Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang24/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   38

4.Ngày vía Địa Tạng


Theo truyền thống, ngày vía Địa Tạng Bồ tát là ngày ba mươi tháng bảy hằng năm. Thế nhưng, chưa rõ đây là ngày khánh đản hay thị tịch của Ngài. Ở Việt Nam, ngày nầy khá thầm lặng chỉ có một ít chùa có truyền thống tổ chức. Nhưng ở các nước như Trung Hoa Nhật Bản, Triều Tiên v,v, nơi mà tín tâm Đại thừa vững mạnh, hay mảnh đất thiêng nơi đạo tràng Bồ tát như Cữu Hoa Sơn thì là ngày hội lớn, với bao nghi thức trang nghiêm. Theo thông thường rằm tháng bảy là trung nguyên Địa quan xá tội chi kỳ do Bồ tát Địa Tạng phóng xả cứu tế làm chủ tể, hình như, đây là sự pha trộn giữa Lão giáo và Phật giáo. Còn theo Nhật Bản ! vào ngày hai mươi bốn hằng tháng thiết trai cúng dường cầu phước hay kỳ siêu gọi là Địa Tạng giảng.
---o0o---

5.Ích lợi người tu hành theo hạnh nguyện hay kính thờ Bồ tát


Một việc làm nào đều có kết quả của nó, người Phật Tử thuần thành không phải là người có niềm tin mù quáng, mà chánh tín trên tinh thần trí huệ, thấy rõ việc làm và kết quả của mình một cách chính xác. Theo kinh Địa Tạng người tín thờ lễ lạy cúng dường ngài Địa Tạng Bồ tát thì vượt khỏi tội khổ trong ba mươi kiếp. Do nhân kính lễ người thành tựu diệu đức chơn tâm nên sanh tín tâm lành, ngừng nghĩ không tạo ác nghiệp trong thời gian nên có phước báu như thế và trăm lần sanh lên cõi Trời Đao Lợi. Người đó sẽ được hai mươi tám điều lợi ích :
1/- Các hàng Trời rồng ủng hộ .
2/- Quả lành ngày càng tăng thêm.
3/- Chứa nhóm nhân bậc thánh .
4/- Không còn thối chuyển đạo Bồ Đề.
5/- Đồ ăn mặc dồi dào đầy đủ.
6/- Các bệnh tật không còn đến thân.
7/- Không bị các tai nạn về nước và lửa.
8/- Không bị hại vì trộm cướp.
9/- Người khác thấy sanh lòng kính ngưỡng.
10/- Các hàng quỷ thần thường phù hộ.
11/ -Đời sau sẽ được chuyển thân nam.
12/- Hoặc làm con gái các vị đại thần.
13/- Thân tướng trang nghiêm xinh đẹp.
14/- Được sanh về các cõi trời.
15/- Hoặc làm bậc vua chúa đế vương
16/- Trí huệ sáng suốt thấy rõ .
17/- Mọi sự mong cầu đều toại nguyện..
18/- Bà con thân quyến đều được an vui hòa thuận.
19/- Không gặp các tai hoạ bất ngờ,
20 /- Dứt sạch các nghiệp báo ở ba đường dữ
21/- Đến đâu cũng không gặp điều trở ngại.
22/- Đêm nằm thường chiêm bao những điều an lành.
23/- Bà con thân thuộc đãqua đời đều được thoát khổ.
24/- Theo phước báo đời trước mà thọ sanh.
25/- Các bậc thánh hiền thường khen ngợi ủng hộ.
26/- Căn tánh thông minh sáng suốt.
27/- giàu lòng Từ Bi bác ái.
28/- Cứu cánh sẽ được thành Phật.
---o0o---
C. KẾT LUẬN
Tóm Lại, công đức kính lễ Địa Tạng Bồ tát hay Chơn Tâm vô tận. Nếu ai phát nguyện tu trì trở thành Địa Tạng Bồ Tát hay thành tựu được diệu tâm công đức còn vô lượng hơn phước báu hữu vi. Mục đích ra đời giáo hoá của Đức Phật và Địa Tạng Bồ Tát không ngoài chỉ cho chúng sanh tu hành, ngộ nhập và ứng dụng chơn tâm thanh tịnh sẵn có của chính mình. Người mê vì không tin mình sẵn có bản tâm thanh tịnh nên Phật và Bồ Tát phải nhọc lòng thị hiện giáo hoá bằng nhiều phương tiện dẫn lần vào bảo sở .
Như vậy, theo tinh thần kinh Địa Tạng Bồ Tát và các kinh giáo, thì Địa Tạng là mật hạnh của chư Bồ Tát. Đức Thế Tôn từ mẫn nói ra bổn hạnh ấy cho chúng sanh cỏi Ta Bà rõ biết. Hạnh đó, được nhiều vị Bồ tát noi theo với tên là Địa Tạng, xứng tánh lập hạnh tu hành theo hạnh được tên. Công hạnh rộng lớn của ngài. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện và Địa Tạng Bồ tát Thập Luân kinh nói rất rõ ràng. Trong Văn Khuyên Phát Bồ Đề Tâm ngài Thật Hiền nói: “Có lập nguyện mới độ tận chúng sanh, có phát tâm mới viên thành Phật đạo”. Chúng sanh không tin mình có chơn tâm thanh tịnh, ứng dụng diệu tâm nầy lại cứ mãi duyên theo căn trần thức tạo vọng nghiệp khổ đau nên mãi chìm trong sanh tử luân hồi xuống lên ba cõi sáu đường. Vậy ! người có chí tu học Phật Pháp chớ mãi ỷ lại nơi cầu sự gia bị của Bồ tát mà quên đi tự nỗ lực tấn tu chính bản thân mình. Đạo lớn chỉ ở ngay trước mắt, nếu nhất tâm tu hành khế hợp hạnh nguyện thì không cần cầu Bồ Tát cũng gia bị cho Ta. Ngược lại ,van cầu không khế hợp chân lý không đúng chánh pháp thì không bao giờ nhận được sự hộ trì của Bồ Tát ; người Phật tử xuất gia hay tại gia sau khi rõ biết hạnh nguyện và công đức của ngài Địa Tạng Bồ tát hãy y chơn tâm thanh tịnh của mình kính lễ tu tập như Ngài sẽ thành tựu vô lượng công đức.
Nguyện cho tất cả người con Phật khai mở kho tàng vô giá tự tâm thành tựu đại nguyện thậm thâm của chính mình dìu dắt tát cả chúng sanh đều trọn thành Phật đạo. Mỗi năm, ngày ba mươi tháng bảy là ngày lễ khánh đản của Ngài nhắc nhở chúng ta hãy nhớ đến hạnh nguyện thậm thâm của Bồ tát Địa Tạng, cùng nhau phát đại nguyện độ sanh theo chí nguyện riêng của mình, dõng mãnh tấn tu đồng trang nghiêm Tịnh Độ, biến địa ngục A tỳ thành Cực Lạc, đồng viên thành Vô Thượng Đại Bồ Đề.
Tài liệu tham khảo:
Kinh Địa Tạng Bồ tát
Kinh Hoa Nghiêm
Huệ quang đại tự điển
Lịch sử Phật A Di Đà và bảy vị Bồ tát.
---o0o---

TỔ TUỆ VIỄN VỚI PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Thích Phước Tiến


A/ DẪN NHẬP
Từ khởi nguyên, mục đích của đạo Phật là ban vui cứu khổ. Vì chúng sanh căn tánh đa dạng, nên đức Phật phải phương tiện với nhiều pháp môn bằng câu chăm ngôn quen thuộc. Đó là “chúng sanh đa bệnh Phạât Pháp đa phương”. Cho nên giáo pháp của đức Phật được phương tiện chia ra làm mười tông (theo cách thành lập tông của Trung Hoa), mỗi tông phái nhằm thích hợp với một số căn tánh chúng sanh. Hầu hết các tông phái này được phát triển ở Trung hoa, dù Thiền, Tịnh hay Mật… cũng đềâu có chung một mục đích là làm sao cho tất cả chúng sanh đều được giác ngộ.
Hiện nay trong mười tông phái, một số tông phái tạm thời lắng dịu, nhưng Thiền, Tịnh, Mật, mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng luôn luôn được thịnh hành.
Riêng tông Tịnh độ là con đường duy nhất giúp cho chúng sanh trong thời Mạt pháp tìm đường thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi. Trong kinh Vô Lượng thọ Đức Phật đã huyền ký : “Đời tương lai kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh này trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh này, tuỳ ý sở nguyện, đều được đắc độ”. Ngài Ấn Quang đại sư, môït bậc cao tăng cận đại ở Trung Hoa, cũng đã bảo: “Thời mạt pháp, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài môn Niệm Phật mà tu các pháp môn khác, nơi phần gieo phước báo căn lành thời có, nơi phần liễu thoát luân hồi thời không. Tuy có một vài vị cao đức hiện kỳ tích phi thường, song đó đều là những bậc Bồ tát nương theo bản nguyện mà làm mô phạm dẫn dắt chúng sanh đời Mạt pháp”.
Đặc biệt nhất, ở Việt nam, Tịnh Độ tông được đại đa số quần chúng áp dụng và đem lại kết quả lớn. Vì lợi ích thiết thực cho số đông, kể từ khi được truyền vào, nên pháp môn Tịnh Độ nghiễm nhiên trở thành pháp môn tu tập cốt tuỷ mà người học Phật Việt nam. Vì là pháp môn dễ tu dễ đắc, nhưng cũng dễ mắc phải những sai lầm về nhận thức và hành trì, cho nên người học phật cần phải tìm hiểu rõ chân giá trị hầu làm lợi ích trên con đường tu tập giải thoát.
---o0o---
B/ NỘI DUNG
Tịnh độ tông hay các tông phái khác phần lớn hầu như đều được phát triển ở Trung Hoa. Trung hoa được xem như là cái nôi của Phật giáo Đại thừa và nhất là Việt Nam chịu ảnh hưởng truyền thống tu tập của Phật giáo Trung hoa rất sâu sắc. Mặc dù Tịnh Độ Tông xuất xứ từ Ấn Độ, nhưng được đơm hoa kết trái ở Trung quốc do sự xiển dương hoằøng truyền của chư vị Tổ sư, điển hình là Ngài Tuệ Viễn . Vì vậy, Tịnh Độ tông ở các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam … xem Ngài (Tuệ Viễn) là vị Tổ đầu tiên có công truyền bá pháp môn này. Để hiểu rõ được pháp môn tu tập thâm áo của tông Tịnh độ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nhiệp hoằng truyền tông chỉ của sơ tổ, Tuệ Viễn Đại sư.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương