ĐỂ ĐƯỜng lối cách mạng đÚng đẮn hơN: CÁi nhìn từ LỊch sử



tải về 4.82 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích4.82 Mb.
#35473
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

ĐỂ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ

§



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI





Ó §¦êNG LèI C¸CH M¹NG §óNG §¾N H¥N:
C¸I NH×N Tõ LÞCH Sö

ThS Ngô Vương Anh


Đặt vấn đề

Lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) ra đời, năm 1930, đã chuyển hướng theo một dòng chảy mới. Những chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước sau đó được định hướng theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa (CSCN), thể hiện trong đường lối lãnh đạo cách mạng của ĐCSVN từ khi ra đời đến nay.

Đường lối có vai trò quyết định sự thành bại của phong trào cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã có những giai đoạn đường lối cách mạng chưa phù hợp với thực tiễn cách mạng. Những sự sai lệch trong đường lối và trong việc triển khai thực hiện đường lối đã gây ra những hệ quả không tốt cho phong trào cách mạng, gây ra những tổn thất cho lực lượng cách mạng.

Từ nhận thức và qua những hoạt động thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã nhiều lần đấu tranh, điều chỉnh để đường lối cách mạng của Đảng trở lại đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.

Cho tới nay, những bài học lịch sử quanh vấn đề này vẫn mang nhiều ý nghĩa.

1. Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCSVN do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt Chương trình vắn tắt của ĐCSVN. Tuy “vắn tắt” song những văn kiện này đã nêu được những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam, tuyên bố về sự lựa chọn con đường cách mạng từ khi Đảng ra đời.

Chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ do một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân lãnh đạo. Các nội dung dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa không tách rời nhau và nằm trong một quá trình phát triển.

Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế Việt Nam khi nêu bật tinh thần: Tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, đoàn kết tập hợp mọi lực lượng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để chống đế quốc và tay sai. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng cần tập hợp được khối lực lượng đông đảo nhất, huy động được sức mạnh đoàn kết to lớn nhất mới giành được thắng lợi. Nhiệm vụ giành độc lập, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức nô lệ được coi là nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách, sống còn, được đặt trước nhiệm vụ đấu tranh giai cấp.

Trong khi xác định: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa c.m [cách mạng] đánh đuổi bọn đại địa chủ và phong kiến”, Chánh cương… đưa ra mục tiêu “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo”1. Tuy nhiên, Luận cương chánh trị tháng 10/1930 của Đảng lại đặt mục tiêu: “tịch ký hết ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung nông và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông”2. Hội nghị tháng 10/1930 coi những quan điểm nêu trong những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng là “sai lầm chính trị và nguy hiểm” và ra Án nghị quyết thủ tiêu những văn kiện đó.



Sự phê phán này dựa theo những quan điểm mang nặng khuynh hướng “tả” – nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản – trong việc chỉ đạo phong trào cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản (QTCS) sau Đại hội VI (1928) của tổ chức này – khi những tư tưởng cực đoan về đấu tranh giai cấp của Stalin chi phối đường lối của QTCS.

Lãnh đạo ĐCSVN trong khoảng thời gian từ tháng 10/1930 đến tháng 3/1938 là những nhà cách mạng được QTCS đào tạo tại trường Đại học Cộng sản Phương Đông và được cử về lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập. Sự chỉ đạo, giúp đỡ cách mạng Việt Nam của QTCS trong giai đoạn này khá toàn diện: về tổ chức và tư tưởng chính trị, về đào tạo cán bộ, hỗ trợ tài chính và thiết lập các đường dây liên lạc… Trần Phú và những Tổng bí thư sau đó nhận trách nhiệm cao nhất với QTCS về việc thực hiện những nghị quyết của QTCS trong phong trào cách mạng Đông Dương, không thể làm trái những điều được QTCS chỉ dẫn. Tháng 11/1931, Hà Huy Tập trong bài viết Hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã nhấn mạnh với các đồng chí trong Xứ uỷ Bắc Kỳ: “Tất cả các quyết định của Quốc tế Cộng sản có uy lực đối với tất cả mọi người cộng sản không trừ một ai, và chúng ta chỉ có việc thực hiện, trung thành, chứ không phải xuyên tạc chúng thành những giáo lý cơ hội chủ nghĩa”3.



Luận cương tháng 10/1930 “coi địa chủ là cừu địch của nông dân, mà đã thế thì phải đánh đổ và thâu hết ruộng đất của chúng nó” đã dẫn đến quan điểm cực đoan trong chỉ đạo đấu tranh ở Nghệ – Tĩnh những năm 1930 – 1931: “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Phong trào nổi dậy của nông dân Xôviết Nghệ Tĩnh bị suy giảm sức mạnh và thất bại trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền thực dân và phong kiến tay sai. Mặc dù vậy, sự phê phán những “sai lầm” của Hội nghị hợp nhất và “đồng chí Quốc” khá nặng nề và còn kéo dài nhiều năm sau đó. Sự phê phán đó thể hiện rõ trong các văn kiện: Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ (9/12/1930); Tư liệu bổ sung về nguồn gốc các tổ chức cộng sản ở Đông Dương; Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương (1933); Đảng Cộng sản Đông Dương và sự phát triển của phong trào cộng sản trong thời kỳ từ Đại hội VI đến Đại hội VII (1934); Nghị quyết chính trị của Đại hội (congre’s) lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (28/3/1935); Thư của Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 31/3/1935) gửi Quốc tế Cộng sản (31/3/1935); Báo cáo của đồng chí Lê Hồng Phong gửi Quốc tế Cộng sản (1935)4

Trong giai đoạn tư tưởng Hồ Chí Minh bị phê phán, vẫn có hai bản chỉ thị của Trung ương với nội dung tỏ ra đồng nhất với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc. Đó là Chỉ thị của Trung ương Thường vụ về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh” (ngày 28/11/1930) và Chỉ thị của Trung ương gửi Xứ uỷ Trung Kỳ về vấn đề thanh đảng Trung Kỳ (20/5/1931). Về hai bản chỉ thị này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu (về hoàn cảnh ra đời, người chấp bút soạn thảo, việc phổ biến và triển khai thực hiện…) nhưng đây là sự điều chỉnh của Ban Chấp hành Trung ương về quan điểm chủ trương sách lược đối với tầng lớp trên, phát triển đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở công nông là gốc. Sự điều chỉnh này xuất phát từ thực tiễn nóng bỏng của cách mạng Đông Dương trong những năm 1930 – 1931. Tuy vậy, sự điều chỉnh này chưa đủ để những luận điểm cách mạng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc chiếm ưu thế với những quan điểm được coi như “chính thống” đang ngự trị trong Ban Chấp hành Trung ương khi đó5.

Sau Đại hội lần thứ VII QTCS (7/1935), trước nguy cơ phát xít và những biến chuyển nhanh chóng trên thế giới và Đông Dương, ĐCSVN có những điều chỉnh chiến lược cách mạng của mình. Những nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 và sau đó là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) ghi nhận sự trở lại với những quan điểm đúng đắn trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt trên những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc lên trên hết. Đường lối đúng đắn đó đã đoàn kết được đông đảo quần chúng trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện mục tiêu cao nhất: giành độc lập dân tộc.

Từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) cho đến tháng 8/1945, ĐCSVN đã tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo và tích cực chuẩn bị về mọi mặt để khi thời cơ đến kịp thời lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Để khẳng định vững chắc chiến lược giải phóng dân tộc đúng đắn trong đường lối của mình và đi đến thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, ĐCSVN đã trải qua 10 năm (1931 – 1941) tự nhận thức và đổi mới trong những điều kiện ngặt nghèo của lịch sử. Để có bước phát triển trong lý luận và chỉ đạo thực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, ĐCSVN đã trải qua cuộc đấu tranh giữa cái cũ “tả khuynh”, giáo điều, biệt lập… với cái mới mềm dẻo, đoàn kết, sáng tạo… Cuộc đấu tranh này diễn ra gay gắt ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Ban Chấp hành QTCS (ngày 6/4/1938) viết: “Lúc trước đồng chí Sinitchekine [Bí danh của Hà Huy Tập – NV] làm Tổng thư ký, nhưng vì đồng chí có lầm lỗi về chính trị, vì Đảng chủ trương rằng các hộ quần chúng phải tổ chức theo lối công khai và bán công khai, còn đồng chí thì nói: “Tổ chức công khai và bán công khai là đúng, nhưng chỗ nào không có những điều kiện ấy, thì bất đắc dĩ có thể tạm thời tổ chức bí mật. Đảng cho đó là xu hướng thoả hiệp với những phần tử cô độc tả khuynh nên không cử đồng chí làm Tổng thư ký nữa”6. Tổng thư ký mới được bầu là Nguyễn Văn Cừ – một người cộng sản trẻ tuổi trưởng thành từ thực tiễn đấu tranh và là một nhà lý luận xuất sắc của ĐCSVN.



2. Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, ở nông thôn các tỉnh miền Bắc đã diễn ra 8 đợt phát động quần chúng và 5 đợt cải cách ruộng đất (CCRĐ). Trong tổng số 3.314 xã, với khoảng 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn ha, bằng 44,6% diện tích ruộng đất trong vùng chia cho gần 4 triệu nông dân. Những gì đã diễn ra trong 5 chiến dịch kéo dài tới hơn hai năm được ghi nhận như một cuộc vận động nông dân “long trời lở đất” – như các phương tiện thông tin tuyên truyền thời đó thường nhắc đến.

CCRĐ được bắt đầu trước bước ngoặt lịch sử quan trọng của cuộc kháng chiến. Thời kỳ tổng phản công đòi hỏi huy động đến mức tối đa mọi nguồn lực trong nước – mà “nông dân là quân chủ lực” – và tranh thủ tối đa nguồn viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng của Liên Xô và Trung Quốc – hai trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) khi đó. CCRĐ ở Việt Nam đã được xem như những tiêu chí biểu hiện cho tính cách mạng, cho tính cộng sản và cũng là điều kiện cho sự viện trợ… Tất cả tạo nên những áp lực để Luật Cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua tháng 12/1953, trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ ít ngày.

Khẩu hiệu đơn giản “Người cày có ruộng” – gói trọn mơ ước ngàn đời của những người nông dân – đã là ngọn cờ tập hợp đoàn kết đông đảo nông dân ở tất cả các vùng nông thôn Việt Nam đấu tranh dưới ngọn cờ của ĐCSVN từ năm 1930. Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được hiện thực hoá từng bước với các mức độ khác nhau ở từng địa phương, đo bằng con số thống kê diện tích ruộng đất được cấp cho nông dân và số nông dân được chia ruộng ngày càng tăng. ĐCSVN đã thực hiện từng bước mục tiêu “Người cày có ruộng” trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến.

CCRĐ cũng có thể nhìn nhận như một nỗ lực của cách mạng Việt Nam để hoàn tất mục tiêu “Người cày có ruộng” – nhưng đó là một bước hoàn tất không trọn vẹn. Phong trào này cùng với phong trào “chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền” – được tiến hành kết hợp với CCRĐ từ đợt 4, đợt 5 – đã phạm sai lầm “tả khuynh” nghiêm trọng. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong CCRĐ đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%.

Hơn 15 vạn đảng viên trong tổng số 17,8 vạn đảng viên; 2.876 chi bộ trong tổng số 3.777 chi bộ đã dự chỉnh đốn Đảng. Tổng số cán bộ, đảng viên bị xử lý sau khi chỉnh đốn là 84.000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%. Nhiều chi bộ tốt bị coi là chi bộ phản động, bí thư hoặc chi uỷ viên chịu hình phạt nặng nề: tù hoặc bắn. Tình hình chỉnh đốn ở cấp huyện và cấp tỉnh cũng rất bi đát. Số cán bộ lãnh đạo các cấp này bị xử lý oan sai cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hà Tĩnh là tỉnh cá biệt, có 19 cán bộ tỉnh uỷ viên, công an, huyện đội dự chỉnh đốn đều bị xử lý. Gần đây rà soát lại cho kết quả: tất cả đều bị quy sai (!)7.

Việc truy bức, dùng nhục hình rất phổ biến trong các cuộc đấu tố. Đồng chí Tố Hữu – Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương lúc đó – sau này nhớ lại: “Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động”8.

Cũng cần phân biệt những sai lầm trong chủ trương, đường lối với những sai lầm tự phát khi tiến hành tại cơ sở. Chủ trương “phóng tay phát động quần chúng” đã bị buông lỏng cho “đoàn”, “đội” cải cách lộng quyền: truy bức để “đôn” tỷ lệ địa chủ cho đủ 5% dân số như một mức quy định bắt buộc; kích động, hù doạ quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có toà án xét xử… Những điều này không hề có trong chủ trương chỉ đạo CCRĐ. Nội san Cải cách ruộng đất số 15 (ngày 19/2/1956) có bài Những điều cần chú ý trong việc vạch giai cấp nêu rõ: “Tránh để xảy ra nhục hình, phải nắm vững chính sách phân hoá. Tránh gò cho đủ 5% địa chủ”9. Nhưng ở các cấp dưới, tình hình dường như không thể kiểm soát. Những biện pháp tàn ác tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng và vô nguyên tắc: vi phạm quyền tự do cá nhân; tô đậm đến mức tuyệt đối hoá yếu tố thành phần, thậm chí cho rằng quyền lãnh đạo nông thôn phải thuộc về bần cố nông (có nơi tăng tỷ lệ bần cố nông trong chi uỷ lên tới 97%); dùng quần chúng đã bị kích động để vạch tội đảng viên; xử lý tràn lan với thái độ hẹp hòi những đảng viên không phải là bần cố nông; cán bộ không phải là đảng viên được quyền xử lý đảng viên; mang những biện pháp đấu tranh với địch để đấu tranh, xử lý nội bộ...10

Nhân dân hoang mang và hoài nghi, nội bộ Đảng mất đoàn kết vì nghi kỵ lẫn nhau. Những sai lầm trong việc thực hiện CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức mang đậm màu sắc tả khuynh đã để lại những tổn thất to lớn cho cách mạng về cả con người và tổ chức. Giai đoạn này đi qua để lại nhiều bài học lịch sử đa chiều và một vết hằn sâu trong ký ức.

Bộ Chính trị đã xác nhận: “Tư tưởng thành phần chủ nghĩa trong cải cách ruộng đất có tư tưởng nông dân, đặt bần cố nông lên trên tất cả, thậm chí đặt bần cố nông lên trên Đảng… Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu; nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn một cách máy móc và không chịu điều tra nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta để định chủ trương chính sách cụ thể cho thích hợp… Trong lúc thi hành thì một mực nhấn mạnh chống hữu khuynh trong khi những hiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng… từ khu trở xuống thì hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chính quyền. Tác phong độc đoán chuyên quyền do đó mà trở nên phổ biến, không đi theo đường lối quần chúng, mà thực tế đã trấn áp quần chúng, nhẹ tuyên truyền giáo dục, buộc quần chúng làm những điều trái với ý muốn, với lương tâm của họ, có khi trái với chân lý và chính nghĩa”11. Bộ Chính trị cũng nhận thấy: “Trong Đảng và ngoài nhân dân đang chờ những biện pháp sửa chữa gấp rút và kiên quyết của Trung ương và Chính phủ…”.

Những phản hồi từ thực tiễn đang ở giai đoạn “nóng” nhất của CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức, những ảnh hưởng sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô đã làm những người lãnh đạo CCRĐ giật mình bừng tỉnh. Từ giữa năm 1956, nhiều hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương liên tiếp họp với nội dung chủ yếu là bàn về việc sửa sai của CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức.

Đáng chú ý nhất là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (Khoá II) họp hai lần từ tháng 9 tới tháng 11/1956. Hội nghị đã vạch rõ những sai lầm, gọi đúng tên những sai lầm đã mắc phải là “tả khuynh”, phân tích những nguyên nhân và đưa ra những chủ trương, giải pháp khẩn trương để sửa sai. Hội nghị chủ trương nhanh chóng khôi phục lại danh dự và cương vị cho những người đã bị xử lý oan sai; công khai xin lỗi nhân dân và đền bù, chăm sóc thích đáng cho thân nhân những người đã tự sát hoặc bị xử bắn oan… Nhiều cán bộ cấp cao của Đảng đã phải chịu trách nhiệm vì những sai lầm đã xảy ra: đồng chí Trường Chinh từ chức Tổng bí thư; đồng chí Lê Văn Lương, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, phụ trách công tác chỉnh đốn tổ chức, ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Bí thư; đồng chí Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương và thôi giữ chức Thường trực Uỷ ban CCRĐ Trung ương…

Hội nghị Trung ương 10 cũng thông qua một loạt nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng, về dân chủ hoá bộ máy, về thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, về tăng cường chế độ pháp trị, về kiện toàn tổ chức và cải tiến lề lối làm việc…

Thái độ thực sự cầu thị, thẳng thắn, trung thực và quyết tâm sửa chữa sai lầm của ĐCSVN đã là những điều kiện quan trọng để việc sửa sai tiến hành đạt hiệu quả. Nhân dân đã công bằng và độ lượng khi nhận thấy Đảng đã trung thực trước những khuyết điểm của mình và dũng cảm nói thẳng với dân, với cán bộ để cùng nhau quyết tâm sửa chữa. Và lòng dân yên nên Đảng còn giữ được chữ tín, chữ kính và dần dần ổn định tinh thần xã hội…

3. Sau tháng 4/1975, tưởng chừng Việt Nam đã có thời cơ để cất cánh về kinh tế như đã xuất hiện thời cơ chiến thắng về quân sự. Cả dân tộc bước vào giai đoạn lịch sử mới với tâm trạng phấn khởi, tự tin về sự toàn thắng của cách mạng Việt Nam.

Bước ra từ vầng hào quang thắng lợi của cuộc chiến tranh với khí thế “ào ào xốc tới”, với tinh thần “một ngày bằng hai mươi năm”, tưởng chừng chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là có thể xây dựng thành công “nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Đại hội IV của ĐCSVN (12/1976) đã kỳ vọng vào “khả năng” đó. Trong niềm say mê chiến thắng, không ai có thể tiên liệu tương lai.

Sự nôn nóng muốn có ngay nền kinh tế thuần nhất XHCN đã dẫn đến việc đẩy nhanh thực hiện cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tập thể hoá nông nghiệp ở miền Nam một cách ồ ạt, vội vã ngay sau ngày giải phóng. Kết quả thu được lại ngược với mong muốn. Mô hình, cơ cấu kinh tế không phù hợp được đặt trên cái nền sản xuất xã hội nghèo nàn lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã dẫn Việt Nam đến cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội sâu sắc.

Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này có thể nêu lên là: Duy trì quá lâu những cơ chế điều hành nền kinh tế đã tỏ ra mất sức sống: coi kế hoạch hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế XHCN, phân bố mọi nguồn lực theo kế hoạch, không thừa nhận sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường, coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch; không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu; muốn nhanh chóng xoá bỏ sở hữu tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín, hướng nội theo hướng thiên về phát triển công nghiệp nặng; thi hành phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân cào bằng – điều này đã triệt tiêu các động lực kích thích sản xuất do ít quan tâm đến lợi ích cá nhân, bao cấp tràn lan gây tâm lý thụ động, ỷ lại…

Số liệu thống kê cho thấy: Trong giai đoạn 1976 – 1980, tốc độ tăng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ là 1,4%; và tổng thu nhập quốc dân (GNI) chỉ tăng 0,4% khi tốc độ tăng dân số hàng năm là 2,24%. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giữa các tháng 12 của các năm cho thấy một tốc độ lạm phát phi mã: năm 1986 tăng 874,7%; năm 1987 tăng 323,1%; năm 1988 tăng 449,4%... Nhiều chỉ tiêu đầy tham vọng của kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 không đạt. Đáng chú ý nhất là chỉ tiêu về sản lượng lương thực: Kế hoạch đề ra là 21 triệu tấn, chỉ đạt 11,6 triệu tấn – gần bằng mức năm 1976; sản lượng thóc bình quân đầu người giảm từ 211kg năm 1976 xuống 157kg năm 1980…12

Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn bắt nguồn từ nhận thức. Cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng vào những năm cuối thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn ra ở Việt Nam là có thật và sâu sắc. Song vì những trở lực trong nhận thức – những “huý kỵ” – về những nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh tế cũ như chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (nhất là đất đai), về lao động tập thể, độc quyền của Nhà nước về thương nghiệp và giá cả; về kế hoạch hoá tập trung; về quan niệm rằng tư bản là bóc lột, là đối lập với chủ nghĩa xã hội – mà kinh tế thị trường thì sản sinh ra chủ nghĩa tư bản… cùng với thói quen bao cấp đã hình thành lâu năm càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng.

Cũng vì những sự ràng buộc về quan niệm, nhận thức, không phải thuật ngữ “khủng hoảng” đã được tiếp nhận ngay để có biện pháp ứng phó, để có “thuốc chữa đúng bệnh” mà thoạt đầu mới chỉ là “rối ren”, “rối loạn”…, nên cuộc khủng hoảng đó không được dự báo kịp thời, dẫn đến việc khắc phục có nhiều khó khăn, lúng túng.

Về tính chất, đây là cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Mặc dù không phải là khủng hoảng chính trị theo nghĩa sụp đổ thể chế, đổ vỡ hệ thống quyền lực hay đảo lộn nội các nhưng cuộc khủng hoảng này chứa đựng các nguy cơ làm mất ổn định chính trị không thể xem thường.

Cuộc khủng hoảng này đặt ĐCSVN trước nhiệm vụ lịch sử hệ trọng và khó khăn: phải tạo được bước ngoặt sửa sai cơ bản từ đường lối chính sách, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, và cả với tổng thể đường lối, để đứng vững và phát triển.

Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam diễn ra như một tất yếu, trong bối cảnh trên thế giới cùng diễn ra nhiều cuộc cải tổ, cải cách… Ở Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu và Trung Quốc những cuộc cải tổ, cải cách đã diễn ra trước đó (từ năm 1978) và vẫn còn đang tiếp tục. Ở tất cả những nước trong hệ thống XHCN lúc này đều đã hiện rõ những bất ổn của mô hình chủ nghĩa xã hội, những biểu hiện trì trệ, khủng hoảng đều đã hiện rõ, báo hiệu nguy cơ sụp đổ đang hiện hữu.

Cũng như ở các nước này, Đổi mới ở Việt Nam xuất phát từ những bức xúc bên trong. Việt Nam có tham khảo những bài học của các nước này song không áp dụng máy móc, cũng không có “cú hích” từ bên ngoài mà chính những khó khăn, bế tắc buộc các cơ sở phải trăn trở, bươn chải tìm lối thoát, phải “bung ra” để tự cứu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ tháng 4/1985, còn ở Việt Nam việc “phá rào” tự cứu bắt đầu từ trước đó khá lâu.

Ở tầm vĩ mô, sau nhiều cố gắng cải thiện mô hình cũ – với nhiều phong trào, nhiều chiến dịch, giương lên nhiều lá cờ… cả trong kinh tế và trên lĩnh vực tư tưởng mà không có kết quả, tình hình ngày càng bế tắc, những bộ óc thực tế đã nhận ra rằng không thể tiếp tục duy ý chí. Họ bắt đầu nhận thấy cách nghĩ của những người đi trước là khả kính nhưng bất khả thi13.

Ở các cấp thấp hơn, hội chứng “kinh tế thiếu hụt” ngày càng trầm trọng; lâm vào khủng hoảng, cán bộ nhân dân ở một số địa phương đã tìm cách “phá rào”, luồn lách qua những “khe hở hẹp” của thể chế hiện hành để hoạt động có hiệu quả hơn. Nhìn toàn cục, ban đầu những cuộc “phá rào” từ cơ sở đều không bài bản, chỉ là những giải pháp cụ thể trong thực tiễn, chưa có người chủ xướng tầm cỡ quốc gia. Nhưng sau một thời gian (từ năm 1979 đến năm 1986) thực tiễn chứng minh rằng cần thiết và có thể đổi mới toàn diện, đã tạo nên bước chuyển biến quyết định trong tư duy lãnh đạo từ những người giữ cương vị cao nhất của Đảng – đánh dấu chính thức và mạnh mẽ từ Đại hội VI của Đảng (12/1986).

Thực tiễn đã vượt trước chính sách. Chính thực tiễn sinh động đổi mới ở các cơ sở, các địa phương đã cung cấp tư liệu cho việc hình thành đường lối Đổi mới toàn diện của ĐCSVN.

Từ những tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn đã tiến đến những bước tháo gỡ lớn về tư duy kinh tế. Nhiều quan điểm bảo thủ, xơ cứng, những định kiến và ngộ nhận về kinh tế hàng hoá, về tư sản, về ngoại bang, về bóc lột đã lùi bước trước cái nhìn thực tế và tự tin hơn về kinh tế thị trường, về hợp tác đa phương và hội nhập, về một sự “cộng sinh” trong môi trường kinh tế mới.

Sau khi “phá rào” thành công, nhiều “hàng rào” đã được xử lý thay vì xử lý “kẻ phá rào”, nhiều đối tượng có thể “bị thổi còi” lại được “cầm còi”. Đó là con đường ngoạn mục từ “phá rào”, đột phá đến đổi mới, đến sự phát triển khởi sắc kinh tế.

Đặc biệt, một số trường hợp những người đã từng chỉ đạo quyết liệt những chiến dịch “thổi còi” trước đây lại khởi xướng và chỉ đạo việc tháo gỡ, giải thoát cho những người “bị thổi còi”. Đó là đồng chí Trường Chinh: năm 1967 là người quyết định đình chỉ “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc, năm 1980 đã ủng hộ khoán ở Hải Phòng và những năm 1984 – 1985 là người đi đầu trong việc tìm tòi đổi mới tư duy. Đồng chí Đỗ Mười – người chỉ huy hai cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc (1958 – 1960) và miền Nam (1978) – khi ở cương vị Thủ tướng (năm 1988) rất ủng hộ Đổi mới và góp phần tạo ra “bước ngoặt” quyết định năm 1989.

Cho đến năm 1991, khi đường lối Đổi mới ở Việt Nam đã định hình tương đối rõ nét, công cuộc Đổi mới đã trải qua nhiều bước đột phá có hệ thống:

Bước đột phá khai mở chấp nhận kinh tế tư hữu và thị trường tự do tồn tại bên cạnh và đồng hành với “thị trường có tổ chức” từ năm 1979 với Nghị quyết Hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khoá IV).

Bước đột phá chuyển hẳn sang chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước và đổi mới tổng thể chính sách kinh tế từ Đại hội ĐCSVN lần thứ VI (12/1986).

Hoàn thiện chính sách kinh tế mới, chấm dứt chế độ thống nhất quản lý thu mua phân phối cũ, chuyển nền kinh tế vào cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với Nghị quyết 6 Ban Chấp hành Trung ương Khoá VI (1989).

Đó là quá trình khai mở đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, tự chủ mở rộng quan hệ kinh tế đa phương, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Cùng với ba bước đột phá trên tổng thể nền kinh tế là những “vận động” mạnh mẽ về đường lối trên bốn lĩnh vực:

Nông nghiệp, sau Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), người nông dân đã được giải phóng khỏi những ràng buộc của chế độ tập thể công hữu, chuyển sang chế độ hợp tác kiểu mới. Sức sản xuất trong nông nghiệp đã thật sự được giải phóng bằng việc thực thi chế độ tự chủ của kinh tế hộ nông dân. Năm 1986, Việt Nam phải nhập khẩu 534.000 tấn gạo, năm 1988 còn phải nhập 395.900 tấn, nhưng chỉ những vụ thu hoạch đầu tiên sau “Khoán 10”, cũng những người nông dân Việt Nam đó, trên chính mảnh đất của họ đã từng canh tác lâu đời đã đưa sản lượng lương thực lên gần 20 triệu tấn và còn dành ra 1,4 triệu tấn để xuất khẩu. An ninh lương thực của đất nước được đảm bảo, số lượng gạo xuất khẩu những năm gần đây luôn giữ vững ở mức trên 4 triệu tấn/năm.

Công thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước không còn bị gò ép vào các hình thức “hợp tác”, “tập thể”. Các hộ cá thể được tự do sản xuất và buôn bán những mặt hàng tiêu dùng thông thường. Luật công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được ban hành năm 1990 cho khu vực dân doanh đã xác lập vai trò hợp pháp của kinh tế tư nhân, là bước ngoặt giải phóng sức sản xuất của kinh tế, thương nghiệp ngoài quốc doanh.

Kinh tế đối ngoại với các nước “khu vực II” (ngoài khối SEV – “khu vực I”) được mở rộng. Hoạt động xuất nhập khẩu được nới rộng khỏi những độc quyền của Nhà nước đã tạo thêm nguồn vốn và thị trường tiêu thụ cho sản xuất trong nước.

Các xí nghiệp quốc doanh được tự chủ hơn với “kế hoạch ba thành phần” bắt đầu từ Quyết định 25 và 25 CP (1981). Các xí nghiệp kinh doanh năng động hơn và đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thành thị, khai mở thị trường tự do. Năm 1989, việc Nhà nước xoá bỏ bao cấp qua giá với các xí nghiệp quốc doanh đã đẩy nhanh việc sàng lọc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, giảm bớt gánh nặng bao cấp để giải “bài toán” doanh nghiệp nhà nước theo hướng “cổ phần hoá”, “công ty hoá” trong giai đoạn sau.

Từ nhận thức đến hành động tháo gỡ những cơ chế ràng buộc, phá bỏ những rào cản để giải phóng sức sản xuất thực chất là sự trở lại với những nguyên lý đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với trình độ của quan hệ sản xuất – mà một thời duy ý chí đã muốn đưa quan hệ sản xuất phát triển vượt trước và hy vọng nó sẽ kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Giai đoạn lịch sử từ Đại hội IV (1976) đến hết nhiệm kỳ Đại hội VI của ĐCSVN (1991) ghi nhận một đảng cộng sản cầm quyền từ chỗ vấp sai lầm, thất bại nặng nề, đã nhận thức được tình thế và có được giải pháp thuận theo quy luật để vượt qua khủng hoảng, chuyển nền kinh tế vào thế ổn định và phát triển đúng hướng, đạt nhiều thành tựu trong hoàn cảnh khó khăn. Thành công đó đã được đánh giá là “kỳ diệu”, “bất ngờ”, “khó hiểu ngay cả với người trong cuộc”…

Thành công này cũng được đánh giá là “cao nhất có thể đạt được xét theo những khả năng hiện thực trong điều kiện lịch sử”.

Thành công này thuận với ý nguyện của nhân dân và hợp với xu hướng phát triển của thời đại.



Kết luận

Nhìn lại những giai đoạn lịch sử, khi đường lối của ĐCSVN không phù hợp với thực tiễn cách mạng có thể thấy một điểm chung, đó là sự sao chép những quan điểm chỉ đạo đường lối từ một “nơi khác” về áp dụng trong thực tiễn Việt Nam một cách máy móc.

– Trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự sao chép rập khuôn những chỉ thị của QTCS khi thực tiễn cách mạng ở những nước thuộc địa phương Đông (như Việt Nam) hoàn toàn khác so với tình hình cách mạng ở những nước tư bản công nghiệp châu Âu.

– Trong CCRĐ là sự sao chép công thức, cách làm từ các “nước bạn” và áp dụng một cách cực đoan trên diện rộng.

– Sau tháng 4/1975 là công cuộc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội dựa trên sự sao chép một mô hình có sẵn, duy ý chí để đạt mục đích.

Sự sao chép đó có căn nguyên từ lối tư duy giáo điều: áp dụng những quan điểm, những nguyên lý bất biến; không tính đến những điều mới mẻ từ thực tiễn và căn bệnh kinh nghiệm: phóng đại vai trò của kinh nghiệm và nhận thức cảm tính, phủ nhận tính tích cực của tư duy sáng tạo.

Hai “căn bệnh” trên thường thấy trong lối tư duy của những người sản xuất nhỏ, trong một nền sản xuất nhỏ. Ở đó lý luận khoa học chưa phát triển và không được coi trọng. Lối tư duy kinh nghiệm vụn vặt và những nhận thức xơ cứng trong vỏ bọc kinh nghiệm được coi như “khuôn vàng thước ngọc”… và trích dẫn được thay thế cho suy nghĩ.

Cũng nhìn từ những lần điều chỉnh đường lối, sửa sai, khắc phục những hậu quả do sai lầm để lại, có thể thấy ý nghĩa của thực tiễn, của những bài học thực tiễn, của quan điểm thực tiễn khi vận dụng lý luận để xây dựng đường lối lãnh đạo cách mạng của ĐCSVN.

Thực tiễn cách mạng sinh động là căn cứ để điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong đường lối, để đường lối mới phù hợp hơn với thực tiễn và thúc đẩy thực tiễn phát triển đúng hướng, hợp quy luật. Khi đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn, tự nó đã mang tính khả thi và bao hàm cả sức mạnh để thay đổi cái cũ, tạo lập cái mới, cách làm mới.

Đường lối chỉ đúng đắn khi được xây dựng dựa trên sự am hiểu thực tiễn sâu sắc, bởi những người hoạt động thực tiễn năng động và có khả năng tổng kết thực tiễn.

Nguyễn Ái Quốc trước khi đưa ra những luận điểm sáng tạo về cách mạng Việt Nam trong những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng đã là một trong những nhà cách mạng có kinh nghiệm và hiểu biết nhất về tình hình các nước thuộc địa lúc đó.

Hội nghị Trung ương ĐCSVN tháng 11/1939 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) của Đảng đã quyết định điều chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc trên cơ sở nhận thức nhạy bén và đúng đắn tình hình thực tiễn, sau khi đã nhận ra những gì không phù hợp trong việc thực hiện những giáo điều được QTCS chỉ dẫn.

Thực tiễn nghiệt ngã của những tổn thất nặng nề về cán bộ, về tổ chức trong CCRĐ đã buộc Đảng gấp rút sửa sai trong thời gian ngắn sau đó.

Khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng trong những thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX là một thực tế không mong muốn, một lần nữa buộc ĐCSVN điều chỉnh đường lối lãnh đạo cách mạng của mình.

Năng lực lãnh đạo của một đảng cầm quyền trước hết và cơ bản nhất là năng lực tìm tòi xác lập đường lối, chính sách đúng đắn để phát triển đất nước. Trong lịch sử của mình, đã hơn một lần đường lối cách mạng của ĐCSVN tỏ ra không phù hợp với thực tiễn phong trào cách mạng. Nhờ phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai lầm trong đường lối mà ĐCSVN đã đạt được những thành công.

Đại hội X của ĐCSVN đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, coi đây là giải pháp mấu chốt để “phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Nhiệm vụ đó bao hàm việc đổi mới nhất quán đường lối, chính sách trên nhiều vấn đề cơ bản, toàn diện của hệ thống thể chế kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị. Đây là việc khó, luôn có nguy cơ sai lầm. Những nguy cơ, thách thức bên ngoài và cả bên trong (đã được Đảng xác định) vẫn hiện hữu. Những đòi hỏi bức bách từ cuộc sống thể hiện xu thế đổi mới tiến bộ trong bối cảnh quốc tế mới cũng đang tạo những khả năng để sàng lọc, kiểm chứng tính đúng đắn của đường lối và cả phương pháp hoạch định đường lối, chính sách của ĐCSVN.

Bài học thực tiễn trong lịch sử xây dựng và điều chỉnh để đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn hơn vẫn cần được coi trọng.





tải về 4.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương