Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang9/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

(Avalôkitesvara)


Thích Nguyên Bình


A. DẪN NHẬP
Mỗi đức Phật ra đời đều có hai chúng; Tuỳ tùng chúng và Ủng hộ chúng. Tuỳ tùng chúng là các vị Thanh Văn Đại A la hán thường theo thính pháp tỏ bày công hạnh lớn, tiêu biểu cho hạnh nguyện bao la của thánh chúng. Ủng hộ chúng là chỉ cho các bậc Đại Bồ Tát với hạnh nguyện ủng hộ Phật pháp sâu dày. Các Ngài là bậc thượng thủ trong chúng Bồ tát, là những vị Nhất Sanh Bổ Xứ hay Cổ Phật quá khứ hiện thân với hạnh nguyện hộ trì xiển dương chánh pháp cho Đức Phật hiện tại, trùng tuyên các pháp môn vi diệu khế hợp với tâm nguyện chúng hữu duyên hay làm nhân duyên phát khởi pháp hội cho Phật nói vi diệu Pháp. Khi Đức Phật nói pháp đại thừa, các Ngài thị hiện minh chứng cho kinh. Mỗi vị Bồ Tát là tiêu biểu cho một pháp hành, một công hạnh, một hạnh nguyện sống động của chơn tâm, cho chúng sanh noi dấu. Hàng Phật tử chúng ta biết nhiều đến các vị Bồ tát qua kinh giáo đại thừa và qua các hình tượng phụng thờ nơi thiền môn như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Chuẩn Đề, Di Lặc... Trong đó! Bồ tát Quán thế Âm là vị Bồ Tát được phụng thờ nhiều nhất. Đến chùa nào, hoặc tư gia nào của Phật tử (theo Bắc truyền)hầu như chúng ta đều thấy hình bóng từ ái của Ngài được thờ phụng tôn kính.Ngài là vị Bồ tát gần gũi hữu duyên với chúng sanh đúng như lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng: “Ôâng với chúng sanh trong cõi Ta Bà có nhân duyên lớn...” Tuy nhiên, phần đông chúng sanh chỉ biết đến ngài qua truyền thuyết, sự tích dân gian hoá và niềm tin, chứ ít người rõ tâm nguyện hành trạng và công đức của Ngài để y theo đó tu hành trong chánh tín. Những ai là Phật tử kính thờ và muốn noi theo hạnh nguyện của Ngài thì phải biết công hạnh và diệu đức của Ngài nương theo đó tu hành theo hạnh Quán Âm thực hành đại từ bi, nương nơi thần lực nhiếp hộ của ngài, tiến tu bước vào vô thượng giác.
---o0o---
B. NỘI DUNG

1. Định nghĩa và tên khác

Quán thế Âm là dịch nghĩa từ chữ phạn Avalo Kitevara, Ngài còn tên khác là Quán Tự tại Bồ tát, Hiện Âm Thanh Bồ tát, Duyệt Âm Bồ tát, Cứu Thế Bồ tát.


Vì Bồ tát quán sát các pháp thế gian tùy theo thế tục giả âm thanh ngôn thuyết, nên gọi là Quán Thế Âm.
Do Bồ tát tu hạnh Đại bi, Đại Từ cứu tế chúng sanh như con một , thường hằng quán sát âm thanh, nếu chúng sanh nào đau khổ nhất tâm xưng niệm danh hiệu Ngài. Bồ tát nương theo âm thanh đó cứu giúp chúng sanh hết khổ được vui nên có tên là Quán Thế Âm.
Lại vì Bồ tát nhân nơi cảnh Lý Sự Vô Ngại quán sát các pháp thấy rõ năm uẩn, sáu trần, mười tám giới thảy đều không tướng, thân tâm tự tại, xa lìa điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn, nên gọi là Quán Thế Tự Tại hay Quán Tự tại Bồ tát.
Chữ Quán là xem xét, thế là thế gian. Do tu pháp Nhĩ căn Viên thông thường hằng xoay tánh nghe phản văn tự kỷ, lắng nghe nội tâm mình ngộ được chơn tâm thanh tịnh, tâm nghe thông suốt mười phương, sáu căn dung thông như nhất. Cho nên, tự tại nghe suốt tất cả âm thanh thế gian, mỗi mỗi phân biệt rõ ràng, có thể phân thân cứu độ chúng sanh thọ khổ não chí thành xưng niệm danh hiệu.
Gọi là Hiện Âm Thanh Bồ Tát vì Bồ Tát nương nơi âm thanh đau khổ của chúng sanh mà hiện thân cứu khổ ban vui, nên có tên là Hiện Âm Thanh Bồ Tát hoặc Cứu Thoát Bồ Tát.
Gọi là Duyệt âm Bồ tát vì Ngài xem xét âm thanh đau khổ của chúng sanh trong thế gian mà cứu độ mà có tên.
Theo Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn: “Gọi là Quán Thế Âm Bồ tát vì Bồ Tát ở thế giới Ta bà làm lợi ích chúng sanh, nếu có chúng sanh thọ khổ nhất tâm cầu danh hiệu của Ngài, Bồ tát quán sát âm thanh đó, giúp họ thoát khổ, nếu có sở cầu đều như ý.” Vì Bồ tát cứu khổ ban vui cho chúng sanh nên Ngài còn có tên khác là Thí Vô Uý tức bố thí sự không sợ sệt cho chúng sanh.
Tiền thân: Theo kinh Đại Bi Đà Ra Ni, tiền thân của Bồ tát Quán Thế Âm là Cổ Phật quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai.Vì thương xót chúng sanh và tâm nguyện ủng hộ chư Phật nên Ngài thị hiện thân Bồ Tát.
Theo Kinh Bi Hoa, Bồ tát Quán Thế Âm là con trai thứ ba của vua Vô Tránh Niệm nhân thấy vua cha bỏ ngôi đi tu và hai anh phát đại thệ nguyện tu hành cúng dường Phật và Hiền thánh tăng, nên Ngài phát tâm tịnh tín cúng dường Đức Phật và tăng chúng. Sau đó, theo lời khuyên của đại thần Nguyệt Xứng, Ngài thành kính phát tâm Bồ đề cầu vô thượng đạo.Vì chí nguyện và tâm thành kiên cố, Ngài được Phật thọ ký đạo Vô Thượng Bồ Đề. Hiện tại Ngài là Bồ tát Nhất sanh bổ xứ tại Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Theo Nam Sơn Luật Sư truyện, Ngài Đạo Tuyên Luật sư hỏi Tỳ Sa Môn Thiên vương về tiền thân của Quán thế Âm Bồ tát. Thần thưa:” Quá khứ tiền thân của Bồ tát là công chúa Diệu Thiện con thứ ba vua Diệu Trang Nghiêm. Vì lòng thành kính mộ đạo dốc chí muốn xuất gia tu hành nên không chịu lấy chồng, Vua cha giận dữ lưu đày, đánh đập, định chém... nhưng Ngài vẫn thoát chết, kiên tâm tu hành, chứng đạo Bồ đề.
Ngoài ra theo các truyền thuyết ở Việt Nam Triều Tiên, có sự tích Quan Âm Thị Kính tu thành Quán Âm hạnh. Các tiền thân công hạnh hoá độ của ngài được ghi chép khá nhiều qua các truyện ký trong Đại tạng và Tục tạng.
Công hạnh hoá độ Bồ tát Quan thế Âm tiêu biểu cho đức đại từ đại bi cứu khổ ban vui cho chúng sanh. theo Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn: Nếu ai trì niệm danh hiệu của Ngài sẽ không bị các tai nạn lửa cháy nước trôi lại tránh khỏi các tai nạn quỉ La Sát, Dạ Xoa, không bị gông cùm xiềng xích, dao gậy đánh đập đâm chém, thoát khỏi đường hiểm nạn, an vui không sợ hãi, lìa tham sân si, được con trai con gái như ý nguyện.Đây là do công hạnh từ bi mẫn thế không thể nghĩ bàn của Bồ Tát dùng đức vô uý làm an ổn chúng sanh, nhiếp thủ chúng sanh phát khởi chánh tín, bước vào nẻo đạo.
Đứng về Sự thì đây là thệ nguyện của Bồ Tát Quán thế Âm, một vị Bồ Tát có thật, có nhân duyên rất lớn với chúng sanh cõi Ta Bà. Ngài vận dụng tất cả phương tiện đưa chúng hữu duyên vào đạo bằng cách thị hiện ba mươi hai ứng hoá thân cứu độ chúng sanh với tâm vô trụ chấp, dung thông vô ngại khắp pháp giới mười phương. Chúng sanh nào chí thành thường niệm danh hiệu hay tưởng niệm đến Ngài, một lòng không loạn, chí thành chuyên nhất thì đều được cảm ứng, vượt qua các hiểm nạn. Đứng về mặt lý sự viên dung và các sự cảm ứng được lưu truyền trong dân gian cũng như kinh giáo, tục tạng.v..v.. trong quá khứ cũng như hiện tại. Có thể nói danh hiệu ngài là diệu dược giải tỏa cho chúng sanh tất cả nỗi bất an đau khổ trên cõi đời, nếu tưởng niệm với tâm chí thành chơn chánh. Người niệm danh hiệu Ngài đến vô niệm tương ưng lợi mình lợi người mới được Ngài ảnh hiện gia bị nhiếp hộ vượt qua mọi khổ nạn, như kệ nói: “Chúng sanh tâm cấu tậân, Bồ tát ảnh hiện trung.”
Vì vậy, hàng Phật tử chúng ta phải chí thành tưởng niệm danh hiệu ngài bằng tâm chuyên nhất không tạp loạn mới được lợi ích lớn, hằng an vui trong sự hộ trì của Bồ Tát, từ đó tự phát huy tự lực tu hành của chính mình. Ngược lại! những ai trì niệm với tâm giải đãi biếng lười thì không có kết quả hiện tiền như ý, Bởi vì: “Có thật cảm Phật ngài mới ứng, Niệm lơ là Phật chứng vào đâu, Ví như người té xuống sâu, không lo kêu cứu ai hầu cứu cho.” (Thanh sĩ) Người trì niệm trong sự tán loạn lăng xăng tạp niệm thì không thể tiếp nhận được sự gia bị của Bồ tát, nhưng cũng gieo được duyên lành ở vị lai. Do đó, người tu hành muốn nương vào tha lực cần phải nỗ lực phát huy tự lực chính mình, mới có thể thành tựu tự tha hợp nhất thẳng tiến đạo Bồ đề.Ngày nay, đi đến đâu, chúng ta cũng thấy hình ảnh tượng thờ của ngài. từ chùa chiền, am, cốc cho đến tư gia Phật tử. Có thể nói tiếng niệm danh hiệu Quán Thế Âm có rất nhiều trong lòng người Phật tử bình dân theo đại thừa giáo pháp.
Theo lý mà nhận định thì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm là niệm đức Đại Bi do được thần lực Ngài gia bị nhiếp hộ, cho nên không bị bát nạn (Vua Quan cấm đoán, giặc giã, hoả hoạn, lũ lụt, bệnh tật, bị người cản trở, phi nhân cản trở, ác thú quấy nhiểu.) xâm tổn. Chuyển đổi được tâm tánh xấu ác của tự thân và chúng sanh làm cho tâm được thanh lương mát mẻ, không bị gông cùm xiềng xích trói buộc, không bị tất cả phiền não ngăn che, thành tựu tất cả công đức lành, đầy đủ phước đức trí huệ và giải thoát giác ngộ viên dung. Bởi vì, niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là lắng nghe tiếng lòng của tự tâm, bằng thanh tịnh tâm không kẹt trong âm thanh giả tướng, rõ suốt tất cả âm thanh nhiệm mầu giải thoát vi diệu của nguồn tâm là không tịch nên dứt trừ tất cả âm thanh khổ não, khiến cho tự thân người niệm được thấm nhuần an lạc trong chánh pháp. Vững tin và tiến tu đạo nghiệp không thoái chuyển.
Theo các kinh Đại Thừa như “Nhất thiết công đức trang nghiêm kinh”, “Phổ Hiền Đà Ra Ni Kinh” “Thanh Tịnh Quán Thế Aâm Bồ Tát Kinh”.Khi Đức Phật Thích Ca Mưu Ni thuyết pháp, Bồ tát thường hiện thân đến nghe pháp ủng hộ hầu bên các đức Phật. Trong Kinh Đại A Di Đà quyển thượng, Quán Vô Lượng thọ Kinh quyển hạ Quán thế Âm Bồ tát thọ ký kinh, Bồ tát thường đứng hầu bên Phật A Di Đà ở tại Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, giáo hoá chúng sanh.
Theo kinh Hoa nghiên Phẩm nhập Pháp giới Bồ tát quán thế Âm thường trụ Phổ đà lạc ca sơn tại Nam hải ở tại thế giới Ta Bà hoá độ chúng sanh. Ngài Thiện Tài đồng tử khi cầu đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức tới vị thứ hai mươi bảy là Bồ Tát Quán Thế Âm dạy tu pháp “Bồ tát đại bi hạnh giải thoát”, để giáo hoá và cứu độ tất cả chúng sanh khổ đau phiền não được giải thoát an lạc. Qua đó, chúng ta thấy Bồ tát ứng hiện khắp mười phương thế giới hoá độ chúng sanh. Đúng như kinh Pháp hoa Phẩm Phổ môn khen ngợi :
Trong mười phương cõi nước, không cõi nào chẳng hiện.
Vô lượng các ác thú, địa ngục quỷ súc sanh,
Khổ sanh già bệnh chết, hiện thân, khổ liền diệt.
Sự hiện thân của Bồ tát trên cuộc đời là tiêu biểu cho sự thắng diệu an ổn tốt đẹp lợi lạc chúng sanh. Phẩm Phổ Môn cho biết tuỳ theo căn tánh chủng loại nghiệp cảm thích mến của chúng sanh mà ngài thị hiện thân hình hoá độ chúng sanh. Đáng dùng thân nào độ thoát thì ngài dùng thân đó hoá độ đem lại sự an lạc cho mọi người và dìu dắt tất cả chúng sanh vào tuệ giác vô thượng.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương