Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm



tải về 1.22 Mb.
trang16/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   38

IV.Nhận định



1. Tích cực
Khi hình ảnh Bồ tát Văn Thù đã trở thành lý tưởng cho sự hướng đến của nhận thức toàn diện và siêu việt, cũng tức là đặt vị trí con người trong vai trò quyết định kết quả của sự an lạc, giải thoát hay khổ đau. Nói một cách khác, hành giả có quyền xây dựng đời sống chính mình bằng tự lực tu tập. Ở đây Bồ tát Văn Thù là tấm gương sáng trên con đường học hạnh và chuyển hóa tự thân. Khi nhận thức theo ý nghĩa này, chúng ta chỉ cần trong đời sống hằng niệm tỉnh giác, là chân trí đó sẽ bừng sáng như đức Văn Thù. Từ đó, cũng là người, nhưng đủ khả năng hóa thân làm lợi ích cho chúng sanh, cuộc đời.
2. Tiêu cực
Ngượi lại, nếu những quan niệm chúng ta chỉ rơi vào ý nghĩa đức tin, sùng kính, coi Bồ tát Văn Thù là đấng thiêng liêng để cầu nguyện van xin, còn đời sống lại tạo ra hành động và lời nói gây đau khổ lầm than cho mọi loài, thì tự thân không những phải gánh lấy hậu quả đau khổ, bất an, sợ hãi lại còn chẳng bao giờ đạt được an lạc và hạnh phúc. Chính vì thế, niềm tin thuần là tín ngưỡng chỉ đem lại sự an ổn tạm thời ở mặt tâm lý, nhưng về lâu dài, sự khổ đau sẽ kết nối dần ra và nhân lên, tâm lý ta sẽ bị ý thức thần linh khống chế, đánh đổ. Sống theo ảo tưởng, rong ruổi theo những điều huyền hoặc là đời sống khởi đầu cho những ý thức tha hóa, cuồng loạn, lường gạt chính mình, liên lụy đến người.
---o0o---
C.KẾT LUẬN
Tư cách và sự biểu thị của Bồ tát Văn Thù là hình ảnh lý tưởng trong Phật giáo. Người tu hành phải tự mình trở về bản giác để phát huy những khả năng trí tuệ vốn có. Đó là sự thắp sáng trí tuệ chân thật trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Bởi vì, mọi hành giả đều có đầy đủ căn bản trí như Bồ tát Văn Thù, có năng lực thiết lập nguồn sống tịnh lạc và giải thoát cho tự thân và chúng sanh. Điều này cũng đồng nghĩa là mọi hành giả tu tập tương lai sẽ là hóa thân của Văn Thù để dẫn đạo tình yêu và lý tưởng đạt đến thánh thiện.
Nếu chúng ta sống với trí tuệ từ bi như thế, bất cứ xã hội nào cũng sẽ rất cần. Vì chúng ta đi vào cuộc đời là để trao truyền bức thông điệp “hiểu biết và tình thương”, thực hiện lý tưởng bình đẳng trong đời sống giữa người với người, giữa người với đời sống xã hội.
Và chỉ khi nào người Phật tử thể hiện được điều đó thì Phật giáo đồ mới xây dựng được niềm tin, hy vọng và nguồn an lạc cho mọi người./.

---o0o---



Ý NGHĨA PHẬT ĐẢN



Thích Nữ Như Vạn


A/ DẪN NHẬP
Ngày Phật Đản Sanh là ngày quan trọng nhất mà toàn thể Phật Giáo đồ bằng lòng thành kính thiết tha hướng về đấng giác ngộ, một bậc thầy đem lại sự an lạc thanh cao cho toàn thể nhân loại. Vì vậy ngày rằm tháng tư, phần lớn ai cũng muốn tìm hiểu về ý nghĩa Đản Sanh của bậc giác ngộ cách dây hơn 25 thế ky,û tại xứ Ấn Độ vào một buổi bình minh không khí trong lành, tiết trời tươi mát, hoa tươi tỏa hương thơm ngào ngạt, chim hót líu lo như chào đón đóa hoa Linh Thoại ngàn năm nở một lần.
Vì sứ Ấn Độ bấy giờ sự phân chia giai cấp trầm trọng như BàLa Môn và Sát Đế Lợi nắm trọn quyền hành trong nước về văn hóa, học thuật, chính trị vv…. Còn hai giai cấp Phệ Xá và Thủ Đà La phải phục tùng theo mệnh lệnh hai giai cấp trên nên,ï tha thiết trong ngóng một vị cứu tinh. Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất vì lòng bi nguyện xuất hiện thế gian nhằm đáp ứng mọi nguyện vọng thâm sâu, thầm kính của con người. Ngài đem trí tuệ, tình thương san bằng những hố thẳm đau thương, giúp cho người giải thoát vòng kiềm tỏa khổ đau.
Thế nên, ngày Phật Đản sanh đã đánh dấu trong nhân loại một lịch sử vẻ vang mãi đến hôm nay. Hòa trong niềm vui chung mừng đón bậc siêu nhân xuất hiện tại thế gian, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa ngày Phật Đản.
---o0o---

B/ NỘI DUNG

I. Định nghĩa

Phật Đản hay đản sanh là lễ mừng Phật sanh ra đời, một đấng siêu nhân đầy đủ cung cách phi phàm vì lòng đại bi dùng nguyện lực xuất hiện tại nhân gian là một người có thật trong lịch sử.


Từ đó ý nghĩa thanh cao thoát tục của Phật giáo được phổ biến, như trong kinh Pháp Hoa nói Ngài thị hiện ra đời là vì một nhân duyên lớn “ khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” nên ngày rằm tháng tư, ngày Phật Đản hay lễ Vesaka Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất đản sanh tại thế gian rất quan trọng xem như đó là ngày khai sinh đạo Phật. Nhân đây chúng ta tìm hiểu cụm từ tương đương Phật đản là giáng sanh, thị hiện. Giáng sanh: Bậc thánh từ cõi cao quý sanh xuống nhân gian. Thị hiện: Bậc thánh tùy trường hợp hiện ra hóa độ chúng sanh hữu duyên.
---o0o---

II.Thân thế

Tại miền bắc Ấn Độ nơi cung thành CA TỲ LA VỆ (kapilavastu) ngày nay là xứ Népal, quốc vương trị vì là vua TỊNH PHẠN đã 45 tuổi và hoàng hậu là MAYA 40 tuổi rất mực nhân từ, đức hạnh, hòa ái; vua là bậc minh quân, hoàng hậu là bậc mẫu nghi trong thiên hạ của thời đại bấy giờ. Vua và hoàng hậu tha thiết mong mõi có một Thái Tử anh minh tài đức nối ngôi vua.


Sau ngày khai đàn tha thiết cầu tử, vua Tịnh Phạn truyền lệnh chẩn bần giúp người khốn khổ, hợp với nguyện lực giáng sanh của Bồ Tát Hộ Minh, sau đó Hoàng Hậu về hoàng cung trong giấc ngủ mơ thấy voi trắng sáu ngà chui vào hông phải. Theo thông lệ nước Ấn Độ người phụ nữ đến ngày sinh nở trở về quê mẹ, Hoàng Hậu cũng thế nhưng mới cách thành Ca Tỳ La vệ khoảng 15km tại vườn Lâm Tỳ Ni là tiếng phạn, pali: Lumbini nay là Rumindai Trung Hoa dịch là hoa quả đẳng thắng diệu sự cụ túc, lạc thắng viên quang giải thoát xứ, khả ái, hoa hương, đoạn, diệt, diêm … là khu vườn hoa nằm giữa Câu Lợi ( Koliya) và Ca Tỳ La Vệ (kapilavastu) thuộc trung Ấn Độ. Khi Hoàng Hậu Maya đến cảm thấy nhẹ nhàng phong cảnh vui tươi đưa tay nâng đóa hoa vô ưu lúc ấy Thái Tử Sĩ Đạt Ta khai hông bên hửu hoàng Hậu sinh Thái Tử, hài nhi đứng thẳng chân bước 7 bước trên 7 đóa hoa sen và thanh thoát tuyên thuyết“thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.
Theo tư liệu khảo cứu H.WSCHUMANN có viết: “Hoàng Hậu Màya đã 40 tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đã lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sanh con và nhờ thân mẫuYasodharà bảo dưỡng, cuộc hành trình bằng xe ngựa hay xe bò cọc cạch lắc lư trên con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sàn xảy ra sớm trước khi về đến Devadaha”.và đã diễn tả quang cảnh lúc ấy là “Gần làng Lumbini giữa trời không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, Hoàng Tử ấu nhi Siddhattha sanh ra đời vào khoảng tháng 5 năm 563 TCN”. Qua đó cho ta thấy rằng Thái Tử Sĩ Đạt Ta đản sanh dưới tàng cây vô ưu tại vườn Lâm tỳ Ni … lối hành văn nghiên cứu mô tả không nhuốm màu sắc thần ky øcủa tôn giáo khiến ta cảm thấy xót xa!
* Ý nghĩa 7 bước trên 7 đóa hoa sen có nhiều bản kinh nói đến như:
- Kinh Đại Bản trong Trường Bộ trang 453 đã viết “Này các Tỳ Kheo, pháp nhỉ là như vậy, vị Bồ Tát khi sanh ra Ngài đứng vững thăng bằng, mặt hướng về phía bắc bước đi 7 bước một lọng trắng được che trên”.
- Kinh Phổ Diệu (Đại Chánh 3, thượng 494) có ghi “lúc bấy giờ Bồ Tát từ hông phải sanh ra hốt nhiên thân trụ trên hoa sen báu, bước đi 7 bước trên đất mà diễn nói phạm âm”.
* Đặc biệt câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn “ thì có nhiều bản kinh sai khác như:
- Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, thượng (Đại Chánh 3, 473 hạ) ghi: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn, tam giới giai khổ, hà khả lạc giả”.
- Kinh Tu Hành Bản Khởi thượng (Đại Chánh3, 462 hạ) ghi: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã vi tôn ,tam giới giai khổ ngô đương chi an”.
- Kinh Đại Bổn Duyên trong kinh Trường A Hàm Đức Thế Tôn giới thiệu nhân duyên của 7 Đức Phật trong đó đức Thích Ca Thuyết; “Ta nay là bậc chí chơn Như Lai, sanh trong dòng Sát Đế Lợi, họ Cồ Đàm” hay “ thân phụ của ta tên là Tịnh Phạn, thuộc dòng Sát Đế Lợi, mẹ tên là ĐẠI THANH TỊNH DIỆU, kinh thành vua trị vì là CA TỲ LA VỆ. Rồi Ngài thuyết về sự Đản Sanh của Bồ Tát Tỳ Bà Thi và cũng là thường pháp của chư Phật : “…Ngài sanh ra từ hông bên phải, cõi đất chấn động, hào quang chiếu sáng khắp nơi còn lúc mới nhập thai chỗ tối tăm nhất cũng đều nhờ ánh sáng ấy”. Hoặc Ngài nói : “Lúc sanh ra từ hông bên phải của mẹ thì chuyên niệm không loạn và mẹ Bồ Tát lúc ấy, tay vịnh cành cây, không ngồi, không nằm”. Hay đoạn : “ Ngài từ hông bên phải Đản sanh và bước xuống đất, đồng thời bước 7 bước, không cần người nâng đỡ. Ngài nhìn khắp 4 phương và đưa tay lên nói rằng: “ trên trời dưới đất, duy chỉ có ta tôn quí, ta muốn độ chúng sanh thoát khỏi sanh già bịnh chết”. Như vậy có rất nhiều kinh nói về câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nghĩa là: “ Trong cõi trời người chỉ có ta là tôn quý”.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương