ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết



tải về 44.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích44.85 Kb.
#35737

Nhóm GV Văn 8 – Trường THCS Lê Lợi – TP Vinh – Nghệ An


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Lí thuyết:

1. Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp?

2. Thế nào là trường từ vựng?

3. Nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh?

4. Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội khác từ ngữ toàn dân như thế nào?

5. Trợ từ, thán từ là gì?

6. Tình thái từ là gì? Nêu các loại tình thái từ?

7. Điền vào các ô trống về các biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh:



TT

Phép tu từ

Khái niệm

Tác dụng

1

Nói quá







2

Nói giảm nói tránh







8. Đặc điểm của câu ghép? Cách nối các vế của câu ghép? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?

9. Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.



TT

Dấu câu

Công dụng

1

Dấu ngoặc đơn




2

Dấu hai chấm




3

Dấu ngoặc kép




10. Khi viết cần tránh những lỗi nào về câu?

II. Luyện tập:

Câu 1. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của nó?

a. Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

b. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt sáo ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền ...



Câu 2. Chỉ ra thán từ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc loại thán từ gì?

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vần còn mỏi mết lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn, chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm lề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

- Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.



Câu 3 . Chỉ ra thán từ và cho biết chúng dùng để bộc lộ cảm xúc gì?

a. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỏ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu va, bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn...

b. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ...

Câu 4: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ nói quá trong các câu thơ sau:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 5: Tìm 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

Câu 6 . Tìm câu ghép trong các ví dụ dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép có mấy vế câu các vế được nối với nhau bằng những cách nào, Quan hệ giữ các vế là quan hệ gì?

a. Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xẩy ra sự gì, hắn cứ lòng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

b. Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.

c. Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao cho chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất.



PHẦN VĂN BẢN.
Câu 1: Trình bày ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn Tôi đi học ( Thanh Tịnh )

Câu 2. Giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào qua 3 văn bản “ Trong lòng mẹ” ( Nguyên Hồng ), Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tấ Tố ) và Lão Hạc của Nam Cao?

Câu 3: Trình bày giá trị hiện thực trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố ).

Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố ).

Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Câu 6: Suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc?

Câu 7: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bến dưới .

“ Chao ơi! Đối với những người ở quanh ta , nếu ta không cố tìm mà hiểu họ ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở , ngu ngốc , bần tiện , xấu xa ,bỉ ổi …toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương… “

A, Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? Tên tác giả ?

B, Đoạn văn là suy nghĩ của nhân vật nào trong tác phẩm ? Em hiểu nhân vật này muốn nói điều gì ?



Câu 8: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng của O-Hen ri.

Câu 9: Có ý kiến cho rằng : “ Chiếc lá cuối cùng của O- Henri là một bài ca cảm động về lòng nhân ái “. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 10: Vì sao hai cây phong trong truyện của Ai Ma Tốp lại gây xúc động cho người kể ?

Câu 11: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới :

´ Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này thì khác hẳn-chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu . Dù ta tới đây vào lúc nào,ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành , tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực".

A, Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? ai là tác giả ?

B, Trình bày những nét nghệ thuật đặc sắc có trong đoạn văn? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?



Câu 12: Qua truyện ngắn “ Cô bé bán diêm “ nhà văn An đéc xen muốn gửi đến cho chúng ta thông điệp gì ?

Câu 13 : Cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng qua bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn “ của Phan Châu Trinh.

Câu 14 . Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên.

Câu 15 : Phân tích khổ 3 và khổ 4 bài thơ ông Đồ của Vũ đình Liên .

Câu 16 : phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Ông đồ.

PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1: Trình bày dàn ý của bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Một cuộc gặp gỡ cảm động làm em nhớ mãi.

Câu 3: Hãy đóng vai chị Dậu kể lại câu chuyện xảy ra trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tât Tố.

Câu 4. Trình bày dàn ý của bài văn thuyết minh.

Câu 5 : Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Câu 6 : Thuyết minh về cái bút bi.

Câu 7 : Hãy giới thiệu về chiếc xe đạp .

ĐỀ THAM KHẢO

Kiểm tra tổng hợp kì I môn ngữ văn 8.

Thời gian 90 phút.
Đề I:
Câu 1 : ( 2,5 điểm )

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại . Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

A, Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Tên tác giả?

B, Tìm các từ láy tượng hình , tượng thanh có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng biểu đạt của chúng ?

C, Trong đoạn văn trên , câu nào là câu ghép ? phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép ấy ( nếu có ).



Câu 2 : ( 2,5 điểm )

Hãy viết một đoạn văn ngắn cho biết giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ “ của Nguyên Hồng.



Câu 3 : ( 5 điểm )

Hãy kể lại một cuộc gặp gỡ cảm động làm em nhớ mãi.


…………………………………………………………………………………………

Đề 2 .
Câu 1 : ( 3 điểm )

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:



´ Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này thì khác hẳn-chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu . Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào…”

A, Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Tên tác giả?

B,Chỉ ra các phép tu từ có trong đoạn văn?Tác dụng của các phép tu từ ấy?

C,Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và cho biết đây là loại câu gì :

Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.



Câu 2 : ( 2 điểm )

Viết một đoạn văn ngắn trình bày giá trị hiện thực của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố).



Câu 3: ( 5 điểm )

Hãy giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.




Năm học 2012 - 2013

Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế

tải về 44.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương