Ý Nghĩa Vía Phật Bồ Tát Trong Năm


II.Hạnh nguyện và biểu trưng



tải về 1.22 Mb.
trang12/38
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.22 Mb.
#22201
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   38

II.Hạnh nguyện và biểu trưng


a-Hạnh nguyện.
Nói đến hạnh nguyện Bồ Tát Phổ Hiền, kinh Hoa Nghiêm phẩm 40 đã nêu lên 10 Hạnh nguyện và những Hạnh nguyện này tiêu biểu cho tất cả Hạnh nguyện của Bồ tát. Thế nên, Hạnh nguyện đó còn gọi là Phổ Hiền Hạnh Hải.
1. Thường lễ kính các đức Phật (nhứt giả lễ kính chư Phật)
Các đức Như Lai là những bậc toàn giác, là những vị đã viên mãn hai phần Tự Lợi và Lợi Tha. Sự lễ kính mười phương ba đời tất cả Phật tức là bày tỏ niềm tôn kính về nhân cách, công đức và hạnh nguyện viên mãn của những bậc đã Giác Ngộ. Song, muốn đạt được năng lượng an lạc trong lễ bái, hành giả cần phải giữ 3 nghiệp (thân, miệng, ý) thanh tịnh; mỗi lễ thân và tâm hằng nhiếp sâu vào tánh pháp giới. Khi thân tâm chúng ta và đối tượng lễ đã đồng một thể vắng lặng, thì sự cảm ứng sẽ viên dung, vô ngại, không thể nghĩ bàn. Sự lễ kính này không phải đồng nghĩa với khái niệm cầu xin để được ban ơn, giáng phước mà chính là sự trở về cội nguồn tuệ giác, phát triển vô lượng hạnh nguyện, công đức vốn có nơi bản tâm. Điều này, trong luận Khởi tín, tổ Mã Minh cho đây là hai điều kiện cần thiết của lộ trình khai mở tri kiến Phật, đó là sự trỗi dậy, phát huy của bản thể chân như (nội huân chân như), sự tác động mạnh mẽ của phần tướng, dụng chân như (ngoại duyên chân như).
2. Thường xưng tụng công đức của Như Lai (Nhị giả xưng tán Như Lai)
Công đức Như Lai hội tụ từ vô lượng kiếp tu Bồ tát hạnh. Xưng tụng công đức đó cũng tức là khen ngợi, bày tỏ lòng tôn kính các đức Phật. Công đức Như Lai vô lượng nên lòng tôn kính và ca ngợi của Bồ Tát cũng không cùng tận. Sự ca ngợi này còn có nghĩa học hỏi, noi gương, trở về nhận ra những công đức tiềm ẩn nơi Như Lai Tạng tâm của hành giả, để khai thị, hiển bày, làm điểm tựa và chuyển hóa những ý niệm nhiễm ô, ác dục thành thanh tịnh, trong sáng.
3.Thường thờ phụng và cúng dường tất cả chư Phật (Tam giả quảng tu cúng dường)
Thờ phụng cúng dường các đức Phật là làm tăng trưởng công đức tự tâm, trong đó bao hàm cả ý nghĩa học hỏi, noi gương đức tính của bậc giác ngộ. Đây là lý tưởng tôn thờ cái đẹp, cái toàn thiện, với mục đích gieo trồng các hạnh lành để trang nghiêm nguồn sống vĩnh cữu. Như trong tất cả pháp cúng dường, Bồ Tát thường cúng dường bằng cách thực tập theo giáo pháp. Do đó, kinh Hoa Nghiêm, phẩm nhập pháp giới, Bồ Tát Phổ Hiền kêu Thiện Tài bảo: “Thiện nam tử ! Trong những cách cúng dường, pháp cúng dường là giá trị hơn hết”. Bồ tát cúng dường pháp tức sống theo lời Phật dạy, phát triển các điều lành, siêng làm lợi ích chúng sanh. Đồng thời, trong lộ trình hành đạo luôn thực hành các hạnh nghiệp của Bồ Tát và mọi hành động đều chẳng bỏ mất tâm Bồ đề. Sự cúng dường pháp như thế, Bồ tát từng bước thành tựu nhân cách của Như Lai.
4.Thường sám hối các nghiệp từ vô thủy đế nay và tuân giữ tịnh giới (tứ giả sám hối nghiệp chướng)
Sám hối là ăn năn và ngừa lỗi. Nghiệp là chỉ cho sự tạo tác của ý nghĩ, lời nói và hành động. Bồ tát thường hay sám hối các nghiệp nhiễm ô nhiều đời. Và bên cạnh đó còn tuân giữ tịnh giới để phát huy định và huẹâ. Vì bản chất của giới là ngăn ngừa các ác, lậu, Bồ tát tuân giữ tịnh giới sẽ không bị các sự lỗi lầm phát sinh, ngự trị trên mảnh đất tâm. Và một khi, không còn sinh khởi các ác, dục, ái là tâm đã thanh tịnh. Hơn nữa, hành giả tu tập, sám hối các nghiệp, giữ gìn tịnh giới là để tự hoàn thiện nhân cách, cũng như tính hiệu quả trong lộ trình thực hiện hạnh nguyện độ sanh. Song, pháp sám hối của Bồ tát là luôn quán nghiệp chướng vốn không hình tướng, không có chủ thể, thần linh quyết định. Đã tự gây tạo tội, phước thì tự thọ nhận kết quả khổ đau hoặc an vui. Vì thế, nếu không tạo tác thì sẽ không có kết quả thọ báo. Đó là phương pháp quán tội tánh vốn không để đạt vô sanh.
5. Thường tùy hỉ công đức của tất cả Phật, Bồ tát cho đến 6 loài (Trời, Người, A Tu La, Địa, Ngục, Ngạ quỉ, Súc Sanh) và 4 sanh (Noãn, Thai, Thấp, Hóa) (ngũ giả tùy hỉ công đức)
Trong con đường thực hành Bồ Tát Hạnh, Bồ tát thường tùy hỉ, nghĩa là tâm thường hoan hỉ với vô lượng công đức của các đức Phật, Bồ Tát và các loài chúng sanh. Đây là hạnh nguyện dẫn tâm đến thánh thiện, bình đẳng, không còn phân biệt, vướng chấp theo 4 tướng (tôi, người, các loài và mọi cảm thọ).
6.Thường lễ thỉnh tất cả Phật giảng nói giáo pháp (lục giả thỉnh chuyển pháp luân)
Giáo pháp là kim chỉ nam cho người tu hành, là thuyền bè đưa người qua bể khổ. Vì hạnh nguyện lợi tha, Bồ tát thường thỉnh Phật giảng nói giáo pháp để chúng sanh nương theo tu hành. Do đó, trong các kinh Đại Thừa, Bồ tát Phổ Hiền thường đại diện chúng hội thưa, thỉnh Phật chuyển pháp luân.
7.Thỉnh cầu Phật, Bồ tát chớ nhập Niết Bàn, mà trụ ở thế gian để nói pháp (thất giả thỉnh Phật trụ thế)
Niết Bàn là chỉ cho cảnh giới tịch diệt, tức tâm thức đã chuyển hóa tham, sân, si trở về vô lậu, thể nhập bản thể, đưa đến trạng thái vắng lặng hoàn toàn. Thường khi hóa duyên đã mãn, các đức Phật và Bồ tát đều nhập Niết bàn. Nhưng vì lợi ích chúng sanh, Bồ tát luôn thỉnh Phật trụ thế để nói pháp. Sự thỉnh cầu như thế, không ngoài ý nghĩa là “Thành tựu chúng sanh, tịnh Phật quốc độ” mà kinh Duy Ma Cật đã khai mở cho hàng Bồ tát cầu Phật đạo.
8.Thường theo Phật Tỳ Lô Giá Na học giáo pháp (bát giả thường tùy Phật học)
Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của tất cả các đức Như Lai, là bản thể tịch diệt, trong sáng của muôn loài. Giáo pháp từ pháp thân này lưu xuất nên Bồ tát phải theo Phật để học pháp. Hơn nữa, các đức Phật và Bồ Tát đều lấy tánh giác làm nhân tu để đạt quả chứng, do đó theo đức Phật Tỳ Lô Giá Na học pháp còn có nghĩa là hành giả nội hướng, trở về sống với nguồn tuệ giác để thành tựu hạnh nguyện tam muội (chánh định).
9.Ứng theo sự khác biệt của các loài chúng sanh mà làm các việc cúng dường (cửu giả hằng thuận chúng sanh)
Đây là con đường mở bày phương tiện độ sanh, thực hiện 4 nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) giữa lòng cuộc đời. Sự tùy thuận các loài, tức Bồ tát quán sát căn cơ các nghiệp cảm thọ của từng loại chúng sanh, từng cá nhân để giáo hóa và đưa chúng sanh tướng, chúng sanh tâm trở về thể nhập bản giác.
10.Hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh để thành tựu quả Phật (thập giả phổ giai hồi hướng)
Mục đích của Bồ Tát là phát nguyện độ sanh, đem công đức hồi hướng về quả vô thượng Bồ Đề cầu thành Phật. Và tất cả những hạnh nguyện trên đều hướng đến mục tiêu chung đó. Vì thế, đây là hạnh nguyện phổ biến, và cũng là nền tảng của tất cả hạnh nguyện.
Như vậy 10 hạnh nguyện trên là bản thể hạnh nguyện của Bồ Tát trong lộ trình thực hiện độ sanh, thành tựu quả Phật. Hay nói cách khác, đó là hạnh nguyện nhiếp tất cả hạnh nguyện.
b-Hình ảnh biểu trưng
Qua sự tìm hiểu về hạnh nguyện, chúng ta đủ xác định rằng Bồ Tát Phổ Hiền là tiêu biểu cho nhân cách và bản hạnh rộng lớn của các vị Bồ Tát cũng như đức tính siêu việt của Phật. Vì vậy, ở góc độ biểu trưng, Ngài Phổ Hiền biểu thị cho lý, định, hạnh, tức thể hiện lý trí, định hụê, hạnh chứng của Như Lai. Đó là con đường lấy hạnh nguyện độ sanh, cầu vô thượng Bồ đề làm cơ sở để xây dựng viên mãn 2 phần lý trí và định huệâ. Đồng thời, trong sự tác động qua lại đó, hạnh nguyện đã tự bao hàm cả lý và định.
Tuy nhiên, để thấy được sự thống nhất này, lý là khái niệm thuật ngữ chỉ thể tánh – nơi lưu xuất muôn pháp. Định là tam muội. Hạnh là chỉ cho hạnh nguyện thâm sâu mà chúng ta đã tìm hiểu. Nếu xét ý nghĩa tương quan nhân qủa trong 3 môn vô lậu (giới, định, tuệâ) thì hạnh nguyện nhiếp giới vô lậu, tam muội nhiếp định vô lậu, lý nhiếp huẹâ vô lậu, tuy 3 nhưng đồng một thể. Bởi vậy, lý, định, hạnh là cội nguồn của chư Phật, là bản thể của tâm sinh lý và sự vật hiện tượng. Bồ tát tu tập thể nhập được bản thể này gọi là đã vào được biển tánh của Như Lai (tánh hải). Vì vậy, Bồ tát Phổ Hiền cũng là hạnh nguyện, công đức được hiển bày từ biển tánh, tức pháp thân Phật.
Thế nhưng, biển tánh kia, ở bậc Thánh không thêm, phàm không bớt. Khi mọi niệm hành giả đều thanh tịnh, sáng suốt, diệu thiện, thì tự nó đã tương ưng với lý, định và hạnh của Phổ Hiền. Những niệm sáng như thế, luôn vượt lên tất cả mọi trạng thái vô minh, phiền não và chuyển hóa toàn bộ tâm lý nhiễm ô trở thành thanh tịnh. Từ đó, ý nghĩ, lời nói, hành động đều biểu lộ nhân cách của Bồ Tát; Tức sự hóa độ của đức Phổ Hiền cũng là hiển thị cho tất cả những niệm tỉnh sáng, rộng lớn, thánh thiện tự chuyển hóa, dẫn đạo các niệm vọng khởi của phàm phu chúng sanh nhận nhập bản giác bình đẳng, thành tựu Phật đạo. Và do hành động trên nền tảng lý, định, hạnh, nên độ chúng sanh nhưng chẳng có chúng sanh nào để độ. Vì tất cả đều là diệu dụng nhiệm mầu của biển tâm, của vô trú tâm. Thế nên, kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền dạy:
“Ở khắp các thế giới
Niệm niệm thành chánh giác
Mà tu hạnh Bồ Tát
Chưa từ có thối chuyển”.
Hơn nữa, Ngài Phổ Hiền là đại biểu cho nhân cách Bồ Tát đẳng giác nên sự diệu dụng đã trở nên vô ngại. Chính hình ảnh ngồi trên lưng voi trắng (bạch tượng), đã thể hiện rõ sức mạnh của sự diệu dụng đó. Voi là loài thú có sức mạnh. Hình ảnh cưỡi voi trắng 6 ngà là muốn nói lên rằng sức mạnh kia kết tinh từ vô lượng hạnh nguyện, vô lượng công đức thanh tịnh, trong sáng.
Vì vậy, những ẩn dụ biểu trưng đã đưa nhân cách Bồ tát Phổ Hiền lên giá trị siêu việt.
---o0o---


tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương