Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang32/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   38

2. Hình ảnh biểu trưng


Nói đến Bồ Đề Đạt Ma, là người ta nghĩ ngay đến một vị Sư hình tướng dậm vỡ, mặc áo tràng màu đen, quần nâu, trên vai quảy một chiếc gậy treo tòn ten một chiếc dép, mặt mày nghiêm khắc, râu ria xồm xàm, đôi mắt sáng quắc tinh anh, đứng trên một lá lau phiêu diêu trên sóng gió. Hình tượng này được thờ kính trang nghiêm nơi hậu tổ phía sau chính điện thờ Phật của đại đa số chùa chiền Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản..vv..biểu tượng ngài là một vị tổ sư quan trọng trong các vị tổ được truyền y bát thay Phật hoằng hóa chúng sinh.
Sông biển là môi trường sinh sống của các loài thủy tộc hiền và dữ, nơi có sóng to gió lớn đe dọa mạng sống con người. Theo Kinh Đại Bát Nhã, phẩm Thường Đề bồ Tát, “Sông biển cũng thường phát sanh châu ngọc. Châu ngọc không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, chân tâm thanh tịnh của Phật và chúng sanh cũng thế.” Cây bồ đề giác ngộ phải bám sâu vào mãnh đất khổ đau mới đứng vững giữa cuộc đời nhiều giông gió hứng chịu nắng mưa che bóng mát cho người. Ngài đứng trên sóng gió oai nghi hùng dũng, điểm tựa là cành lau nhỏ bé nói lên người giác ngộ giải thoát thân thể nhẹ nhàng, như hoa sen tự tại trên ao hồ tỏa ngát hương thơm. Chiếc gậy tượng trưng cho thiền pháp, gậy thiền. Một chiếc dép tượng trưng cho giáo lý không hai, chúng sanh là Phật.
Nhà họa sĩ, điêu khắc kết hợp ý nghĩa biểu trưng, việc ngài mới đến Trung Hoa, vua Lương Vũ Đế, một đại cư sĩ xây cất nhiều chùa, độ nhiều chúng tăng, hiểu giáo nghĩa uyên bác, giảng pháp hay đến chư Thiên rắc hoa cúng dường, mà chưa thật chứng, nên bái thỉnh tổ sư giải đáp câu hỏi:- “Thế nào là đệ nhất nghĩa thánh đế? -Sư đáp:- Một khi đã tỉnh rõ thông suốt rồi, không có chi gọi là thánh”. (Quách nhiên vô thánh). Vua Vũ Đế không lãnh hội được, lòng không vui. Sau đó Tổ sư đứng trên một lá lau vượt sông Dương Tử vào đất Ngụy lên núi Thiếu thất, ngồi nhìn vách chùa Thiếu Lâm đến chín năm. Đoạn cuối đời sau khi ngài thị tịch khoảng ba năm, sứ giả Tống Vân thấy sư ở núi Thông Lãnh tay cầm một chiếc dép đi về hướng tây như bay. Biểu tượng ấy nói lên tư tưởng ngài nhất quán, trước sau như một là: “Thiền tổ sư truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
---o0o---

3. Ý nghĩa hiện thực


Ước mơ lớn nhất của đời người là sống an tâm hạnh phúc. Qua sự giải đáp khai thị cho sư Thần Quang Huệ Khả về yếu chỉ của Thiền Tông Tâm ấn, chúng ta thấy rõ hiện thực tâm lý của Phật giáo đồ trưởng thành là an tâm trong sinh tử. Lịch sử con người từ thuở hồng hoang đến nay văn minh tiến bộ, có phải luôn luôn khủng hoảng trong hòa bình và trong chiến tranh ! Chiến tranh thì sợ nghèo đói huỷ diệt sinh mạng, của cải. Kẻ thắng kiêu hãnh, người bại hổ người. Hòa bình thì tranh giành địa vị, khủng bố tâm lý cạnh tranh sang hèn vinh nhục. Chung quy cũng vì sự tham muốn hưởng thụ quá đáng của một số người ích kỷ. Tám điều khổ của Diệu Đế thứ nhất, phàm nhân không ai tránh khỏi.
Muốn hết khổ được an tâm người ta thực hiện nhiều phương cách kinh tế, khoa học, văn chương, triết học, tôn giáo, chính trị, quân sự.vv..nhưng được gì?- khổ đau, hoảng loạn, bất an vẫn tồn tại trong cuộc sống. Trong đạo Phật, các phương pháp tu hành của nhiều tông phái, cuối cùng cũng đến an tâm trong sinh tử. Riêng ý của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là phải nhìn xuyên thấu tâm mình. Tâm chúng sinh có chơn và vọng. Biết được chơn vọng thực tướng, thực tính vẫn là “không”, siêu khỏi nhận thức này thì thành Phật. “ Chẳng cùng phàm thánh sánh vai, vượt lên trên mới gọi là tổ”. Tổ hiểu biết như Phật, an tâm hạnh phúc.
---o0o---

4. Ý nghĩa tâm linh


Ngài sinh ra đã có túc nghiệp tốt. Phúc đức lớn được sinh vào cung vua làm Hoàng Thái Tử, sống trên nhung lụa học hành chu đáo, được bái kiến Tổ sư Bát Nhã Đa La, cúng dường nghe pháp buổi đầu tiên là trí tuệ phát sáng. Tiến trình tư tưởng tâm linh ngài trong suốt nhạy bén từ thuở còn niên thiếu khi bàn về giá trị bảo châu và trí tuệ:- “Có trí tuệ người ta mới nhận ra bảo châu quý báu. Trong các thứ trong sạch chỉ có tâm trong sạch là hơn hết. Như tâm Tổ sư trong sạch sáng tỏ báu kia liền hiện”. Rồi ngài so sánh vật có tướng và vô tướng:- “Tâm chẳng khởi là vô tướng”. Cuối cùng Bồ Đề Đa La cũng giải được câu hỏi tối yếu của Tổ sư:- “Trong các vật pháp tánh là tối đại”. Nghiên cứu qua đoạn tiểu sử này chúng tôi có cảm nghĩ ngài đã ngộ đạo trước khi xuất gia được truyền tâm ấn Phật !
Ngài cũng là người con chí hiếu. Khi phụ hoàng qua đời khác, ngài nhập định nâng đở thần thức cha sinh vào cõi lành đến 7 ngày đêm, không mời thỉnh chư tăng tụng kinh niệm Phật cầu siêu theo lẽ thường trong phật giáo tín ngưỡng.
Nhận thức rõ nỗi khổ của chúng sanh và tâm an lạc xuất thế, ngài không lưu luyến ngai vàng ngôi báu, quyết chí xuất gia tu học, xứng đáng được truyền tổ vị, lãnh thọ Y bát làm chứng tín truyền pháp độ sanh.
Tâm lý ngài được biểu lộ siêu thoát khẳng định qua mẫu đối thoại với vua Lương Vũ Đế: “Một khi đã tỉnh rõ, thông suốt rồi, không có chi gọi là thánh”. Đối với Thần Quang, ngài không luận giải “tính không” mà chỉ thẳng chân không diệu hữu là như thế: “Ngươi hãy đem tâm ra đây ta an cho – Con tìm tâm không thể được – Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Nét đặc sắc của Bồ Đề Đạt Ma qua sự khai thị giáo huấn là như thế đó. Vì phân biệt, luận giải, chứng minh dễ làm người nghe rơi vào thiên chấp, không thể lãnh hội làm sao sống với tâm linh siêu việt như Phật. Mà tâm linh này ai cũng có, sở dĩ người ta cam phận làm chúng sinh vì không chịu học hỏi, khai thác, sử dụng mà thôi.
---o0o---

5.Tiểu sử đời Ngài rất có ý nghĩa soi gương


Đối với người muốn tìm kiếm hạnh phúc siêu thế. Ngài đã tìm được hạnh phúc ấy và sống như thực suốt cả cuộc đời trên nhân gian này.- Đã xuất thế ly trần, ngài vẫn còn quan tâm đến người cháu là Dị Kiến, làm vua không chánh kiến ảnh hưởng xấu đến quốc dân, nên tìm cách giáo hoá. Tám mươi tuổi còn lên thuyền vượt biển sang Trung Hoa tìm mảnh đất tốt cho hạt giống bồ đề nẩy nở. Nhờ công đức truyền bá của ngài và những truyền nhân nối tiếp, ngày nay khắp nơi trên thế giới ít nhiều gì cũng có người tu tập thiền pháp sống an tâm hạnh phúc. Tâm từ bi trí tuệ của ngài biểu hiện rõ nét khi nghe Thành Thái nguyện trừ kẻ làm hại sư -Sư nói: “ Ta đã đem bí mật của Phật ra truyền để lợi ích chúng sinh, nay hại người để mình an, làm sao có lý ấy đặng!”
Trong số các tác phẩm của ngài lưu thông xưa nay, được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, Nhật..vv..Phổ thông nhất là bản pháp luận Nhị Nhập Tứ Hạnh, cũng gọi là Nhị Chủng Nhập, hai yếu tố chính nhập đạo thiền, tổng quan được các pháp tu của Phật giáo như sau:
- Lý nhập: là mượn giáo để ngộ vào Tông, tâm Tông. Tin sâu tất cả chúng sanh đều cùng một chân tánh, vì khách trần bên ngoài, vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được. Nếu bỏ vọng về chân, tinh thần ngưng trụ như vách đá, không phân biệt ta-người, thánh phàm một bậc như nhau; cũng không lệ thuộc văn giáo, ngầm hợp với lý vô vi vắng lặng hồn nhiên gọi lý nhập.
- Hạnh nhập: Cũng gọi Tứ hạnh nhập: 1- Báo oán hạnh:- Người tu hành gặp khổ không buồn. Dù hiện tại mình không có lỗi, lãnh quả khổ là do sai lầm nhiều kiếp trước. Chấp nhận nương theo đó tu gọi là Hạnh trả oán. 2-Tuỳ duyên hạnh:- Chúng sanh do nghiệp chuyển thành, chẳng có cái tôi tự chủ, nên gió vui chẳng động, lặng lẽ tùy thuận hành đạo. Gọi Tùy duyên hạnh. 3- Vô sở cầu hạnh:- Mê đắm tham trước gọi là cầu. Kinh nói: “Còn cầu còn khổ, hết cầu mới được vui”.Bậc trí ngộ được lẽ chân, chuyển ngược thế tục, tâm an trụ vô vi, thân hình tùy nghi vận chuyển, gọi hạnh Không cầu mong. 4- Xứng pháp hạnh:- Lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp. Tin hiểu được lẽ ấy, mọi hình tướng hóa thành không; hết nhiễm trước, hết chấp hai bên. Kinh nói: “Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu, pháp không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu”. Bậc trí tin hiểu như thế tùy xứng theo pháp hành động, gọi Xứng pháp hạnh.”
Lý nhập liên quan đến đốn ngộ, hạnh nhập là nội dung của tiệm tu. Tiệm tu đốn ngộ, đốn ngộ tiệm tu bao gồm Yếu chỉ Thiền tông tâm pháp. Pháp thiền này nhiều thành phần xã hội trong các quốc gia trên thế giới ai cũng có thể tu được!- Có một số người biết ngài chín năm ngồi nhìn vách đá (cữu niên diện bích), cho rằng oai nghi lẫm liệt ấy khó tu theo là thiếu nghiên cứu, tư tưởng ngài rất thoáng tùy theo căn cơ hướng dẫn chúng sanh tu tiến đến nơi an lạc nội tâm.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   28   29   30   31   32   33   34   35   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương