Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang20/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   38

2.Ý nghĩa Tự Tứ


Chư Tăng ni sau ba tháng an cư hòa nhập vào đời sống tập thể tiến tu Tam vô lậu học. Đối với chư tôn thiền đức lãnh đạo Hạ trường, vị tăng ni tự kiểm điểm lại mình sau thời gian tu học có sai phạm lỗi lầm gì không, nếu có nên phát khởi ý tứ xin sám hối. Hoặc tự mình không hay biết, nhờ chư tôn đức thấy, nghe, nghi có lỗi chỉ dạy cho sám hối để ba nghiệp thanh tịnh. Con không phàn nàn oán trách chi hết. Đó là thái độ Khiêm cung hướng thượng.
Tự tứ có nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để biết mà sám hối.
Sám hối là ngăn lỗi trước ngừa lỗi sau. Đã là chúng sinh ít nhiều gì người ta cũng có lỗi lầm của chính mình không hay biết. Lời tục nói , chuyện ngoài đường thì sáng, chuyện trong nhà thì quáng.
---o0o---

3.Ngày Tăng thọ tuế


Ngày tự tứ cũng là ngày Tăng thọ tuế. Nghĩa là ngày Tăng –Ni nhận thêm một tuổi đạo. Người đời kể từ ngày sinh tròn một năm tăng một tuổi. Người đạo Phật xuất gia mỗi năm tròn một hạ tăng một tuổi, cũng gọi ngày tết đạo. Tăng ni dự Hạ trường đức hạnh lớn thêm lên, nới rộng phúc điền cho chúng sanh gieo trồng căn lành. Nhân đấy, người con hiếu phát tâm cúng dường Tứ sự: Thức ăn, y phục, toạ cụ, thuốc men để chư tăng có phương tiện hành đạo, các ngài thọ nạp tịnh tài, tịnh vật, hồi hướng công đức chú nguyện cho người dâng cúng được như ý mong cầu: “Cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, cha mẹ quá khứ trực vãng tây phương”. Vì xét thấy đời sống vô thường bấp bênh vô định, thân người khó được, Phật pháp khó tìm, nên ngày tăng thọ tuế của chư tăng như một cơ duyên tốt, người phật tử tranh thủ gieo trồng căn lành, những mong hưởng quả thiện.
---o0o---

4.Ngày Phật Đà hoan hỉ

Ngày Tăng thọ tuế cũng là ngày Phật mừng vui: Triết lý Phật giáo là triết lý nội quan phản chiếu phàm tâm bất định vô thường, khổ, vô ngã để đạt đến chân như tự tánh thường, lạc, ngã, tịnh. Chư vị Tăng ni vâng lời Phật dạy tạm ngưng ba tháng hành hoá, tránh dẫm đạp côn trùng mùa mưa, khép mình vào thanh qui trường hạ trau dồi giới đức, tiến tu Tam vô lậu học, tâm không còn tuôn chảy, phiền não lậu hoặc, lập hạnh khiêm cung mong cầu đại chúng chỉ lỗi để tu sửa. Đệ tử tại gia phát tâm làm hạnh hiếu, theo tinh thần uống nước nhớ nguồn, giống như cha lành thấy các con biết vâng lời dạy bảo gìn giữ gia phong nề nếp nên Phật rất vui, hoan hỉ.


---o0o---

5.Ngày xá tội vong nhân


Ngày Phật Đà hoan hỉ cũng là ngày xá tội vong nhân, ca dao có câu:
“Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.”
Vong nhân là người đã mất thân này, mà thần thức (linh hồn) còn chất chứa tội nghiệp sâu nặng nên chưa thể sanh qua cảnh giới khác hạnh phúc. Cũng gọi vong linh, vong hồn hay thần thức. Suy xét về sự còn mất khó hiểu này Vũ Đình Liên chua xót hỏi:
“Hỡi người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ !”
Hỏi không cần giải đáp. Đúng là một tiếng than dài não ruột. Phật giáo căn cứ vào sự hành nghiệp của mỗi người sống mà biết người chết ấy sanh vào đâu, vui hay khổ. Nguyễn Du trong bài: “Văn Tế Thập loại chúng sinh” đã than:
“Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lửa mấy niên
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu.”
Trung Hoa, có truyền thuyết nói về cúng cô hồn, tế độ vong nhân như sau: -Vua Đường Thái Tông là một người gầy dựng sự nghiệp Đế Vương bằng thanh gươm yên ngựa, tâm lý ám ảnh về sự chết của tướng sĩ và thường dân vô tội nên thường nằm mộng thấy cô hồn đến đòi mạng: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”- Vua Đường kinh sợ quá cầu kiến pháp sư Huyền Trang nhờ cứu giúp. Ngài Huyền Trang căn cứ vào pháp Duy thức học, giải thích cho vua Đường biết hiện tượng cô hồn là thần thức của người chết oan ức chưa được siêu sinh, gọi là oan hồn uổng tử, có nhiều loại cô hồn. Sau đó, Vua Đường nhờ pháp sư Huyền Trang làm lễ giải oan cho họ. Nương theo Kinh Vu Lan bồn, pháp sư Huyền Trang tổ chức trai đàn tụng Kinh trì chú cầu nguyện vào ngày rằm tháng bảy, sau đại lễ Vu Lan. Bắt đầu từ đây có tục lệ cúng cô hồn, xá tội vong nhân.
Tiếp theo, vào đời Tống Bất Không Tam Tạng, chuyên tu mật giáo ở núi Mông, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngài mở mắt tuệ thấy các loài cô hồn đói khát đến xin ăn. Động lòng từ bi, ngài cho cô hồn thức ăn và đọc những câu thần chú biến thực biến thủy của Phật giúp mọi loài cô hồn được no dạ. Sau đó ngài lập ra pháp Mông Sơn thí thực, theo tích này các chùa chiền công phu chiều đều có cúng cô hồn. Lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng bảy chỉ là một ngày kỷ niệm cúng lớn. Trong văn Mông Sơn thí thực có bài kệ nói lên ý chính của lễ cúng cô hồn như sau:
Mãnh hoả diệm diệm chiếu thiết thành,
Thiết thành lý diệm nhiệt cô hồn.
Cô hồn nhược yếu sinh Tịnh độ,
Thính tụng Hoa Nghiêm bán Kệ Kinh:
-Nhược nhơn dục liễu tri,
Tam thế nhứt thiết Phật,
Ưng quán Pháp giới tánh,
Nhứt thiết duy tâm tạo.
Nghĩa là:
Thành sắt địa ngục lửa tràn đốt cháy,
Cô hồn trong ấy khổ đau thay.
Nếu các cô hồn muốn sanh Tịnh độ,
Tụng nửa Kệ Hoa Nghiêm thoát khổ nầy:
-Nếu người muốn rõ biết,
Chư Phật trong ba đời,
Hãy quán pháp giới tánh,
Tất cả đều do tâm.
Trí giả Đại Sư giải thích, tâm lý chúng sinh có mười pháp giới:
1. -Nhơn sanh vào địa ngục là sân hận.
2. -Nhơn sanh vào ngạ quỉ là tham lam.
3. -Nhơn sanh vào súc sanh là mê si.
4. -Nhơn tánh cương trực nóng nảy sinh thần
5. -Nhơn nửa thiện nửa ác sinh người.
6. -Nhơn tu thập thiện sinh thiên.
7. -Nhơn Thinh văn tu Tứ Diệu Đế được quả Tứ Thánh
8. -Nhơn Duyên giác tu Thập Nhị Nhơn Duyên được quả Bích Chi Phật.
9. -Nhơn tu Lục độ, được quả Bồ Tát.
10. -Nhơn tu Nhứt thừa Phật đạo tự giác, giác tha, giác hạnh Viên mãn thành Phật.
Theo lời Phật dạy, thân thể con người hiện hữu trên đời là kết hợp của ngũ uẩn: Sắc thuộc phần xác: Bốn nguyên tố của đất, nước, lửa, gió. Xác thân của người Thọ nóng lạnh, không nóng không lạnh v.v... Tưởng là tri giác; Hành là sự suy nghĩ, hành động. Thức là sự phân biệt.-Khi chết mất xác thân, tức phần xác tan hủy, thì tinh thần (hồn) thọ , tưởng, hành còn lưu lại trong tâm thức, vong nhân vẫn cảm thấy khổ vui như khi sống. Nếu lòng tham còn, thói quen như đói muốn ăn, không có cái ăn cũng khổ. Hoặc có cái ăn, mà không có miệng để ăn cũng khổ!
Việt Nam ta cũng như các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ... xưa ảnh hưởng văn hệ Trung Quốc, quê hương thứ hai của Phật giáo, tín ngưỡng cúng cô hồn rằm tháng bảy, xá tội vong nhân không có chi lạ.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương