* Cấu trúc bài gồm 3 phần



tải về 209.85 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích209.85 Kb.
#1398
  1   2   3
MỞ ĐẦU
Thực hiện chiến tranh xâm lược, đế quốc nào cũng phải lấy việc đầu độc về tư tưởng và văn học để bổ sung cho sự xâm lược về quân sự và nô dịch về chính trị. Trong cuộc chiến mà Mỹ tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam (1954 - 1975), Mỹ đã thực hiện điều này một cách tích cực và đặc biệt quán triệt. Bởi vì, một mặt đó là một bộ phận của chiến lược Mỹ. Mặt khác, vì Mỹ đứng trước một nhân dân đã được thức tỉnh mạnh mẽ về ý thức giải phóng dân tộc theo lập trường vô sản, không chấp nhận chế độ “thực dân mới” của Mỹ, nên bên cạnh việc huỷ diệt đồng bào miền Nam bằngbom đạn, Mỹ càng ngày càng phải đưa “chiêu bài văn học, tư tưởng” để xoá mờ ý thức dân tộc và giai cấp, gieo rắc mơ hồ giữa ta và địch, làm tê liệt ý chí chống Mỹ.

Mỹ tiến hành cuộc “xâm lăng văn học” một cách kiên trì và công phu. Một mặt, Mỹ cho du nhập vào miền Nam Việt Nam tất cả các trào lưu văn học, các vật chất hiện đại phương Tây. Mặt khác, Mỹ cũng có một chính sách “chinh phục tinh thần” theo cách riêng của Mỹ để mà tác động đến đông đảo quần chúng, mục đích nhằm mua chuộc quần chúng, đầu độc họ biến họ thành thứ “nô lệ tự nguyện” của “văn học Mỹ” lối sống Mỹ, đồng thời tạo bàn đạp cho mặt trận quân sự tiến đến xâm lược hoàn toàn Việt Nam.

Quá trình du nhập “lối sống Mỹ”, “văn học Mỹ” vào miền nam Việt Nam gây nên sự “xáo trộn” mạnh mẽ về văn hoá. Những tệ nạn cùng với một vài yếu tố tích cực đã làm khung cảnh xã hội miền Nam Việt Nam có những biến đổi nhất định.

Mục đích của bài viết này nhằm tìm hiểu sâu hơn về thứ “lối sống Mỹ”, “văn học Mỹ” mà Mỹ đã du nhập vào Việt Nam trong chiến tranh, phân tích tác động và đưa ra những đánh giá khách quan nhất về “công” và “tội” của Mỹ trong “vấn đề văn học” mà Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hoà đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Do mặt nhận thức còn hạn chết, bài viết này còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn đọc.

* Cấu trúc bài gồm 3 phần:

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Nội dung

Phần 3: Kết luận.

NỘI DUNG

1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA “LỐI SỐNG MỸ” NHỮNG NĂM 1954-1975

Theo P.N Phê-đô-xê-ép (Liên Xô) thì lối sống là: “Toàn bộ những hình thức, cách thức hoạt động của các cá nhân nhằm thoả mãn và phát triển, trong những điều kiện của hình thái kinh tế xã hội nhất định, các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ, tính cách giao tiếp và định hướng xã hội học của cá nhân thuộc một nhóm xã hội, một giai cấp, một xã hội nào đó”1. Nói một cách khác, đó là hình thức mà con người triển khai hoạt động có các tính chất sống của mình và thoả mãn các nhu cầu của mình.

Theocách hiểu nhưvậy về lối sống thì trên thế giới trong những năm 1954 - 1975 đã hình thành nên hai hệ tía trị sống tương ứng với hai hệ thống chính trị đối lập: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khi đó, giới ngôn luận thế giới đã hình thành nên một khái niệm quen thuộc “lối sống Mỹ”, lối sống được coi là đặc trưng cho xã hội tư bản với hệ giá trị riêng của nó.

“Lối sống Mỹ” giống như mọi hiện tượng khác, có nội dụng lịch sử cụ thể, sản phẩm của một xã hội tư bản có điều kiện vật chất phát triển.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới Tư bản chủ nghĩa về : quân sự, kinh tế, chính trị, lĩnh vực kinh tế, Mỹ có một ưu thế lớn trong những năm đầu sau chiến tranh nhờ có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển. Nền kinh tế Mỹ có trình độ, tập trung sx và tư bản cao. Trong những năm 1954- 1975, Mỹ xuất hiện những công ty đặc quyền có quy mô lớn về kết cấu phức tạp. Về quy mô, các công ty khổng lồ tập trung hàng vạn công nhân, doanh thu hàng chục tỷ đô la: Công ty GM (gênral Motor) có doanh thu 27 tỷ USD/năm, với 70 vạn công nhân; GM có cơ sở ở 42 nước trên thế giới. Về kết cấu, các công ty của Mỹ bao gồm nhiều xí nghiệp liên hiệp, kinh doanh nhiều mạt hàng, bao gồm nhiều ngành, từ sản xuất đến thương nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải v.v… Trở thành tổng thể kinh tế lớn (gọi là những công lênêrát). Ví dụ: Côngty I.T.T liên lạc viễn thông, nhưng dần dần do thôn tính các công ty khác nó đã kinh doanh đầy đủ các ngành từ sản phẩm nông nghiệp, khai thác nguyên liệu đến quân sự, hàng không vũ trụ (sản xuất những thành phần cho tàu Apôlô đổ bộ xuống mặt trăng), thậm chí cả kinh doanh khách sạn, sản xuất bánh mỳ…2.

Nền kinh tế đồ sộ, dòng lưu thông tiền tệ lớn, sức sản xuất - tiêu dùng diễn ra sôi động; Quá trình “tự động hoá dây chuyển sản xuất” đã tạo ra lượng hàng hoá lớn với sức tiêu dùng khổng lồ. “Lối sống Mỹ” hình thành trong điều kiện kinh tế như vậy, cũng được gọi là “lối sống tiêu dùng”, còn bản thân xã hội Mỹ được gọi là “xã hội tiêu dùng”. Điều đặc biệt là tiêu dùng trong xã hội Mỹ không chỉ mang “tính chất tư sản” mà có “tính chất nhân dân”. Lượng hàng hoá phong phú, chất lượngtốt, giá rẻ đsản phẩm ứng được nhu cầu tiêu dùng của người lao động, do đó người dân có cơ hội sử dụng các vật dụng hiện đại: ô tô, máy điều hoà, điện thoại, tủ lạnh… phục vụ cuộc sống của mình.

Trong những năm 1954 - 1975, Mỹ là nước đứng vị trí số 1 thế giới về trình độ công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật. Trong chiến tranh thế giới II nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã định cư ở Mỹ, vì ở đây có điều kiện hoà bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Vì vậy, Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 của toàn nhân loại, diễn ravào giữa năm 40 của thế kỷ XX. Mỹ cũng là một trong số ít nước đạt được những thành tựu kỳ diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Những sáng chế mới: máy tính, máy tự động, vật liệu tổng hợp với những thuộc tính mà thiên nhiên không có (chất dẻo, Polime); cách mạng giao thông vận tải, thông tin liên lạc… đã thúc đẩy nên kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng; đời sống vật chất tinh thần của người dân có nhiều thay đổi. Có thể nói xã hội Mỹ lúc đó là xã hội của thông tin, kỹ thuật hiện đại. Người dân Mỹ được hưởng thụ một cuộc sống vật chất đầy đủ và tiện nghi. Tất nhiên, không phải tuyệt đối dân Mỹ đều có cuộc sống như vậy.

Nước Mỹ có nền văn học đa dạng. Trong quá trình hình thành, phát triển của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Mỹ trở thành nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều luồng văn học trên thế giới. Nói một cách chính xác thì Mỹ không có một đặc trưng văn học nao của riêng mình. Các nhà văn học học thế giới nhận định rằng: Mỹ có “nền văn học hỗn tạp”, nó giống một “nồi lẩu” mà trong đó chứa nhiều thứ khác nhau. Trong xã hội Mỹ đương thời, có sự xuất hiện những trào lưu văn học mới: trào lưu điện ảnh, báo chí, nghệ thuật, trào lưu Hippi v.v…

Một mặt thể hiện sự tiến bộ của một nước Mỹ văn minh, song mặt khác cũng chứa tất cả những gì là hạn chế, tiêu cực, cặn bã nhất của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa.

Sự no đủ vật chất dần hình thành lối sống “phóng khoáng”, “tự do” (theo cách nói của người Mỹ) và tự tôn nhân quyền. Đặc điểm này thoả mãn sự tự do phát triển cá nhân, cá nhân có quyền thực hiện những ham muốn, những sở thích.

Một phần nó tạo động lực tích cực để phát triển xã hội, nhưng chính đặc tính này cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn trong lòng xã hội Mỹ: tự do tình dục, tự do bạo động, tự do tiêu dùng, tự do ngôn luận v.v… Một cách quá khích làm băng hoại giá trị gia đình và xã hội ở chính nước Mỹ và các nước mà Mỹ áp đặt ảnh hưởng.

Mỹ là nước tư bản, bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư, thông qua bóc lột sức lao động của người làm thuê. Nhờ sự bóc lột này, Mỹ đã tạo ra lượng hàng hoá vô cùng lớn, thế nhưng số hàng hoá lớn này lại mâu thuẫn trực tiếp với khả năng tiêu thụ hạn chế, bởilượng dân số chính quốc có hạn, hơn nữa đồng lương không quá dư thừa của người lao động. Để tiêu thụ hàng hoá, chính quyền Mỹ ra sắc lệnh về “trợ cấp xã hội” (giúp đỡ người nghèo trong nước Mỹ) và “viện trợ” (cho nhân dân các nước thuộc địa của Mỹ) bằng hàng hoá và thiết bị kĩ thuật. Mưu đồ “viện trợ Mỹ” nhằm dùng vật chất để mua chuộc, nô dịch người lao động, biến họ lệ thuộc và kinh tế Mỹ, ảnh hưởng của lối sống kiểu Mỹ, từ bỏ đấu tranh giai cấp (đấu tranh chốgn nên chính trị Mỹ) mà có đấu tranh thì chỉ là đấu tranh kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu và quyền lợi vật chất. Nói cho cùng, đây là sự tính toán lấy “văn học Mỹ” và vật chất để kéo dài sự bóc lột tư bản của mình.

Nền kinh tế phát triển đã tạo nên mạng lưới dịch vụ với đủ loại hình phục vụ hoạt động giải trí của con người: thời trang, điện ảnh, âm nhạc, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, sòng bạc v.v… Hoạt động dịch vụ dựa trên việc đsản phẩm ứng nhu cầu giải trí và tiêudùng của con người, đã tạo nguồn thu nhập lớn cho những ông chủ tư bản bởi món lợi nhuận mà nó đẻ ra. Nhưng chính những lĩnh vực hoạt động đa dạng đó đã trở thành nơi sản sinh của những thói quen, những lối sống, những trào lưu xã hội xấu… mà ngay cả Mỹ cũng không thể giải quyết được: Nạn mại dâm; mua bán sử dụng chất kích thích; tình trạng bạo lực, khủng bố; đảng phái… gây bất ổn nền chính trị nước Mỹ.

Xã hội nước Mỹ, “văn học nước Mỹ” tạo dựng nên một “lối sống Mỹ” cũng rất đặc trưng, rất đa dạng. Một phần “lối sống Mỹ” là biểu hiện những gì tiến bộ, hiện đại, văn minh, kết tinh tinh hoa thế giới; những nguyên tắc, cách thức sống, giá trị chuẩn mực của những con người lịch sự, học thức trong xã hội Mỹ. Một phần “lối sống Mỹ” cũng thể hiện những tệ nạn, những mặt tiêu cực, xấu xa nhất dưới đáy xã hội Mỹ. Đó là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là những “căn bệnh” không chữa trị được mà nước Mỹ và xã hội tư bản đã lai tạo ra.

“Lối sống Mỹ”, “văn học Mỹ” khác, thậm chí chứa những mặt đối lập hoàn toàn với hệ giảtị xã hội của những nước mà Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược. Giá trị xã hội ở những quốc gia thuộc địa của Mỹ là thứ “văn học truyền thống”, “văn học bản địa” đã gắn bó bền chặt cuộc sống của người dân. Đó là những lối sống, những thói quen kho thay đổi, xuất phát từ một nền kinh tế - kỹ thuật lạc hậu. Tất nhiên, đây không phải là sự so sánh “lối sống” càng không phải so sánh về “văn học”, bởi văn học là thứ mà người ta chỉ có thể xem xét nó ở những mặt khác biệt. Tuy nhiên, còn nhận định rằng: “lối sống Mỹ” và “văn học Mỹ” hàm chứa những yếu tố xa lạ và khó chấp nhận với hệ giá trị của các nước thuộc địa, đặc biệt là những quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, “lối sống Mỹ” được du nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau và nhiều con đường khác nhau. Ở Việt Nam, có những thời điểm “lối sống Mỹ” trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho cuọc “chiến tranh chống nổi dây”, “chiến tranh không súng đạn” mà Mỹ đề ra đầu những năm 60, thế kỷ XX tại Việt Nam. Bên cạnh những tác động làm nền kinh tế, văn học niềm Nam có bước tiến bộ mới thì những hậu quả tiêu cực nó gây ra cho xã hội miền Nam khi đó đã phá hoại các giá trị cổ truyền của một nước nông nghiệp lạc hậu.



2. CON ĐƯỜNG DU NHẬP “LỐI SỐNG MỸ” VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM 1954 - 1975

2.1. “Lối sống Mỹ” vào Việt Nam một cách tự nhiên chủ yếu qua lính Mĩ và trí thức du học

- Trước hết cần phải thấy rằng bộ phận trí thức du học ở Mĩ không phải là nhỏ “theo một số tài liệu của AID ở Mashing Tơn thì 1954 đến 1961 trong số 1875 người đi du học và tu nghiệp nước ngoài thì đã có 1065 người đi Hoa Kì, nếu tính đến 1968 con số người đi học bên Mĩ đã tăng tới 4809”3. Con số trí thức Tây học rất lớn, họ được đưa sang Mĩ đào tạo với ý đồ phục vụ cho quân đội Mĩ. Số trí thức này đến Mĩ ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của “lối sống Mỹ” và khi về nước họ mang theo cái lối sống ây về Việt Nam một cách rất tự nhiên.

- Nhưng tự nhiên hơn cả là bọn lính Mĩ giàu có, dâm dật và man rợ.

Số lính Mỹ vào Việt Nam lên tới 700.000 tên (1968) mang theo “lối sống Mỹ” du nhập vào Việt Nam. Để nói về lính Mĩ ở miền Nam Việt Nam chỉ cần ngắn gọn trong ba từ là đủ: giàu có, dfâm dật, man rợ. Bóng dáng cao lớn của bọn viễn chinh đổ dài xuống khắp nơi, không phải chỉ ở trên trời, ở mặt biển, ở nông thôn, rừng núi để giết hại tàn phá, mà còn tràn ngập các đường phố, len lỏi cả vào những cóm lao động chen chúc nữa. Ở đâu chúng cũng có những hành vi thô bạo và kì quái. Ở các căn cứ quân sự của chung, chúng hay giở trò sàm sỡ với những phụ nữ đi làm thuê cho chúng và khi không được thoả mãn, chúng đã sẵn sáng đuổi theo để trả thù. Ở những xóm lao động, nơi chúng thuê nhà ở, chúng vẫn thường để ngỏ cửa tồng ngồng mặc quần lót đú đởn với các “me Mĩ” của chúng, bất chấp xung quanh. Có thể nói hễ ở đâu có lính Mĩ là ở đó có những cảnh tượng dâm dật, bẩn thỉu. Chúng nnham nhở bất kì lúc nào có thể nhan nhở, ban ngày, ban đêm, trong giờ làm việc, ngoài giờ làm việc, tróngở làm, ngoài phố, bất cứ với hạng người nào dù xấu hay đẹp, dù với những đứa con gái đang tuổi con chúng hay với những người đang tuổi chị, tuổi mẹ chúng.

Giàu có và dâm dật, dâm dật lại gắn liền với tàn bạo, những điều thường thấy diễn ra trên những cuốn phim Mĩ lai biểu hiện đầy đủ trong thực tiễn đời sống của quân đội viễn chinh Mĩ tại miền Nam Việt Nam. Sự thô lỗ về những thói quen xử sự của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã hoàn toàn xác nhận điều đó. Không một hành vi tàn tệ, man rợ nào mà chúng không làm từ việc bắn giết, đốt phá, cướp bóc đến xẻo tai người để đầu xác, hãm hiếp tập thể, đặt chất nổ lên âm hộ đàn bà rồi cho nổ banh xác.

Tính chất phi nhân trong những hành động như thế không phải xảy ra một cách tuỳ tiện, trong nhiều trường hợp chúng đã trở thành một thứ thú vui và giết người lúc đầu là một bài học nhưng dần là một nhu cầu sinh lí. Giết để bảo vệ tính mạng, nhưng giết cũng chỉ để giết.

Người ta hiểu rằng tại sao ở Việt Nam lại xảy ra sự kiện Calley ở Sơn Mĩ. Trên Trung uý này đã chỉ huy 1 đại đội lĩnh Mĩ trong sư đoàn bộ binh 20, từ trực thăng nhảy xuống một địa điểm gọi là Mĩ lai 4, trại làng Sơn Mĩ, tỉnh Quảng Ngãi, 16-3-1968 sau khi đã chi thành ba nhóm, chúng đã mở màn một cuộc giết người tàn nhẫn. Chúng đâm người bằng lưỡi lê, ném xuống giếng, tập hợp những đám đông rồi bắn súng máy, ném lựu đạn cho đến khi không còn một ai sống sót (những người sống sót là những ngườimay mắn bị các thây ma vùi lấp). Sau ba giờ tàn sát, đại đội của Calley đã giết chết 567 người Việt Nam. Tất cả những người không vũ trang là những người đàn bà, những trẻ con, những ông già, trong đó có cả nhà sư nữa.

Chỉ từng đấy thôi cũng đủ thấy cái “ưu điểm” của một “lối sống” mà Thomas đã hứa hẹn chứng minh cho nhiều người Việt Nam nghèo khổ là như thế đấy.



2.2. “Lối sống Mỹ” vào Việt Nam với ý đồlà công cụ nô dịch trong chế độ thực dân mới

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới. Mĩ ra khỏi cuộc chiến không sứt mẻ mà thu nhiều lợi lộc béo bở vươn lên giàu mạnh nhất trong giới tư bản. Sau hai kế hoạch Jacsan và Truman, chủ nghĩa thực dân mớiđược dựng lên trên qui mô chưa từng có với lí luận khá hoàn chỉnh. Các khối quân sự thành lập trên khắp toàn cầu trong đó Việt Nam là một trọng điểm chiến lược trong khu vực chiến lược Đông Nam Á.

Âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành sào huyệt chống “sự tiến công của chủ nghĩa cộng sản” Làm “còn để ngăn làn sóng đỏ” tràn xuống Đông Nam Á, với lòng tham không đáy là kéo dài biên giới nước Mĩ tới vĩ tuyến 17, biến Việt Nam thành bang thứ 52 của Mĩ, làm bàn đạp tấn công vùng Đông Nam Á, giàu có. Đồng thời, chúng cũng muốn biến nơi đây thành nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào cho chính quốc, thành nơi tiêu thụ hàng hoá ế thừa của tư bản trong nước. Dã man hơn, chúng còn biến cả miền Nam thành nơi thí điểm những chính sách quân sự, những vũ khí diệt chủng tàn bạo để nếu thành công sẽ đem sản phẩm dụng toàn thế giới. Mĩ đã dốc hết sức cho cuộc chiến tranh huỷ diệt tại miền Nam Việt Nam.

Khác với chế độ “thực dân cũ” thực hiện chính sách ngu dân, hạn chế tối đa cho người dân học tập và tiếp xúc với các nền văn học thì chính sách “thực dân mới” Mĩ lại sử dụng văn học như là một công cụ xâm lược, một vũ khí chống cộng lợi hại trong đó “lối sống Mỹ” nhưlà một công cụ nô dịch trong chế độ thực dân mới .

Giôn Xơn, tổng thống Mĩ quyết định đưa quân Mĩ trực tiếp tham chiến ở miềnNam, đã viết trong hồi kí của mìnhnhw sau: “Một kết quả của hội nghị Hônôlulu là chính phủ Việt Nam, dưới quyền Thiệu vàKì, đã cam kết có một nỗ lực toàn diện để giành chiến thắng trong cuộc “chiến tranh khác” ở đất nước họ. Chúng ta đã cam kết giúp họ trong cuộc chiến tranh đó”. Cái cuộc “chiến tranh khác” mà Giôn Xơn cam kết với Thiệu Kì ở đây được tổ chức như là một cuộc chiến tranh chống nghèo đói, bệnh tật và dốt nát”4.

Trước đó thời Kennơdy, nó được gọi là chiến dịch “Tranmh thủ khối óc và trái tim của dân chunbgs”. Thực chất là một cuộc chiến tranh nhằm huỷ diệt xã hội, huỷdiệt nhân tính, hỗ trợ cho cuộc chiến tranh diệt chủng nhằm bắt nhân dân ta phải quì gối.

Phương tiện của cuộc chiến tranh diệt chủng là quân đội Mĩ và bom đạn Mĩ. Còn phương tiện của cuộc chiến tranh thứ hai này là “lối sống Mỹ” và “đô la Mĩ” dưới hình thức viện trợ. Tất nhiên, nếu Mĩ bào chữa cho “cái gậy” của nó là một “bổn phận tinh thần” một sự “thực hiện lời cam kết”, thì nó cũng tô điểm cho “củ cà rốt” của nó. Một số trí thức Sài Gòn lúc đó gọi là chính sách chai la-de một màu ắc “vị tha”, “hào hiệp”.

3. Phương tiện du nhập “Lối sống Mỹ”

“Xâm lược văn học”, dùng văn học làm công cụ phục vụ xâm lược quân sự và chính trị là một chính sách vừa nham hiểm, vừa biểu hiện mưu đồ trắngtrợn, lộ liẽu của Mỹ. Mỹ coi khối óc và trái tìmcủa con người cũng là một chiến trường; coi các chiến lược về văn học cũng quan trọng không kém các căn cứ quân sự; coi việc xuất cảng quân đội, vũ khí không thay thế được việc xuất cảng “văn học Mỹ” chứa yếu tố cốt lõi “lối sống Mỹ”. “Có thể trông thấy rất rõ tại miền Nam Việt Nam sự tràn ngập của phim ảnh, báo chí, ti vi Mỹ, sản phẩm Mỹ, sự mua chuộc các nhà trí thức, văn nghệ sĩ, ký giả v.v… Sự xâm nhập về các cơ quan giáo dục dưới hình thứccố vấn cũng là một hình thức “xâm lăng văn học” thô bạo của người Mĩ ở nơi đây”5/

Mỹ và bộ máy chính quyền sở tại mà Mỹ xây dựng nên ởnmv cũng rất quán triệt chính sách “xâm lược văn học” bằng con đường du nhập “văn học Mỹ”, “lối sống Mỹ”. Trong buổi lễ trao giải thưởng văn học nghệ thuật năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu đã jhói: “Thông thường, muốn đối phó vơi một tình thế đặc biệt của lịch sử, thì quân sự và chính trị mới chính là những địa hạt then chốt. Tuy nhiên, bằng quân sự và chính trị, chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách cấp thời mà thôi. Trái lại, muốn cho sự chiến thắng được toàn vện và lâu bền hơn, đó là lãnh vực văn học… lãnh vực văn hoá sẽ đóng vai trò quyết định trong công cuộc chiến thắng cộng sản”6.

Để chỉ đạo tại chỗ cuộc “xâm lược văn học”, cùng với việc thiết lập cá đoàn cố vấn quân sự; kinh tế, chính trị, Mỹ đã thành lập nhiều tổ chức văn học trên lãnh thổ Việt Nam. Đây chính là những cơ quan trung gian du nhập vhn, “lối sống Mỹ” vào Việt Nam giai đoạn này.

Dưới thời Ngô Đình Diệm, Mỹ thành lập những cơ quan chính thức như: Sở thông tin Hoa Kỳ (U.S.I.S); cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (U.S.A.I.D); trung tâm tình báo Hoa Kỳ(CIA) v.v… Mỗi cơ quan này đều có chức năng riêng nhằm thực hiện mục tiêu chung là “xâm lăng văn học”. Nhưng thực tế thì hoạt động của các cơ quan ấy thường vượt ra ngoài chức năng danh nghĩa củ mình.

Sở Thông tin Hoa Kỳ (U.S.I.S) không chỉ làm công tác thông tin văn học mà còn bảo trợ sự sáng tạo của một số trí thức, văn nghệ sĩ, phụ trách chương trình trao đổi giữa sinh viên và giáo sư v.v…

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ(U.S.A.I.D) không chỉ chuyên trách các vấn đề viện trợ kinh tế mà còn hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo giáo chức chuyên viên.

Cơ quan tình báo Hoa Kỳ (C.I.A) không chỉ chuyen thu thập các tin tức tình báo,mà còn đảm nhận cả hoạt động “chiến tranh tâm lý” và những hoạt động ngầm khác.

Ngoài cơ quan chính thức, mỹ tiến hành thành lập các tổ chức văn học tưnhân như: trung tâm văn học và các hội Việt Mỹ (ở Sài Sòn; Cần Thơ, Đà Lạt; Đà Nắng; Nha Trang; Huế); liên vụ thông tin Hoa Kỳ (T.U.S.PAO) thành lập 5/1965…”7.

Nhìn chung, những tổ chức này tuy danh nghĩa khác nhau, nhưng đều chung một mục tiêu là tìm hiểu đặc điểm tâm lý, tìnhcảm, phong tục; thị hiếu của người Việt Nam, để truyền bà “văn học Mỹ”, “lối sống Mỹ” một cách thích hợp. Các cơ quan ấy còn là phương tiện để Mỹ sử dụng tiền bạc, địa vị, thế lực, văn học và một số thủ đoạn tinh vi khác nhằm du nhập một lối sống mới mang màu sắc Tư bản chủ nghĩa; xáo trộn văn học bản địa; làm biến đổi nền văn học đó theo hướng có lợi cho My.

Thực hiện mưu đồ này, bên cạnh các biện pháp văn học khác thìMỹ đã ra sức du nhập “lối sống Mỹ” vào xã hội miền Nam Việt Nam bằng nhiều phương tiện ở hàng loạt lĩnh vực khác nhau như: Viện trợ hàng hoá, sách báo, phim ảnh, giáo dục v.v…

2.1. Viện trợ Mỹ

Để duy trì cuộc chiến ở Việt Nam và đảm bảo sự thắng lợi của chiến lược mới “chiến tranh cục bộ”, chính quyền Mỹ đã đầu tư vào chiến trường Việt Nam số chi phí khổng lồ. Số viện trợ này bao gồm: nguồn viện trợ trực tiếp bằng tiền (USD) và viện trợ hàng hoá, phương tiện phục vụ trực tiếp cho mặt trận quân sự và mặt trận văn học.

Đi đối với khối lượng bom đạn, Mỹ đa vào miền Nam Việt Nam khối lượng của cải rất lớn: “không kể 126 tỷ USD chi tiêu trong mấy năm xâm lược trực tiếp (nếu tính cả hậu quả lâu dài, con số này lên tới 30 tỷ USD), Mỹ đã viện trợ cho chính quyền Sài Gòn khoảng 29 tỷ USD trong 20 năm, trong đó 18 tỷ USD là viện trợ quân sự, 7 tỷ USD là viện trợ kinh tế và 4 tỷ USD là đổi tiền Sài Gòn để chi tiêu tại chỗ cho ác cơ quan quân sự và dân sự Mỹ”8.

Nếu so sánh trong 22 năm, Mỹ chỉ viện trợ cho philipin có 1,9 tỷ USD, Thái Lan 1,1 tỷ USD, Indônêxia 893 triệu USD sẽ thấy khối lượng vật chất lớn mà Mỹ đổ vào Việt Nam. Số viện trợ này lớn hơn lượng của cải mà miền Nam Việt Nam có thể làm ra được trong thời gian đó. Nhờ vậy chính quyền Sài Gòn có thể nhập cảng hàng năm tới trên dưới 700 triệu USD hàng hoá tiêu dùng9.

Chính quyền Mỹ cũng tiến hành xuất cảng trang thiết bị kỹ thuật, vật dụng tranh ảnh, sách báo, phim truyện… nhằm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng thân Mỹ. Sản phẩm ôtô, vô tuyến truyền hình màu, máy quay phim, tủ lạnh, thực phẩm đóng hộp… bắt đầu xuất hiện trên thị trường miền Nam Việt Nam. Lượng hàng hoá này được bán ra từ các cửa hàng cung cấp đặc biệt của Mỹ (P.X)(bao gồm vật dụng phục vụ cho binh lính Mỹ, lượng sản phẩm rất phong phú, phần lớn có nguồn gốc từ châu Âu. Số lượng hàng hoá này được lưu hành ra bên ngoài do sự trao đổi của lính Mỹ, gia đình của lính Mỹ tại Việt Nam (lấy vợ Việt) và một số người thân cận họ).

Lượng hàng hoá lớn màMỹ nhập cảng vào thị trường miền Nam Việt Nam đã hình thành một “lối tiêu dùng mới” cho người dân bản địa. Mỹ mang đến những vật phẩm hiện đại 10. Mà dựa rtrên tiền đề vật chất, chính trị, xã hội, kinh tế đương thời miền Nam Việt Nam chưa thể có được. Tất nhiên, không phải mọi người đều có cơ hội tiêu dùng hàng hoá Mỹ. Đối tượng đầu tiên nằm trong khu vực 5 hay 6 triệu người Mỹ nuôi dưỡng (gồm hơn 1 triệu ngụy quan, 30 vạn công chức, 12 vạn cảnh sát và gia đình họ; người làm ở các Sở Mỹ hay sống bằng các dịch vụ Mỹ), thứ đến là trên 10 triệu người nông dân sống trong các trại tập trung của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà (trong những năm 1967 - 1972), nạn nhân của chính sách “đô thị hoá cưỡng bức”. Một phần số người này có cơ hội sử dụng hàng hoá hiện đại và có cuộc sống khá sung túc theo lỗi Mỹ. Phần còn lại cuộc sống khốn khó hơn bao giờ hết 11.

Quá trình hiện hành của đồng tiền Mỹ (USD) hàng hoá Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã du nhập mạnh mẽ nhưng khía cạnh của văn học thực dân mới, làm xã hội miền Nam Việt Nam biếnđổi.

2.2. Sách báo và phim ảnh

Để du nhập “lối sống Mỹ” vào miền Nam Việt Nam, các phương tiện truyền thông đã trở thành thứ vũ khí lợi hại trong tay Mỹ và chính quyền tay sai Mỹ. Vũ khí lợi hại đó có sức chi phối tinh thần, tư tưởng, lối sống củanhiều người. Cùng sự xuất hiện lượng đồ sộ những sách báo, tạp chí thì điện ảnh, vô tuyến truyền hình. Băng nhạc v.v… ra đời, đã tạo ramột thế giớimới “Thế giới nghe - nhìn”. Thế giới mới này dễ dàng xâm nhập hơn thế giới sách báo, bởi số đông người không biết chữ dễ tiếp thu hơn. Khối lượng hình ảnh, âm thanh lớn nầyhngf ngày “đóng gói kiến thức”, “tiết chế” tư tưởng, tình cảm, xâm nhập ồ ạt vào đời sống của người dân miền Nam Việt Nam.



2.2.1. Sách báo

Ngay sau khi được Mỹ giúp đỡ thành lập chính quyền tay sai ở Sài Gòn, Ngô Đình diệm, đã tiến hành cuộc càn quét tất cả những báo chí, sách vở tiến bộ được xuất bản trước đó. Mặtkhác, ngày 17/5/1955, Diệm đặt dụ 65 quy định kiểm soát đối với các ấn phẩm ngoại quốc nhập cảnh vào miền Nam Việt Nam (trừ những ấn phẩm của Mỹ). Mục đích của hành động này nhằm ngăn chặn sachs báo tiến bộ thế giới có nội dung ca ngợi, ủng hộ cộng sản và phong trào phản đối sự can thiệp chính trị của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; đồng thời tạo “ảnh đất không vật cản” cho sự du nhập của “lối sống Mỹ” với những tư tưởng thanh trừ cộng sản.

Đây là thời kỳ tràn ngập sách báo bằng tiếng nước ngoài có luận điệu chống cộng cuồng tín như tờ báo : Esput; Lê monde, Lexpress… chính quyền Mỹ - Diệm tiến hành cấp giấy phép, cung cấp vốn, chỉ đạo cho đám bồi bút ra hàng loạt sách báo đủ loại, vì thế “có những thời điểm miền Nam Việt Nam có tới 200 loại báo với vài ngàn ký giả, trong đó ó khi có hàng chục báo hàng ngày, hàng chục tờ nguyệt san khác. Riêng Sài Gòn có hơn 100 nhà xuất bản lớn nhỏ in sách cảu ngót một ngàn tác giả miền Nam và 200 tác giả nước ngoài dịch ra tiếng Việt”12. Một số tờ báo thu hút lượng công chúng lớn như: Tờ cách mạng quốc gia ; Sài Gòn - Mai (1961); Tiếng Đàn (1961), Đồng Nai (1961) v.v… Những tờ báo này tập trung tuyên truyền tư tưởng chống cộng, các học thuyết quân sự của Mỹ - Nguỵ và một sốt yếu tố không thể bỏ qua là tuyên truyền “văn học Mỹ”, “lối sống Mỹ”.

Song song với việc mở rộng hệ thống tuyên truyền bằng báo chí, Mỹ - Nguỵ cũng mở rộng hệ thống tuyên truyền bằng sách vở. Để khống chế hoạt động xuất bản và lái thị trường xuất bản vào quỹ đạo phục vụ mục đích xâm lược, Mỹ- Nguỵ đã sử dụng hai biện pháp. Một là kiểm duyệt phát xít để nắm chặt nội dung từng cuốn sách. Hai là lập ra một số nhà xuất bản dưới danh nghĩa tư nhân hoặc hội đoàn văn học. Chính sách này làm thị trường sách vở Sài Gòn nhộn nhịp và xô bồ hơn. Sách Sài Gòn lúc này đầy dãy truyện, tiểu thuyết, kịch mang nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí đưa con người đến chố sa đọa như tác phẩm “Giã từ”, “Thương hoài ngàn năm”, “lẽ sống” (Võ Phiến); “mái tóc dĩ vãng”, “khi mùa mưa tới”, “Hết một tuần trắng” (mai Thảo); Tiểu thuyết Chưởng (Kim Dung)…

Những thứ mà sách báo Mỹ - Nguỵ lưu hành ở miền Nam Việt Nam, thực chất là gì? Một nhà văn ở Sài Gòn đã viét: “Trên danh nghĩa tiếp thu văn hoá nước ngoài, người ta đã nhập cảng mọi đồ phế thải, rác rưởi của nền văn học ngoại lai mà không có chọn lọc phê phán (vũ điệu khiêu dâm, phim dâm loạn, nhạc kích động, sách hiện sinh… Đưa xã hội từ cảnh bẽn lẽn đến sỗ sàng, từ cái áo dài khoét cổ đến mini, maxi, từ cá nhân hưởng thụ đến hội thiên nhiên khuyến khích trần truồng tập thể, từ sự cưỡng hiếp đến “bè hội đồng”. Đó là một bước tiến dài trên con đường sa đoạ mà hoạt động văn học tiếp tay đắc lực13.

2.1.2. Phim ảnh

Phim ảnh là một trong những công cụ hàng đầu của quá trình “xâm lược văn học”. Có 2 tổ chức chuyên đưa phim ảnh, sách báo của Mỹ và nước ngoài vào Sài Gòn. Một làcủa Mỹ như: Phu luân hội, Thanh thương hội, cơ quan viện trợ văn hoá Á châu v.v… một loại của người Việt do Mỹ tài trợ v.v… Ngoài ra có 37 hãng nhập cảng phim cho các rạp chiếu bóng. Mỗi năm có khoảng 300 đến 400 bộ phim nước ngoài được chiếu ở Sài Gòn, chủ yếu là phim của Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Anh, Pháp, ý… Ngoài ra còn một số phim sản xuất tại Sài Gòn 14. Phim nhập cảng hầu như độc chiếm phần lớn các rạp chiếu bóng, làm lũng đoạn sinh hoạt tinh thần ở các đô thị miền nam.

Lượng phim nước ngoài đưa vào miền Nam Việt Nam đã gây nên sự và chạm văn học. Một mặt, tạo cơ hội cho nhân dân tiếp cận nhiều nền văn học mới, tiếp thu được phần nào yếu tố tiến bộ. Một mặt phải thừa nhận rằng, cái mà nhân dân miền Nam Việt Nam nhận được không đáng kể gì so với những tác động làm biến đổi bản thể được mang lại từ những thước phim đó.

Phim Mỹ : “Ba ngày hoà bình, âm nhạc và tình thương” quay ba ngày họp mặt (Từ ngày 15 đến 17 tháng 8 năm 1969) của 40 vạn Hippi Mỹ tại mộtlàng hẻo lánh ởtiểu bang Nưu Oóc, với những cách ăn nghủ, nghe nhạc và làm tình tập thể ở ngoài trời, đã góp phần không nhỏ truyền bá phong trào Hippi ở miền Nam Việt Nam .

Hỗ trợ cho các loại phim găng-stơ, cao bồi kiểuMỹ nói trên, với lý tưởng “tình”, “tiền”, với phương châm “mạnh được yếu thua” và sự thoả mãn tối đa tính hiếu sát là các phim kiếm hiệp của Hồng Kông, Đài Loan. Những phim này được đưa vào và thịnh hành ở Sài Gòn từ năm 1970 với các thần tượng: Lý Tiểu Long; Vương Vũ v.v…, có năm số phim này được nhập tới 300 bộ.

Trào lưu phim ảnh thế giới đã tác động trực tiếp đến nền điện ảnh Sài Gòn, tạo ra một xu hướng phát triển “hỗn độn” và có ảnh hưởng sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Phim sản xuất tại Sài Gòn mang nặng tính chất khiêu dâm đồi trụy. Phim “Hè 72” “Men tình mùa hè”, “Loạn mắt nhung”, v.v…đều có những cảnh khiêu gợi tình dục. Tính chát đồi truỵ ấy gắn liền với những quan niệm sống rất sa đoạ. Bên cạnh tính đồi trụy là tính chất lai căng thể hiện tỏng nhữn nhân vật mà từ lẽ sống đến tâm hồn, trang phục… đều xa rời thực tế.

Nước Mỹ những năm 1954 - 1975 được cả thế giới biết đến, bởi đó là quốc gia văn minh nhất, một trong số nước có nền kinh tế - khoa học kỹ thuật phát triển nhất của thế giới. Thế nhưng, khi “giải phẫu” cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam (1954 - 1975) thế giới mới nhận diện được một cách hoàn chỉnh, toàn diện về một nước Mỹ, ở đó chứa đựng mặt bê bối về lối sống; những hiện tượng; những trào lưu xã hội tiêu cực - đi ngược lại với những yếu tố văn minh của xã hội con người. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã “xuất cảng” toàn bộ mặt tiêu cực nhất, hạn chế nhất để đầu độc về mặt tâm hồn và lối sống của con người Việt Nam.

2.3. Giáo dục

Có thể nói rằng cả Pháp và Mỹ, cả chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới đều có một mục tiêu chung là biến giáo dục thành một công cụ nô dịch sâu sắc và lâu bền, đồng thời đào tạo một lớp người giúp việc có khả năng chuyên môn nhất định, sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình để phục vụ chế độ dung dưỡng chúng. Nhưng Mỹ khác với Pháp về hình thức và quy mô thực hiện. Pháp đào tạo số quan lại, thông ngôn, tay sai, bác sĩ v.v… Rất hạn chế để làm trung gian trong bộ máy cai trị, phục vụ bước đầu cho việc khai thác thuộc địa; còn Mỹ đào tạo bộ máy tay sai lớn và “đào tạo văn hoá Mỹ” nhằm thực hiện cuộc “xâm lăng văn hoá” của mình.

Cơ quan “phát triển quốc tế Hoa Kỳ” ở Việt Nam đã lập ra một văn phòng riêng, do một trưởng phân bộ giáo dục phụ trách, để Mỹ hoá nền giáo dục Sài Gòn. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ cũng ký hợp đồng với một số trường Đại học Mỹ, mời phải đấm của các trường đại học này đến miền Nam Việt Nam, góp phần xd một hệ thống giáo dục theo những mục tiêu mà Mỹ mong muốn “Mục tiêu của nền giáo dục này là trực tiếp phục vụ cho công tác bình đình nông thôn, tình báo gián điệp, đào tạo những người lính tương lai cho Mỹ - Nguỵ v.v…”15.

Mỹ dùng tiền (USD) nuôi dưỡng hệ thống giáo dục Việt Nam cộng hoà, tài trợ các dự án nghiên cứu giáo dục, cấp học tổng du học hoặc tu nghiệp sinh cho giáo viên thuộc các cấp khác nhau (du học ngắn hạn ở Mỹ theo chương trình của USAID)16. “Tính từ năm 1964 đến năm 1973, Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam 34 dự án giáo dục với số chi phí là 64.220.000 USD”17.

Thực hiện mục tiêu “Mỹ hoá nền giáo dục gs” phải qua nhiều giai đoạn:

Nhóm Đại học Misigơn (M.S.U - Michigan state university) mời đến Việt Nam năm 1954 để xây dựng, lãnh đạo giảng dạy tại học viện Quốc gia hành chính. Với khoản ngân sách 25 tr USD, nhóm này đã xây dựng học viện về mọi phương diện; từ trường lớp, đồ dùng dạy học; thư viện đến đội ngũ giảng viên, biến nó trở thành một trung tâm đào tạo hành chính tối tân, phục vụ mục đích xâm lược chính trị và văn hoá lâu dài của Mỹ.

Phái đoàn của trường Đại học Nam I-li-noi (S.I.U - Southern IILinois university) đến Sài Gòn công tác năm 1961, đề ra việc xây dựng trường “Tiểu học cộng đồng” tại các ấp chiến lược, để ràg buộc người dân với chính quyền Sài Gòn.

Phái đoàn của trường đại học OHai - Ô (O.U- Ohio University) được mời sang trong thời hạn 10 năm (từ năm 1962) để cải tổ cấp trung học. Mục đích là đào tạo ra đội ngũ tay sai phục vụ đắc lực cho Mỹ và chính quyền thân Mỹ.

Mục tiêu “Mỹ hoá nền giáo dục” không chỉ thể hiện ở một tổ chức hệ thống giáo dục mà đưa vào cả một nội dung giáo dục nữa. Nội dung đó nhằm nhồi nhét ý thức hệ chống cộng sản vào người học. Tuy nhiên ta không bàn đến vấn đề này. Nội dung “thâm hiểm” hơn của Mỹ là truyền bà “Lối sống Mỹ”, “Văn hoá Mỹ”. Mỹ đưa vào chương trình học của hệ thống trường phổ thông trung học, trường trung học tổng hợp phần gọi là “giáo dục thực nghiệm” để giúp học sinh có một nghề; có kỹ năng tìm kiếm việc làm phù hợp. Một số nghề được dạy trong trường học chủ yéu phục vụ cho nữ sinh: nấu ăn, cắt may, chăm sóc người bệnh v.v… Một số chương trình học tập trung tìm hiểu xã hội Mỹ, văn hoá người Mỹ. Có chương trình học giới thiệu các sản phẩm Mỹ có mặt trên thị trường miền Nam Việt Nam: Bếp ga, tủ lạnh, vô tuyến truyền hình màu, máy nghe nhạc… sản phẩm tiêu dùng như: lò hấp, lò nướng bánh… và tiến hành dạy cách sử dụng những vật dụng đó.

Cùng với qúa trình tuyên truyền, quảng bá vật chất của xã hội tiêu dùng Mỹ, chính quyền Mỹ đã du nhập tư tưởng thực dân mới kiểu Mỹ; trào lưu mới trong xã hội Mỹ… Nhằm lôi kéo, mua chuộc người dân Việt Nam theo “Lối sống Mỹ” hoặ dẫn dắt họ suy thoái về tình thần.

Những loại hình nghệ thuật tồn tại ở miền Nam Việt Nam được Mỹ khai thác triệt để trong cuộc chiến “xâm lược văn hoá” miền Nam Việt Nam. Cùng với sách báo, pim ảnh… loại hình âm nhạc, sân khấu, múa, điêu khắc, hội hoạ, cũng trở thành những phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển tải “Lối sống Mỹ” vào Việt Nam. Những loại hình nghệ thuật này bị ảnh hưởng của Mỹ nên thể hiện những nét rất Mỹ. Âm nhạc chịu ảnh hưởng của trào lưu nhạc kích động, nhạc nhảy. Loại hình múa : “Chịu sự chi phối của những điệu nhảy hiện đại: Va-tu-si, Tuýt, Rốc v.v… với những cách nhún nhảy, xê dịch, với đủ kiểu lắc mông, rung vai, ưỡn ngực, nghẹo đầu… Ngoài ra, còn cả những cảnh múa Sex của vũ nữ, y phcụ trên người chỉ có hai mảnh xilíp và coócxê để trình diễn dưới ánh đèn soi thẳng, những động tác ưỡn ngực, lắc mông, giọng háng làm ta liên tưởng đến hành gi giao tính, cuối cùng thoát y hoàn toàn, gây sự kích dâm tại chỗ”18.

Lĩnh Mỹ, hơn ai hết là lực lượng trực tiếp du nhập “Lối sống Mỹ”, “Văn hoá Mỹ” vào miền Nam Việt Nam. Thói quen, tập quán, cách sinh hoạt… của họ dần dần được du nhập vào lối sống người Việt Nam một cách rất tự nhiên. Hàng triệu lính Mỹ có mặt trên chiến trường Việt Nam trong 20 năm là hiện thân sống động nhất của “Văn hoá Mỹ” trên đất nước này.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument IMR26 ID827 19411
nonghocbucket -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
nonghocbucket -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
nonghocbucket -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
nonghocbucket -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument IMR26 ID827 19411 -> Giải Bài Tập Test 1 I. Read the passage and answer the questions
UploadDocument IMR26 ID827 19411 -> Đề thi môn Toán cao cấp 1 k45, khoa s (28/12)
UploadDocument IMR26 ID827 19411 -> A, Cơ sở lý luận về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại
UploadDocument IMR26 ID827 19411 -> Bài tập nhóm quản trị chiến lược gvhd: Ts. Nguyễn Thanh Liêm

tải về 209.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương