ĐỂ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệM 85 NĂm ngày thành lập công đOÀn việt nam



tải về 63.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích63.86 Kb.
#13484
ĐỂ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

(28/7/1929- 28/7/2014)

        Quá trình hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trải qua các thời kỳ lịch sử cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu cùng với nhân dân cả nước viết nên trang sử vẻ vang, truyền thống hào hùng của dân tộc, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lãnh đạo trong mỗi thời kỳ cách mạng.

           I. SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

         Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời gắn liền với hai cuộc khai thác thuộc điạ của thực dân Pháp. Ngày 01/9/1858 Pháp xâm lược nước ta và tiến hành kế hoạch khai thác thuộc điạ để bóc lột sức người và sức của của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1897 đến năm 1914 thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Chúng tập trung đầu tư vào các ngành chủ yếu như đường sắt, hầm mỏ, một số xí nghiệp, đồn điền. Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), công nhân Việt Nam có hơn 5 vạn người.

         Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp lại những tổn thất chiến tranh. Thực dân Pháp tập trung đầu tư vào phát triển một số ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt Đến cuối năm 1929, công nhân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp hơn 22 vạn người, trong đó chưa kể những người làm ở xí nghiệp nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng

        Trước sự vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp,nhiều cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta và các phong trào đấu tranh của công nhân liên tiếp diễn ra nhưng đều bị thất bại. Trước tình hình đó, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Qua nghiên cứu phong trào công nhân của nhiều nước ở Châu Âu và nghiên cứu phong trào đấu tranh của Công đoàn các nước thuộc địa, trong cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người viết: "Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền lớn để thành lập các tổ chức Công đoàn ở các nước thuộc điạ, nửa thuộc địa và phát triển Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai". Và đặc biệt trong cuốn “Đường Cách Mệnh”, Người viết: "Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới". Đồng thời, Người còn khẳng định: "Công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa".


            Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước, tháng 6/1925 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đào tạo nhiều thanh niên yêu nước. Trên cơ sở đó, từ năm 1925 -1929, nhiều cán bộ của Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã trở về nước và hoạt động trong phong trào công nhân, nhờ đó mà phong trào công nhân và tổ chức Công hội phát triển mạnh ở Bắc kỳ, Nam kỳ và Trung kỳ.

          Đến giữa năm 1929 tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội không thể đảm đương nổi vai trò lãnh đạo phong trào công nhân cũng như phong trào cách mạng cả nước. Do đó, trong tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí Hội" hình thành 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng ở Bắc kỳ (6/1929), An Nam cộng sản Đảng ở Nam kỳ (10/1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn (1/1930) ở Trung kỳ. Sự ra đời của 3 tổ chức Đảng đó bước đầu đã đáp ứng được những đòi hỏi của phong trào cách mạng và phong trào công nhân cả nước. Ở miền Bắc trên cơ sở Công hội ở các xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, Đông Dương cộng sản Đảng đã tổ chức thành hệ thống Công hội từ cơ sở đến liên tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Trước yêu cầu của cách mạng, để đẩy mạnh hơn nữa công tác công vận và tăng cường sức mạnh cho Công hội đỏ, Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đã Chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Đức Cảnh- uỷ viên BCH lâm thời, triệu tập Đại hội thành lập Tổng công Hội đỏ Bắc kỳ. Ngày 28/7/1929 Hội nghị Công hội đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất họp tại nhà số 15 Hàng Nón - Hà Nội. Hội nghị đã bầu BCH lâm thời Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đứng đầu. Đại hội đã thông qua chương trình Điều lệ và ra "Báo Lao động" cùng tạp chí "Công hội đỏ" làm cơ quan ngôn luận của mình. Ngày 25/8/1983 Bộ Chính trị quyết định lấy Hội nghị công hội đỏ Bắc Kỳ ( 28/7/1929) làm ngày thành lập công hội đỏ cả nước và Công đoàn Việt Nam lấy ngày này làm ngày truyền thống.

         Có thể nói Hội nghị thành lập Công hội đỏ Bắc kỳ là một mốc son chói lọi có ý nghĩa to lớn trong tiến trình lịch sử phát triển của phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Đây là kết quả tất yếu của phong trào vận động công nhân và truyền bá lý luận Công đoàn cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đảng viên cộng sản vào phong trào công nhân nước ta. Đây cũng là thắng lợi của đường lối công vận Đảng ta. Tổng Công hội đỏ miền Bắc ra đời đáp ứng yêu cầu bức thiết của phong trào công nhân đang phát triển mạnh mẽ, đánh dấu sự trưởng thành của GCCN Việt Nam, đó là bước ngoặt về sự chuyển biến từ tự phát lên tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn của mình, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí nguyện vọng của đông đảo công nhân, lao động

           II. CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP 1930-1945


            Ngay sau khi ra đời, Công hội đỏ đã cùng giai cấp công nhân và lao động tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh sôi nổi và liên tục của nhân dân ta nhằm giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của hơn 60.000 công nông Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh và phong trào đấu tranh của hàng chục vạn công nhân cả nước năm 1938. Trước suốt thời gian 1930 -1945 dù có tên gọi khác nhau (Hội công nhân phản đế, Hội công nhân cứu quốc), hoạt động có lúc bí mật, lúc công khai, dù chưa có điều kiện thống nhất trong cả nước, nhưng dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản Đông dương, Công đoàn Việt Nam thực sự là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam, không bị chia rẽ bởi các trào lưu cơ hội, hữu khuynh của Công đoàn tay sai của Pháp ở Sài gòn. Từ 6.000 đoàn viên năm 1930, số đoàn viên đã lên 20.000 năm 1945, đóng vai trò quan trọng trong việc giành chính quyền ở các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp trong thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

        III. CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1945-1954


        Sau cách mạng Tháng Tám thắng lợi, đất nước ta phải đương đầu với nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm lăm le tiếp tục xâm chiếm nước ta. Trước tình hình đó, tháng 3/1946, tổ chức Công đoàn được thống nhất về mặt tổ chức trong phạm vi cả nước. Ngày 20/6/1946, Hội Công nhân cứu quốc chính thức đổi tên thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đến năm 1949 Tổng LĐLĐ Việt Nam được Liên hiệp Công đoàn thế giới công nhận là thành viên chính thức. Tháng 01/1950, Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam được triệu tập. Nhiều phong trào thi đua được phát động như "Thi đua sản xuất", "Thi đua cải tiến kỹ thuật", "Thi đua xây dựng", "Cải tiến phát huy sáng kiến", "Trao đổi nghề nghiệp" được đông đảo công nhân hưởng ứng. Đã vận chuyển hơn 40.000 tấn máy móc lên chiến khu, thành lập 57 cơ sở sản xuất mới, trong đó Tổng Liên đoàn trực tiếp điều hành 3 xưởng. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Công đoàn đã huy động 20.991 xe đạp thồ, 11.800 thuyền, mảng, ca nô, 500 ngựa thồ, 261.451 dân công vận tải. Trong các vùng tạm bị địch chiếm đóng,  Công đoàn bí mật vẫn hoạt động bền bỉ suốt 9 năm.Những hoạt động đó đã góp phần tích cực vào cuộc thắng lợi của nhân dân trong kháng chiến thực dân Pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Đồng thời tạo tiền đề và nền móng cho hoạt động Công đoàn sau này.

           IV. CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG CNXH MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 1954-1975

         Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thời kỳ xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục chiến đấu giải phóng đất nước.Trong thời gian này, Công đoàn tích cực vận động CNVC tham gia công cuộc cải tạo XHCN. Năm 1957, Luật Công đoàn được Quốc hội thông qua và Tổng Liên đoàn được công nhận là tổ chức chính trị xã hội  của giai cấp công nhân.

         Ngày 23/2/1961, Đại hội II Công đoàn Việt Nam được triệu tập và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được chính thức đổi tên thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Tổ chức Công đoàn phát triển mạnh mẽ và được củng cố từ Trung ương đến cơ sở. Nổi bật nhất là phong trào thi đua XHCN, hưởng ứng phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.

        Từ năm 1965 -1975, Mỹ đẩy mạnh chiến tranh quy mô lớn ở miền Nam và leo thang ra miền Bắc. Hoạt động Công đoàn chuyển từ thời bình sang thời chiến. Công đoàn đã động viên CNVC sơ tán hàng nghìn xí nghiệp máy móc để tiếp tục sản xuất. Đồng thời, tranh thủ thời gian hoà bình tạm thời, Công đoàn động viên CNVC mau chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất. Nhiều phong trào thi đua được CNLĐ hưởng ứng như " Ngày thứ bảy đấu tranh thống nhất nước nhà", "Làm thêm phần việc của anh Trỗi", "Chắc tay súng, vững tay búa", với những khẩu hiệu hành động cụ thể: "Địch đến là đánh, địch đi lại sản xuất", "Đổi máu lấy dòng điện"
          Tháng 2/1974 Đại hội lần thứ III Công đoàn Việt Nam được triệu tập. Đại hội đã biểu dương thành tích to lớn của giai cấp công nhân đồng thời chỉ ra nhiệm vụ Công đoàn trong thời gian tới.

          Trong suốt những năm chiến tranh, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng tham gia các hoạt động Quốc tế và được nhiều tổ chức Công đoàn thế giới tận tình ủng hộ. Đặc biệt là sau Đại hội IV Công đoàn thế giới, Công đoàn thế giới đã sử dụng mọi tình hình, biện pháp đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh Việt Nam; một làn sóng biểu tình, mít tinh của người lao động diễn ra trên thế giới; hàng vạn tấn thuốc men, quần áo, dụng cụ y tế của lao động các nước quyên góp giúp đỡ Việt Nam.

          Ở miền Nam, nhiều cán bộ công đoàn trung kiên đã bám sát cơ sở, nhà máy, xí nghiệp, đồn điền để xây dựng lực lượng cách mạng trong CNLĐ, một mặt đấu tranh chống âm mưu "cải lương hóa Công đoàn" của Mỹ ngụy. Năm 1961 Hội Lao động giải phóng miền Nam ra đời (Sau đổi tên là Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam). Năm 1962 được Liên hiệp Công đoàn thế giới công nhận là thành viên chính thức. Từ đây phong trào đấu tranh của công nhân, lao động miền Nam sôi động và quyết liệt nhất, thu được thắng lợi vẻ vang nhất trong cuộc đấu tranh cách mạng. Chỉ tính từ năm 1953 đến năm 1964 toàn miền Nam có 7.116 cuộc đình công, biểu tình của 1.221.000 lượt công nhân.

          Từ những kết qủa trên, trong giai đoạn 1954 -1975 Công đoàn Việt Nam đã cùng với giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

          V. CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH TRÊN CẢ NƯỚC 1975-2014

          Đại thắng mùa xuân năm 1975, đã đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

         Để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới, ngày 6/6/1976, Hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc đã họp tại thành phố Hồ Chí Minh và thống nhất lấy tên là Tổng Công đoàn Việt Nam, tổng số đoàn viên là 3 triệu trên tổng số 3,4 triệu CNVC. Đồng chí Hoàng Quốc Việt - UVTW Đảng được bầu làm Chủ tịch.

        Ngày 8-11/5/1978, Đại hội IV Công đoàn Việt Nam được tiến hành tại Hà nội. Đ/c Nguyễn Văn Linh - Uỷ viên Bộ chính trị BCH TW Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đây là Đại hội biểu hiện ý chí của CNLĐ cả nước quyết tâm thi đua lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc XHCN.

       Công đoàn đã vận động CNLĐ đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước tham gia cải tạo XHCN ở miền Nam, phát triển đoàn viên, thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất và tổ chức cho CNVC học bổ túc văn hoá, tổ chức câu lạc bộ văn nghệ - thể thao. Từ năm 1976 -1980 chỉ tính ở 18 tỉnh thành đã có 40.159 sáng kiến làm lợi hơn 40,5 triệu đồng.

        Năm 1980 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiến pháp, trong đó Điều 10 xác định vị trí, vai trò của Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ mới, đó là cơ sở pháp lý để Công đoàn Việt Nam xác định nhiệm vụ của mình trong thời kỳ mới.

        Ngày 16-18/11/1983 Đại hội V Công đoàn Việt Nam được tiến hành tại Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận- UV TW Đảng được bầu làm chủ tịch (10/1985 đồng chí Nguyễn Đức Thuận từ trần và đ/c Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch). Đại hội nhất trí lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

        Giai đoạn 1981-1986 là những năm đầy thử thách với thiên tai liên miên, lưu thông phân phối, rối loạn, kinh tế giảm sút, giá cả nhảy vọt, đời sống CNLĐ sa sút, các thế lực phản động bên ngoài ra sức bao vây nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam sụp đổ. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân đã cùng toàn dân ta vượt qua mọi thử thách. Trong giai đoạn này cả nước có 164.917 sáng kiến làm lợi hàng trăm triệu đồng; 1.470 tập thể và cá nhân được Tổng Công đoàn cấp 2.328 bằng "Lao động sáng tạo".

        Công cuộc đổi mới đất nước đến nay đã qua 28 năm (1986 -2014), đó là giai đoạn đất nước trải qua nhiều biến động phức tạp. Trong giai đoạn này tổ chức Công đoàn đã tiến hành 6 kỳ Đại hội: VI, VII, VIII, IX, X,XI trong đó Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được tiến hành từ ngày 17-20/10/1988 là sự kiện quan trọng nhất, đây là Đại hội thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời Đại hội cũng đặt cơ sở lý luận cho đổi mới và hoạt động Công đoàn. Đại hội đề ra mục tiêu: Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội. Đó là nhu cầu và nguyện vọng bức xúc của CNLĐ.
Đại hội quyết định đổi tên từ Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

       Kỳ  họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước CHXNCN Việt  Nam sửa đổi năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều và có hiệu lực từ ngày 01-01-2014, trong đó tiếp tục khẳng định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Có thể nói, những quy định về Công đoàn trong Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vị thế, vai trò của Công đoàn trong hệ thống chính trị, đây là niềm vinh dự lớn, nhưng đồng thời đặt ra thách thức đối với tổ chức Công đoàn. Các cấp Công đoàn cần phải nỗ lực cố gắng hơn nữa, để xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động được quy định trong Hiến pháp.

          VI. THỜI CƠ, THÁCH THỨC CỦA PHONG TRÀO CNVCLĐ VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

         1. Thời cơ

        - Nước ta trở thành thành viên của WTO góp phần tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Một số ngành kinh tế có thể phát triển nhanh nhờ vào mức tăng trưởng kinh tế đạt được thông qua quá trình tự do hóa thương mại, mang lại nhiều cơ hội việc làm, làm giảm thất nghiệp và tăng thu nhập cho công nhân, lao động.

       - Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới làm tăng cơ hội để lao động nước ta tiếp cận trực tiếp với nền sản xuất hiện đại với trình độ và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh tiên tiến góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng, tác phong lao động, kiến thức tổ chức, quản lý của người lao động Việt Nam.

       - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO đưa đến sự tăng nhanh số lượng lao động, tăng nhanh các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, là cơ sở xã hội và tiền đề thuận lợi để Công đoàn vận động kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

       - Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 20/ NQ- TW về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước. Ngày 25/12/2013 Bộ Chính trị đã ra Kết luận số 79 - KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Xác định việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết là trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị.

      - Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012, Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012 và các thông tư hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, pháp luật công đoàn được ban hành là điều kiện thuận lợi để tổ chức Công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

         2. Thách thức

        -Tự do hóa thương mại nhiều hàng hóa sẽ nhập khẩu vào nước ta với số lượng ngày càng lớn chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm nội địa cùng loại làm cho doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể, phá sản dẫn tới lao động trong các ngành sản xuất đó bị mất việc làm. Ngoài ra, để đương đầu với những áp lực nặng nề từ phía thị trường, nhiều doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm lao động, giảm lương hay cắt giảm trợ cấp phúc lợi. Việc vi phạm các quy định về điều kiện an toàn và vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các điều kiện làm việc khác có thể sẽ xảy ra.

         - Sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn tới các thành phố và các khu công nghiệp làm cho vấn đề việc làm, nhà ở và sự tập hợp công nhân ngày càng khó khăn. Theo đó, việc gia tăng nhanh lao động công nghiệp đặt ra hàng loạt vấn đề cho quản lý nhà nước và công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.

     3. Nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới  

Một là, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Hai là, tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn.

Ba là, tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bốn là, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ công đoàn.

Năm là, công tác nữ công.

Sáu là, công tác đối ngoại.

Bảy là, công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra.

Tám là, công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.

- Đối với CĐCS các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

+ Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

+ Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước trong quá trình CNH, HĐH.

+Tham gia thanh tra giám sát chế độ, chính sách thực hiện lương, thưởng, ăn ca, BHXH, BHYT của người sử dụng lao động đối với NLĐ.

+ Tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNLĐ.

+ Tích cực quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, CNLĐ; tổ chức ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thường xuyên cho CNLĐ.

+ Quan tâm chăm lo đến đời sống, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có nhiều khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Chủ động, tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân, người lao động như: việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông công nhân, người lao động làm việc; chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cho Đảng xem xét, kết nạp.

         Từ khi thành lập đến nay, trải qua các thời kỳ cách mạng với nhiều tên gọi khác nhau song Công đoàn Việt Nam vẫn là tổ chức duy nhất của giai cấp công nhân do Đảng sáng lập và lãnh đạo; là thành viên nòng cốt của khối liên minh Công  Nông  Trí và đại đoàn kết toàn dân; là sợi dây nối liền Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân và là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước trong mọi hoạt động. Công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân, một tổ chức thống nhất về chính trị, tổ chức. Công đoàn Việt Nam luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ngày càng tốt hơn.



         Lịch sử 85 năm Công đoàn Việt Nam đã có nhiều cuộc tổng kết lớn, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn hoạt động. Việc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những bài học kinh nghiệm đó vào điều kiện hoạt động cụ thể của các cấp Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc. Đặc biệt đối với CNVCLĐ, việc tìm hiểu về tổ chức Công đoàn Việt Nam để nâng cao nhận thức chính trị đồng thời là vũ khí lý luận để họ bảo vệ chính mình, đó vừa là quyền lợi,  vừa là trách nhiệm của mỗi CNVCLĐ, như V.I. Lê Nin đã nói “Đối với người công nhân giác ngộ, không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vụ hiểu biết phong trào của chính giai cấp mình; hiểu biết về bản chất, mục đích, nhiệm vụ, điều kiện và những hình thức hoạt động thực tiễn của phong trào đó”.

BAN TUYÊN GIÁO VÀ NỮ CÔNG LIÊN  ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Каталог: imgs
imgs -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG

tải về 63.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương