Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang19/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   38

VU LAN THẮNG HỘI



Thích Hữu Thiện

A. DẪN NHẬP
Hằng năm, đến đầu tháng 7, âm lịch, đệ tử Phật xuất gia và tại gia cư sĩ đều náo nức tổ chức lễ hội Vu lan. Đây là điểm nổi bật tư tưởng Phật giáo thâm nhập nhân gian trở thành truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Khắp nơi trên đất nước ta, nơi nào có chùa chiền, Tịnh xá, thiền Viện, niệm Phật đường v.v... Nói chung là các cơ sở Phật giáo dù nhỏ hay lớn đều có lễ Vu lan thắng hội. Bởi lẽ, đạo Phật du nhập vào Việt Nam rất lâu, kể từ thế kỷ thứ nhất, Phật giáo được truyền bá đến Giao Châu. Kinh đô của Giao Châu đặt ở Luy Lâu, trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc Việt Nam. Xưa còn gọi Luy Lâu là chùa Dâu, trung tâm này được xây dựng từ đời Triệu Đà,179, trước Tây lịch. Để nhắc chùa Dâu (pháp vân Tự), đất Bắc có câu ca dao:
“Dù ai mua đâu bán đâu
Hể trông thấy Tháp chùa Dâu thì về.”
---o0o---
B. NỘI DUNG
Nhân đây chúng ta tìm hiểu ý nghĩa Vu Lan thắng hội. -Vu Lan thắng hội, là hội báo hiếu tốt đẹp nhất, cũng gọi Vu Lan bồn hội. Do tích tôn giả MuÏc Kiền Liên, đại đệ tử của đức Phật thấy mẹ rơi vào đường ngạ quỉ đói khổ, chịu nỗi khổ như người bị treo ngược huyết mạch đảo lộn, về Tịnh xá bạch hỏi đức Phật tìm cách cứu độ. -Đức Phật bảo vào ngày Chư Tăng mãn mùa an cư Kiết hạ làm lễ tự tứ, tăng tuổi đạo, cũng là ngày Phật Đà hoan hỉ, người đem trăm thức ăn ngon dâng cúng, nhờ vào phước báo này và sự chú nguyện của chư Phật, Bồ tát, thánh hiền tăng sẽ cứu được cha mẹ bảy đời sanh vào nhàn cảnh.
Trung Quốc, từ năm Đại Đồng vua Lương Võ Đế, đã bắt đầu dựng lễ Vu Lan Bồn. Xưa các nước theo văn hệ Trung Quốc cũng đều noi theo làm lễ hội nầy.
Như vậy, lễ Vu Lan thắng hội có từ ngày tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ và truyền xuống theo con đường hoằng pháp độ sanh của chư vị Bồ tát thánh hiền tăng, từ Tây Trúc (Ấn Độ) đến Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên v.v... Phật giáo tùy duyên thích nghi vào mỗi quốc gia hình thành lễ hội Vu Lan với các ý nghĩa như sau:
---o0o---

1.Ý nghĩa Vu Lan


Theo từ điển Phật học Hán Việt, Phân viện nghiên cứu Phật học, NXB. Khoa Học Xã Hội, năm 1998, trang 1456, Vu Lan Bồn, Uilambana (hành sự), còn gọi Ôlam bà noa, dịch đảo huyền. Theo phép nước Tây Trúc, vào ngày tự tứ của Chư Tăng, đặt cổ bàn linh đình, dâng cúng Phật Tăng để cứu cái khổ treo ngược (đảo huyền) của người đã mất. Xưa nói cái bồn, chậu đựng thức ăn là không đúng!
Vu Lan Bồn kinh sớ, của Tông Mật nói: Vu Lan là từ ngữ của Tây Vực, nghĩa là đảo huyền, bồn là âm của Đông Hạ vẫn là đồ dùng cứu chửa. Nếu nói theo cách nói của địa phương thì phải nói cứu đảo huyền bồn.
Vu Lan bồn tâm ký của Nguyên Chiếu, quyển thượng, bác lại: “Theo ứng pháp sư kinh nghĩa thì tiếng Phạn Ô lam bà noa dịch là đảo huyền. Nay xét ô lam tức Vu Lan. Bà noa là cái chậu. Thế là ba chữ đều là tiếng Phạn. Nhưng âm thì có xê xích sai lầm”.
Như vậy, ngày lễ Vu Lan, là ngày người con hiếu noi gương tôn giả Mục Kiền Liên dâng tiệc cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Tăng nhờ đạo lực của quí ngài chú nguyện giải cứu khổ treo ngược cho vong nhân cha mẹ bảy đời, xuất phát từ kinh Vu Lan bồn, do Đôn Hoàng Bồ Tát Trúc Pháp Hộ (Dharmarksa) dịch năm 265 đời Vũ Đế nhà Tây Tấn, Trung Quốc. Ở Việt Nam có bản dịch sang Quốc ngữ do hòa thượng Huệ Đăng, hệ Thiên thai chuyển ngữ đang lưu hành rộng rãi?
Kinh Vu Lan, nói về sự tích tôn giả Mục Kiền Liên là người con hiếu hạnh, thế danh là La Bốc, cha ngài là phó tướng của Triều Đình cũng là trưởng giả giàu có, mẹ ngài là bà Thanh Đề thường sanh tâm hủy báng Tam bảo. Sau khi cha qua đời, hết thời kỳ thọ tang, ngài xin mẹ mở cửa kho chia gia sản thành ba phần: -Một phần để mẹ chi tiêu, một phần cúng dường Sa môn Tam bảo hồi hướng cầu siêu thân phụ, một phần để ngài đi buôn bán xứ xa kiếm lời về dâng mẹ, cũng làm những việc như trên.
Bà Thanh Đề đồng ý cho con xử lý số tài sản của chồng để lại, nhưng bà không tin nhân quả, lại làm khác đi. Sau bao năm làm ăn xứ người, La Bốc trở về nhà với tâm hiếu hạnh tôn kính mẹ. Rõ ra, khi con đi rồi bà Thanh Đề không tu tạo phúc duyên, không ăn chay niệm Phật, không cúng dường trai tăng 500 vị như bà đã viết thư báo tin cho con, lại còn sai bảo gia nhân đánh mắng Sa môn –Khất sĩ xuất hiện trước cổng nhà, mua trâu dê cắt tiết tế thần làm điều mê tín. Vài tháng sau bà Thanh Đề ngã bệnh, mụt nhọt nổi lên khắp người, máu mủ chảy ra hôi thúi, thức ăn đưa vào miệng trào ra hết, bảy ngày sau bà trút hơi thở cuối cùng. An táng mẹ xong, ngài La Bốc xét thấy mẹ mình tánh hạnh không tốt sẽ thác sanh khổ cảnh nên xuất gia tu tập hồi hướng công đức cho mẹ sinh nhàn cảnh. Đoạn đầu ngài tu theo đạo Bà la môn, về sau tu theo Phật pháp đắc đạo. Một hôm tôn giả Mục Kiền Liên đi hành hoá trên bờ sông Hằng, thấy một đoàn ngạ quỉ xuống sông uống nước. Loài quỉ này bụng to như bao chỉ xanh đầy thóc, tay chân như cây sậy, cổ họng nhỏ như cây kim, thấy thức ăn ngon ăn không được, nước miếng đổ ra đầu đứt, rồi mọc lại đầu khác ( như cây chuối con bị chặt ngang thân) đau đớn khổ sở. Cũng có quỉ đầu to như cái đấu, lưỡi dài khắp châu thân, máu trong huyết quản cứ vận ngược từ dưới lên đau khổ lắm. Tôn giả xót thương người tạo nhân quả xấu, chạnh nhớ đến mẹ già liền mở pháp nhãn nhìn xuống cõi âm thấy mẹ đang bị đoạ trong loài ngạ quỉ. Động lòng hiếu thảo, ngài vận dụng thần thông bay vào địa ngục dâng bát cơm nóng cho mẹ. Bà Thanh Đề tay tả che đậy, tay hữu bốc ăn, lửa trong miệng bà bốc cháy; có bản dịch nói cơm hoá ra than lửa !
Tôn giả Mục Kiền Liên dùng mọi cách cứu mẹ, không hiệu quả, ngài về tịnh xá thỉnh ý Phật.
Đức Phật bảo tôn giả Mục Kiền Liên, ngày chư tăng mãn hạ làm lễ tự tứ, đến cúng dường Tứ sự, nhờ chư Tăng chú nguyện mẹ ngài sẽ thoát ly khổ cảnh sinh về nhàn cảnh. Ngài Mục Kiền Liên y giáo phụng hành. Bà Thanh Đề và các vong nhân đồng cảnh khổ nhờ từ lực của Tam bảo được siêu thoát khỏi kiếp ngạ quỉ sinh Thiên nhàn lạc. Từ ấy đến nay đệ tử Phật noi gương tôn giả Mục Kiền Liên chọn ngày chư Tăng mãn hạ làm hiếu sự. Ngày mãn hạ cũng là ngày Tự Tứ.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương