Ý nghĩa trọng đẠi của cuộc nổi dậy tại thiên an môN



tải về 48.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích48.13 Kb.
#34147
Ý NGHĨA TRỌNG ĐẠI CỦA CUỘC NỔI DẬY TẠI THIÊN AN MÔN

Ngọn Lửa Đấu Tranh Của Nhân Dân Các Nước Cộng Sản Không Bao Giờ Dập Tắt Được.


Những sự kiện làm chấn động cả thế giới tại Trung Quốc gần đây có ý nghĩa trọng đại và tất có ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện quốc tế, nhất là cục diện các nước cộng sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù cuộc vùng dậy anh hùng của sinh viên và dân chúng Trung quốc tạm thời bị đàn áp dã man và đẫm máu, một số người đã bị giết, một số người đã bị bắt, khủng bố đang đè nặng trên toàn quốc, nhưng tất cả đàn áp và khủng bố nhất định không bao giời dập tắt nổi ngọn lửa đấu tranh đã nhóm lên trong người dân, và chỉ có thể làm người dân càng phẫn uất, càng thức tỉnh hơn. Ngọn lửa đấu tranh một ngày không xa sẽ lại bùng lên rực hơn nữa, mạnh hơn nữa, cho tới ngày chế độ cộng sản phải tiêu vong.

Cũng như mọi cuộc nổi dậy trước đây tại Hung, Tiệp, Ba Lan hay Nam Tư, cùng Liên Sô gần đây, tuy đã bị đàn áp tàn bạo, nhưng ảnh hưởng trong lòng dân chúng vẫn tiềm tàng như một múi lửa bề ngoài trông như đã tắt, và ngày nay đã đưa đến những biến cách không ngờ trong những nước cộng sản – thì cuộc nổi dậy có một không hai trong lịch sử Trung Quốc cũng đã gây được những biến cách sâu mạnh và sự chém giết, bắt bới một số người không thể ngăn cản nổi. Dân chúng Trung quốc và thế giới đã nhận thấy rõ rệt bộ mặt thực của đảng Cộng sản Trung quốc là sắt máu, ngoan cố và cực đoan, đã mất hết ảo tưởng về thiện chí nhân đạo, “dân chủ hóa” của bọn Đặng Tiểu Bình, và tiến một bước đã thấy chỉ có đấu tranh mới mang được tự do cho chính mình. Đồng thời dân chúng cũng trông rõ là nền chuyên chính cộng sản tuy còn mạnh, nhưng đã có chỗ yếu và sơ hở chí mạng có thể vận dụng, chỉ cần có quyết tâm và sách lược thích đáng.


Chuyên Chế Áp Bức – Phản Kháng – Áp Bức – Phản Kháng Mạnh Hơn – Chuyên Chế Sụp Đổ. Đó là qui luật tiến hóa phổ biến trong lịch sử nhân loại, là thực tế chứ không phải là lý thuyết suông. Điều này cũng thích hợp với nước Việt Nam cộng sản, người dân Việt bị thống trị, bị nô đòi, không thể không vùng dậy đấu tranh để dành quyền làm người – con người tự do. Dù còn nhiều khó khăn, còn trắc trở, bản thân còn nhiều thiếu sót, nhưng công cuộc sẽ nhất định tiến tới, sẽ phát triển và cuối cùng chỉ có thể là sự sụp đổ của chính thể cộng sản Hà Nội khi mà toàn dân đã tham dự cuộc đấu tranh.

Chỉ một sự kiện đã xuất hiện, phong trào đòi tự do dân chủ lớn lao như vậy tại Thiên An Môn, trước mắt Trung Ương đảng cộng sản Trung Quốc là đủ chứng minh điều trên.

Chúng ta nên phân tích thêm phong trào này để rút ra những bài học và kinh nghiệm có ích cho công cuộc đấu tranh của dân tộc.
1. Ý nghĩa của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ tại Trung Quốc

Phong trào có hàng triệu người tham gia này chứng tỏ nhân dân Trung Quốc – trái với quan niệm của những người xưa nay vẫn nghi ngờ sức mạnh của dân chúng – đã tiến tới một trình độ thức tỉnh và nhận thức khá cao về tự do và dân chủ và có nguyện vọng mãnh liệt muốn thực hiện. Vì thế, tuy trong tay không tấc sắt, họ đã dám vùng dậy, không e sợ bắn giết, tù tội, khủng bố. Con người chân chính trong thời đại này, không và không chịu làm nô lệ mãi, mãi. Con người Trung Quốc hay Việt Nam thời nay không còn là con người bị ép thuần phục qua bao đời phong kiến quân chủ thực dân, cộng sản chuyên chế nữa. Người dân thường lúc này, trên bề mặt thì xem ra hiền lành, yếu đuối, chịu đựng – nhưng đến lúc cần, lúc có điều kiện thích hợp, sức mạnh nung nấu trong lòng họ sẽ nẩy nở và bùng lên cho tới lúc quét sạch mọi trở lực – như ta thấy tại Nam Hàn, Miến Điện, Phi Luật Tân và nhiều nước khác.

Quần chúng sẽ biến phẫn uất thành hành động, và do đó, sẽ nẩy nở ra những nhân vật xứng đáng được rèn luyện trong đấu tranh, có trào lưu ái quốc những năm trước 1930, rồi mới có Việt Nam Quốc Dân Đảng và có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, có phong trào Công Đoàn Đoàn Kết, mới có Walesa, có trào lưu dân chủ loan truyền tại Liên Xô thì có Sakharov. Ngày nay, tại Trung Quốc, trào lưu tự do dân chủ được tiêu biểu bằng những nhân vật như Phương Lệ Chi, một chiến sĩ không nao núng, hay Vương Đan, một sinh viên xuất chúng. Họ là những người nẩy nở ra trong phong trào, nhưng ngược lại, họ đã thành lãnh tụ xứng đáng trong việc thíc đẩy phong trào tiến lên. Quan niệm chờ đợi một “lãnh tụ” nào đó mới bắt tay vào việc là ỷ lại. Còn những người không đấu tranh vô tư và tích cực, chỉ muốn tự phong là “lãnh đạo”, “lãnh tụ” thì nhất định không bao giờ có thể trở thành lãnh tụ đấu tranh được.

Tại tổ quốc ta, tuy chưa có phong trào đối kháng qui mô và mạnh mẽ như tại các nước tren, song không phải là không có những nhóm, những người đang đấu tranh âm thầm trong điều kiện khó khăn. Chỉ cần kiên trì đấu tranh, nhất định phong trào sẽ phát triển và sẽ có những nhân vật xứng đáng xuất hiện.

Phong trào đấu tranh này lại chứng tỏ là chế độ cộng sản tại Trung Quốc nói riêng và tại hệ thống cộng sản thế giới nói chung đã suy yếu nhiều và đang lâm vào cảnh khốn quẫn. Một phong trào như thế mà có thể đứng vững và có thể phát triển ngay tại sào huyệt cộng sản thì là một việc trước đây không thể tưởng tượng được tại Trung quốc.

Bọn Đặng Tiểu Bình đã phải chịu tủi nhục nhưng không dám thẳng tay vì e sợ trào lưu dân chủ quốc nội và quốc tế bồng bột, sợ gây ra tình hình hỗn loạn khó kiểm soát. Cũng vì họ trót đưa ra những khẩu hiệu “Cởi mở”, “Cải cách” và “Dân chủ hóa” dần dần. Chỗ yếu chí mạng của họ là đã không thể dùng lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa xã hội, lý thuyết Mác-Lê để mê hoặc dân chúng nữa, như lúc mới chiếm toàn cõi Hoa lục. Người dân không còn muốn nghe họ phỉnh gạt. Cho nên Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng và Dương Thượng Côn không dám trực tiếp nói chuyện và biện luận về tự do dân chủ vì họ đuối lý. Cuối cùng, họ đã phải dùng súng đạn để trả lời sinh viên tay không tấc sắt và vu cáo sinh viên, dân chúng là “phản cách mạng”, “lưu manh, phá hoại”. . . Họ không còn chủ nghĩa lý tưởng gì nữa và đã hiện nguyên hình là một bọn đao phủ dã man vô đạo như Tần Thủy Hoàng hay Hitler ngày trước. Và chính ngay trong nội bộ Trung Cộng, cũng đã chia rẽ thành hai phái đối lập nhau. Triệu Tử Dương, đương kim Tổng bí Thư của đảng, chống lại chủ trương đàn áp bạo lực, đã bị cất chức và kết án là “thủ lĩnh tập đoàn phản đảng”. Quân đội cũng chia thành mấy phái, một số đã cự tuyệt bắn vào sinh viên và dân chúng. Có thể nói, Trung cộng đã lâm vào thế cùng.

Việc tàn sát dã man này đã phơi bày rõ rệt bộ mặt thực của cộng sản và bọn Đặng Tiểu Bình chì là một bọn độc tài vô nhân tính không hơn không kém, và vì thế càng tăng thêm phẫn uất của người dân. Nó cũng đánh tan ảt tưởng của một số người ngây thơ hay yếu bong vía, hay muốn bắt thời cơ vì mục đích riêng tư – vào “thiện chí”, “cởi mở”, “nhân đạo” và “dân chủ hóa” hay “tư bản hóa” của cộng sản. Dù cải cách, cởi mở bắt buộc, nguyên tắc tối cao của cộng sản là vẫn kiên trì độc đảng chuyên chính với quyền uy tuyệt đối bất khả xâm phạm. “Thuận với ta thì sống, nghịch với ta thì chết”, đó là pháp luật của cộng sản, không bao giờ thay đổi, trừ phi có áp lực mạnh bắt buộc họ phải chịu khuất phục.

Những người Việt Nam vẫn tin tưởng ở thiện chí và nhân đạo của Hà Nội và reo rắc những tư tưởng thỏa hiệp, hòa giải, hợp tác với cộng sản để van xin vài mảnh “tự do”, “dân chủ” canh thừa canh cặn hãy mở mắt to ra để nhìn vào thảm kịch đang xảy ra tại Trung quốc, nhi2n vào bản chất ngoan cố vô nhân tính của cộng sản. Hãy nhớ là người cộng sản Việt Nam đã gây ra bao nhiêu tang tóc, tội lỗi, đã đưa dân tộc tới thảm trạng ngày nay, nhưng họ vẫn cố bám lấy địa vị thống trị, coi dân Việt là nô đòi. Hãy nhớ là mới đây, đài phát thanh tại Hà Nội đã lên tiếng tán thành cuộc tàn sát tại Bắc Kinh, hoàn toàn lập lại luận điệu Bắc Kinh, cho những phong trào đòi dân chủ tự do là “bạo loạn phản cách mạng”, “quân đội can thiệp hoàn toàn tất yếu”. Xin nhớ là tự do chỉ có thể tranh lấy với đấu tranh, không thể là van xin hay yêu cầu suông. Lập trường bất di bất dịch của người dân Việt là không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản, chấp nhận nó là chấp nhận nô lệ.

Bọn Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng và Dương Thượng Côn reo cười đắc ý về “thắng lợi” “vĩ đại”, đã hèn nhát giết những người dân vô tội. Nhưng xét cho cùng, họ không những đã không thắng lợi, mà đã thất bạilớn lao về nhân tâm, về tinh than. Họ đã hoàn toàn cô lập trong nội bộ. Vô luận bộ máy tuyên truyền độc quyền làm mưa làm gió thế nào, nhưng người dân sẽ không ai tin được là những sinh viên non nớt lại có thể là “phản cách mạng”, “bạo đồ”, “lưu manh phá hoại”. Bọn đ62 tể lại hầu như hoàn toàn cô lập trên quốc tế, bị các nước chỉ trích, phê phán nặng nề, chỉ trừ một vài chính phủ cộng sản dã man như Việt Nam, Bắc Hàn, Ru-ma-ni. Những nước khác đã thi hành biện pháp trừng trị.

Cuộc đàn áp này lại còn có một kết quả không ngờ nữa là gây lòng phẫn uất của hầu hết người Hoa khắp nơi trên hải ngoại. Chưa bao giờ người Hoa hải ngoại lại đoàn kết với nhau để phản đối Bắc Kinh như bây giờ trên lập trường tự do dân chủ. Đâu đâu cũng là biểu tình, hội họp để kết án Trung cộng, kể cả những nước trước đây nghiêng về phía Bắc kinh. Lo âu về số phận của mình sau năm 1997, khi Hồng Kông sẽ bị trao lại cho chính quyền Trung cộng, một cuộc biểu tình chưa từng có trong lịch sử đảo ấy đã diễn ra với hàng triệu người, một phần tư dân số đã đổ ra đường. Và nhiều người khác đã rời bỏ bất ấy để di dân sang các nước khác.

Thói quen ngoan cố của bọn cộng sản là khi muốn khủng bố, diệt trừ ai có chính kiến khác với mình thì gán ngay tội “phản cách mạng”, “phản động”, “phản tổ quốc”. Ở Trung quốc hay ở Việt nam cũng vậy. Lập luận này không những tỏ ra người cộng sản, cuồng tín mà còn là vô tri, ngu muội đến mức “lố bịch” nữa. Với tội lỗi không thể kể xiết được, họ đã có tội với dân tộc, với tổ quốc, thì đâu còn tự phong là “cách mạng” được nữa? Với chuyên chế độc đảng, họ tước đoạt tât cả mọi quyền tự do dân chủ của người dân, thì đâu có thể tự cho mình là “cách mạng”? Trái lại, chính họ mới là “phản cách mạng, “phản tổ quốc”. Cũng như con cú vọ hung ác lại cứ kiêu căng tự cho mình là con phượng hoàng mỹ lệ đáng yêu! Cấm không cho ai nói trái lại, cộng sản sợ nhất là sáu chữ: “Dân Tộc – Dân Chủ - Tự Do”, sợ nhất là nói đến sự thực tức là bạo lộ nguyên hình thoái hóa và man rợ của họ.
2. Ý nghĩa quốc tế của phong trào đòi dân chủ tự do tại Trung Quốc và tương quan với cách mạng Việt Nam

Những sự kiện tại Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên mà xẩy ra. Đó là kết quả không thể tránh được của sự mâu thuẫn tất nhiên trong nội bộ các nuớc chuyên chế nhất là các nước cộng sản. Tại các nước này, vấn đề chính là toàn dân bị áp bức họ nổi lên chống lại một nhóm cầm quyền độc tài. Còn một chính quyền độc tài là còn có phản kháng. Trong xã hội, bất cứ quốc gia nào, đều đồng thời có những nhân tố tiến hóa và những nhân tố phản tiến hóa. Trào lưu dân tộc, dân chủ tự do là nhân tố tiến hóa hiện đại. Phản dân tộc, độc tài chuyên chế là nhân tố phản tiến hóa. Những nhân tố tiến hóa cuối cùng rồi sẽ thắng nhân tố phản tiến hóa về mọi mặt, thì chóng chầy cộng sản cũng phải suy yếu và đi tới diệt vong. Hiện thực ngày nay trên thế giới là vậy. Không tin tưởng ở qui luật khách quan khoa học thì thành cận thị. Chỉ trông thấy sức mạnh tạm thời của cộng sản, dễ ngã lòng nản chí, dễ đi tới lập trường thỏa hiệp.

Phong trào dân chủ tự do tại Trung quốc xuất hiện lớn mạnh như vậy, vì hiện nay là thời cơ thuận lợi cho mọi nhân tố tiến hóa và phong trào chống áp bức được phát triển. Thời đại ngày nay là thời đại chống áp bức, chống chuyên chế, chống nô dịch. Hai trào lưu độc lập tự chủ và dân chủ tự do là trào lưu chính trên thế giới, ngay trong các nước cộng sản cũng vậy.

Song sự suy sụp của cộng sản không phải tự nhiên mà đến. Qui luật khách quan không phải là máy móc. Vì nhân tố tiến hóa rất đa dạng, nhưng trong đó một điểm cốt yếu là phải có nguyện vọng, sức mạnh tiềm tang và sự đấu tranh của nhân dân các nước để tranh thủ dân tộc tự chủ, dân chủ và tự do. Chỉ ngồi chờ sung rụng thì sung sẽ không rụng. Chỉ có đấu tranh mới tạo được điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi cho sự biến cách.

Nhìn vào lịch sử các nước cộng sản Đông Tây, người ga thấy rõ là mọi sự biến cách đều do đấu tranh không ngừng của dân chúng các nước ấy gây ra hay thúc đẩy mà thành. Điều này, tác giả đã trình bày trong một bài trước đây. Những sự xảy ra tại Đông Đức, tại Hung, tại Tiệp Khắc, tại Ba Lan, tại Nam Tư hay tại Sô viết, và ngày nay tại Trung Quốc, cùng những cuộc chiến đấu tại Angola, Afghanistan, Cam Bốt, Nicaragua . . . là chứng cớ hùng hồn. Không có đấu tranh và hy sinh thì không thể có biến cách theo chiều hướng tiến hóa.

Việt Nam hiện là nước cộng sản, nên tất cả những gì phát sinh tại các nước cộng sản đều có liên quan mật thiết đến ta. Thắng bại của mọi phong trào đấu tranh đó đều ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến cục thể Việt Nam. Ví dụ, nếu những phong trào dân chủ tự do thắng thế ở Nga hay tại Trung quốc thìa nước ta sẽ biến đổi nhiều và phong trào dân tộc dân chủ tại Việt Nam sẽ có những điều kiện thuận lợi để thành công.

Ngay bây giờ, những sự kiện tại Trung quốc đã có tiếng vang lớn đối với dân chúng Việt Nam. Bọn cầm quyền run sợ đã phải thi hành những biện pháp ngăn ngừa và xuyên tạc tính chất cách mạng của phong trào tại Trung quốc. Nhưng với hiện trạng thời đại này, họ không thể nào bưng bít được hết. Sự kiện tại Trung quốc có tác dụng cổ võ tinh thần cho người dân bị trị tại Việt Nam ít ra cũng cho người ta biết rằng trong một nước chuyên chế như vậy mà người dân vẫn có cách vùng dậy đấu tranh.

Một mặt khác, tất cả mọi cuộc đấu tranh trong các nước cộng sản có thể giúp chúng ta nghiên cứu và phân tích về những kinh nghiệm thắng hay bại, để rút ra những bài học có ích cho ta. Đương nhiên, mỗi quốc gia dân tộc có hoàn cảnh và điều kiện thực tế riêng khác nhau, nhưng mọi quốc gia dưới ách cộng sản đều có nét chung. Chúng ta cần nghiên cứu những kinh nghiệm chung và vận dụng vào tình thế đặc biệt của Việt Nam, như vậy sẽ giúp vào việc thúc đẩy cuộc đấu tranh của dân tộc sớm tới phát triển và thắng lợi.

Hiện nay, những cuộc đấu tranh, nổi dậy liên tiếp bùng lên trong hệ thống các nước cộng sản, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta có quyền tin tưởng là đấu tranh sẽ phát triển mạnh trong tương lai không xa lắm và rất có thể, trong một thời điểm nào, với những điều kiện có lợi cho một đột biến – như tại Miến Điện gần đây, một chính quyền cộng sản sẽ sụp đổ để nhường cho một chế độ khác dân chủ, tự do và nhân đạo hơn.

3. Thử phân tích về phong trào đòi dân chủ tự do tại Trung Quốc

Một đặc điểm đáng ghi nhậng là phong trào này không những bồng bột, sâu rộng lan khắp nước mà đã tỏ ra có sách lược và tổ chức hữu hiệu. Sinh viên đã chọn đúng thời cơ với cái chết của nguyên Tổng bí thư cộng đảng Trung quốc Hồ Diệu Bang, dựa vào đó để biểu tình và tránh được sự đàn áp của Bắc Kinh ngay từ đầu. Hầu hết toàn thể sinh viên đã đoàn kết nhất trí để hành động, biết đập vào chỗ yếu của cộng sản, biết vận động dân chúng, công nhân tham dự. Họ còn biết tiến hành “địch vận” tranh thủ cả những người trong giới cầm quyền đồng tình, và đã can đảm cảm hóa được ngay cả cảnh sát và quân đội, một điều xưa nay chưa từng xẩy ra tại nước này.

Họ đã biết tổ chức ngay “Tổng Hội Sinh Viên Tự Trị” để thống nhất kế hoạch chỉ huy, Bên cạnh một số công nhân cũng đã tổ chức “Công Liên Tự Trị” để phối hợp công việc. Cho nên, những cuộc biểu tình thị uy rất lớn, rất đông, nhung tất có trật tự và tiến hành một các hòa bình không xẩy ra bạo lực để chính phủ nắm cớ đàn áp.

Một kết quả hiển nhiên của phong trào này, như đã nói ở trên, là đã gây ra sự chia rẽ và phân hóa sâu xa trong hàng ngũ đảng cộng sản và bộ máy thống trị. Điều này là một đòn chí mạng cho Trung cộng, vì những mâu thuẫn nội bộ đã bạo lộ, và từ nay, tuy phe đối lập bị át xuống, xung đột sẽ kéo dài không thể ngăn cản được giữa những người cộng sản bản thân. Sựn phân hóa này không thể nào hàn gắn được. Ta phải thừa nhận là ngay trong đảng cũng có người còn có lương tri, không cực đoan, không chủ trương chuyên chế tàn bạo và bắn giết thường dân hay bất mãn với những tệ đoan trong đảng. Như tại Hung, Tiệp, hay Ba Lan, đến những lúc nghiêm trọng những người đó có thể đứng về phía nhân dân vế phía tự do dân chủ. Vì vậy, ta không thể hòa giải với chế độ cộng sản, nhưng ta cần đoàn kết những người ngay trong hàng ngũ cộng sản nhưng có thực tâm quay về với trận tuyến dân chủ tự do.

Cuộc nổi dậy anh dũng của sinh viên và dân chúng Trung quốc tạm thời bị dẹp lui. Sự thất bại này tất nhiên cũng phải có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ở đây, xin đưa vài điểm để tham khảo.



  • Phong trào chỉ có rất ít công nhân và nông dân tham dự nên chưa đủ gây áp lực mạnh hơn nữa. Nếu nhìn lại những cuộc nổi dậy lớn lao tại Hung năm 1956 hay ở Tiệp năm 1968 thì ta thấy đa số thợ thuyền đã đổ ra đường biểu tình và bãi công, làm tê liệt cả mọi hoạt động trong thủ đô, khiến cho một phần lớn bộ máy cần quyền tan rã. Công Đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan cũng đã thu hút được 90% công nhân và được Giáo Hội Thiên Chúa giáo hậu thuẫn. So sánh hậu thuẫn của xã hội cho phong trào Thiên An Môn cũng còn yếu ớt.

  • Việc phân hóa hay ít ra, trung lập hóa quân đội cũng chưa đủ đề ngăn cản việc tàn sát. Có thể sinh viên chưa nhận thức được rõ ràng bản chất cuồng tín và hung tàn của cộng sản, còn ảo tưởng chút nào về “thiện chí” của nhóm cầm đầu và của quân đội, nên chưa có kế hoạch ứng phó thích đáng khi Lý Bằng tuyên bố thiết quân luật. cho nên khi phong trào ngập ngừng và dậm chân tại chỗ thì Đặng và Lý nắm lấy thời cơ để tấn công sắt máu. Đánh giá quá thấp tính ngoan cố của cộng sản đã đưa đến chết chóc và khủng bố.

  • Thiếu một hạch tâm lãnh đạo kiên quyết và có sách lược có lẽ cũng là một thiếu sót đáng kể, vì thế nên chưa thể ứng phó với mọi tình thế khi có biến chuyển. Và có thể là mọi người đều thiếu kinh nghiệm tranh đấu thực tế với cộng sản, nhưng điều này cũng dễ hiểu vì ai dám nói mình có kinh nghiệm trong những phong trào đấu tranh dân chủ đầu tiên trong một nước chuyên chế.

Tất cả những điểm trên tơ hào không làm giảm giá trị anh dũng của sinh viên, thanh niên, dân chúng tay không tấc sắt, trước lưỡi lê và xe tăng Trung cộng, đã gây nên một phong trào lớn lao làm chấn động trong ngoài.



Mặc dù ai cũng ngậm ngùi trước sự thất bại tạm thời của phong trào đấu tranh tại Trung quốc, nhưng chính vì đã có phong trào như thế, mà tất cả những ai sống dưới ách cộng sản đều càng thêm tin tưởng vào tương lai. Chúng ta tin chắc rằng những người Việt có óc dân tộc, yêu chuộng tự do sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu của dân tộc một cách bền bỉ và toàn diện hơn nữa cho tới ngày giải thoát được tổ quốc ra khỏi ách thống trị chuyên chế và tai họa của cộng sản Việt Nam.




tải về 48.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương