có nói đến nghĩa đen của sự “cắt tóc,” nhưng là có bằng lòng từ bỏ cuộc sống cũ với những thói hư tật xấu của nó, và tận hiến đời sống mình hoàn toàn cho Chúa biến đổi, càng ngày càng trở nên giống như Đấng Christ hơn, trong đức hạnh và lối sống không? Hội Thánh của Chúa ở đây có muốn được phục hưng, được đổi mới không? Chúng ta có đang lắng nghe tiếng Chúa hỏi mình: “Ngươi có thật muốn được biến đổi không?” mà đáp ứng lại với Ngài. Đời sống tâm linh của mỗi chúng ta cứ sẽ cũ hoài, sẽ cứ còn sống “ăn mày” hoài, bị đưa đẩy bới những cám dỗ, nghiện ngập mà thôi, cho đến khi chúng ta thật lòng quyết định muốn được biến đổi và lên tiếng nhờ cậy Chúa Giê-su.
Năm mới đã đến, chúng ta hãy cùng nhau đến với Chúa Giê-su và thành thật nói với Ngài: “Chạm lòng con Chúa ơi, ngay giờ này! Xin Chúa Giê-su biến đổi đời sống của mỗi chúng con. Chúng con bằng lòng dâng cho Ngài những “ché đá” của đời mình. Xin Chúa Thánh Linh đổ đầy “nước” chính là lời của Ngài, lẽ đạo của Chúa và làm Chủ đời sống của chúng con, gia đình chúng con, và Hội Thánh của Chúa ở đây. Xin Đức Thánh Linh Ngài dùng lẽ đạo tinh sạch đời sống của mỗi chúng con. Xin Ngài biến hóa cuộc đời của chúng con có năng sức lột bỏ những điều xấu xa của tư dục và mặc lấy con người mới trong Chúa có thêm sự nóng cháy, hăng hái, vui mừng hầu việc Ngài trong năm mới này. Chúng con tin cậy hoàn toàn ở nơi Chúa, hứa nguyện sẽ không có đi “dẹo” hai bên, không còn nửa đời nửa đạo nữa, nhưng chỉ làm tôi tớ một mình Chúa mà thôi. Xin Ngài biến hóa chúng con hết thảy để được trở nên càng giống như Cứu Chúa Giê-su, Con Ngài càng hơn, trong suốt năm mới này! Amen!”
Hãy hết lòng cầu nguyện: “Lạy Chúa! Con thật muốn Ngài biến đổi đời sống con càng ngày càng giống Chúa Giê-su hơn!”
------------- Lời Mời Gọi
Năm mới đến là cơ hội tốt để chúng ta đặt ra những kế hoạch thay đổi để có thể đạt được những điều mình mong ước, hầu cho đời sống được tiến bộ, khá hơn, nào là tánh nết, thói quen, cách chúng ta đối xử với mọi người. Còn con người thuộc linh của mỗi chúng ta thì sao – có điều gì anh chị em muốn được thay đổi không? Chúng ta có hiểu là từ khi mỗi người chúng ta được “tái sanh,” mỗi ngày mục đích của Chúa Thánh Linh là “nắn” chúng ta càng trở nên giống hình bóng của Chúa Giê-su hơn không? Đâu là lần cuối anh chị em tự nhìn vào trong gương soi mặt để xem coi mình giống như Chúa Giê-su thể nào không? Tôi không có nói tấm gương soi mặt theo nghĩa đen, nhưng là thành thật nhìn vào lời Kinh Thánh là lẽ thật của Chúa Giê-su đã dạy. Chúng ta chưa biến đổi có lẽ vì chưa thật sự “soi mặt trong gương” để thật thấy những điều mình cần phải được Chúa biến đổi chăng? Chúng ta chưa được biến đổi vì chưa muốn, còn rất nhiều những lý do bào chữa mà mình tự nghĩ không cần phải biến đổi chăng?
Nhưng cho những ai được cảm động vì đã nghe tiếng Chúa Giê-su phán cùng mình “Ngươi có muốn được biến đổi không?” và thật sự muốn được biến đổi ngay hôm nay, bằng cách sẵn lòng dâng lên cho Chúa cuộc đời của mình và những điều mình mong được Chúa biến đổi. Để thực hành điều này, chúng ta dành riêng ra vài giây phút yên lặng để tự xét, nếu ai muốn Chúa biến đổi đời sống tâm linh mình thì hãy bước ra khỏi chỗ ngồi của mình, đến trước bục giảng để chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mình, sau đó tôi sẽ mời Mục Sư quản nhiệm cầu nguyện cho hết thảy chúng ta. Anh chị em không cần phải làm điều này, nếu không muốn; nhưng mong một số người trong chúng ta sẽ làm điều này để chứng tỏ với Chúa Giê-su là nhân cơ hội năm mới này, mình thật sự (seriously) muốn được biến đổi, muốn tái sát lại sự cam kết của mình với Chúa, và nói với Chúa Giê-su rằng: “Lạy Chúa! Con thật muốn Ngài biến đổi đời sống con càng ngày càng giống Chúa Giê-su hơn!”


Transformation

(Romans 8:29)


For those God foreknew he also predestined to be conformed to the image of his Son, that he might be the firstborn among many brothers and sisters.”
Have you made any New Year resolutions? What do you wish to change this year? May be losing couple pounds, get rid some of bad habits? We can change a lot of things from outside, but when it comes to the spiritual realm, only Jesus can do the transformation.
The Greek word “metamorphoo” means to be transformed into a different form. God demonstrated this power through the life of His Son (Jesus) Who did many miracles, such as the first miracle when He “transformed” water into good wine at a wedding in Cana. The Jewish wedding custom normally takes place in seven days with a lot of music, food, dancing, celebration, and of course drinking wine. Wine is the symbolic of joy. But what happened during the wedding? They ran out of wine. May be this poor family under-estimated the number of guests? Have you been in any embarrassed situation that you want to hide your face? How embarrassment for the McDonald restaurants if they run out of hamburgers? How embarrassment for a famous Vietnamese restaurant in Houston like “Kim Son” when it runs out of “Pho?” Mari came and told Jesus that “They have no more wine!” Of course, Jesus knew the problem because He is God Who is in control and does everything according to His own timing. There were six stone water jars used for purification with each contains about 20-30 gallons. Jesus told the servants to fill these jars with water to the brim. They obeyed and what happened next? Water was “transformed” into a highest quality wine that made the master of the wedding reacted in “shocked.” After this miracle, His disciples believed in Him. What about you, do you believe that Jesus can perform a transformation in you?
The goal of God’s transformation is to conform all believers to the image of His Son. God’s transformation is a continuous process from point A to B. Point A begins at the “born-again” moment when one repents his sins and believes in Jesus. God “transforms” us from sinners to His own children (sons and daughters), becoming Jesus’ brothers or sisters. This is a spiritual transformation that even a high educated person like Nicodemus did not understand. Point B completes when we all see Jesus face-to-face and our bodies become like His glorious body. From the “born-again” moment to the time we see Jesus face-to-face, God continuously transforms us day by day to be more like His Son.
Do you really want to experience this transformation? This transformation does not come automatically, but it requires an individual decision just as a story last week in Ohio about a homeless man named Ted Williams had decided to “rebound” his life. It’s time for each of us to get out of our “comfort zones” and decides to allow the Holy Spirit transforming our life to be more like Christ. Let’s all pray: “Lord Jesus! Perform a miracle of transformation on me and your church today.” Amen!





Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 80.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương