ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014



tải về 5.56 Mb.
trang1/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC

GIAI ĐOẠN 2009-2014

Hà Nội, tháng 5 năm 2009


MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được 20 năm, đã hình thành các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày một tăng, thì cơ chế tài chính giáo dục thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Việc quản lý ngân sách giáo dục rất phân tán: các địa phương quản lý 74% ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm, các bộ, ngành khác 21%, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 5%. Các địa phương, các bộ, ngành không có báo cáo về tình hình và hiệu qủa sử dụng ngân sách giáo dục cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ điều kiện để đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà nước cho giáo dục trong toàn quốc. Mức chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành. Định mức phân bổ ngân sách giáo dục chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ nhà giáo, điều kiện về cơ sở vật chất...), chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân. Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học xây dựng mức chi và đơn giá chuẩn. Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hằng năm chưa gắn với kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chế độ, chính sách và cân đối giữa nhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính công. Chế độ học phí xây dựng từ 11 năm trước chưa thay đổi. Mức học phí quá thấp, dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng đô thị, không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Qua thực tế, một số chính sách về miễn, giảm học phí và học bổng hiện nay đã thể hiện là không còn hợp lý. Các cơ sở giáo dục phải tự thực hiện việc miễn, giảm học phí mà lẽ ra, đây là trách nhiệm của Nhà nước về chính sách xã hội. Việc miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm mà không gắn với việc sau khi ra trường có việc làm trong hệ thống giáo dục hay không là chưa hợp lý. Thiếu cơ chế hỗ trợ học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc địa bàn của chương trình 135. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn hạn chế về tác dụng. Với nguồn ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp (bình quân 3,7 triệu đồng/sinh viên đại học/năm 2006) và mức thu học phí rất thấp và cố định nhiều năm (1,8 triệu đồng/sinh viên/năm) các cơ sở giáo dục không có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên khi thực hiện chính sách tăng lương và tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc huy động đóng góp của nhân dân cho các trường không kiểm soát được. Xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế.

Trước những bất cập kéo dài nói trên và nhu cầu tăng chất lượng và quy mô giáo dục các cấp, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp và giáo dục mầm non, việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục trong thời gian tới là một yêu cầu rất cấp thiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014 với các mục tiêu sau đây:



Mục tiêu tổng quát:

1. Xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục, nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

2. Xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai cũng được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao.

Cơ chế tài chính của giáo dục được hiểu bao gồm 8 nội dung sau đây:

1. Xác định nhu cầu tài chính cho các mục tiêu phát triển giáo dục. Xác định các nguồn lực từ ngân sách và xã hội và các giải pháp huy động và sử dụng tài chính khả thi và hiệu quả, từ đó đảm bảo cân đối nhu cầu và nguồn lực tài chính bền vững cho phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục.

3. Quy định về nguyên tắc xác định mức học phí mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Quy định về thẩm quyền quyết định mức học phí và xác định mức học phí của các cơ quan trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục.

4. Xây dựng các chính sách của nhà nước hỗ trợ việc học tập của nhân dân: quy định đối tượng không phải đóng học phí, miễn giảm học phí, đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập; đối tượng được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp xã hội; đối tượng được vay vốn ưu đãi để đi học. Quy định cơ chế thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

5. Xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích xã hội đầu tư cho giáo dục.

6. Quy định về lương và các chính sách khuyến khích đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

7. Quy định các nghĩa vụ và quyền hạn về tài chính của các cơ sở giáo dục.

8. Quy định về trách nhiệm và quyền giám sát, kiểm tra của các Bộ và cơ quan quản lý nhà nước, người học, gia đình người học và xã hội đối với việc sử dụng ngân sách giáo dục.

Để thực hiện hai mục tiêu tổng quát nói trên Đề án cần đạt được 3 yêu cầu cụ thể sau đây:

1. Làm rõ hiện trạng, ưu điểm và hạn chế của cơ chế tài chính của giáo dục nước ta.

2. Thu thập để tham khảo các chỉ số phát triển và tài chính cho giáo dục của các nước phát triển và các nước mới phát triển làm một cơ sở quan trọng khi quyết định chính sách tài chính giáo dục nước ta.

3. Căn cứ vào yêu cầu phát triển giáo dục phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ nay đến năm 2020, Đề án xác định các nội dung cần thiết đổi mới cơ chế tài chính giáo dục tới năm 2014.



Cấu trúc của Đề án gồm các phần chính như sau:

Đề án gồm 6 phần như sau: Phần I: Khái quát về hiện trạng hệ thống giáo dục Việt Nam. Phần II: Một số chỉ số phát triển và tài chính giáo dục ở một số nước trên thế giới. Phần III: Đánh giá cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2008.Phần IV: Mục tiêu phát triển và nhu cầu đầu tư cho giáo dục giai đoạn 2009-2020. Phần V: Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014. Phần VI: Tổ chức thực hiện.



Quá trình xây dựng đề án:

Đề án được soạn thảo từ tháng 9 năm 2007 dựa trên cơ sở Luật Giáo dục 2005; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và một số văn bản khác liên quan như Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Đề án đã nhận được đóng góp ý kiến các Bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các sở giáo dục và đào tạo và các trường đại học, cao đẳng.

Tại phiên họp ngày 05 tháng 3 năm 2009, Bộ Chính trị đã kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 (Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009), trong đó có các nội dung trọng tâm về đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục như sau:

“Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo, ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải.

Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn nhất. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập.

Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; Nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát mọi nguồn lực đầu tư của xã hội cho giáo dục.

Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và đảm bảo công bằng trong giáo dục; thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập theo hướng học phí ở giáo dục mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và hoàn cảnh hộ gia đình; học phí ở giáo dục nghề nghiệp và đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Miễn học phí cho học sinh, sinh viên gia đình chính sách, các hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh, sinh viên các hộ cận nghèo và hỗ trợ học sinh, sinh viên các hộ có thu nhập rất thấp. Thực hiện tốt chủ trương cho học sinh học nghề, sinh viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền ngân hàng để học”.

Bộ Chính trị đã giao Ban cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Ngày 13 tháng 5 năm 2009, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ báo cáo về Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2008-2012 và đã kết luận:

- Tán thành việc Chính phủ trình đề án Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục để Quốc hội xem xét và có nghị quyết về việc này.

- Đề án cần được hoàn chỉnh tiếp tục, làm rõ quan điểm xử lý các ý kiến khác nhau trong quá trình lấy ý kiến góp ý của các cơ quan và cá nhân, có thể thảo luận sâu một số phương án so sánh, làm rõ tác dụng của đề án khi được thông qua.

- Trong nhiều nội dung mới của cơ chế tài chính giáo dục, cần chọn một số nội dung thực hiện trước. Nội dung đổi mới toàn diện về học phí nên thực hiện từ năm 2010-2011 để có điều kiện chuẩn bị đồng bộ về ngân sách nhà nước và các quy định, hướng dẫn khác cho việc triển khai. Trước mắt, năm học 2009-2010 có phương án tăng học phí đào tạo có tính quá độ, để khắc phục một phần bất hợp lý hiện nay, trước khi năm học 2010-2011 triển khai toàn diện phương án học phí và hỗ trợ người học mới.

- Cần thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục 2009-2014 trình quốc hội lần này đã được hoàn chỉnh theo ý kiến chỉ đạo trong kết luận của Bộ Chính trị ngày 05/3/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến 2020; kết luận chỉ đạo của Thường vụ Quốc hội ngày 13/5/2009 và kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

PHẦN I

KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

1. Cơ cấu các cấp học, trình độ đào tạo và thời gian học tập

Theo quy định của Luật Giáo dục 2005, hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

(1) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, thực hiện việc nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

(2) Giáo dục phổ thông bao gồm:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm.

(3) Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ 3 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ 1 đến 2 năm học đối với ngưòi có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Dạy nghề được thực hiện dưới 1 năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ 1 đến 3 năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Hiện nay chưa xác định được tương quan về trình độ đào tạo giữa trung cấp nghề, cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

(4) Giáo dục đại học bao gồm:

- Đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;

- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ 2 đến 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(5) Giáo dục thường xuyên:

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:

- Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (bao gồm các hình thức: Vừa làm vừa học; Học từ xa; Tự học có hướng dẫn).

Cơ cấu các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, được mô tả theo sơ đồ 1 dưới đây:



Sơ đồ 1: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

(Theo Luật Giáo dục 2005)

Tuổi



21
18

18
15

11

6



6

3

3 tháng


2. Phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục

Quản lý hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân không phải chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà còn có các bộ, ngành trung ương, các ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố cùng tham gia quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc. Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông và phần lớn các trường cao đẳng sư phạm là thuộc quản lý của chính quyền địa phương. Tính đến tháng 7 năm 2008, tổng số các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc là 369 trường (đại học: 163 trường, cao đẳng: 206 trường), trong đó các trường đại học, cao đẳng công lập do các bộ, ngành trung ương quản lý là 180 trường (đại học: 108 trường, cao đẳng:72 trường), chiếm 48,8%, các trường đại học, cao đẳng công lập do các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý là 125 trường (đại học: 15 trường, cao đẳng: 110 trường), chiếm 33,9%, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là 64 trường (đại học: 40 trường, cao đẳng: 24 trường), chiếm 17,3%. Trong tổng số trường đại học, cao đẳng của cả nước, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường (đại học: 48 trường, cao đẳng: 6 trường), chiếm 14,6%.

Đến tháng 8 năm 2008 cả nước có 284 trường trung cấp nghề vào cao đẳng nghề (80 cao đẳng nghề, 204 trung cấp nghề). Các Bộ, doanh nghiệp Nhà nước có 178 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập, chiếm 62,7%. Các tỉnh, thành phố có 53 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập, chiếm 18,6%, có 53 trường tư thục (18,6%). Riêng Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ quản lý trực tiếp 4 trường dạy nghề (chiếm 1,4%), trong đó có 3 trường cao đẳng nghề (chiếm 3,8% số trường cao đẳng nghề) và 1 trường trung cấp nghề (chiếm 0,5% số trường trung cấp nghề).

Sơ đồ 2: Phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục




3. Quy mô học sinh các cấp học và trình độ đào tạo

Từ năm 2000 đến năm 2008, qui mô học sinh mầm non tăng (2,409 triệu năm 2000 và 3,268 triệu năm 2008), quy mô học sinh phổ thông giảm (17,77 triệu năm 2000 và 15,197 triệu năm 2008), chủ yếu do quy mô tiểu học giảm (9,7 triệu năm 2000 và 6,754 triệu năm 2008) và trung học cơ sở giảm (5,863 triệu năm 2000 và 5,500 triệu năm 2008). Quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng (0,255 triệu năm 2000 và 0,628 triệu năm 2008). Quy mô sinh viên cao đẳng, đại học tăng (0,918 triệu năm 2000 và 1,675 triệu năm 2008), đạt tỷ lệ 194 sinh viên/1 vạn dân. Năm 2007 quy mô sinh viên cao đẳng, đại học là 1,603 triệu, đạt 188 sinh viên/1 vạn dân.

Quy mô dạy nghề tăng nhanh (0,857 triệu năm 2000 và 2,016 triệu năm 2008, trong đó trung cấp nghề và cao đẳng nghề là 628 nghìn học sinh, dạy nghề ngắn hạn là 1,399 triệu học viên), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 20% năm 2006.

Tổng số học sinh, sinh viên của cả nước tăng (năm 2000 là 22,301 triệu và năm 2008 là 22,839 triệu (tăng 2,4%). Năm 2008 học sinh, sinh viên ngoài công lập là 3,440 triệu, chiếm tỷ lệ 15,06% (năm 2000 tỷ lệ này là 11,84%). Số liệu cụ thể theo (Biểu 1) dưới đây:



Biểu 1: Quy mô học sinh, sinh viên các bậc học

Đơn vị tính: người

TT

Cấp học



2000

2005

2006



2007

2008

1

Số trẻ em mầm non

2.409.788

3.024.662

3.147.252

3.195.731

3.268.717




- Công lập

1.101.010

1.261.022

1.344.760

1.394.201

1.597.075

 

- Ngoài công lập

1.308.778

1.763.640

1.802.492

1.801.530

1.671.642

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

52,78

58,31

57,27

56,37

51,14

1.1

Nhà trẻ

366.214

513.423

530.085

508.694

494.766

 

- Công lập

124.719

123.021

132.677

123.583

156.844

 

- Ngoài công lập

241.495

390.402

397.408

385.111

337.922

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

65,94

76,04

74,97

75,71

68,30

1.2

Mẫu giáo

2.113.574

2.511.239

2.617.167

2.687.037

2.773.951

 

- Công lập

1.046.291

1.138.001

1.212.083

1.270.618

1.449.231

 

- Ngoài công lập

1.067.283

1.373.238

1.405.084

1.416.419

1.333.720

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

50,50

54,68

53,69

52,71

48,08

2

Số học sinh phổ thông

17.776.100

16.650.600

16.256.600

15.800.302

15.197.020

 

- Công lập

16.806.836

15.596.817

15.191.327

14.860.546

14.479.331

 

- Ngoài công lập

969.264

1.053.783

1.065.273

939.756

717.689

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

5,45

6,33

6,55

5,95

4,72

2.1

Tiểu học

9.741.100

7.304.000

7.029.400

6.871.795

6.754.219

 

- Công lập

9.713.610

7.270.955

6.991.753

6.832.218

6.713.817

 

- Ngoài công lập

27.490

33.045

37.647

39.577

40.402

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

0,28

0,45

0,54

0,58

0,60

2.2

THCS

5.863.600

6.371.300

6.152.000

5.858.484

5.500.123

 

- Công lập

5.677.264

6.256.823

6.065.532

5.790.187

5.439.999

 

- Ngoài công lập

186.336

114.477

86.468

68.297

60.124

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

3,18

1,80

1,41

1,17

1,09

2.3

THPT

2.171.400

2.975.300

3.075.200

3.070.023

2.942.678

 

- Công lập

1.415.962

2.069.039

2.134.042

2.238.141

2.325.515

 

- Ngoài công lập

755.438

906.261

941.158

831.882

617.163

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

34,79

30,46

30,60

27,10

20,97

3

Số học sinh dạy nghề

857.300

1.409.700

1.570.000

1.656.439

2.016.200

3.1

Dài hạn

195.300

432.700

490.000

499.639

616.500




- Công lập

190.417

417.960

469.380

477.139

577.358




- Ngoài công lập

4.883

14.740

20.620

22.500

39.142




Tỷ lệ % ngoài công lập

2,50

3,4

4,2

4,5

6,3

3.2

Ngắn hạn

662.000

977.000

1.080.000

1.156.800

1.399.700




- Công lập

415.736

622.349

648.000

694.080

699.850




- Ngoài công lập

246.264

354.651

432.000

462.720

699.850




Tỷ lệ % ngoài công lập

 37,20

36.3

40,0

40,0

50,0

4

Số học sinh TCCN

255.323

500.252

515.670

617.383

628.711

 

- Công lập

247.916

422.657

421.698

503.605

511.358

 

- Ngoài công lập

7.407

77.595

93.972

113.778

117.353

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

2,90

15,51

18,22

18,43

18,67

5

Số SV đại học, cao đẳng

918.228

1.387.107

1.503.846

1.603.484

1.675.700

 

- Công lập

813.963

1.226.687

1.310.375

1.414.646

1.481.313




- Ngoài công lập

104.265

160.420

193.471

188.838

194.387

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

11,36

11,57

12,87

11,78

11,60

5.1

Cao đẳng

186.723

299.294

366.942

422.937

458.079

 

- Công lập

171.922

277.176

330.641

377.531

394.830

 

- Ngoài công lập

14.801

22.118

36.301

45.406

63.249

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

7,93

7,39

9,89

10,74

13,81

5.2

Đại học

731.505

1.087.813

1.136.904

1.180.547

1.217.621

 

- Công lập

642.041

949.511

979.734

1.037.115

1.086.483

 

- Ngoài công lập

89.464

138.302

157.170

143.432

131.138

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

12,23

12,71

13,82

12,15

10,77

6

Sau đại học

15.234

39.060

42.979

49.874

52.900

 

- Cao học

12.653

34.600

38.461

45.070

47.000

 

- Nghiên cứu sinh

2.581

4.460

4.518

4.804

5.900

 

TỔNG SỐ


22.301.973

23.011.381

23.036.347



22.923.213

22.893.248

 

- Công lập

19.665.995

19.601.292

19.429.139

19.394.091

19.399.185

 

Tỷ lệ % công lập

88,2

85,2

84,4

84,62

84,94

 

- Ngoài công lập

2.640.861

3.424.829

3.607.828

3.529.122

3.440.063

 

Tỷ lệ % ngoài công lập

11.84

14.88

15.66

15,40

15,06

 

Dân số trung bình

77.635.400

83.106.300

84.155.800

85.070.072

86.195.192

 

Tỷ lệ SVĐHCĐ/vạn dân

118

167

179

188

194

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương