ĐỀ CƯƠng ôn tập lớP 11 HỌc kỳ I. NĂM họC: 2015 – 2016 1/ Quang hợp ở thực vật



tải về 43.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích43.64 Kb.
#29495
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 11

HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2015 – 2016
1/ Quang hợp ở thực vật.

2/ Qung hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

3/ Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh và năng suất cây trồng.

4/ Hô hấp ở thực vật.

5/ Tiêu hóa ở động vật.

MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA

1. Bào quan thực hiện chức năng quang hợp:

A. Grana B. Lục lạp C. Lạp thể D. Diệp lục

2. Nhờ quang hợp, tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển luôn được cân bằng là:

A. CO2 : 0,03% và O2 : 0,3%. B. CO2 : 0,3% và O2 : 21%.

C. CO2 : 0,03% và O2 : 21%. D. O2 : 0,03% và CO2 : 21%.

3. Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?

I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.

II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp

III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm QH.


IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.

A. I, II, III B. I, II, IV C. II, III, IV D. I, II, III, IV

4. Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh

5. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:

A. xanh lục và vàng. B. xanh lục và đỏ. C. xanh lục và xanh tím. D. đỏ và xanh tím.

6. Nhận định không đúng khi nói về diệp lục:

A. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học.

B. Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục b.

C. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.

D. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục.

7. Trong lá xanh có các nhóm sắc tố nào?

A. Clorophyl. B. Phicôbilin và Clorophyl.

C. Clorophyl, Phicôbilin, Carôten và Xantôphyl.

D. Phicôbilin, Carôtenoit, Clorophyl và Plastoquinon là cấu trúc trong hệ quang hóa.

8. Những sắc tố dưới đây được gọi là sắc tố phụ là:

A. Xantôphyl và carôten B. Clorophyl b, xantôphyl và phicôxianin

C. Carôten, xantôphyl, và clorophyl D. Phicôeritrin, phicôxianin và carôten

9. Quang hợp ở thực vật:

A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.

B. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2)

C. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.

D. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước.

10. Bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là

A. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

11. Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối gồm có

A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH và CO2.

C. ATP, NADPH và O2. D. ATP, NADP+ và O2.

12. Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là

A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH, O2. C. CO2, ATP, NADP+. D. CO2, ATP, NADPH

13. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2 ?

A. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. B. Chất nhận CO2.

C. Tiến trình gồm 2 giai đoạn (2 chu trình). D. Đều diễn ra vào ban ngày.

14. Sản phẩm của pha sáng là gì?

A. O2, ATP. B. O2 , NADPH. C. ATP, NADPH, O2. D. ATP, NADPH. 6,

15. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là:

A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). B. APG (axit phootpho glixêric).

C. AM (axit malic). D. AlPG (anđêhit phootpho glixêric). 7,

16. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài. B. Ở tilacôit. C. Ở màng trong. D. Ở chất nền.

17. Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat là:

A. ATP và NADPH. B. ATP và ADP và ánh sáng mặt trời C. H2O, ATP D. NADPH, O2.

18. Khái niệm pha sáng trong quang hợp:

A. pha sáng trong quang hợp diễn ra ở Tilacôit. B. pha sáng trong quang hợp giải phóng ra oxy từ phân tử nước.

C. pha sáng trong quang hợp diễn ra quá trình quang phân li nước.

D. pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

19. Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và qúa trình lên men?

A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men.

B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.

C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.

D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp 19 lần quá trình hô hấp hiếu khí.

20. Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là:

A. ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2. B. ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ.

C. ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ. D. ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

21. Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?

A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí / kị khí = 38/2 = 19 lần.

B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.

C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2.

D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.

22. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật

A. Cây sống nơi ẩm ướt. B. Cây bị ngập úng. C. Cây bị khô hạn. D. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.

23. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là

A. không bào. B. ti thể. C. mạng lưới nội chất. D. lạp thể.

24. Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3

A. ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ. B. ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.

C. ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2. D. ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ.

25. Hãy tính toán số phân tử ATP được hình thành khi ôxi hoá triệt để 1 phân tử glucozơ?

A. 38 ATP. B. 32 ATP. C. 36 ATP. D. 34 ATP

26. Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?

A. Đường phân và hô hấp hiếu khí B. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep

C. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận D. Oxy hóa chất hữu cơ và khử CO2

27. Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:

A. Đường phân và hô hấp hiếu khí B. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep

C. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận D. Oxy hóa chất hữu cơ và khử,

28. Những trường hợp diễn ra lên men ở cơ thể thực vật là

A. thừa O2 rễ hô hấp bão hòa.

B. thiếu CO2, đất bị dính bết nên không hô hấp hiếu khí được.

C. thiếu O2, rễ không hô hấp được nên không cung cấp đủ năng lượng cho quá trình sinh trưởng của rễ dẫn đến lông hút chết.

D. thiếu nước, rễ vận chuyển kém nên lông hút chết.

29. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật?

A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. B. Cây bị khô hạn. C. Cây bị ngập úng. D. Cây sống nơi ẩm ướt

30. Hô hấp ở cây xanh là gì?

A. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

B. Là quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thải ra CO2 và nước.

C. Là quá trình thu nhận O2 và thải CO2 vào môi trường.

D. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.

31. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở

A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản. D. miệng.

32. Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức: A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử dụng.

B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.

C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.

D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào.

33. Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Thức ăn được liêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

34. Tiêu hoá ở đâu là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá?

A. Ở ruột B. Ở dạ dày C. Ở răng D. Ở miệng

35. Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:

I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.

II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn

IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III

36. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :

A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

C. Miệng, dạ dày, ruột non. D. Chỉ diễn ra ở dạ dày.

37. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

A. Tạo thuận lợi cho tiêu hoá cơ học. B. Làm tăng nhu động của ruột.

C. Tạo thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. D. Làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột

38. Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào.

A. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.

B. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).

C. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.

D. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.

39. Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là:

A. Miệng, thực quản, dạ dày. B. Dạ dày, ruột non, ruột già.

C. Thực quản, dạ dày, ruột non. D. Miệng, dạ dày, ruột non.

40. Tiêu hóa là

A. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.

B. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

C. quá trình biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

41. Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp có gì khác so với động vật ăn thịt?

A. Răng nanh, răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn.

B. Răng nanh, răng trước hàm sắc nhọn và ruột ngắn hơn.

C. Răng nanh, răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.

D. Răng nanh, răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn

42. Trong các loại dịch tiêu hóa của cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, dịch tiêu hóa nào có tác dụng biến đổi thức ăn mạnh nhất?

A. Dịch tụy B. Dịch ruột C. Nước bọt D. Dịch vị

43. Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:

1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.

2. VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá prôtêin và lipit trong dạ múi khế.

3. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.

A. 1, 3. B. 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2,

44. Quá trình tiêu hoá thức ăn bằng biến đổi cơ học ở động vật ăn thịt và ăn tạp xảy ra chủ yếu nhờ

A. bộ răng. B. bộ răng và độ dài của ruột.

C. bộ răng và mề. D. răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày,

45. Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.

C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách

46. Sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là:

I. Thú ăn thịt xé thịt và nuốt, thú ăn thực vật nhai, nghiền nát thức ăn, một số loài nhai lại thức ăn.

II. Thú ăn thịt tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày nhờ enzim pepsin, thú ăn thực vật tiêu hóa chủ yếu ở ruột non nhờ enzim xenlulara. III. Thú ăn thực vật nhai kĩ hoặc nhai lại thức ăn, vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tham gia vào tiêu hóa thức ăn. IV. Thú ăn thịt manh tràng không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

A. II, IV. B. II, III, IV. C. I, III D. I, II, IV.

47. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ.

C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.

48. Thức ăn xenlulozơ lưu lại trong dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh. Đây là quá trình biến đổi

A. cơ học. B. hoá học. C. sinh học. D. cơ học, hoá học, sinh học

49. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào tế bào lông ruột của ruột non bằng cơ chế nào?

A. Khuếch tán thụ động và vận tải tích cực

B. Nước và khoáng theo hình thức khuếch tán, còn chất hữu cơ theo con đường vận chuyển chủ động tích cực

C. Khuếch tán chủ động và vận chuyển thụ động

D. Chủ yếu là hình thức khuếch tán

50. Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là:



A. Răng cửa, răng nanh, dạ dày. B. Răng, dạ dày, ruột non.

C. Răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài ruột, ruột tịt. D. Miệng, dạ dày, ruột.

tải về 43.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương