ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014



tải về 5.56 Mb.
trang8/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33

Tổng cộng:

19.957.176




1.904.420

19.428.519




4.328.683

19.399.212




5.238.173




Tổng số học sinh được miễn, giảm học phí

11.966.149







10.315.177







8.583.355










Tỷ lệ đư­ợc miễn, giảm học phí

60%







53%







44%







Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Qua Biểu 28 cho thấy, từ 2001 đến 2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên được miền giảm học phí giảm từ 60% xuống 44% phản ánh kết quả của việc xoá đói giảm nghèo và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Mặc dù vậy, gần một nửa học sinh, sinh viên (44%) hiện nay miễn và giảm học phí, số học sinh, sinh viên đóng học phí đầy đủ là 56%.



2.4. Sử dụng và kiểm soát chi học phí

Theo các quy định hiện hành của nhà nước, thì các trường được giữ lại toàn bộ số tiền học phí để chi tiêu phục vụ giảng dạy, học tập và tăng cường cơ sở vật chất. Học phí thu được phải gửi vào Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát chi trên cơ sở dự toán của đơn vị được duyệt và Qui chế chi tiêu nội bộ của mỗi đơn vị.

Theo Quyết định 70/1998/QĐ-TTg và Thông tư Liên tịch số 54/TTLT-BGD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 70/1998/QĐ-TTg, việc sử dụng học phí được phân chia theo tỷ lệ, trong đó, phần đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập không dưới 35% đối với khối giáo dục, không dưới 45% đối với khối đào tạo; phần hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung thuộc ngành giáo dục đào tạo các địa phương không quá 20%. Tuy nhiên, thực tế triển khai cơ chế tự chủ theo tinh thần Nghị định số 10/2002/NĐ-CP cho thấy tính cứng nhắc và chưa phù hợp thực tế của các quy định trên. Vì vậy, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã bãi bỏ quy định sử dụng tỷ lệ như trên, thay thế các quy định này bằng những quy định mềm dẻo hơn nhằm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các cơ sở giáo dục công lập.

Tại các cơ sở ngoài công lập: việc quản lý tài chính theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, theo đó các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự tổ chức thu học phí theo nguyên tắc thu bù chi. Việc sử dụng học phí do các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định để đảm bảo hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất. Mới đây, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP đã thay thế Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, quy định cơ sở ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí nhưng phải công khai mức thu, nội dung các khoản chi và mức chi do cơ sở ngoài công lập tự quyết định và chịu trách nhiệm, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước đối với các khoản chi phí hợp lý để làm căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở ngoài công lập.



2.5. Cơ cấu nguồn học phí của hệ thống giáo dục

Cùng với tăng đầu tư của nhà nước, thì đầu tư của người dân qua hình thức học phí ở các trường công lập đã tăng từ 1.904 tỷ đồng năm 2001 lên đến 5.238 tỷ đồng năm 2008, tăng 2,75 lần do số người đi học trong các cơ sở công lập tăng và học phí thu ở mức trần của các khung học phí. Năm 2001 học phí chiếm 8,2% tổng chi cho giáo dục ở các cơ sở công lập, năm 2008 chiếm 5,5% (Biểu 17). Tổng số tiền học phí thu được trong các cơ sở giáo dục công lập của cả nước giai đoạn 2001-2008 được chi tiết theo từng cấp học như (Biểu 29) dưới đây.



Biểu 29: Cơ cấu nguồn học phí ở các cơ sở giáo dục công lập

Đơn vị: Triệu đồng

TT


Cấp học, trình độ

đào tạo

Năm

2001

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2008

1

Nhà trẻ

13.414

20.744

30.139

43.845

50.152

71.144

2

Mẫu giáo

93.752

129.201

223.335

324.467

381.806

550.888

3

Tiểu học

-

-

-

-

-

-

4

Trung học cơ sở

354.856

458.392

673.553

648.707

573.193

616.896

5

Trung học phổ thông

110.526

193.562

273.218

361.999

363.001

474.684




Tổng thu HP phổ thông, MN

572.548

801.900

1.200.245

1.379.018

1.368.151

1.713.612




Tỷ lệ so với tổng thu HP

30%

31%

35%

36%

32%

32,7%

6

Dạy nghề (dài hạn, ngắn hạn)

486.478

598.633

648.077

685.730

794.400

752.679




Tỷ lệ so với tổng thu học phí

25,5,7%

23%

18,9%

17,7%

18,3%

14,4%

7

Trung cấp chuyên nghiệp

118.994

179.675

243.426

287.748

326.816

444.881




Tỷ lệ so với tổng thu học phí

6,2%

6,9%

7,1%

7,4%

7,5%

8,5%

8

Cao đẳng

134.245

174.530

230.832

283.055

384.370

515.253




Tỷ lệ so với tổng thu học phí

7,04%

6,7%

6,7%

7,3%

8,9%

9,8%

9


Đại học

Tỷ lệ so với tổng thu học phí

569.715

29,9%


797.164

30,6%


1.039.798

30,4%


1.163.580

30,0%


1.366.729

32,3%


1.702.997




Tỷ lệ so với tổng thu học phí

29,9%

30,7%

30,4%

30,1%

31,6%

32,5%

10

Sau đại học

22.440

40.630

55.561

70.584

88.217

108.750




Tỷ lệ so với tổng thu học phí

1,2%

1,56%

1,62%

1,12%

2,03%

2,08




Tổng thu HP khối Đào tạo

1.331.872

1.790.632

2.217.695

2.490.697

2.960.532

3.524.560




Tỷ lệ so với tổng thu HP

70%

69%

65%

64%

68%

67,3%




Tổng cộng:

1.904.420

2.592.532

3.417.940

3.869.715

4.328.683

5.238.172




So với tổng chi cho GD-ĐT ở

các cơ sở công lập

8,2%

7,5%

7,9%

7,3%

6,7%

5,5%

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phân tích về cơ cấu thu học phí, cho thấy nguồn thu học phí ở bậc đại học là lớn nhất, năm 2008 chiếm đến 32,5% tổng nguồn thu học phí. Sau đó là nguồn thu từ dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, chiếm 14,4% tổng nguồn thu từ học phí. Hai nguồn thu từ bậc đào tạo này đã chiếm 46,9% tổng nguồn thu từ học phí. Nếu tính gộp các nguồn thu học phí từ các cấp học trong đào tạo thì đã chiếm đến 67,3% tổng nguồn thu học phí. Có thể kết luận rằng nguồn thu học phí từ đào tạo chiếm chủ yếu trong tổng nguồn thu học phí của ngành đã phản ánh đúng chính sách của Nhà nước về ưu tiên đầu tư phổ cập giáo dục phổ thông (miễn phí cấp tiểu học, học phí thu thấp ở giáo dục mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học) và huy động tài chính từ người học ở các cấp đào tạo khác.

Thực hiện chính sách học phí đã có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Chính phủ, thể hiện sự chia sẻ trách nhiệm của người dân với Nhà nước trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nhưng phải đối mặt với thách thức lớn về qui mô và nhu cầu học tập của xã hội. Nguồn thu từ học phí và các khoản thu sự nghiệp khác cũng đã hỗ trợ tích cực cho chi thường xuyên trong trường học. Một số cơ sở đào tạo công lập đã đảm bảo được toàn bộ chi phí thường xuyên của nhà trường bằng nguồn thu học phí và thu sự nghiệp khác, thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính với việc hạch toán thu chi công khai, minh bạch.

2.6. Chi phí cho học tập

Ngoài học phí người dân còn đóng một số khoản tiền khác cho nhà trường và chi thêm cho sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Do không có số liệu thống kê về chi phí của các hộ gia đình cho học tập của con em ở các cấp học khác nhau, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng Kết quả khảo sát trong Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 như sau:



Biểu 30: Chi tiêu bình quân hộ gia đình cho giáo dục năm 2006

Đơn vị tính: đồng/tháng

Nội dung chi

Bình quân

cả nước


Bình quân

thành thị



Bình quân nông thôn, miền núi

1. Học phí

33.500

67.200

23.300

2. Đóng góp cho trường lớp

7.400

10.300

6.500

3. Sách giáo khoa

10.400

14.100

9.300

4. Đồ dùng học tập

8.500

10.500

7.800

5. Học thêm

17.100

38.100

10.800

Tổng cộng từ 1 đến khoản 5

76.900

140.200

57.700

So với học phí ( lần)

2,30

2,09

2,48

6. Quần áo đồng phục

6.700

10.000

5.700

Tổng cộng từ 1 đến khoản 6

83.600

150.200

63.400

So với học phí (lần)

2,5

2,24

2,72

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương