ĐỀ luyện thi đẠi họC ĐỀ SỐ 1 Câu I



tải về 119.08 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích119.08 Kb.
#18468
ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC
ĐỀ SỐ 1
Câu I:

Nung hỗn hợp (A) gồm Al(OH)3, Cu(OH)2 và Mg(OH)2 ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không thay đổi, thu được hỗn hợp rắn (B).

1) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

2) Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách các chất ra khỏi hỗn hợp (B). Viết phản ứng minh hoạ.



Câu II:

1) Trình bày phương pháp nhận biết 4 chất lỏng hữu cơ mất nhãn:

n-propylic, izo-propylic, phenol, anilin (viết phương trình và nói rõ hiện tượng xảy ra).

2) Cho các chất: C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, Na2CO3, AgNO3 trong NH3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.



Câu III:

Hoà tan hoàn toàn 2,84g hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại ở hai chu kỳ kế tiếp nhau thuộc phân nhóm chính nhóm II bằng axit HCl ta thu được 0,896 lít khí CO2 (đo ở 54,6 oC và 0,9 atm) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua.

1) Tìm công thức phân tử hai muối cacbonat và tính % khối lượng hỗn hợp X.

2) Tính khối lượng muối tạo thành khi cô cạn dung dịch Y.

3) Nếu cho toàn bộ khí CO2 hấp thụ vào 200 ml Ba(OH)2 thì thu được 3,94g kết tủa. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch Ba(OH)2.

Cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cl = 35,5, C = 12, O = 16.



Câu IV:

Đun 0,166g hỗn hợp A gồm hai rượu với xúc tác H2SO4 đặc ở 170oC, ta thu được hỗn hợp hai olephin đồng đẳng kế tiếp (hiệu suất phản ứng 100%). Trộn 2 olephin này với 1,4336 lít không khí (ở đktc). Sau khi đốt cháy hết 2 olephin, ngưng tụ hơi nước thì còn lại 1,5 lít hỗn hợp khí B đo ở 27,3 oC và 0,9856 atm.

1) Tìm công thức phân tử và tính % theo khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp A.

2) Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp khí B so với không khí. (Biết không khí có chứa 20% oxi và 80% nitơ).

Cho H = 1, C = 12, O = 16.

ĐỀ SỐ 2



Câu I:

1) Cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử sau đây theo phương pháp electron và chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử ở mỗi phản ứng.

Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2O + H2O

FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O

2) Có 5 dung dịch muối sau đây mất nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl3, NH­4Cl, (NH4)2SO4. Chỉ được phép chọn 1 hoá chất thích hợp để nhận biết 5 muối nêu trên. Viết phương trình phản ứng và nói rõ hiện tượng xảy ra.

Câu II:

1) Từ tinh bột (các chất vô cơ và xúc tác tự chọn) viết phương trình phản ứng điều chế các chất hữu cơ: etyl axetat, cao su buna, axeton.

2) Khi oxi hoá rượu etylic ta nhận được hỗn hợp gồm: axit axetic, anđêhyt axetic, rượu etylic dư và hơi nước.

a) Cần dùng những thí nghiệm nào để chứng minh sự có mặt của mỗi chất hữu cơ trong hỗn hợp.

b) Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng axit axetic từ hỗn hợp trên.

Câu III:

Cho 2,144g hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 0,2 lít dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xong ta nhận được dung dịch B và 7,168g chất rắn C.

Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi nhận được 2,56g chất rắn.

1) Tính % theo khối lượng 2 kim loại trong hỗn hợp A.

2) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch AgNO3.

Cho Fe = 56, Cu = 64, Ag = 108, O = 16.



Câu IV:

Este A được tạo ra từ 1 axit hữu cơ đơn chức và 1 rượu đơn chức. Thuỷ phân hoàn toàn 4,4g A người ta dùng 22,75 ml dung dịch NaOH 10% (d=1,1g/ml). Biết rằng lượng NaOH dùng dư 25% so với lý thuyết.

1) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên A.

2) Đốt cháy hoàn toàn 1,32g A. Cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 3,70g Ca(OH)2­. Tính khối lượng kết tủa thu được.

3) Cho 1,76g A hoá hơi trong 1 bình kín dung tích 0,896 lít, thấy áp suất trong bình 0,75 atm. Hỏi nhiệt độ của bình cho bay hơi ở áp suất đó là bao nhiêu?

Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23, Ca = 40.




ĐỀ SỐ 3



Câu I:

1) Để đốt cháy 8,9g chất hữu cơ A dùng vừa đủ 8,4 lít O2. Sản phẩm cháy gồm 6,3g nước, 7,84 lít hỗn hợp gồm N2 và CO2 (các khí đo ở đktc).

a) Xác định công thức phân tử của A, biết A có 1 nguyên tử N trong phân tử.

b) Viết công thức cấu tạo của A, biết A là Este của rượu metilic.



2) Hãy viết phương trình phản ứng khi cho axit lăctic (CH3 – CH – COOH)

OH

tác dụng lần lượt với: Na, NaOH, axit CH­3COOH (xt) và CH3OH (xt).

3) Từ CH4 viết các phương trình điều chế HCOOCH2 – CH = CH2.

Câu II:

Cho 3g hỗn hợp A (gồm Al và Mg) hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thấy giải phóng 3,36 lít H2 (đktc) và thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 4M (dư) được kết tủa và dung dịch C. Lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được m (g) chất rắn. Mặt khác cho 1,5g A tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc giải phóng V (l) khí màu nâu (đktc).

1) Tính % mỗi kim loại trong A.

2) Tính m (g) và V (l).

3) Cho dung dịch C tác dụng với V’ (ml) dung dịch HCl 0,1M loãng được 2,93g kết tủa. Tính V’ (ml).

Câu III:

Hỗn hợp X gồm 2 rượu khối lượng 0,332g, đun hỗn hợp với axit H2SO4 đặc ở 170oC thu được hai olephin đồng đẳng kế tiếp. Cho tất cả olephin vào bình chứa 0,128 mol không khí. Đốt cháy hoàn toàn 2 olephin, làm ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại là 2,688 lít.

1) Tìm công thức phân tử 2 rượu và % khối lượng mỗi rượu.

2) Từ n pentan viết các phản ứng điều chế 2 rượu biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, không khí có 80% N­2, 20% O2 theo thể tích.




ĐỀ S 4



Câu I:

1) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra giữa 2 chất trong số các chất sau: Al, Na, H2SO4 loãng, HNO3 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, dung dịch BaCl2, dung dịch Al(NO3)3, dung dịch NH3.

2) Chỉ được dùng 1 hoá chất (không được dùng chất đã nhận biết) trình bày phương pháp để nhận biết 4 dung dịch sau đây: NH4Cl, NH4HCO3, Na2CO3 và NaNO3­.

Câu II:

1) Cho 5 dung dịch sau: rượu etilic, etilenglicol, andehit axetic, axit axetic, axit focmic.

a) Viết các phương trình phản ứng từ Glucozơ điều chế ra các chất.

b) Bằng phương pháp hoá học nhận biết 5 dung dịch đó.

2) Hidro cacbon C5H8 tác dụng với H2 cho iso pentan. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất C5H8 đó? Cho biết chất nào phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3? Chất nào có ứng dụng trong thực tế, viết phản ứng.

Câu III:

Hoà tan 14,2g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B có hoá trị II không đổi bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch D.

1) Tính tổng số gam của 2 muối có trong dung dịch D.

2) Xác định tên của A và B, biết chúng thuộc 2 chu kỳ liên tiếp của phân nhóm chính nhóm II.

3) Cho toàn bộ khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành.

Câu IV:

Đốt cháy hoàn toàn 3,61g chất hữu cơ X thu được hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước và HCl. Dẫn hỗn hợp này qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 dư (trong HNO3) ở nhiệt độ thấp có 2,87g kết tủa và bình 1 tăng thêm 2,17g. Khí thoát ra được dẫn qua bình 2 chứa nước vôi trong dư thấy có 12g kết tủa. Tìm công thức phân tử của X biết MX < 200.




ĐỀ SỐ 5



Câu I:

1. a) Có 3 hợp kim Cu – Ag, Cu – Al, và Cu – Zn. Chỉ được dùng 1 axit và 1 dung dịch bazơ trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 hợp kim.

b) Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá:

+ Cl2 A +NaOH +O2 to +G



A B C D E F A

H2O H2O t2

2) Hoàn thành phương trình phản ứng dạng ion:

- FeSO4 + KMnO4 + H2SO4(l)

- NaAlO2 + (dd HCl) 

- Cu + NaNO3 + H2SO4(l) 

- CnH2n + KMnO4 + H2­O 

Câu II:

1. a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên tất cả những hợp chất hữu cơ (chứa các nguyên tố C, H, O) có khối lượng phân tử bằng 60 đvc.

b) Những chất nào trong số các chất đó có thể chuyển hoá theo sơ đồ:

CxHyOz  CxHy-2  A1  B1  C3H8O3

2) Từ CH4, các chất vô cơ, xúc tác cần thiết có đủ, viết các phương trình phản ứng điều chế:

a) axit picric, b) meta brôm – nitro benzen, c) octo brôm – nitro benzen.



Câu III:

Hoà tan a gam hỗn hợp gồm Na2CO­3 và KHCO3 vào nước được 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho dung dịch B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55g kết tủa.

1) Tính a.

2) Nếu thực hiện ngược lại: Cho từ từ dung dịch A vào bình đựng 100ml dung dịch HCl 1,5M. Tính thể tích CO2 (đktc) tạo ra.



Câu IV:

Cho 14,8g 1 hỗn hợp gồm 2 este đồng phân của nhau bay hơi thì thu được thể tích đúng bằng thể tích của 6,4g oxi đo trong cùng điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 este trên thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ thể tích là 1:1. Xác định công thức cấu tạo 2 este.




ĐỀ SỐ 6



Câu I:

1) Có thể dùng những chất nào trong số các chất sau đây để làm mềm nước cứng tạm thời: K2CO, Ba(OH)2, HSO4, KCl.

2) Viết các phương trình phản ứng để điều chế:

a) Na và Mg có từ hỗn hợp MgCl và NaCl.

b) Zn và Cu có từ hỗn hợp ZnSO4 và CuSO4.

Câu II:

1) Một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử CH8Ox chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Tìm giá trị x và viết công thức cấu tạo của A. Biết A tác dụng được với K, với Cu(OH)2, với HNO3 và với axit axetic, A được điều chế trực tiếp từ hợp chất có trong tự nhiên. Viết các phương trình phản ứng của A với các chất đã nêu và điều chế A từ chất tự nhiên.

2) Có các dung dịch sau đây mất nhãn: Glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch đó.

Câu III:

1) Hỗn hợp X gồm Al và MgO. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác để hoà tan hết X cần dùng vừa đủ 500ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng X.

2) Hỗn hợp Y gồm MgO và Fe3O4. Y tác dụng vừa đủ với 50,96g dung dịch H2SO4 25% (loãng), còn Y tác dụng với lượng dư HNO3 đặc nóng thoát ra 739,2ml khí NO2 (ở 27,3oC và 1 atm).

Tính khối lượng hỗn hợp Y.

3) Hỗn hợp Z gồm FeO và M2O3. Cho Z tác dụng với dung dịch H­2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa B và dung dịch C. Nung B trong không khí được chất rắn E. Cho dung dịch C tác dụng từ từ với dung dịch HCl loãng được kết tủa G.

a) Viết các phương trình phản ứng và cho biết các chất có trong các ký hiệu A, B, C, E, G.

b) Bản chất quan trọng của M2O3 là gì?

Câu IV:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4g chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 30g kết tủa và bình Ca(OH)2 tăng thêm 18,6g. Tỷ khối hơi của X so với N­2 bằng 2,643.

1) Xác định công thức phân tử của X.

2) X có đồng phân 1 tác dụng được với Na2CO3; X có đồng phân 2 tác dụng được với Na và có phản ứng tráng gương; X có đồng phân 3 tác dụng được với dung dịch NaOH tạo 2 sản phẩm trong đó có sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương. Xác định công thức cấu tạo của các đồng phân.



ĐỀ SỐ 7

Câu I:

1) Cho 4 miếng Al kim loại vào 4 cốc.

- Cốc thứ nhất đựng dung dịch HNO3 thấy có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí.

- Cốc thứ hai đựng dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí không màu, không mùi, không cháy, hơi nhẹ hơn không khí.

- Cốc thứ ba đựng dung dịch HNO3­ không có khí thoát ra nhưng cho dung dịch NaOH vào thấy thoát ra khí làm quỳ ẩm hoá xanh.

- Cốc thứ tư đựng dung dịch NaOH và NaNO3 thu được hỗn hợp khí H2 và NH3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở các cốc dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

2) Làm thế nào để có thể nhận biết sự có mặt đồng thời các ion.

SO42-, NH4+, CO32-, HCO3- và NO3- trong dung dịch.

3) Viết 5 phản ứng tạo ra HCl trực tiếp từ Cl2 với các chất khác.

Câu II:

1) Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá:

+ Br2 KOH Trùng hợp KMnO4

A B C D E

(C3H6) rượu

Biết A là hidro cacbon dùng để điều chế glixerin, E là axit đa chức.

2) Có những loại hợp chất hữu cơ nào ứng với công thức tổng quát CnH2nO, cho biết điều kiện của n ứng với từng loại chất đó.

3) Viết các phản ứng loại nước ra khỏi rượu tương ứng để thu được các đồng phân anken có công thức C4H8.

Câu III:

Hoà tan hoàn toàn 36,8g hỗn hợp gồm bột Fe và Cu bằng dung dịch HNO3­ thu được 15,68 lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc). Tỷ khối hơi của hỗn hợp khí so với hidro là 19,57.

a) Tính khối lượng dung dịch HNO3 42% tối thiểu đã dùng.

b) Cô cạn dung dịch sau phản ứng được muối khan nặng 123,6g. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.



Câu IV:

Cho m gam este A đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xong người ta cho dung dịch HCl 1M vào để trung hoà lượng NaOH dư thì cần vừa đủ 100ml, hỗn hợp thu được gồm hai muối và rượu B. Chưng cất để thu được hơi của rượu B thì còn lại 15,25g hai muối khan. Dẫn toàn bộ hơi rượu B qua CuO nung nóng (dư) được anđehit D, cho D tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 được 43,2g Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a) Xác định công thức cấu tạo của A.

b) Tính m.



ĐỀ SỐ 8
Câu I:

1) Trong các phản ứng oxi hoá - khử, số oxi hoá của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Chiều của phản ứng oxi hoá - khử là chiều như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.

2. a) Lấy 2 ví dụ về loại phản ứng tự oxi hoá - tự khử.

b) Lấy 2 ví dụ về loại phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.

c) Lấy 1 ví dụ về loại phản ứng có 2 chất khử và 1 chất oxi hoá.

d) Lấy 1 ví dụ về loại phản ứng có 2 chất oxi hoá và 1 chất khử.

e) Lấy 1 ví dụ về phản ứng oxi hoá - khử mà axit chỉ đóng 1 vai trò oxi hoá (không tạo muối).

g) Lấy 1 ví dụ về phản ứng oxi hoá - khử mà axit chỉ đóng vai trò môi trường.

3) Trình bày (tổng quát) nguyên tắc điều chế dung dịch axit H2SO4 và dung dịch NaOH bằng phương pháp điện phân dung dịch muối.

Câu II:

1)Định nghĩa amin, viết công thức tổng quát amin no đơn chức bậc 1, bậc 2 và bậc 3

2) Giải thích vì sao amin có tính bazơ và dễ tan trong H2O.

3) So sánh tính bazơ của các amin no (CnH2n+1NH2) với amin thơm (C6H5NH2) và amoniac (NH3).

4) Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá:

CuO AgNO3 +ddHCl +A



A B C D E

to NH3 H+, to

(Biết E là este no đơn chức có tỷ khối hơi so với không khí bằng 3,03).

Câu III:

Hoà tan hoàn toàn 17,88g hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước được dung dịch C và 5,376 lít H2.

Dung dịch D gồm H2SO4 và HCl (trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H2SO4).

1) Cho từ từ dung dịch D vào ½ dung dịch C đến khi phản ứng trung hoà vừa đủ, được hỗn hợp muối. Tính lượng muối sinh ra.

2) Hoà tan m gam Al vào ½ dung dịch C thấy thoát ra 4,032 lít khí H2. Tính m, biết các khí đều đo ở đktc. Biết M tan trong nước.

Câu IV:

Trong bình kín dung tích 17,92 lít chứa một ít bột Ni và hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H2 ở 0oC và 1 atm. Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ 0oC thì áp suất trong bình là 0,5 atm, hỗn hợp khí thu được trong bình là Y, tỷ khối hơi của Y so với H2 bằng 14.

1) Trong Y còn khí H2 không? Chứng minh.

2) Cho hỗn hợp Y lội chậm qua bình (1) đựng dung dịch AgNO3 dư trong NH3 rồi qua bình (2) đựng dung dịch Br2 dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình (1) thu được m (g) kết tủa còn bình (2) tăng 5,6g.

a) Tính khối lượng kết tủa m.

b) Tính % (theo thể tích) các khí trong hỗn hợp Y.



ĐỀ SỐ 9

Câu I:

1) Cho hỗn hợp gồm 2 muối sun fát kim loại A hoá trị 2 và sun fát kim loại B hoá trị 3. Biết tổng số các hạt (nơtron, proton và electron) của nguyên tử A là 36, của B là 40.

a) Xác định tên kim loại A, B.

b) Trình bày cách tách các muối ra khỏi hỗn hợp rắn trên ở dạng nguyên chất.

2) Có hỗn hợp chất rắn gồm: KCl, MgCl2, BaCl2 và AlCl3, hãy vẽ sơ đồ để tách điều chế ra các kim loại riêng biệt.

Câu II:

1) Có hỗn hợp rắn gồm: C6H5NH3Cl, C6H5ONa và CH3COONa. Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp ở dạng nguyên chất.

2) Viết phản ứng tạo thành các loại tơ sau, gọi tên các monome tạo ra các loại tơ đó: [-C-(CH2)5-NH-]n, [-C-(CH2)6-NH-]n, [-C-(CH2)4­-C-NH-(CH2)6-NH-]n

O O O O


và [-C-C6H4­-C-O-CH2-CH2-O-]n

O O


3) Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá:

+A1 CH3

A1 A2 A4­ (-CH­2 -C- )n

OCOCH3



A +NaOH
B1 B2 A2 A1 B3 B­4 B1

Câu III:

Hoà tan 5,1g hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch H2SO4 (loãng) vừa đủ thoát ra 5,6 (l) khí (đktc) và dung dịch A.

a) Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Cho 275ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch A thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Tính khối lượng chất rắn B.

c) Nếu lấy 2,55g hỗn hợp hai kim loại trên cho vào dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn C và dung dịch D. Lấy toàn bộ C cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được V (l) khí NO2 đo ở 27,3oC và 75cmHg. Tính V. Biết rằng khi cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư có hai kết tủa hidroxit tạo thành.

Câu IV:

Khử hỗn hợp hai andehit là đồng đẳng của andehit focmic bằng H2 dư (xúc tác Ni) thu được hai chất hữu cơ. Cho hai chất này tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc).

Nếu cũng lấy lượng hỗn hợp hai andehit trên oxi hoá hoàn toàn bằng oxi không khí được hai axit. Trung hoà hỗn hợp hai axit bằng dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được 46,7g muối khan.

a) Xác định khối lượng ban đầu của hai andehit.

b) Tìm thể tích dung dịch NaOH 1M đã trung hoà.

c) Nếu hai andehit là đồng đẳng kế tiếp. Hãy xác định công thức phân tử của hai andehit (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).



ĐỀ SỐ 10
Câu I:

1) Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau:

FeS2 + O2  A(khí) + B(rắn) A + KOH  H + D

A + O2  C H + BaCl2  I + K

C + D  E(axit) I + E  L + A + D

E + Cu  F + A + D A + Cl2 + D  E + M

H + K2S + E(loãng)  G + P + D

2) Hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây: Mg, S, Al, P, Na, Si theo thứ tự tăng dần tính phi kim. Viết công thức phân tử và tên gọi 6 muối trung hoà và 6 axit tương ứng có thành phần chỉ gồm các nguyên tố cho trên với oxi. Trong số 6 axit đó những axit nào có tính khử, cho ví dụ minh hoạ.



Câu II:

  1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng (ghi đầy đủ điều kiện):


KOH loãng AgNO3­/NH3

A A1 A23

KOH/rượu +A3

CH2Cl-CH2Cl B B1 B2 (C2­H5)2C2O4

to cao



Zn/rượu

C B2 B3 B4 (CH3)2CO

to cao

2. a) Một andehit A có công thức (C3H5)n. Hãy xác định giá trị n để A thuộc loại no, mạch hở.

b) Một axit đa chức B có công thức (C4H­3­O2)m. Biết B không làm mất màu dung dịch Br2. Hãy xác định cấu tạo của B, viết phản ứng trùng ngưng giữa B với C2H4(OH)2.

c) Hợp chất CH3CH2ONO2 có phải là este không? Viết các phương trình phản ứng điều chế chất đó từ CH4 và NH3.

Câu III:

Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỷ lệ khối lượng mAl : mAlO3 = 0,18 : 1,02. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH được dung dịch A và 0,672 lít H2 (đktc). Cho A tác dụng với 200ml dung dịch HCl được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57g chất rắn.

1) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã phản ứng.

2) Trộn X với 2,32g Fe3O4 rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí) sau khi phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp chất rắn C. Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M tối thiểu để hoà tan hết chất rắn C. (giả thiết phản ứng nhiệt nhôm chỉ tạo ra Fe).



Câu IV:

Một hỗn hợp khí có thể tích 3,36l (đktc) nặng 7,6g gồm 1 hidrocacbon mạch hở A và 1 đồng đẳng của axetilen B. (biết A hơn B 1 nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được 98,5g kết tủa, lọc bỏ kết tủa cho dung dịch NaOH dư vào thì thu được thêm 4,925g kết tủa nữa.

1) Xác định công thức phân tử của A, B (biết V/VB= 2/1).

2) Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp.



ĐỀ SỐ 11

Câu I:

1) Những nguyên tố nào có cấu hình lớp ngoài cùng là 4S1. Hãy cho biết vị trí của các nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn (số thứ tự, chu kỳ, phân nhóm).

2) Hai nguyên tố A, B cùng 1 phân nhóm chính của hai chu kỳ nhỏ liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của chúng bằng 24. Hai nguyên tố C, D kế tiếp nhau trong cùng 1 chu kỳ, tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D hơn của C là 2 hạt. Số electron và số nơtron của C bằng nhau.

Xác định tên các nguyên tố A, B, C, D và viết công thức các hợp chất có thể được tạo thành từ những nguyên tố đó.

3) Trình bày (bằng sơ đồ) tách từng oxit ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, Fe2O3.

4) Viết phản ứng để chứng minh Ca(OH)2 có tính bazơ >Fe(OH)2 và Fe(OH)3 và Fe(OH)2 có tính bazơ mạnh hơn Fe(OH)3.



Câu II:

1) A là hợp chất hữu cơ, khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít hơi chất A cần vừa đủ 1 lít oxi thu được 1 lít CO2 và 1 lít hơi nước (các khí đều đo cùng điều kiện). Xác định công thức cấu tạo của A và hoàn thành sơ đồ phản ứng:

+2A +H2,xt +H2O,xt

C2H2 B C D cao su buna

2) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hợp chất có công thức C3H7O2N. Viết phương trình phản ứng (có thể xảy ra) khi cho các chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 và dung dịch Ba(OH)2.

3) Giải thích và viết phản ứng chứng minh ảnh hưởng qua lại giữa nhóm OH với nhân benzen trong phân tử phenol.

Câu III:

Hoà tan hoàn toàn 8,84g hỗn hợp A gồm Fe, FeCO3 và Fe2O3 vào 400ml dung dịch HNO3 1M được dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm 2 khí NO và CO­2 có thể tích 1,12 lít (đktc). Cho toàn bộ khí C sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 3 gam kết tủa.

a) Tính khối lượng của mỗi chất có trong A.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để khi cho vào dung dịch B thu được kết tủa lớn nhất.

c) Nung A ở nhiệt độ cao trong sự có mặt của khí CO dư, tính thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng.

Câu IV:

Oxi hoá không hoàn toàn 1 rượu đơn chức thành 1 axit tương ứng thu được 41,6 gam hỗn hợp gồm axit và rượu. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau.

- Phần thứ nhất tác dụng với Na (dư) thoát ra 3,36 lít khí (đktc).

- Trung hoà phần thứ hai cần vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,5M.

a) Xác định công thức cấu tạo của rượu và axit.

b) Nếu đun 41,6 gam hỗn hợp với H2SO4 đặc thì thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất phản ứng là 80%.

c) Trình bày phương pháp hoá học để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp.

d) Từ CH3OH viết các phương trình phản ứng (ghi đủ điều kiện) điều chế ra 2 chất trong hỗn hợp.



ĐỀ SỐ 12

Câu I:

1) Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá khử sau bằng phương pháp electron:

Cu+2Fe+2S2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O  CuSO4 + FeSO4 + H2SO

M + H2O + NaOH 

(Biết M là kim loại có oxit lưỡng tính).

2) Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch sau đây: NaHSO4, Na2SO3, KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ được phép dùng thêm đun nóng trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch.

3) Viết công thức cấu tạo của các chất: CaSO4­, Al2(SO4)3, H3PO3 (2 lần axit).

4) Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng muối ra khỏi hỗn hợp các muối rắn gồm: Cu(NO3)2, Al(NO3)3, AgNO3.



Câu II:

1) Bậc của nguyên tử cacbon, bậc của rượu, bậc của amin là gì?



- Trình bày phương pháp phân biệt: CH3

CH3CH2CH2CH2OH; CH3 – CH2 – CH – CH3; CH3 – C – OH

OH CH3

- Trình bày phương pháp để phân biệt CH3CH2NH2 và CH3 – NH – CH3.

2) Có các lọ đựng các chất lỏng không màu mất nhãn: xiclo hexen, benzen, axit HCOOH, CH3COOH, C2H3COOH, andehit benzoic, ancol benzylic và glixerin. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng chất.

3) Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất C2H2, C2H4, C6H5CH3, C6­H5OH, CHCHO lần lượt tác dụng với dung dịch Br2, dung dịch KMnO4.

Câu III:

Cho từ từ dung dịch NaOH 16% (d = 1,12g/ml) vào 50 ml dung dịch A gồm H2­SO4 và Cu(NO3)2 cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì tiêu tốn hết 31,25ml dung dịch NaOH. Lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được 1,6g chất rắn.

1) Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch A.

2) Cho 6,4g Cu vào 50ml dung dịch A. Tính thể tích khí NO thu được ở đktc.

3) Cô cạn dung dịch ở thí nghiệm 2 được m gam chất rắn. Tính khối lượng của m.

Câu IV:

Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 olephin đồng đẳng kế tiếp. Cho 19,04 lít hỗn hợp khí A (đktc) đi qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B (hiệu suất phản ứng là 100%), tốc độ phản ứng của hai olephin như nhau. Khi cho hỗn hợp B qua nước Br2 thấy brôm bị nhạt màu. Mặt khác đốt cháy hỗn hợp B thu được 87,12g CO2 và 40,86g H2O.

1) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của hai olephin.

2) Tính % theo thể tích của các khí có trong A.

3) Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp khí B so với nitơ.

Hướng dẫn: Vì đốt B cũng hoàn toàn giống đốt A do khối lượng C và H không đổi

trong A và B.


ĐỀ SỐ 13

Câu I:

1) Viết các quá trình xảy ra ở các điện cực và phương trình điện phân khi tiến hành điện phân bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp.

a. Dung dịch BaCl2 ; b. Dung dịch Ca(NO3)2 ;

c. Dung dịch MgCl2 ; d. Dung dịch CH3CH2COOK.

2) Hoàn thành sơ đồ phản ứng và cho biết các chất ứng với các chữ.

MHSO3 M2SO3 MX + B + H2O




MOH M2CO3 MX + C + H2O (có 17 phản ứng).

MX M

M2SO4 MNO3 D + E

3) Trình bày phương pháp hoá học tách điều chế các kim loại riêng biệt từ hỗn hợp rắn gồm MgCl2, BeCl2 và BaCl2 (bằng sơ đồ).



Câu II:

1) Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất HCOOCH­2 – CH = CH2; CH3COOCH = CH2 và CH2 = CH – COOCH3 (lưu ý: không trực tiếp nhận biết HCOOCH2–CH =CH2 bằng phản ứng tráng gương.

2) Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá (ghi đầy đủ điều kiện):

a) AgNO3



A B C D

(NH3)

2H4Br2



+D

F+ C6H10O4
b) Hãy cho biết A có thể là những chất nào?

3) Một este đơn chức X (không có chức khác), tỷ khối hơi của X so với oxi bằng 3,125. Xác định công thức cấu tạo của X. Biết thuỷ phân X cho sản phẩm Y có phản ứng tráng gương theo tỷ lệ nY:nAg = 1:2, gọi tên Y.



Câu III:

Cho 40,5g Al tác dụng với V (l) dung dịch HNO 1M thu được dung dịch A, chất rắn B và hỗn hợp khí gồm NO và N2 có tỷ khối đối với H bằng 7,125. Lấy B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí ở đktc.

a) Tính khối lượng Al đã phản ứng với dung dịch HNO3.

b) Tính thể tích V dung dịch HNO3.

c) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A.

d) Cho vào dung dịch A 0,75 lít dung dịch KOH 2M sau phản ứng cô cạn thu được m gam chất rắn, tính m.



Câu IV:

Cho hỗn hợp X gồm rượu metylic và 2 axit kế tiếp trong dãy đồng đẳng của axit axetic tác dụng hết với Na giải phóng 6,72 lít khí (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 xúc tác) thì các chất trong X phản ứng vừa đủ tạo ra 25g hỗn hợp este.

a) Xác định công thức phân tử 2 axit trong hỗn hợp X.

b) Tính thể tích không khí (đktc) cần lấy để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X. (biết không khí oxi chiếm 1/5 thể tích).

c) Đem toàn bộ sản phẩm cháy sục vào 200g dung dịch KOH 4,2%. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau khi sục sản phẩm cháy vào KOH.

ĐỀ SỐ 14

Câu I:

1) Tính % số mol HI phân huỷ thành H2 và I2 khi phản ứng 2HI H2 + I2 đạt trạng thái cân bằng. Biết tốc độ phản ứng nghịch gấp 64 lần tốc độ phản ứng thuận.

2) Cho hỗn hợp các oxit: SiO2, Al2O3, CuO, Fe2O3. Trình bày phương pháp hoá học để thu được từng oxit tinh khiết.

3) Viết và cân bằng các phản ứng xảy ra (nếu có) và cho biết phản ứng thuộc loại gì? (oxi hoá khử hay trao đổi).

a. Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 b. Mg(HCO3)2 + NaCl c. FeCl2 + AgNO3

d. Ca(OCl)2 + HCl e. FexOy + H2SO4 loãng f. Cu + Fe2(CO3)3

Câu II:

1) Viết phương trình phản ứng dạng tổng quát khi:

a) Oxi hoá rượu đơn chức thành axit.

b) Andehit đơn chức tác dụng với H2 (dư).

c) Hỗn hợp hai chất hữu cơ tác dụng với NaOH thu được 1 muối của axit cacbonxilic đơn chức và hai rượu no đơn chức đồng đẳng kế tiếp.

2) Có hai hợp chất A và B có công thức phân tử C3H7O2N. Đun nóng A và B với dung dịch NaOH thì A tạo rượu mêtylic và B tạo NaNO2 và 1 chất lỏng khi đun với CuO cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương. Xác định công thức cấu tạo A và B. Viết các phương trình phản ứng.

3) Một axit no A có công thức nguyên (C2H4O)x

a) Hãy xác định công thức cấu tạo của A biết rằng khi cho A tác dụng với Cl2 (as) thu được 3 axit chứa 1 nguyên tử cho trong phân tử là A1, A2 và A3.

b) Sắp xếp tính axit tăng dần đối với các chất A, A1, A2, A­3.

Câu III:

1) Cho 7,4g hỗn hợp A gồm Na, Mg và Al tác dụng vừa đủ với 348 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch B. Cho 60 gam dung dịch NaOH (lấy dư 20%) vào dung dịch B thu được 5,8 gam kết tủa. Sau khi lọc kết tủa thu được dung dịch C có khối lượng 409 gam.

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch C.

c) Tính thể tích khí CO2 (đktc) cần sục vào dung dịch C để thu được kết tủa lớn nhất.

Câu IV:

Cho 5,6 lít hỗn hợp hai olephin đồng đẳng kế tiếp hợp H2O (xúc tác) được hai rượu. Chia hỗn hợp hai rượu thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất phản ứng hết với Na (dư) thu được 840ml khí. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ hai và cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng NaOH dư thấy tăng thêm 13,75 gam.

a) Xác định công thức cấu tạo của hai olephin.

b) Tính % số mol mỗi olephin đã biến thành rượu. Biết rằng trong hỗn hợp olephin ban đầu, olephin có số cacbon nhiều hơn chiếm 60% thể tích các khí đo ở đktc.




ĐỀ SỐ 15

Câu I:

1) Hãy giải thích vì sao khi bón các loại phân đạm NH4NO; (NH4)2SO4 thì độ chua của đất tăng lên. Còn khi bón đạm urê (NH2)2CO thì hầu như không ảnh hưởng đến độ chua của đất.

2) Cho 3 bình dung dịch mất nhãn A là hỗn hợp gồm KHCO3 và K2CO3; B là hỗn hợp gồm KHCO3 và KSO4; C là hỗn hợp gồm K2SO4 và K2CO3. Chỉ dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl, nêu cách nhận biết mỗi bình.

3) Cho các chất Fe, FeS2, FeCO3, Fex­Oy, Fe(OH)2 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc nóng, viết và cân bằng các phản ứng. Biết rằng trong tất cả các trường hợp đều có khí nâu đỏ thoát ra, một trong các trường hợp tạo kết tủa trắng với BaCl2.

4) Hoàn thành sơ đồ phản ứng:

B D

A A A

C E

Câu II:

1) Có các chất hữu cơ A, B, C, D đều chứa các nguyên tố C, H, O và đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvc. A, B, C tác dụng được với Na; oxi hoá A bằng CuO tạo sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương; B tác dụng được với dung dịch NaOH; C có phản ứng tráng gương; D không tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH và không có phản ứng tráng gương.

a) Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D viết các phương trình phản ứng.

b) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất A, B, C, D đựng trong lọ mất nhãn.

2) Từ CH4 viết các phương trình phản ứng điều chế 1, 3, 5 trimetyl benzen.

Câu III:

Một hỗn hợp A có khối lượng 41,7g gồm Al và Fe đem hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B gồm 3 muối và 6,72 lít khí NO (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B thu được 64,2 gam kết tủa.

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch B.

c) Trình bày phương pháp tách từng kim loại khỏi hỗn hợp (Biết Al và Fe đều tạo sản phẩm giống nhau).

Câu IV:

Một hỗn hợp gồm 2 ankin A, B đồng đẳng kế tiếp ở thể khí và có thể tích là 0,56l (ở đktc). A có số cacbon ít hơn B. Tỷ lệ số mol A:B = 2:3. Hydrat hoá hoàn toàn hỗn hợp (hiệu suất 100%) với xúc tác HgSO4 được dung dịch D, thêm vào D 1 andehit no đơn chức thì được hỗn hợp dung dịch E có thể tích 45ml và nồng độ là chung 1M. Cho E tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 (NH3) thu được 10,8g Ag.

a) Xác định công thức cấu tạo của A, B và của andehit.

b) Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 2 chất tạo thành khi hydrat hoá A, B và andehit.


ĐỀ SỐ 16

Câu I:

1) Chỉ dùng dung dịch HCl, H2O trình bày phương pháp nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3 (được phép dùng thêm chất đã nhận biết).

2) Đốt cháy 6,375g CuS2 trong oxi dư, được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Cho luồng khí NH3 dư qua A nung nóng được chất rắn A1. Hoà tan A1 trong axit HNO3 được dung dịch A2­. Cô cạn dung dịch A2 rồi nung ở nhiệt độ cao được chất rắn A3 và hỗn hợp khí B3. Cho toàn bộ B3 hấp thụ hết bởi 250ml H2O được dung dịch A4.

Mặt khác cho hỗn hợp B lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO4, dung dịch Br­2, dung dịch nước vôi trong và khí H2S dư.

a) Viết đầy đủ các phương trình phản ứng.

b) Tính pH của dung dịch A4.



Câu II:

1) Từ C2H6 viết các phương trình phản ứng tạo thành các chất H2N – CH2 – COOH, C2H4(OH)2, cao su buna – N, cao su buna – S.

2) Đốt cháy một thể tích hydro cacbon A cần vừa đủ 10 thể tích oxi và tạo ra 8 thể tích CO2 (các khí đo trong cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của A. Xác định cấu tạo của A biết A trùng hợp tạo polime có nhân thơm.

3) Chỉ số axit của một chất béo là gì? Hãy tính chỉ số axit của một chất béo B, biết rằng 5,6 gam chất béo trung hoà vừa đủ 6 ml dung dịch NaOH 0,1M.



Câu III:

1) Một hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được 92,35g chất rắn A. Hoà tan A trong dung dịch NaOH dư thoát ra 8,4 lít khí ở đktc còn lại một phần chất rắn B. Hoà tan ¼ lượng chất B bằng H2SO4 đặc nóng cần vừa đủ 60 gam H2SO4 98% (tạo khí SO2). Biết hiệu suất các phản ứng là 100%.

a) Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.

b) Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

2) Hoà tan oxit kim loại hoá trị III bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 21,756%.

a) Hãy xác định công thức phân tử của oxit.

b) Nêu những tính chất hoá học của oxit.

Câu IV:

Đun nóng hỗn hợp 3 rượu A, B, C với axit H2­SO4 đặc ở 170oC được hỗn hợp 2 olephin đồng đẳng kế tiếp (không có chất khác). Lấy 2 trong 3 rượu trên đun với H2SO4 đặc ở 140oC được 2,64g 3 ete có số mol bằng nhau. Mặt khác, làm bay hơi 2,64g 3 ete này được thể tích đúng bằng thể tích của 0,96g oxi (đo ở cùng điều kiện).

1) Xác định công thức cấu tạo của 3 rượu. Tính khối lượng mỗi ete trong 2,64 gam.

2) Đốt cháy hoàn toàn 2,64g 3 ete trên cần vừa đủ V (lít) oxi (đkc) và thu được a (g) CO2.

a) Tính V.

b) Cho toàn bộ a (g) CO­2 hấp thụ hết vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x (mol/l) được 19,7 gam kết tủa. Tính x.



ĐỀ SỐ 17

Câu I:

1) Có hai tấm Fe, một tấm được mạ Sn và một tấm được mạ Zn. Nếu bề mặt của chúng có vết xây xát với lớp Fe bên trong, hãy cho biết.

a) Hiện tượng gì xảy ra khi hai tấm Fe đó tiếp xúc với không khí ẩm.

b) Trình bày cơ chế ăn mòn đối với hai tấm Fe trên.

2) Chiều của phản ứng trao đổi xảy ra như thế nào? Hoàn thành 6 phương trình phản ứng theo dạng sau: BaCl2 + ?  NaCl + ?

3) Từ các chất MnO2, NaCl, H2SO4, Fe, Cu, H2O, viết các phương trình phản ứng điều chế các chất: FeCl2, FeCl3, CuSO4.

4) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. Xác định các chất có trong A và B và số mol của chúng theo a, b.

Câu II:

1) Bằng những phản ứng hoá học nào để chứng minh công thức mạch hở của glucôzơ.

2) Cho 3 chất A, B, C (đều chứa các nguyên tố C, H, N). Thành phần phần trăm về khối lượng của N trong A, B, C tương ứng là 45,16%, 23,73%, 15,05%. Biết A, B, C khi tác dụng với HCl đều tạo muối có dạng RNH3Cl.

a) Tìm công thức cấu tạo của A, B, C.

b) Sắp xếp tính bazơ theo chiều tăng dần. Viết phương trình phản ứng của C với dung dịch H2SO4, dung dịch Br2, dung dịch FeCl3.

3) Từ CH4 viết các phương trình phản ứng điều chế meta brôm, anilin.



Câu III:

1) Hoà tan V (l) hidroclorua (đktc) vào 100g H2O được dung dịch A. Lấy 10g dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3­ dư thu được 10,5g kết tủa. Tính V và nồng độ C% của dung dịch A.

2) Hoà tan hoàn toàn 17,88g hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước được dung dịch C và 0,24 mol khí H­2. Dung dịch D gồm H­2SO4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H2SO4.

a) Trung hoà ½ dung dịch C bằng dung dịch D vừa đủ cô cạn dung dịch sau phản ứng, tính khối lượng muối khan tạo thành.

b) Hoà tan hoàn toàn m (g) Al vào ½ dung dịch C thấy thoát ra lượng khí H­2 bằng ¾ lượng H2 thoát ra khi X tan vào H2O. Tính m. (Biết: M tan trong nước).

Câu IV:

Hỗn hợp A gồm 1 andehit đồng đẳng của andehit focmic và một axit đồng đẳng của axit focmic.

- Cho A tác dụng với Ag2O (NH3) dư, lấy lượng Ag thu được cho tác dụng với axit HNO3 dư thu được 0,2016 lít NO.

- Cho A tác dụng với dung dịch Na2CO3 vừa đủ thu được 0,336 lít CO2.

- Đốt cháy hoàn toàn A cho toàn bộ khí thu được hấp thụ hoàn toàn vào 435ml dung dịch NaOH 0,5M được dung dịch B. Cho B tác dụng với CaCl2 dư được 10,05g kết tủa.

Xác định công thức cấu tạo các chất trong A và khối lượng của chúng.

(Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).

Hướng dẫn câu III: Viết và tính các chất theo phương trình phản ứng ion.

ĐỀ SỐ 18

Câu I:

1) Có các dung dịch: Ba(NO3)2, CH3COOH, Na2XCO3, NaHSO4, CH3NH2.

a) Các dung dịch trên có môi trường axit, bazơ hay trung tính? Giải thích?

b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi trộn từng cặp chất trên với nhau.

2) Có 1 mẫu Cu có lẫn Fe, Ag và S. Hãy trình bày phương pháp (loại trừ phương pháp điện phân) để tách Cu nguyên chất.

3) Có các chất lỏng: H2O, dung dịch NaCl, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl. Chỉ có thiết bị đun nóng, trình bày phương pháp nhận biết các chất lỏng đựng trong các bình mất nhãn.



Câu II:

1) Đốt cháy hoàn toàn 1,68g một chất hữu cơ X (chức C, H, Cl) thu được 0,88g CO2 và 0,18g H2O. Mặt khác chế hoá 1,68g X rồi cho AgNO3 dư vào để làm kết tủa hết ion Cl- thì thu được 5,74g kết tủa.

a) Xác định công thức phân tử của X.

b) Từ X viết các phương trình phản ứng điều chế CaC2O4 (canxioxalat).

2) Có 3 chất hữu cơ đơn chức và cùng 1 loại nhóm chức có công thức phân tử là CH2O3, CH4O2 và C3H4O2.

a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất.

b) Viết các phương trình phản ứng (nếu có) khi cho 3 chất trên lần lượt tác dụng với Ag2O (NH3), Cu(OH)2, dung dịch Br2, CH3OH (xúc tác).

c) Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 3 chất trên.



Câu III:

1) Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hoà 100ml dung dịch C dùng vừa đủ 35ml dung dịch H2SO4 2M và thu được 9,32g kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch A và dung dịch B.

2) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp B gồm Mg, Cu vào 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 70% (đặc, nóng) thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Cho luồng H2 dư qua E nung nóng được 2,72g chất rắn F.

a) Tính số gam mỗi kim loại trong B.

b) Tính nồng độ C% các chất trong dung dịch C.

Câu IV:

Hỗn hợp X gồm 0,01 mol Natri fomiat và a mol 2 muối natri của 2 axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được CO2, H2O và 2,65g Na2CO3. Cho toàn bộ CO2 và H2O qua bình 1 đựng H2SO4 đặc sau đó qua bình 2 đựng KOH dư thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn so với bình 1 là 3,51g.

a) Xác định công thức phân tử của hai muối.

b) Tính % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.



ĐỀ SỐ 19

Câu I:

1) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ:

(1) (2) (4) (6)

FeS2 Fe2O3 Fe2(SO)3 FeSO4 Fe(NO­3)2



  1. (5) (7)

(13) (9) (8) (10)

(11)

FeCl2 Fe(OH)2

(14) (12)



2) Từ FeS2, không khí, NaCl, H2O, chất xúc tác: thiết bị cần thiết viết các phản ứng tạo ra 4 axit và 3 hidroxit.

3) Mỗi hỗn hợp gồm 2 khí sau đây có thể tồn tại được hay không? Điều kiện của tồn tại là gì? Nếu không tồn tại giải thích rõ nguyên nhân.

a. H2, O2 b. O2, Cl2 c. H2, Cl2 d. HCl, Br2

e. SO2, O2­ f. HBr, Cl2 g. CO2, HCl, h. N2, O2



Câu II:

1) A là hợp chất hữu cơ có nhân thơm có công thức phân tử là C2H8O2. A phản ứng với dung dịch Br2 theo tỷ lệ số mol 1:1. A khi tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 andehit.

a) Xác định công thức cấu tạo của A.

b) Từ CH4 viết các phương trình phản ứng điều chế A.

2) Có 3 chất lỏng Benzen, Tôluen, Stiren.

a) Viết phương trình phản ứng khi cho từng chất tác dụng với Br2. Từ đó so sánh khả năng phản ứng của các chất trên với Br2­. Giải thích.

b) Chỉ được dùng 1 thuốc thử, trình bày phương pháp nhận biết các chất trên.

3) Một chất hữu cơ B chứa các nguyên tố C, H, O, N, Cl có khối lượng phân tử là 151,5. Khi đốt cháy 1 mol B được 5 mol CO2 và 5 mol H2O.

a) Xác đinh công thức phân tử của B biết trong B số nguyên tử N bằng số nguyên tử Cl.

b) Xác định cấu tạo có thể có của B nếu khi đun B với dung dịch NaOH thu được muối natri của axit amino axetic và andehit propionic.



Câu III:

1) Nung m (gam) hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và khí O2. Trong chất rắn B có 0,894g KCl và chiếm 8,132 % khối lượng của B. Trộn lượng O­2 thu được với không khí theo tỷ lệ VO2: Vkk = 1: 3 trong bình kín rồi cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp 3 khí gồm O2, CO và N2 trong đó CO2 chiếm 22,92 % về thể tích.

a) Tính khối lượng m (g).

b) Tính % khối lượng của các chất trong hỗn hợp A.

(biết không khí chứa 80% N2 và 20% O2).

Câu IV:

1) Cho a (gam) CaC2 chứa b% tạp chất tác dụng với H2O thu được V (l) khí C2H2 ở đktc.

a) Lập biểu thức tính b theo a và V.

b) Cho V (l) C2H2 ở trên vào bình kín có than hoạt tính làm xúc tác nung nóng bình 1 thời gian được hỗn hợp khí trong đó sản phẩm của phản ứng chiếm 60% theo thể tích. Tính hiệu suất của phản ứng.



2) Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở A, B. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp X ở đktc thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9g H­2O. Xác định công thức phân tử của A và B.



tải về 119.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương