Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang4/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

7.Tín ngưỡng Di Lặc Bồ tát


Bao giờ đến Hội Long Hoa ? Câu hỏi đó đã có từ hàng ngàn năm trước, càng trở thành cấp bách ở những năm cuối thế kỷ 20. Bây giờ chúng ta bước qua thế kỷ 21, người ta vẫn còn thì thầm bàn tán về Hội Long Hoa xuất hiện Đức Phật Di Lặc ra đời cứu vớt những người tu phước hành thiện, còn kẻ ác sẽ bị quả báo xấu !
Đến nay “Đức Phật Di Lặc” vẫn còn ở tận nơi đâu ! Trời chưa sập, đất chưa tan; nhưng niềm tin của con người vẫn còn đó. Đã có nhiều người nản lòng thối thất đạo tâm !
Từ đời Đường năm 689, Võ Tắc Thiên đã lợi dung danh nghĩa, tự xưng mình là đức Di Lặc tái sanh. Năm 613, Tống Tử Hiền và Hướng Hải Minh tự xưng là Di Lặc xuất thế để tập hợp dân chúng làm loạn v.v…
Thực ra thuyết Di Lặc hạ sanh cũng có những giá trị tích cực, nhằm khuyên người tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ để mình và người cùng lợi lạc. Song nếu không khéo tìm hiểu, thì mù quáng ngụy tạo văn kinh thì đó là người kém trí hụê suy xét. Phật đã dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.
Việc Bồ tát Di Lặc hạ sanh như đã nói tính ra phải đến 57 tỷ 60 triệu năm nữa Phật Di Lặc mới ra đời thuyết kinh hóa chúng. Đây chính là lời huyền ký của đức Phật Thích ca
Đời sống vốn ngắn ngủi, đêm vô minh huyền ảo, dầy đặc chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, môi trường nhiểm ô; Mọi thứ khổ não đe dọa như lưỡi hái tử thần treo lơ lửng trước mạng sống con người. Sống trong nhiều nỗi khổ đau và sợ hãi lo âu, con người thì yếu đuối, nên người ta cần một điểm tựa tinh thần, một chốn quay về, một nơi ủy thác. Ở đó hứa hẹn một sự an lạc trường thọ, hoan hỷ, không có cướp bóc lường gạt. Có phải đó là một thiên đường không tưởng ? Không ! Nó vẫn có đó ! Ở đâu ? Ở ngay trên nụ cười Di Lặc.
Từ bi hỷ xả là Tịnh Độ Di Lặc, trụ nơi vô sở trước (Tâm không dính mắc, an trú chánh niệm, buông xả) là ngồi yên nơi cội Long Hoa, hành trì Giới, Định, Huệ, là lắng nghe ba hội thuyết pháp, và chính cái tâm trí tụê vô nhiễm là Đức Phật tại thế. Sáu mươi tỷ năm cũng ở tại bây giờ, đợi chờ chi, tìm kiếm gì, khi pháp giới hiện ra nơi tâm tõ ngộ Phật tánh.
Mỗi vị Phật chủ về một hạnh, như đức Di Đà chủ hạnh trang nghiêm, đức Thích Ca chủ hạnh thanh tịnh, cũng vậy đức Di Lặc chủ về hạnh hỷ xả. Qúi vị tín ngưỡng Di Lặc ? Hãy có tâm thương yêu và hỷ xả. Nếu như hiện tại Đức Di Lặc có ra đời mà tâm ta sân hận, phiền não, tạo nghiệp tam đồ thì làm sao dự vào pháp hội Long Hoa !
---o0o---
C. KẾT LUẬN
Sống trong thế giới này người giác ngộ tu tiến có cuộc sống tự tại giải thoát, dù ở đâu chăng nữa cũng được hồn nhiên hạnh phúc với Phật tánh hằng hữu. Tại sao người ta mơ ước viển vông, không lo tu tập như Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm học đạo trí huệ với Ngài Văn Thù Bồ Tát, học hạnh Quán Âm lắng nghe tiếng kêu đau thương của chúng sanh xem xét cứu khổ… Được Di Lặc Bồ Tát khảy móng tay 3 lần mở cửa lầu các Tỳ Lô Giá Na, thấy chư Phật ba đời lợi ích chúng sanh. Tỳ Lô Gia Na tiêu biểu cho pháp thân Phật thanh tịnh. Người tu sĩ công phu tự hiển lộ pháp thân thanh tịnh mới được Bồ tát Di Lặc cho thấy Phật Tỳ Lô Giá Na, Di Lặc Bồ Tát là người giữ Tỳ Lô Giá Na lầu các, tức Ngài sử dụng được chơn tâm thông với Phật và chúng sanh, xứng đáng được tôn là Tổ sư Duy thức học.
Pháp sư Đạo An đời Đông Tấn khai thủy, Pháp sư Huyền Trang, Khuy Cơ đời Đường; Thời cận đại, Thái Hư đại sư, Ngài Từ Hàng viên tịch ở Đài Loan đều phát nguyện sinh Trời Đâu Suất gặp Bồ tát Di Lặc. Trước khi được sanh lên các Ngài tu theo hạnh Bồ Tát Di Lặc làm rạng rỡ Phật giáo một thời.
Chúng ta được hành hạnh Từ bi hỷ xả như Bồ Tát Di Lặc còn gì hạnh phúc bằng khi xuân đến giữa đất trời mênh mông, dưới Phật đài, trong mái chùa thân thương đầm ấm với lời kinh tiếng mõ… Xảõ bỏ sầu tư trĩu nặng. Sẽ nhận thức được nụ cười Di Lặc Bồ tát làm rúng động Tam thiên và tô thắm cho hoa mai, hoa cúc, hoa đào mãi mãi xinh tươi giữa mùa xuân đại thể.

---o0o---


SÁCH THAM KHẢO
1. Bách Pháp Minh Môn Luận – Thích Thiện Hoa dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh 1992.
2. Duy Thức Tam Thập Tụng – Thích Thiện Hoa dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh 1992.
3. Duy Thức Học – Thích Quảng Liên, Thiền Viện Quảng Đức, Sài Gòn Xuất bản 1972.
4. Giảng Luận Buy Biểu Học – Thích Nhất Hạnh, Lá bối XB 1996.
5. Kinh Di Lặc Thượng Sanh Đâu Suất Thiên.
6. Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.
7. Kinh Trung A Hàm, Đại Tạng Kinh Việt Nam.
8. Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm – HT. Thích Trí Quảng, NXB. Tp. Hồ Chí Minh 1996 PL. 2453.
9. Niệm Phật Sanh Tịnh Độ – Thích Thánh Nghiêm – Thích Chân Tính – NXB Tôn Giáo Hà Nội, PL. 2543.
10. Thiền Đạo Tu Tập (The Parctice of zen), Chang Chen chi – Như Hạnh, Kinh Thi, Sài Gòn XB, 1972.
---o0o---

CUỘC RA ĐI LÀM NÊN LỊCH SỬ

(Kỉ niệm ngày xuất gia của đức Phật)


Thích Phước Tiến
A/ DẪN NHẬP
Văn hào Victor - Hugo có nói : “Người ta cần đi vì tiêu khiển, cần trở về vì tìm hạnh phúc”. Vâng, một số người có khuynh hướng luôn chạy tìm hạnh phúc cho riêng mình, bằng mọi cách để hưởng thụ theo đòi hỏi bản năng mà không cần biết điều đó có hợp với nhân bản không, có hưởng thụ hạnh phúc trên đau khổ của người khác không, hoặc hưởng thụ với tâm ích kỷ đến độ không cần biết đến những người đói kém khổ cực xung quanh mình.
Trong một vài trường hợp, cũng có những người luôn đi tìm cái đẹp cho nhân loại bằng giá trị thực tiễn, như ông bà Curie, một gia đình đoạt kỷ lục về giải Nobel, họ chỉ có một mục đích duy nhất là phụng sự cho khoa học và nhân loại. Philippe Semmelweis lấy thân mình làm thí nghiệm để cứu lấy mọi người …. Như vậy, ai dám cho những người đó là sống ích kỷ? Hầu như cả Đông và Tây những người minh triết đi tìm cái đẹp nhân loại bằng một tình thương yêu rọâng lớn là không thiếu. Nhưng đặc biệt nhất mà chúng ta cần phải thấy một cuộc ra đi mang giá trị lịch sử nhân loại mà mỗi khi nhắc đến tên người thì thế giới điều biết với lòng ngưỡng mộ tôn kính cao độ: cuộc ra đi của một vị vương tử trẻ Siddhatha, dòng họ Sakya, thành Kapilavatthu. Đó là cuộc ra đi vô tiền khoáng hậu; sự ra đi ấy không riêng vì lợi ích cho dân chúng thành Kapilavatthu - Ca tỳ la vệ, mà vì nhân loại, vì tất cả chúng sanh trên cõi Diêm Phù Đề. Cho đến ngày hôm nay hay muôn đơì về sau người ta vẫn kính trọng Ngài như một người hy sinh cứu thế đúng nghĩa.
Có thể nói, đức Bồ tát Thích Ca ra đi (xuất gia)là thực hiện đại từ bi, tìm trí tuệ siêu thế, nhằm giải cứu nỗi khổ sinh tử triền miên của vạn loại sinh linh đang phải gánh chịu trên cõi đời này.
Đây là vấn đề lớn, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu khách quan mới nhận thức đúng chân giá trị của đức Thế Tôn, là bậc thâỳ của trời người, đã đi vào lịch sử hơn 25 thế kỷ.
---o0o---
B/ NỘI DUNG


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương