* howard b. Wilder robert p. Ludlum harriett mc. Cune brown



tải về 1.69 Mb.
trang1/25
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.69 Mb.
#12266
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25
* HOWARD B. WILDER

* ROBERT P. LUDLUM

* HARRIETT Mc.CUNE BROWN

Dịch giả : GS. NGUYỄN MẠNH QUANG

Hiệu đính: KS. NGUYỄN THỊ PHÚC

Thực hiện bản in: TRỊNH NHƯ HOA

LỊCH SỬ HOA KỲ





QUYỂN HẠ

MỤC VIII

NƯỚC HOA KỲ MỚI

ĐANG HÌNH THÀNH

Năm 1876, đúng 100 năm sau khi 13 thuộc địa tuyên bố độc lập, một cuộc triển lãm mệnh danh là "Cuộc triển làm lục địa" được tố chức tại Philadelphia. Cuộc triển lãm này lôi cuốn gần 10 triệu du khách đến xem. Trong thế kỷ đầu của lịch sử, Hoa Kỳ đã tiến được một đoạn đường dài. Lãnh thổ được mở rộng, vươn ra bao trùm từ Đại Tây Dương chạy dài đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Dân số gi tăng gấp bội phần. Tuy nhiên, những that đổi của Hoa Kỳ trong thế kỷ đầu của lịch sử nếu đem so với những thay đổi khác của những năm sau này thì quả là không có nghĩa lý gì.

Một lý do mà Hoa Kỳ đã cho ta thấy là một quốc gia bất khả phân đã phải chiến đấu trong cuộc chiến để bảo toàn nền thống nhất. Ngay sau khi đại pháo không còn gầm thét nữa là khi phái xúc tiến vấn đề tái thiết, đặc biệt rất là trầm trọng ở miền Nam. Bây giờ toàn thể đất nước được rảnh tay thiết lập kế hoạch xây dựng tương lai.

Hơn nữa, Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn phát triển kỹ nghệ. Những phát minh khoa học gần đây đã làm cho công việc truyền tin giao thông tử vùng này sang vùng khác được mau chóng. Những máy móc mới như đã được trưng bày trong kỳ triển làm lục địa, đã giúp cho các xí nghiệp sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa. Giải đất rộng mênh mông bát ngát ở bên kia bờ sông Mississippi rất hấp dẫn và lôi cuốn dân đi định cư lập nghiệp. Không biết bao nhiêu cơ hội tốt đẹp đang chờ đợi những người can đảm và có khả năng. Nước Hoa Kỳ mới đang thành hình.

Mục VII sẽ bàn về những tiến bộ của Hoa Kỳ từ năm 1865 cho đến ngày nay. Chương 21 sẽ bàn về những người tiên phong đi định cư tiến về các vùng đất hoang vu ở miền Tây như thế nào. Chương 22 sẽ bàn về những phát minh khoa học đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ dẫn hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển kỹ nghệ ở Hoa Kỳ đã mang lại rất nhiều lợi điểm nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới. Chương 23 sẽ nói về một vài vấn đề này và một vài giải pháp cho vấn đề đó. Sau hết, chương 24s sẽ bàn về những gì xảy ra vào khi mà người ta áp dụng những máu móc mới vào công việc canh tác.

CHƯƠNG XXI

CÔNG VIỆC ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN CƯƠNG CHÓT

Ở MIỀN TÂY

"Miền Tây" đã từng là một từ ngữ ảo thuật trong lịch sử Hoa Kỳ. Một mặt, miền Tây đối với rất nhiều người Hoa Kỳ có nghĩa là một cái gì khổ cực, nguy hiểm và phiêu lưu. Nhưng mặt khác, thì nó lại là tự do, là nơi mà người ta có thể sống cuộc đời tự do thỏa đáng. Một người Hoa Kỳ danh tiếng đã khuyên thanh niên khi mới khởi lập cuộc đời rằng "Thanh niên hãy đi về miền Tây, đi về miền Tây và trưởng thành với đất nước". Trải qua biết bao nhiêu năm rồi, giải đất rộng mênh mông của miền Tây hầu như là vô tận. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ XIX thì không còn những vùng đất rộng lớn vô tận để đón nhận dân định cư đến lập nghiệp nữa. Như các bạn đã đọc trong chương trước, ngay từ khi khởi đầu của lịch sử Hoa Kỳ, những người dân đi lập nghiệp phiêu lưu kéo nhau đi về miền Tây. Phần lớn nững cuộc Tây tiến này đi từng đợt một, và mỗi đợt lại tiến xa hơn về phía Tây. Trước hết là giải đất rộng mênh mông nằm giữa Đại Tây Dương và dãy núi Appalachians được định cư kín cả. Rồi thì dân đi lập nghiệp vượt dãy núi này đua nhau tiến vào thung lũng sông Ohio màu mỡ. Sau đó thì vùng biên cương mở rộng tới sông Mississippi và sang tới cả bên kia bờ sông này. Tới giữa thế kỷ thứ XIX, vàng và đất đai màu mỡ đã lôi cuốn dân đi lập nghiệp đua nhau tiến ới tận bờ biển Thái Bình Dương để định cư ở các vùng California và Oregon. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn là miền Tây, và còn cả một vùng đất rộng bao la chưa có người tới định cư. Giải đất này chạy dài từ tiểu bang Minnesota ngày nay xuôi về Nam tới Texas, và mở rộng miền Tây tới mãi phía bên kia dãy núi đá Rockies. Giải đất này là vùng biên cương chót của Hoa Kỳ.

Từ lâu, nhiều người Hoa Kỳ đã ngỡ rằng phần đất miền Tây này đã có người ở. Hàng ngàn dân Da đỏ sống bằng nghề săn bắn trên giải đất này là chướng ngại vật cản đường đối với Dân da trắng đến đây lập nghiệp. Tuy nhiên, vào những năm hậu chiến, dân đi lập nghiệp dồn dập tiến đến những khu đất trống chưa có người định cư ở phía Tây sông Mississippi. Cuộc Tây tiến lớn lao này đã làm cho vùng đất biên cương biến mất vào những năm 1890.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những người thợ mỏ, những nhà chăn nuôi và các nhà nông đã di chuyễn về miền Tây như thế nào. Đồng thời chúng ta cũng tìm hiểu về những gì đã xảy ra.

1/ Tại sao người ta lại di chuyển đến vùng đất chót cùng chưa có người định cư ở miền Tây ?

2/ Những gì xẩy ra cho dân Da đỏ, những người chống lại công cuộc định cư ở miền Tây ?

3/ Những người thợ mỏ, những người chăn bò và các nhà nông đã góp phần vào công cuộc định cư ở vùng biên cương chót cùng này như thế nào ?

PHẦN I

TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI DI CHUYỂN ĐẾN VÙNG ĐẤT

CHÓT CÙNG CHƯA CÓ NGƯỜI ĐỊNH CƯ Ở MIỀN TÂY ?

- Luật Homestead trợ giúp công cuộc định cư ở miền Tây

Trong thập niên 1860 có hai biến cố khích lệ người Hoa Kỳ đến định cư ở phía Tây sông Mississippi. Thứ nhất là luật homestead được Quốc hội thông qua vào năm 1862. Luật này quyết định về các ruộng đất công, nghĩa là quyết định những đất đai thuộc về chính phủ Trung ương. Trước kia, chính phủ Hoa Kỳ bán đất đai công cho dân định cư với giá 1.25 Mỹ kim một mẫu. Nhưng dù bán với giá hạ như vậy, thì các gia đình nghèo vẫn không đủ tiền để mua đất để định cư lập nghiệp ở miền Tây. Luật Homestead đã giúp cho dân chúng mua đất được dễ dàng hơn. Theo luật này, thì mỗi trưởng gia đình có thể làm chủ một khu đất rộng tới 160 mẫu. Chỉ cần có một điều kiện là người chủ gia đình phải sống và canh tác khu đất này 5 năm.

Vài lúc đó luật Homestead có những kết quả rất lớn. Ngay cả trong thời kỳ trước khi chiến tranh N

am Bắc chấm dứt, đã có hàng ngàn gia đình di chuyển đến lập nghiệp ở các tiểu bang Wisconsin, Illinois, Minnesota và Iowa. Tới khi chiến tranh chấm dứt, số lớn quan nhân được giải ngũ. Trước kia, họ là những người phải bỏ công ăn việc làm để tòng quân, và phải sống cuộc đời nguy hiểm nhưng rất thích thú ở ngoài chiến trường. Nhiều người muốn cố gắng thử vận trong cuộc đời phiêu lưu gan dạ mới còn hơn là trở về quê cũ với nếp sống của ngày xưa. Luật Homestead đã giúp cho các cựu chiến binh dễ dàng khởi lập lại cuộc đời. Nhờ luật Homestead mà có nhiều cựu chiến binh đến định cư và lập nghiệp ở miền Tây.



- Thiết lập đường xe lửa xuyên lục địa.

Biến cố quan trọng thứ hai tiếp theo luật Homestead là việc thiết lập đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên. Đã từ nhiều năm về trước, có một số người hằng mơ ước thiết lập đường hỏa xa nối liền miền Đông với miền Tây. Năm 1862, giấc mơ này đã đi vào dự án. Hai công ty Union Pacific và Central Pacific được thiết lập để kiến tạo một đường xe lửa nối liền miền Trung Tây (Middle West) với vùng duyên hải Thái Bình Dương. Công ty Union Pacific lo thiết lập đoạn đường từ Omaha, Nebraska chạy về miền Tây, trong khi ấy công ty Central Pacific lo làm quãng đường từ Sacramento, California chạy về phía Đông. Hai đoạn đường này sẽ nối liền với nhau tại một địa điểm ở trong vùng rộng lớn chưa có dân đến định cư. Chính phủ Trung ương sẽ cố gắng hoạt động để khích lệ dự án này. Chính phủ cho những người xây cất đường hỏa xa vay những món tiền khổng lồ, đồng thời còn cấp cho học giải đất ở hai bên đường rày, mỗi bên rộng chừng một dặm. Như vậy công ty hỏa xa nào thiết lập được đoạn đường dài nhất sẽ nhận được nhiều tiền và nhiều đất nhất.

Hai công ty này khởi sự một cuộc chạy đua. Các công nhân cần cù làm việc làm đường băng qua cánh đồng cỏ rộng lớn và vượt qua các đèo hẹp. Trong thời kỳ chạy đua hăng say nhất, con số công nhân được huy động làm việc lên đến 20 ngàn người. Họ phái gánh chịu biết bao nhiêu cơ cực, nguy hiểm. Nào là phải trần mình dưới trời nóng bỏng cả da người, rồi thì mùa Đông tới, tuyết rơi mù mịt. Ngoài ra, người Da đỏ còn đến tấn công bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, dần dần mỗi ngày làm xong từng một đoạn đường và hai đoạn đường... Lần lần càng ngày tới gần nhau hơn. Ngày 10 tháng 5 năm 1869, hai đầu tàu xe lửa – một chiếc tàu số 119 của công ty Union Pacific, và một chiếc tàu Jupiter của hãng Central Pacific gặp nhau tại Promontory Point gần Ogden, thuộc tiểu ban Utah. Công ty Union Pacific đã thắng cuộc thi đua này. Vì được làm phần lớn đoạn đường chạy qua đồng bằng nên công ty này đã thành công vẻ vang trong công việc hoàn thành được 1086 dặm đường rày. Công ty Central Pacific, vì phải vượt núi, cho nên chỉ đạt được 689 dặm. Thật là vui mừng khôn xiết khi tin Thống đốc Lelan Stanford của tiểu bang California đóng chiếc đinh vàng vào chỗ đường xe lửa chót. Điện tín loan báo tin này đi toàn quốc. Giấc mơ vượt lục địa của người Hoa Kỳ đã trở thành sự thật.

- Đường xe lửa xuyên lục địa trợ giúp công cuộc định cư ở miền Tây.

Nhờ có phương tiện di chuyển bằng xe lửa mà số người vượt những khu đồng ruộng trống rộng mênh mông để đến miền Tây lập nghiệp ngày càng gia tăng lên nhiều. Họ gửi tin tức và những gì học đã thấy cho bạn bè và bà con của họ ở miền Đông, trong đó có nhiều người cũng nối gót họ lên đường đi miền Tây lập nghiệp. Sau khi thiết lập xong đường hỏa xa xuyên lục, những người muốn đi sinh sống ở miền Tây cảm thấy rằng việc di chuyển gia đình và các đồ dùng của họ dễ dàng hơn, an toàn và thoải mái hơn. Đồng thời đường xe lửa cũng giúp cho việc gởi các sản phẩm của nông dân miền Tây đến thị trường được dễ dàng hơn, và người ta cũng có thể gởi các súc vật đến thẳng các trung tâm kỹ nghệ đóng thịt hộp. Vào khoảng năm 1884, lại có thêm 3 đường xe lửa nữa chạy tới bờ biển Thái Bình Dương. Đó là đường Northen Pacific, đường Southern Pacific và đường Santa Fe. Những đất đai do chính phủ ban cấp cho các công ty hỏa xa được đem bán cho dân định cư với giá rẻ. Vì thế cho nên nhiều thị trấn được phát triển dọc theo các đường hỏa xa.

Nhờ có các đường xe lửa xuyên lục cũng như đạo luật Homestead mà torng những thập niên 1870 và 1880 có làn sóng người di chuyển về miền Tây lập nghiệp. Không phải chỉ có riêng người Hoa Kỳ mà còn có cả những người ở mãi Âu Châu cũng ồ ạt kéo đến miền Tây để kiếm đất lập nghiệp. Làn sóng người hăng hái đi lập nghiệp này đã đẩy vùng biên cương ngày càng xa hơn về phía Tây.

- Dân tiền phong đi lập nghiệp phải gánh chịu nhiều gian khổ khó khăn.

Tuy nhiên, công cuộc đẩy vùng biên cương càng ngày càng xa hơn về phía Tây không phải là dễ dàng. Những người tiền phong đi định cư lập nghiệp đã phải khắc phục không biết bào là nhiêu là nguy hiểm cơ cực. Những trận bão tuyết dữ dội trong những thánh mùa Đông rất có thể giết hại gia súc và tàn phá mùa màng của họ. Nhiều người đã chết cóng torng những mùa Đông giá lạnh. Trong những tháng hè nóng nực, họ thường phải tuyệt vọng đứng nhìn đàn gia súc chết khát, hay mùa màng khô héo vì thiếu nước. Có khi nước lũ tiêu hủy tất cả công trình làm ăn của họ. Tuy nhiên, sự nguy hiểm lớn nhất vào những năm đầu đối với người đi lập nghiệp là phải đối phó với các cuộc tấn công thường trực của người Da đỏ.

PHẦN II

NHỮNG GÌ XẨY RA CHO DÂN DA ĐỎ, NHỮNG NGƯỜI

CHỐNG LẠI CÔNG CUỘC ĐỊNH CƯ Ở MIỀN TÂY ?

- Người da đỏ chống lại bước tiến của người da trắng.

Khi các nhà thám hiểm và những người đi lập nghiệp đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Mỹ châu thì học thấy rằng ở đây đã có người da đỏ sinh sống. Người da đỏ vố là chúa tể của những khu rừng xan cũng như những khu đồng ruộng mênh mông trước khi người da trắng đặt chân đến vùng đất này.Dĩ nhiên là người da đỏ coi những giải đất này là của họ và là của riêng họ thôi. Nhưng tới khi người da trắng đến định cư lập nghiệp càng tiến xa về miền Tây thì người da đỏ bị dồn ra khỏi quê hương và địa bàn săn bắn của họ. Tuy nhiên, không phải thế có nghĩa là người da đỏ đã chịu nhường bước một cách dễ dàng như vậy. Mỗi bước tiến của dân định cư da trắng đều bị họ chống đối mãnh liệt, và thường thì họ đánh nhau với người da trắng.

Năm 1805, một vị tù trưởng Da đỏ đã nói với người da trắng để giảng giải câu chuyện về phía họ như thế này :

"Anh em ! Hãy nghe chúng tôi nói. Có một thời ông cha chúng tôi làm chủ hòn đảo vĩ đại này (ý ông ta muốn nói là toàn thể lục địa này). Đất đai của ông cha chúng tôi chạy dài từ nơi mặt trời mọc đến nơi mặt rời lặn. Thượng đế đã tạo ra hòn đảo này cho người Da đỏ sử dụng. Đồng thời Thượng đế cũng sinh ra trâu bò, hươu nai và các loài súc vật khác để làm thực phẩm. Thượng đế cũng sinh ra gấu, hải ly. Da của những loài thú này để cho chúng tôi làm quần áo. Thượng đế để cho thú vật rải rác khắp nơi trong nước và dạy chúng tôi cách thức bắt thu vật. Thượng đế cũng làm cho Trái đất này sinh hóa ra bắp để làm bánh. Thượng đế đã làm tất cả cho những đứa con Da đỏ của ngài, vì rằng ngài thương yêu chúng lắm. Nếu chúng tôi có vài vụ tranh chấp về địa bàn săn bắn thì thường thường những vụ tranh chấp này đều được giải quyết ổn thảo mà không có đổ máu. Nhưng cái ngày tội ác đã đến với chúng tôi. Tổ tiên các ông đã vượt đại dương đổ bộ vào hòn đảo này. Tính con số thì chẳng có bao nhiêu. Họ đến đây được chúng tôi coi như bạn chứ không phải kẻ thù. Họ nói với chúng tôi rằng họ phải bỏ trốn nước họ vì sợ những người độc ác, và tới đây để vui hưởng tự do tín ngưỡng. Họ yêu cầu để được một ít đất đai. Chúng tôi thương hại họ, đáp lại nguyện vọng của họ, và học đã được chúng tôi hân hoan tiếp nhận. Chúng tôi trao tặng họ bắp và thịt, đổi lại họ tặng cho chúng tôi thuốc độc (Rượu Rhum và rượu Wishkey).

Anh em người da trắng bấy giờ đã thấy rõ đất nước của chúng tôi. Tin tức đã được gửi về quê nhà của họ, rồi lại có nhiều người đến với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không sợ họ. Chúng tôi coi họ như bạn. Họ coi chúng tôi là anh em. Chúng tôi tin ở họ và cho họ một vùng đất rộng lớn. Sau cùng, càng ngày càng có nhiều người da trắng đến. Họ muốn có thêm đất đai. Họ muốn chiếm thêm nước tôi. Mắt chúng tôi mở rộng mà tâm trí chúng tôi đã trở thành bối rối. Chiến tranh đã xảy ra. Người ta thuê người Da đỏ để chiến đấu chống lại người Da đỏ. Dân chúng tôi bị giết hại rất nhiều. Họ mang cả rượu mạnh đến cho chúng tôi. Rượu đó rất mạnh và đã giết hại hàng ngàn người của chúng tôi.

Người anh em ! Đất nước của chúng tôi đã một lần rất là rộng lớn, và những đất đai của các bạn thì rất là nhỏ hẹp. Các bạn bây giờ thì đã trở nên một dân tộc vĩ đại, và chúng tôi chỉ còn lại một miếng đất đủ cho trải những tấm chăn của chúng tôi. Các bạn đã chiếm được đất nước của chúng tôi mà vẫn chưa hài lòng..."

Trong nhiều trận đánh giữa người Da trắng và người Da đỏ, đôi khi người Da đỏ thắng trận. Nhưng thường thường thì người Da trắng chiến thắng, vì họ đông hơn và có vũ khí tối tân hơn. Dần dần người Da đỏ bị đẩy sâu vào nội địa. Thực ra vào đầu thế kỷ thứ XIX, người Da đỏ đã bị đẩy dồn ra khỏi vùng đất ở phía Đông dãy núi Appalaches. Tuy nhiên, ngay cả sau khi dân Da trắng tiến vào vùng đất ở phía bên kia (phía Tây) dãy núi Appalaches, một vài bộ lạc Da đỏ còn đòi quyền chiếm hữu những khu đất rộng lớn ở phía Đông sông Mississippi. Có khi họ chiếm cả những vùng đất màu mỡ mà người Da trắng ao ước thèm muốn.







Đường ray xe lửa ngày xưa được thiết lập

- Chính phủ lựa riêng một vùng đất cho người Da đỏ.

Những năm sau cuộc chiến tranh 1812, chính phủ thi hành một chính sách mệnh danh là chính sách di tản. Đây là một kế hoạch di chuyển những người Da đỏ sang những vùng đất ở Tây ngạn sông Mississippi. Muốn thi hành chính sách di tản này, Chính phủ Hoa Kỳ phải lý một số hòa ước với nhiều bộ lạc Da đỏ. Các bộ lạc Da đỏ ở Đông ngạn sông Mississippi đồng ý là từ bỏ đất đai của họ để lấy tiền và được hứa là sẽ có đất mới cho bộ lạc của họ ở miền Tây ngạn sông Mississippi. Hòa ước này qui định rằng những vùng đất mới này sẽ mãi mãi thuộc về các bộ lạc Da đỏ này. Vào lúc mà không ai tin rằng sẽ có những người Hoa Kỳ đến định cư ở những vùng đất nằm bên Tây ngạn sông Mississippi, nơi mà chính phủ đã dành làm địa bàn mới cho những người Da đỏ thì chính phủ Hoa Kỳ thành thực thi hành các hòa ước này. Hầu hết những người Da đỏ từ phía Đông ngạn sông Mississippi được đưa đến định cư ở phía Tây và phía Nam chỗ sông Missouri uốn khúc lượn về phía Bắc. Vì rằng ở phía Tây sông Missouri đã có nhiều bộ lạc Da đỏ khác vốn đã sinh sống ở đó, cho nên chính phủ Hoa Kỳ lại phải ký hòa ước với những bộ lạc này để yêu cầu họ di chuyển xa hơn về phía Tây.

Vùng Đại đồng bằng nằm bên phía Tây sông Mississippi quả là quê hương tốt đẹp cho những người Da đỏ này. Tuy nhiên, ở đây có một vài khu định cư của người Da trắng. Thật ra, ở đây có những cánh đồng bát ngát với từng đàn, từng đàn trâu rừng. Những đàn súc vật to lớn lông lá bù xù này rất là quan trọng đối với người Da đỏ. Thịt trâu rừng dùng làm thực phẩm, da trâu dùng làm quần áo và làm lều cho người Da đỏ. Người Da đỏ còn dùng xương trâu để làm nhiều thứ đồ dùng.

- Người Da trắng xâm lấn vào địa bàn săn bắn của người Da đỏ.

Nếu người Da đỏ được yên ổn để sinh sống ở phía Tây ngạn sông Mississippi thì có lẽ đã xảy ra ít chiến tranh với người Da trắng. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ XIX, có những dấu hiệu cho thấy là sự việc đã không như vậy.

1/ Những người Da trắng đi tìm đất lập nghiệp theo con đường mòn Oregon đi sâu vào trung tâm địa bàn hoạt động của người Da đỏ. Nhiều người 49 (những người đi tìm vàng) cũng vượt vùng đại đồng bằng. Đôi khi có nhiều nhóm người Da trắng bỏ dự định của họ rồi đi lang thanh khắp vùng duyên hải miền Tây. Thực ra là họ muốn định cư lập nghiệp ở dọc hai bên con đường mòn Santa Fe, và đường mòn Oregon, nơi mà ngày nay là các tiểu bang Arkansas và Nebraska.

2/ Năm 1847, có một số người theo đạo Mormons khởi hành đi tìm đất hứa. Những người Mormons này đã liều mình đương đầu với mọi nguy hiểm, băng qua các vùng địa bàn của người Da đỏ tiến đến định cư lập nghiệp ở vùng thung lũng Đại Hồ Muối "Great Salt Lake", nơi mà ngày nay thuộc tiểu bang Utah.

3/ Những người chuyên môn săn thú rừng đi lang thang khắp các khu rừng miền Bắc để bắt thú và lấy da. Những người săn bắn này tràn cả vào địa bàn của người Da đỏ, giết hại hàng ngàn trâu rừng của họ để lấy da, vì da trâu này bán rất được cao giá ở miền Đông.

4/ Sau khi ban hành sắc luật Homestead và việc thiết lập đường xe lửa xuyên lục xong rồi thì có nhiều dân đổ xô đi kiếm đất lập nghiệp.

- Người Da đỏ quyết định bảo vệ quê hương và địa bàn săn bắn của họ.

Khi mà càng ngày càng có nhiều người Da trắng di chuyển đến miền Tây thì người Da đỏ càng ngày càng trở nên tuyệt vọng. Nhiều trường hợp đã xảy ra là có dân định cư chiếm đất đai nằm trong các hiệp ước, theo đó thì chính phủ Hoa Kỳ đã long trọng trao cho người Da đỏ. Chính quyền Hoa Kỳ không chấp thuận việc vi phạm các hào ước đã lý với người Da đỏ, nhưng không thể nào kiểm soát được hàng làn sóng người tiến về miền Tây đi kiếm đất để lập nghiệp. Tệ hơn nữa là người Da đỏ phải đương đầu với cảnh mất quê hương nhà cửa, mất cả phương tiện kiếm kế sinh nhai. Sự phát triển mau chóng các làng định cư của người Da trắng lại càng làm giảm địa bàn săn bắn của người Da đỏ, và giết hại một số rất lớn trâu thịt của họ. Trong vòng chưa đầy hai năm, ông William F.Cody hay còn gọi là Bill trâu rừng , đã giết hại hơn 4 ngàn con thú để làm thực phẩm cho công nhân làm việc tại các công trường thiết lập đường xe lửa chạy về miền Tây. Có nhiều nhà săn bắn người Da trắng giết hại trâu rừng rồi vứt bỏ chỉ cốt để thỏa mãn thú thể thao. Các đàn trâu càng ngày càng trở nên ít hơn, và có nghĩa là gây sự đói khổ cho người Da đỏ. Đứng trước cảnh đói khổ và trước cảnh kẻ thù người Da trắng bao vây, dân Da đỏ phải liều đứng lên võ trang cứu nguy đất nước của họ.

- Những cuộc tấn công của người Da đỏ biến thành những cuộc chiến tranh.

Có nhiều quân lính Da đỏ tấn công các đoàn toa xe và xe ngựa. Mạnh hơn nữa, họ còn tấn công các đoàn xe lửa. Đồng thời, họ còn tấn công vào các nông trại lẻ loi, vào các làng định cư nhỏ bé và các thương điếm. Đương nhiên là người Da trắng phải chống trả lại. Để có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của người Da đỏ, chính phủ Liên bang cho thiết lập các đồn ải quân sự ở ngay trong địa bàn quê hương của người Da đỏ. Tuy nhiên, người Da đỏ vẫn tiếp tục tấn công người Da trắng và cuối cùng biến thành chiến tranh.

Những trận chiến tranh với người Da đỏ là những tranh sử đau buồn trong lịch sử Hoa Kỳ. Số lớn quân sĩ Da trắng cũng nư Da đỏ đã bị giết hại. Biết bao gia đình ly tán, nhà cửa bị thiêu hủy, đàn bà trẻ con bị tàn sát. Cả hai bên đều thiêu hủy và giết hại một cách tàn ác. Điều không may là hình như không có cách gì để ngăn chặn được các cuộc chiến tranh với người Da đỏ này, vì rằng bên nào cũng cho rằng mình phải. Người Da đỏ phải chi61n đấu cho sự sống còn và bảo vệ miếng ăn của họ. Mặt khác, người Da trắng lại cho rằng chừng nào chưa đập tan được sức mạnh của người Da đỏ thì không thể nào có hòa bình được. Người Da đỏ đã sinh sống ở Bắc Mỹ này từ bao thế kỷ rồi, nhưng họ vẫn chưa cải thiện được cho đất nước và lối sinh sống của họ là bao nhiêu. Người Da trắng đặt vấn đề là liệu rằng người Da đỏ có được phép chặn đứng công cuộc định cư và tiến bộ không ? Người Da trắng càng bị người Da đỏ tấn công thì người sinh sống ở miền cương càng cho rằng "Chỉ có những người Da đỏ đã chết rồi mới là người tốt".

- Người Da trắng đập tan công cuộc kháng chiến của người Da đỏ.

Vì rằng mỗi bên đều tin tưởng vào chính nghĩa của mình cho nên cuộc chiến tranh với người Da đỏ phải kéo dài torng nhiều năm. Dân định cư người Da trắng sống trong lo sợ, nhất là vào những khi có tiếng kêu báo hiệu có người Da đỏ đến tấn công. Thỉnh thoảng lại có quân Da đỏ đến tấn công bất ngờ, tàn phá hết các khu định cư. Không phải chỉ có người Da đỏ đã phạm tội tàn sát hàng loạt như vậy, chẳng hạn như người Da đỏ ở Colorado cho rằng họ đã ký hòa ước với người Da trắng, nhưng rồi họ lại bị tấn công và lại bị giết hại bất kể đàn ông, hay đàn bà hoặc con nít.

Một torng những chiến thắng lẫy lừng nhất của người Da đỏ là chiến thắng trong vùng thung lũng sông Little Big Horn ở Montana. Người Da trắng tràn vào vùng đất đã được trao cho người Da đỏ thuộc bộ lạc Sioux qua một thỏa hiệp. Dân Sioux quyết định phải chiến đấu. Tháng 6 năm 1876, một nhóm quân sĩ Da đỏ Sioux phục kích đoàn quân gồm 200 kỵ binh dưới quyền chỉ huy của tướng George A.Custer. Ngay khi đó, hai bên kịch chiến dữ dội, chính tướng Custer bị giết và đoàn quân của ông bị quét sạch. Tuy nhiên, người Da đỏ không phải là luôn luôn chiến thắng như vậy. Quân sĩ da trắng đã chứng tỏ rất mạnh đối với quân sĩ Da đỏ. Nhiều vị tù trưởng đã chết ở tại trận chiến, nhiều vị tù trưởng khác phải xin hòa. Khoảng năm 1877, hầu như các trận đánh không còn nữa, dù là đó đây vẫn còn những vụ đụng độ lẻ tẻ.



- Chính phủ Hoa Kỳ thiết lập những khu vực dành riêng cho người Da đỏ.

Trong thập niên năm 1870, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cho thiết lập các khu dành riêng cho người Da đỏ. Những khu dành riêng này là những khu đất dành riêng cho nhiều bộ lạc Da đỏ khác nhau. Đồng thời cũng vào khoảng thời gian này, chính phủ Hoa Kỳ không còn coi các bộ lạc Da đỏ như các quốc gia riêng rẽ nữa, và cũng không còn ký thỏa hiệp với học nữa. Một cơ quan lo các dịch vụ cho người Da đỏ được thiết lập ngay trong bộ Nội vụ. Ủy viên đặc trách cơ quan này ở Hoa-thịnh-đốn điều khiển tất cả các viên chức và các nhân viên trông coi người Da đỏ. Ngày nay, rải rác khắp trong nước có chừng 300 khu vực dành riêng cho người Da đỏ. Hầu hết các khu vực này nằm ở Tây ngạn sông Mississippi.

Chính phủ Hoa Kỳ hứa là bảo vệ người Da đỏ sống trong các khu vực dành riêng cho họ, và cung cấp cho họ lương thực và các đồ tiếp liệu. Nhưng hệ thống các khu vực dành riêng cho người Da đỏ đã không tiến hành tốt đẹp. Những người Da đỏ bị bắt vẫn còn khao khát sống tự do ở các vùng đồng bằng, vì sống ở các khu dành riêng cho họ, họ cảm thấy bị kềm hãm, tù túng. Hơn nữa có nhiều người Da trắng lừa dối họ, khinh rẻ họ và đối xử tàn ác đối với họ.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương